ĐÔNG Y KHÁM TÌM BỆNH QUA 28 LOẠI
MẠCH CỔ ĐIỂN.
I-MỤC ĐÍCH KHÁM
BỆNH :
Mục đích khám bệnh
đ ể tìm nguyên nhân nào làm mất quân bình sự khí hóa ngũ hành tạng phủ của cơ
thể.
Từ 5000 năm trước
cho đến nay, đông y vẫn dùng 4 cách khám bệnh tổng hợp là Vọng, Văn, Vấn, Thiết
:
Vọng : là nhìn những yếu tố như sắc mặt, mầu da, xem lưỡi, họng,
tai, mắt, thể trạng bệnh nhân lúc đi, đứng, nằm ngồi, xem có hồng hào, khỏe mạnh,
lanh lợi hoạt bát hay ốm yếu, xanh xao, chậm chạp....
Văn : là nghe những yếu tố như giọng nói, hơi thở, qua lời kể bệnh
của bệnh nhân xem mạnh hay yếu, nhỏ hay lớn, nhanh hay chậm, rõ ràng mạch lạc
hay đứt đoạn...
Vấn : là hỏi đến những dấu hiệu bệnh, triệu chứng thuộc về chuyên
môn mà thầy thuốc còn có điểm nghi ngờ để xác định căn bệnh, như về ăn uống,
thích uống nước nóng hay lạnh, về tiêu tiểu bón hay tiêu chảy, mầu phân và nước
tiểu, ngủ được hay không, có nhức đầu chóng mặt, đau bụng không, cơ thể đau nhức
chỗ nào....
Thiết : là bắt mạch, hoặc có thể nắn bụng, lưng, tay chân... để xác
nhận tình trạng khí hóa của cơ thể xem cứng hay mềm, nóng hay lạnh...
Thầy thuốc giỏi có
thể nắm bàn tay bệnh nhân mà biết được âm dương hàn nhiệt :
Khi nắm bàn tay bệnh
nhân, cảm nhận ban đầu là lạnh, giữ lâu cảm thấy bên trong ấm là dương hư thì
ngoại hàn.
Bên ngoài lạnh giữ
lâu bên trong nóng hâm hấp, là dương hư ngoại hàn, âm hư nội nhiệt.
Nắm bàn tay bên
ngoài lạnh, giữ lâu bên trong cũng lạnh là âm và dương, huyết và khí đều hàn.
Nắm bàn tay ngoài ấm
giữ lâu cảm thấy nóng là âm hư nội nhiệt
Nắm bàn tay ngoài
nóng, giữ lâu bên trong cũng nóng là âm dương đều nhiệt.
Nếu một thầy thuốc
giỏi, thì sau khi vọng, văn, vấn, đã có thể biết rõ căn nguyên bệnh, chỉ còn
giai đoạn thiết, là bắt mạch để lập ra biểu đồ bệnh chứng xác nhận lại những dự
đoán của vọng, văn, vấn mà thôi. Ngược lại hoặc bắt mạnh trước rồi vọng, văn, vấn,
cũng để xác định lại xem có đúng bệnh chứng không.
Như vậy vọng, văn,
vấn, thiết giống như định lý thuận và định lý đảo, cả hai đều đúng là phương
pháp khám bệnh của một vị thầy thuốc giỏi và cẩn thận.
Nhờ 4 cách tổng hợp
trên trên nói chung và cách đặc biệt chỉ bắt mạch nói riêng, đều nhằm xác định
tình trạng bệnh quy vào những yếu tố bát cương của đông y về âm-dương (khí-huyết),
hư-thực, hàn-nhiệt, biểu-lý của từng hành và của cả tổng thể ngũ hành tạng phủ
của cơ thể.
Cho nên việc xem mạch
rất quan trọng đối với thầy thuốc đông y, có khi phải học đến 10 năm và phải
hành nghề nhiều năm mới có thể xem mạch được chính xác như các xét nghiệm của
tây y được.
Theo kinh nghiệm của
đông y, các đường kinh mạch trong cơ thể dẫn khí huyết đi từ Kinh Phế chu lưu
khắp cơ thể rồi trở lại kinh Phế là 24 giờ, con người phải hít thở mất 13500
hơi thở ra, và hơi thở vào (=27000 ra và vào, tương đương với 18 hơi thở /phút)
mỗi hơi thở mạch đi được 3 thốn khi hít vào, 3 thốn khi thở ra, ( thốn này
không tính bằng cm chính xác, mà tính bằng chiều dài 1 lóng tay của mỗi người
trên củng cơ thể người đó, đông y gọi là
đồng thân thốn) khí huyết đi và về đều hội tụ ở cổ tay. Khí thì hội tụ ở cổ tay
bên phải gọi là Khí Khẩu, Huyết thì hội tụ ở cổ tay bên trái gọi là Nhân
Nghinh.
Mỗi bên cổ tay chia
làm 3 vị trí Thốn, Quan, Xích để thầy thuốc đông y đặt 3 đầu ngón tay trỏ, ngón
tay giữa và ngón tay áp út để nghe mạch tương ứng với tạng phủ ở 5 mức độ ấn đè
khác nhau để nghe mạch lực khác nhau của phổi, tim, tỳ, gan, thận:
a-Nếu ấn đặt nhẹ sức
nặng bằng 3 gram lên Thốn-Quan-Xích để nghe mạch đập ở ngoài da là nghe mạch Phế,
mạch Phế chủ bì mao.
b-Ấn đè ngón tay nặng
bằng 6 gram để nghe mạch Tâm chủ Huyết mạch.
c-Ấn đè ngón tay nặng
bằng 9 gram để nghe mạch Tỳ chủ cơ nhục.
d-Ấn đè ngón tay nặng
12 gram để nghe mạch Can chủ gân.
e-Ấn đè mạnh 13gram
để nghe mạch Thận chủ xương cốt (ấn sát xương)
Chức năng tạng-phủ ở
vị trí 3 mạch Thốn-Quan-Xích :
Thốn-Quan-Xích ở cổ
tay bên phải chủ KHÍ gọi là mạch Khí Khẩu :
Sát
cổ tay bên phải nơi huyệt Thái Uyên (kinh Phế) là mạch Thốn, nơi đặt đầu ngón
tay trỏ của thầy thuốc, vị trí đặt ngón tay giữa để khám mạch Quan, vị trí ngón
tay áp út của thầy thuốc là vị trí khàm mạch Xích.
3
mạch Thốn-Quan-Xích ở cổ tay bên phải do Phế làm chủ Khí. Cùng với Tỳ-Vị, Mệnh
Môn, Tam Tiêu cùng lo việc vận KHÍ.
Thốn-Quan-Xích
ở cổ tay bên trái chủ HUYẾT gọi là mạch Nhân-Nghinh
Sát
cổ tay bên trái nơi huyệt Thái Uyên là mạch Thốn nơi đặt đầu ngón tay trỏ của
thầy thuốc, ngón tay giữa nằm ở vị trí mạch Quan, ngón tay áp út nằm ở vị trí mạch
Xích.
3
ngón tay Thốn-Quan-Xích ở cổ tay bên trái do Tâm làm chủ Huyết, cùng với Can-Đởn,
Thận-Bàng Quang cùng lo việc vận hóa Huyết.
Cho
nên Khí-Huyết thịnh thì con người khỏe mạnh. Khí-Huyết loạn làm xáo trộn sự khí
hóa thì mạch cũng hiện ra sự xáo trộn, do đó xem mạch là một phương pháp khám
tìm bệnh của đông y để biết xem tạng phủ nào bị xáo trộn, tùy theo vị trí ở mạch
nào.
Khám
Tạng Phủ trên Mạch Khí Khẩu ở cổ tay phải
:
Khi
thầy thuốc đặt nhẹ tay trên phần nổi phần dương để khám bệnh của phủ, đè mạnh
tay chìm xuống để khám bệnh của tạng.
Vị
trí mạch Thốn khám kinh Kim dương phần nổi là Kinh Đại Trường, phần chìm khám
Kim âm là kinh Phế
Vị
trí mạch Quan khám kinh Thổ dưong phần nổi là Kinh Vị, phần chìm khám Thổ âm là
Kinh Tỳ.
Vị
trí mạch Xích khám kinh Hỏa dương phần nổi là Kinh Tam Tiêu, phần chìm là khám
Mệnh Môn hỏa.
Khám
Tạng-Phủ trên Mạch Nhân Nghinh ở cổ tay trái :
Vị
trí mạch Thốn khám kinh Hỏa dương phần nổi là Kinh Tiểu Trường, phần chìm khám
Hỏa âm là Kinh Tâm.
Vị
trí mạch Quan khám kinh Mộc dương phần nổi là Kinh Đởm, phần chìm khám Mộc âm
là Kinh Can.
Vị
trí mạch Xích khám kinh Thủy dương phần nổi là Kinh Bàng Quang, phần chìm khám
Thủy âm là Kinh Thận.
II-PHƯƠNG PHÁP
NGHE MẠCH :
1-Nhận diện tổng
quát :
Khi cơ thể bị xáo
trộn sự khí hóa thì đường đi của khí và huyết qua mạch cổ tay có những dầu hiệu
đặc biệt khác nhau để ta có thể biết được 8 loại đại cương thuộc : Khí-Huyết,
Hư-Thực, Hàn-Nhiệt, Biểu-Lý, là hữu dư hay bất túc.
a-Biểu-Lý :
Lấy ngón tay khẽ để
trên da nơi Thốn-Quan-Xích, nghe được mạch nhẩy ngay là bệnh thuộc Biểu là bệnh
nhẹ mới phát, gọi là Mạch Phù.
Lấy ngón tay ấn mạnh
xuống dưới làn da mới nghe được mạch đập là bệnh đã nặng, bệnh lâu ngày, là bệnh
thuộc Lý đã vào bên trong cơ thể, gọi là Mạch Trầm.
b-Hàn-Nhiệt :
Đặt 3 ngón tay vào
Thốn-Quan-Xích, khi nghe được mạch đập, thầy thuốc bắt đầu đếm xem 1 hơi thở của
mình hít vào thở ra 1 lần thì nghe được mạch của bệnh nhân đập được mấy lần.
Nếu nghe được 3 lần
là bệnh lạnh trong người, nghe được 2 lần là lạnh hơn, nghe được 1 lần là bệnh
rất lạnh. Bệnh hàn lạnh gọi là Mạch Trì.
Nếu nghe được từ 5,
6, 7 lần là bệnh nóng trong người, nghe mạch càng đập nhiều thì trong người bệnh
càng nóng nhiệt gọi là Mạch Sác.
Đôi khi thầy thuốc
bị bệnh, xáo trộn tim mạch, nên bắt mạch theo tiêu chuẩn hơi thở của thầy thuốc
cũng sẽ bị sai lầm không chính xác bằng máy đo áp huyết và máy đo đường của tây
y, cho kết qủa bằng số cụ thể, để không bị khám bệnh sai và chữa bệnh sai có thể
làm chết người trong một y án cổ kể rằng có một bệnh nhân ho ra máu, một thầy
thuốc chẩn bệnh nói do nhiệt làm ho ra máu, chữa hạ nhiệt bằng Hoàng Liên cho
mát thì bệnh nhân ho ra nhiều máu hơn, thầy thuốc mời thêm sư huynh đến chẩn bệnh
cũng cho là nhiệt, phải cho liều Hoàng Liên gấp đôi, bệnh nhân ho ra máu gấp
đôi. Cả hai thầy lại mời vị thầy giỏi hơn mình, cũng chẩn bệnh do nhiệt qúa nhiều,
phải cho hạ nhiệt bằng Hoàng Liên liều gấp 3, bệnh nhân ho ra máu nhiều gấp ba.
Cuối cùng một người học y cạnh nhà theo dõi bệnh tình bệnh nhân đề nghị với 3
thầy là phải dùng Quế Tâm tăng nhiệt để cầm xuất huyết, vỉ bệnh này do qúa hàn
bị lạc huyết mới bị ho hàn xuất huyết. Khi mài quế cho bệnh nhân uống thử thì cầm
ho không xuất huyết nữa, bệnh nhân còn khen thuốc mát qúa, trong người hết nóng
rồi, đây là bệnh hàn giả nhiệt thuộc mạch Trầm + Sác vô lực (= lý hàn giả nhiệt)
c-Hư-Thực :
Nếu đặt 3 ngón tay,
nghe được mạch đi nhỏ như sợi chỉ là thuộc bệnh Hư chứng, bệnh đã lâu ngày, gọi
là Mạch Tế
Nếu mạch nổi to dưới
3 ngón tay dễ nhận ra là thuộc bệnh Thực chứng, gọi là Mạch Đại.(to)
d-Bất túc-Hữu dư
:
Đặt 3 ngòn tay nghe
được sức đi của mạch qúa ngắn, chỉ nghe được ở vị trí mạch Quan chứ mạch không
lên đến mạch Thốn, hay xuống đến mạch Xích, đó là do khí-huyết suy nhược thiếu
thốn, thuộc bệnh bất túc (không đủ), gọi là Mạch Đoản.
Ngược lại, ta nghe
được đường đi của mạch kéo dài quá mạch Thốn, xuống qúa mạch Xích, là do
khí-huyết thịnh, gọi là Mạch Trường.
2-Phần định bệnh
tổng quát :
Trên thực tế khi cơ
thể bị bệnh, mạch không phải đơn giản như trên mà nó phức tạp dựa theo bát
cương bao gồm hai mạch hay ba mạch như :
Biểu hàn hay nhiệt,
Lý hàn hay nhiệt, Biểu nhiệt hư hay thực, Biểu hàn hư hay thực, Lý nhiệt hư hay
thực, nên có những mạch sau :
Biểu + Nhiệt = mạch
Phù + Sác
Biểu + Hàn = mạch
Phù + Trì
Lý + Nhiệt = mạch
Trầm + Sác
Lý + Hàn = mạch Trầm
+ Trì
Biểu + Nhiệt + Hư =
mạch Phù + Sác + Tế
Biểu + Nhiệt + Thực
= mạch Phù + Sác + Đại
Biểu + Hàn + Hư = mạch
Phù + Trì + Tế
Biểu + Hàn + Thực =
mạch Phù + Trì + Đại
Lý + Nhiệt + Hư = mạch
Trầm + Sác + Tế
Lý + Nhiệt + Thực =
mạch Trầm + Sác + Đại
Lý + Hàn + Hư = mạch
Trầm + Trì + Tế
Lý + Hàn + Thực = mạch
Trầm Trì + Đại.
Trong những mạch
nghe được ở trên lại còn phải nghe mạch chạy ngắn hay daì (Đoản hay Trường) để
biết suy nhược bất túc hay mạch đang thịnh hữu dư, thí dụ Lý + Nhiệt + Thực + Hữu
dư có mạch là Trầm + Sác + Đại + Trường.
3-Hai mươi tám
loại Mạch và Bệnh Chứng :
Do đó, qua kinh
nghiệm 5000 năm đến nay đông y đã phân biệt được 29 loại mạch gồm 1 mạch bình
thường không bệnh và 28 loại mạch bệnh để định bệnh tổng quát và 7 loại tử mạch
tương ứng với các bệnh chứng như sau :
MẠCH PHÙ :
Là mạch đi nổi trên
da, chia 2 loại, có lực và ấn xuống mạnh không có lực
Bệnh chứng ngoại cảm
do gió, mạch Phù không có sức là Phù + Hư
MẠCH TRẦM : còn gọi
là Mạch Thạch.
Là mạch đi chìm
trong da thịt, ấn mạnh tay nghe mạch động, nhấc lên không nghe thấy.
Chủ nội thương, khí
kết, trong mình đau đớn.
MẠCH TRÌ :
Là mạch chạy chậm,
1 hơi thở mạch đập 1,2 đến 3 lần.
Bệnh chứng thuộc
dương hư, lý hàn, bên trong người lạnh, có khi bên ngoài cũng lạnh (dương hư
ngoại hàn, lý hư nội hàn).
MẠCH SÁC :
Là mạch đi nhanh chạy
qua ngón tay thầy bắt mạch nhanh đến 5,6,7 lần trong 1 hơi thở của thầy thuốc.
Bệnh chứng trong
người nóng, mạch Sác có lực là nóng lắm có thể phát cuồng, nhưng ấn tay mạnh xuống
không nghe thấy là hàn.
MẠCH HƯ :
Là mạch trống rỗng,
ấn tay xuống hay nhấc tay lên đều thấy rộng lớn nhưng không rõ có hay không.
Bệnh chứng thuộc
Khí và Huyết đều hư, bệnh nhân thường sợ hãi hốt hoảng.
MẠCH THỰC :
Là mạch đầy, đặc,
khi ấn tay xuống hay nhấc tay lên đều nghe rõ mạch đi mạnh mẽ.
Bệnh chứng khí và
huyết đều thực, có khi nóng.
MẠCH HỒNG : Còn gọi
là Mạch Câu
Là mạch nhấc tay
lên hay aấn tay xuống đều nghe có lực như sóng nước lụt chảy cuồn cuộn qua tay.
Bệnh chứng khí huyết
đều bị thiêu đốt, trong ngoài cơ thể đều nóng.
MẠCH VI :
Là mạch đi nhỏ li
ti không rõ, chỉ như sợi tơ nhện, nghe như có như không.
Bệnh chứng khí huyết
đều hư, có khi bệnh đang phát mạnh và hàn khí kết đọng dưới rốn nổi cộm đau.
MẠCH HUYỀN :
Là mạch nhấc tay
lên hay ấn tay xuống, nghe như đụng phải 1 sợi dây cung đang căng cứng lên.
Bệnh chứng nhọc mệt
qúa độ, bệnh khá nặng có thể tổn hại khí huyết.
MẠCH KHẨN :
Là mạch căng xoắn
như sợi dây thừng.
Bệnh chứng ngoại tà
nhiễu hại, làm khí huyết rối loạn khiến bệnh nhân đau nhức.
MẠCH HOÃN :
Là mạch đi thong thả
giống mạch Trì, nhưng hoãn, nghe được 4 lần, còn mạch Trì nghe được 1,2,3 lần.
Bệnh chứng khí huyết
không được lưu thông, da thịt đau đớn cắn rứt.
MẠCH SẮC :
Là mạch đi rít cờn
cợn như dao cạo vào vỏ tre, đi không trơn tru.
Bệnh chứng tinh huyết
khô. Đàn ông bệnh phong lao tinh kiệt. Đàn bà có bầu thì trong thai ít huyết,
hay đau bụng. Còn nếu không có thai thì trong bụng có huyết ứ trệ không thông,
còn chỗ khác thiếu máu.
MẠCH KHÂU :
Là mạch đi như cọng
rau muống, hai đầu nghe có mạch, khúc giữa rỗng.
Bệnh chứng huyết hư
bại hay bị mất huyết nhiều làm đau bụng.
MẠCH HOẠT :
Là mạch chạy trơn
tru như kéo 1 chuỗi hạt chạy qua tay.
Bệnh chứng huyết
nhiều nhưng khí trệ làm ứ huyết không thông, sinh ra nhiều đờm, ho hắng, ăn vào
thấy đầy bụng.
MẠCH PHỤC :
Là mạch ẩn nấp sát
đến tận xương mới nghe được mạch chạy.
Bệnh chứng âm-dương
bất giao, trắc trở thăng giáng thất thường làm đau bụng, lúc ói mửa, lúc đi
tiêu chảy.
MẠCH NHU :
Là mạch ấn tay xuống
không nghe được mạch, nhấc tay lên mới nghe, mềm mại, yếu ớt, không có lực chắc
chắn.
Bệnh chứng khí-huyết
đều hư. Dương hư mồ hôi ra nhiều. Người trẻ tuổi thì suy nhược ốm yếu lắm.
MẠCH NHƯỢC :
Là mạch chạy yếu
như muốn đứt, nhấc tay lên không nghe thấy mạch.
Bệnh chứng tinh khí
hao tổn, cốt tủy trống rỗng, thường hay đau mình, đau trong xương. Người già
thì không đáng lo.
MẠCH TRƯỜNG :
Là mạch chạy dài qua
khỏi Thốn Xích.
Bệnh chứng khí huyết
hữu dư, người có bệnh này dễ chữa.
MẠCH ĐOẢN :
Là mạch chạy ngắn
không đến Thốn Xích.
Bệnh chứng khí bất
túc suy kém không đủ sức dẫn huyết mạch, hoặc cả khí huyết đều suy kém.
MẠCH TẾ :
Là mạch đi nhỏ có
chừng mực nghe rõ hơn mạch Vi.
Bệnh chứng nguyên
khí chính khí không đủ, tinh huyết thiếu.
MẠCH ĐẠI ( to) :
Lả mạch giống như mạch
Hồng, nhấc tay lên nghe mạch chạy ồ ạt, nhưng ấn tay xuống lại nghe mạch chạy mềm
không có lực.
Bệnh chứng do dương
tà thịnh, chính khí không khắc chế nổi, bệnh còn đang tăng.
MẠCH ĐẠI (Mạch Đời)
:
Là mạch thay đổi,
chạy rít thỉnh thoảng lại nghỉ cách quãng đều nhất định. Thí dụ mạch đập được
30 nhịp thì nghỉ, sau lại đập tiếp 30 nhịp lại nghỉ nữa. Hình thức nửa mạch Sắc,
nửa mạch Nhu.
Bệnh chứng nguyên khí chính khí suy kiệt, bệnh nặng gặp
Mạch Đại này sẽ nguy. (Đại giống nghĩa
tam đại là 3 đời)
MẠCH XÚC :
Là mạch chạy gằn lại,
chạy mau như mạch Sác (nhiệt), nhưng không liên tục, chốc chốc lại nghỉ không
nhất định, như thỉnh thoảng chạy bị vấp.
Bệnh chứng nhiệt
tích tụ bên trong, dương thịnh mà âm không suy.
MẠCH KẾT :
Là mạch đang đi bị kết nghẽn lại, đi chậm chạp khó
khăn, thỉnh thoảng phải ngừng lại 1 cái.
Bệnh chứng âm tà thịnh
hơn dương tà nên âm dương không hòa, nội tà ngoại tà đọng lại thành tích kết.
MẠCH ĐỘNG :
Là mạch nhấc tay
lên nghe như lúc có lúc không, lúc có thì đứng lại 1 chỗ nghe như không chạy,
mường tượng như lúc lắc hột xúc sắc.
Bệnh chứng hư tổn
như băng huyết, đi kiết lỵ, chân tay co rút.
MẠCH CÁCH :
Là mạch căng như da
trống, nhấc tay lên hay ấn tay xuống đều thấy căng thẳng như da trống không thấy
chạy.
Bệnh chứng do tinh
huyết thay đổi, đàn ông thì bệnh di mộng tinh, đàn bà thì huyết hư băng lậu, sản
phụ thì sắp sinh dù tới tháng hay chưa.
MẠCH TÁN :
Là mạch thốn ở Nhân
Nghinh vừa có mạch Phù, Đại, Đời, Nhu. Và mạch thốn ở Khí Khẩu vừa có mạch Phù,
Sắc, Đời, Đại, đó là mạch Tán.
Bệnh chứng khí-huyết
bị thoát ra do tà khí thịnh. Ở cổ tay Nhân Nghinh là tà khí thoát ra, ở cổ tay
Khí Khẩu là khí của tạng phủ mất, đại tiểu tiện không cầm, chân tay giá lạnh,
người xám nhợt, có thể chết.
MẠCH TUYỆT :
Là mạch mất, nghe ở
thốn-quan-xích không thấy gì, nhấc tay lên ấn tay xuống cũng không có.
Bệnh chứng sắp chết.
4-Bẩy loại Tử Mạch
:
MẠCH CHIM MỔ :
Là mạch chạy sát
trong gân nhẩy bật ở dưới ngón tay thầy bắt mạch như chim mổ thóc, thình lình
im hẳn hồi lâu mới trở lại.
MẠCH NHÀ DỘT :
Là mạch không có lực,
ấn tay sát gân xương lâu lâu mới nghe như nước nhỏ từng giọt ở mái nhà rơi xuống,
do tỳ-vị, tâm-phế tuyệt.
MẠCH GÕ ĐÁ :
Là mạch ấn tay sát
gân xương nghe như mạch cứng giống như tay mình gõ vào tảng đá 1 lúc lại tan mất
đó là phế tuyệt.
MẠCH CỞI DÂY :
Là mạch ấn tay sát
gân xương nghe như tháo cởi dây giao nhau lung tung không có thứ tự gì hết, đó
là khí 5 tạng đều tuyệt.
MẠCH CÁ LƯỢN :
Là mạch ở ngay làn
da, ấn tay xuống không thấy động, chỉ có cảm tưởng đuôi cá ngo ngoe vẫy đuôi,
đó là thận khí tuyệt.
MẠCH TÔM BƠI :
Là mạch ở ngay làn
da nghe lúc đầu im lặng, thình lình bật lên như con tôm nhẩy rồi bơi, do tỳ-vị
tuyệt.
MẠCH CANH SÔI :
Là mạch ở ngay làn
da, nghe mạch tóe phun lên không thụt xuống, như nồi nước canh sôi phập phồng
5-Phân biệt mạch
tương sinh tương khắc ngũ hành.
a-Mạch theo vị
khí :
Mạch Hoãn là mạch của vị khí tiếp nạp do ăn uống vào Tỳ-Vị sinh ra chính
khí để tác động sự khí hóa của cả 5 tạng, cho nên khi nghe mạch Tâm ở cổ tay mạch
Thốn trái, phải là mạch Hồng nhưng hơi hoà hoãn.
Mạch Phế ở vị trí mạch
Thốn cổ tay phải là mạch Sắc cũng hơi hoà hoãn.
Mạch Thận ở vị trí
mạch Xích cổ tay trái phải là mạch Trầm cũng hơi hòa hoãn.
Mạch Can ở vị trí mạch
Quan cổ tay trái phải là mạch Huyền cũng hơi hòa hoãn.
Nghĩa là cả 4 mạch
Tâm, Phế, Thận, Can ngoài mạch riêng của mình là mạch Hồng, Sắc, Trầm, Huyền
cũng đều có mạch của vị khí là mạch Hoãn, như vậy là chức năng bao tử tốt đã
chuyển hóa được thức ăn nuôi được cả 5 tạng, như vậy là người khỏe mạnh.
Ngược lại, 4 mạch
Tâm, Phế, Thận, Can chỉ nhe thấy mạch riêng của từng tạng, không có mạch Hoãn của
vị khí chạy qua sẽ chết.
b-Mạch theo mùa
:
Mùa Xuân, Can khí
vượng, nên cả 6 bộ mạch phải kèm theo mạch Huyền của Can.
Mùa Hè, Tâm khí vượng,
nên cả 6 bộ mạch phải kèm theo mạch Hồng của Tâm
Mùa Trường Hạ, Tỳ
khí vượng, nên cả 6 bộ mạch phải kèm thêm mạch Hoãn của Tỳ.
Mùa Thu, Phế khí vượng,
nên cả 6 bộ mạch kèm theo mạch Sắc của Phế.
Mùa Đông, Thận khí
vượng, nên cả 6 bộ mạch phải kèm theo mạch Trầm của Thận.
c-Mạch thuận nghịch
âm dương ngũ hành :
Bất cứ bắt mạch ở bộ
vị nào của 6 bộ, hễ nghe thấy :
Mạch Hồng : là mạch
của Tâm Kinh , có những trường hợp sau đây :
-Nếu mạch Hồng ở
ngay bộ vị Tâm mà mạch riêng của nó là Hồng, kèm theo mạch Hoãn của vị khí, là
người khỏe.
-Nếu ở bộ vị Tỳ, hỏa
sinh thổ là mạch thuận, tốt.
-Nếu ở bộ vị Phế,
là hỏa khắc kim là mạch nghịch hại phế.
-Nếu mạch Hồng cả 6
bộ vị vào mùa Hạ là mạch thuận, ở vào mùa Thu là hỏa khắc kim là mạch nghịch hại
phế kim.
Cũng suy luận tương
tự cho những trường hợp sau :
-Mạch Hoãn, là mạch của Tỳ Kinh.
-Mạch Mao (=Sắc +
Phù + Đoản) là mạch của Phế Kinh.
-Mạch Trầm, là mạch
của Thận Kinh.
-Mạch Huyền, là mạch
của Can Kinh.
-Những bệnh hư-nhược
phải có mạch phù hợp với mạch Hư-Nhược là thuận. Kỵ mạch đi nghịch thuộc dương
như Phù, Khâu, Hồng, Sác, Đại, Thực, Hoạt. Thay vì mạch phải khoan thai mềm mại.
-Những bệnh hữu dư
do ngoại tà truyền vào, phải có lực, có thần. Ấn tay đến sát xương vẫn còn thấy
nháy nháy chạy được là có lực.
-Nếu nhẹ tay nghe
thấy nhiều, mà ấn tay đến sát xương lại không nghe thấy gì là không còn thần.
Bệnh hữu dư gặp mạch
thuộc âm như Trầm, Trì, Vi, Sắc, Tế, Nhược là mạch đi nghịch.
-Những bệnh đang
phát lên dữ dội thì mạch phải thực như Phù, Hồng, Sác, Thực là mạch thuận.
Nhưng mạch mà Trầm, Vi, Tế, Nhược là mạch đi nghịch.
-Những bệnh lâu
ngày thì mạch đi Hoãn, Vi, Nhu, Tế, Nhược là thuận, ngược lại mạch đi Phù, Đại,
Hồng, Sác, Thực, là mạch đi nghịch.
d-Mạch bệnh và mạch
không bệnh :
Mỗi tạng phủ phù hợp
với 1 loại mạch riêng là mạch không bệnh, còn không phù hợp là mạch bệnh.
Các bộ vị mạch chạy
bình thường, nghe có mạch nào chạy mạnh hơn các bộ vị khác là hữu dư, yếu hơn
các bộ vị khác là bất túc.
Mạch nào chạy lớn
qúa, nhỏ qúa, chậm qúa, nhanh qúa đều là bệnh.
Mạch của người
không bị bệnh :
Khi bắt mạch chung
cả 6 bộ vị chạy qua 3 ngón tay nghe không lớn, không nhỏ, không dài, không ngắn,
không chìm, không nổi, không trơn, không rít, có vẻ trung hòa, không biết là mạch
gì gọi c ho đúng nghĩa, chính đó là mạch Vị Khí do ăn uống tạo ra chính khí
truyền vào các mạch của tạng phủ mới có thần, có lực, là mạch không có bệnh.
Khi chỉ bắt được mạch
riêng của các tạng phủ mà không có kèm theo mạch Vị Khí là mạch bệnh.
Mạch vị khí ở nam,
nữ khác nhau :
Nam : Mạch
Nhân-Nghinh nặng, mạch Khí Khẩu hòa hoãn là thuận.
Nữ : Mạch Nhân
Nghinh hoà hoãn, mạch Khí Khẩu nặng là thuận.
e-Mạch theo sắc
mặt mầu da :
Người nào mặt sắc
Xanh phải phù hợp với Mạch Huyền (gan)
Người nào mặt sắc Đỏ
phải phù hợp với Mạch Câu =Hồng (tâm)
Người nào mặt sắc
Vàng phải phù hợp với Mạch Hoãn (tỳ-vị)
Người nào mặt sắc
Trắng phải phù hợp với Mạch Mao (phế)
Người nào mặt sắc
Đen phải phù hợp với Mạch Trầm=Thạch (Thận)
Thấy sắc không đúng
với mạch phù hợp mà lại thấy mạch tương khắc ngũ hành là bệnh nguy đến tính mạng.
Ngược lại thấy mạch tương sinh với sắc thì bệnh sắp hồi phục, chữa mau khỏi.
Thí dụ : Sắc xanh
thuộc gan, mạch Huyền là thuận, mạch Mao thuộc phế kim sẽ khắc mộc làm can khí
tuyệt.
e-Mạch đối với
ngoại tà lục dâm :
Phong Tà :
Phong thuộc mộc
nhưng là tà khí xâm nhập vào gan làm hại gan. Nó vào từ kinh Túc Thiếu Dương Đởm
(Mật) thay vì mạch Huyền của gan trở thành mạch Phù thịnh, nếu là mạch Tán thì
bệnh mới đến.
Hàn tà :
Hàn thuộc thủy,
nhưng là tà khí xâm nhập vào kinh Túc Thái Dương Bàng Quang gây ra bệnh thương
hàn, thay vì mạch Phù trở thành mạch Phù+Khẩn.
Thử Tà :
Thử là nhiệt tà thuộc
hỏa xâm nhập vào kinh Thủ Thiếu Âm Tâm gây bệnh thương, thay vì mạch Hồng trở
thành mạch Hư
Thấp Tà :
Thấp thuộc thổ tà
xâm nhập vào kinh Túc Thái Âm Tỳ gây bệnh thương thấp, thay vì mạch Hoãn trở
thành mạch Tế+Nhu.
Táo Tà :
Táo là khô ráo thuộc
kim tà làm hại Phế, gây bệnh cảm, lúc đầu nó xâm nhập vào kinh Thủ Dương Minh Vị
là phủ, thay vì mạch đi Phù trở thành mạch Phù+Sắc.
Nhiệt Tà :
Nhiệt thuộc hỏa làm
hại Tâm Bào Lạc, lúc đầu nó xâm nhập vào kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu, mạch đi
Phù. Khi cảm nóng trở thành mạch Trầm+Nhược+Hoãn, vì Trầm là mạch của Tâm Bào,
Nhược là bệnh của cảm nhiệt, Hoãn là điềm bệnh mỏi mệt.
g-Mạch đối với
biến đổi tâm lý :
Mừng qúa :
Mừng qúa hại tim, mạch
Hư.
Mừng thì mạch Tán
mà Hư. Hư qúa thần loạn thì mạch Trầm, vì vui mừng qúa thì hỏa thịnh lấn kim phế,
nên thận thủy cứu mẹ phải khắc chế lại hỏa nên mạch trở nên Trầm vì hỏa tâm bị ức
chế.
Suy nghĩ qúa :
Suy nghĩ qúa hại Tỳ,
mạch Kết+Đoản, nghĩ ngợi suy tính qúa độ làm cho ý không dừng nghỉ nên mạch Huyền.
Lo lắng qúa :
Lo qúa hại phổi nên
mạch Trầm+Sắc, vì qúa lo lắng làm cho trí óc bị đình trệ nên thần của Phế là
Phách mất chỗ dựa nên mạch Hồng.
Giận qúa :
Giận qúa khí mạch
đi nghịch làm hại gan nên mạch Nhu, giận dữ qúa nên thần của gan là Hồn mất chỗ
dựa nên mạch gan trở thành Sắc.
Sợ hãi qúa :
Sợ qúa khí chạy xuống
làm hại thận, mạch Trầm trở thành mạch Nhu, thận khí không yên làm mất vệ khí
nên vải đái.
Hốt hoảng qúa :
Như giật mình bất
thình lình làm hại mật, đởm khí chạy tán loạn nên mạch động. Kinh hãi qúa khí
chạy vào gan trở thành mạch Tán.
Bi thương qúa :
Làm bế khí nghẹt
khí, hại Tâm Bào Lạc nên mạch Khẩn, bi thương qúa độ làm khí của Tâm Bào và Phế
tiêu tán trở thành mạch Hư.
III-PHÂN BIỆT 28
MẠCH BỆNH CHÍNH VÀ PHỤ
Khi đi vào
chi tiết của từng bệnh thì mạch không đơn giản, mà có 2-3 mạch nghe được cùng một
lúc, nếu không phải là thầy nhiều kinh nghiệm khó nhận ra đâu là mạch chính đâu
là mạch phụ để biết rõ tình trạng bệnh.
Dưới đây là những
kinh nghiệm tích lũy từ mấy ngàn năm đến nay đã trở thành công thức thông dụng
để định bệnh .
MẠCH PHÙ
PHÙ + Hoãn
PHÙ + Khẩn
PHÙ + Hư
PHÙ + Nhu
PHÙ + Sác
PHÙ + Sác +
Vi
PHÙ + Trì
PHÙ + Khẩn +
Hoạt
PHÙ + Đại
PHÙ + Hoạt
|
Mạch Phù là mạch
chính, nếu có lực là bệnh phong cảm, phong hàn, phong thử, phong thấp..
Mạch Phù vô lực
là người suy nhược
Nếu có kèm
theo mạch phụ thì thấy rõ những bệnh khác nhau tùy theo mạch phụ đi kèm :
Cảm phong
Cảm hàn
Cảm nắng, yếu
mệt
Phong thấp đau nhức mỏi
Bệnh vừa
phong vừa nhiệt cảm nóng sốt ho.
Tà khi không
truyền kinh, bệnh sắp khỏi
Lý hư, người
bệnh không có mồ hôi, chỉ ngứa ngáy khắp mình.
Bệnh thương
hàn
Bệnh rôm sảy
bứt rứt lâu ngày thành ghẻ lở.
Phong đàm chạy
lẫn vào huyết mạch làm đau như kim châm, như kiến cắn, nơi các đường mạch máu
sát da.
|
MẠCH TRẦM
TRẦM vô lực
TRẦM + Sác
TRẦM + Trì
TRẦM + Nhược
TRẦM + Huyền
TRẦM + Hoạt
TRẦM + Tế
TRẦM + Cách
TRẦM + Khẩn
TRẦM + Nhu
|
TRẦM có lực
là bệnh tích chứa bên trong tạng phủ
TRẦM mà mạch
chạy khó khăn như lôi kéo vật nặng là bệnh trúng nắng lâu ngày chữa chưa khỏi
sẽ trở thành bệnh nặng.
Bệnh khí uất
không chạy, làm thủy thủng phù nước ứ đọng không tiêu, ngực đầy nghẽn, bụng
có hòn cục thành bệnh trưng hà ung thư.
Bệnh âm hàn.
Nếu ờ Nhân Nghinh có mạch này là tà khí nấp ở âm kinh làm tổn thương tạng
thành bệnh thực nhiệt.
Nếu ở Khí Khẩu
là lý hàn, lạnh bên trong tạng phủ như bệnh huyết lạnh đọng lại do khí trệ
không đẩy huyết lưu thông được.
Khí huyết
không đủ tuần hoàn ra tới da đẩu để nuôi tóc, bệnh lâu ngày sẽ rụng tóc.
Trong bụng lạnh
đau từ hoành cách mô xuống bụng do khí lạnh làm đau.
Trúng thực
làm đau bụng
Người yếu sức,
kém khí, chân tay tê mỏi không muốn cử động
Chứng huyết ứ
trong người
Trong người
đau vì phong hàn
Huyết hư do
thận suy yếu
|
MẠCH TRÌ
TRÌ + Trầm
TRÌ + Phù
TRÌ + Sác
TRÌ + Hoạt
TRÌ + Kết
TRÌ + Đại ( Đời)
|
Mạch Trì có lực
: Bệnh do huyết làm hại như cảm thấy đau tim, đau bụng, đau hông sườn
Mạch Trì vô lực
: là bệnh hư hàn
Mạch Trì ở
Nhân Nghinh : Do hàn thấp trì trệ làm đau trong người.
Tạng phủ bị lạnh
làm đau
Lạnh ngoài
da, chân tay lạnh
Do khí thấp
và nhiệt đình trệ trong người làm ra bệnh ợ chua, bệnh nổi hòn cục trong bụng
ấn vào thấy đau, để lâu thành ung thư. (Tây y gọi là bệnh ung thư ổ bụng)
Bụng đầy,
tháng thổ vượng mà thấy mạch này ở bộ vị Xích thuộc thận là thận thủy suy.
Dưỡng trấp
không hóa huyết mà hóa đàm
Đau quặn bụng.
Nếu đàn bà có thai 3 tháng có mạch này không sao
|
MẠCH SÁC
SÁC + Phù
SÁC +Trầm
SÁC +Tế không
lực
SÁC + Hoạt
SÁC + Khẩn
SÁC + Xúc
SÁC + Động
|
SÁC có lực :
Do táo, nhiệt, phong, gây ra nóng nẩy làm tiêu hao khí
SÁC vô lực :
Sắp bị ung nhọt chốc lở, trẻ con sắp bị bệnh đậu mùa lên sởi, do âm hư nội
nhiệt hay gọi là âm hư hỏa động, hay bị nổi mụn.
SÁC ở Nhân
Nghinh : Nếu mắt đỏ là gan mộc phát nhiệt gọi là can hỏa thịnh qúa.
SÁC ở Khí Khẩu
là đại tiểu tiện đều bí.
Người bực dọc,
nóng ngoài da, nóng sốt trong người, trong ruột, nhức đầu, buồn phiền bực bội.
Âm hư hỏa vượng,
nóng trong tạng phủ, hôi miệng.
Âm suy bại, nếu
ở Nhân Nghinh thì thận gan tim suy do âm hư.
Có đàm đặc,
đau đầu, đại tiện bí, tiểu đỏ, đau ngực, ho lao gọi là đảm lao.
Đau dồn dập
trong người
Dương khí lấn
âm làm trở ngại tuần hoàn khí huyết nên thỉnh thoảng bị đau nhói.
Trong người
nóng hoài làm thổ huyết
|
MẠCH HƯ
HƯ + Đại]
HƯ + Sắc
|
Âm hư phần
nhiều chân tay yếu đuối, hơi thở gấp phì phào, ăn vào không tiêu, hay hốt hoảng
Dương hư thì
mồ hôi tự thoát ra ( dương hư tự hãn), người phiền muộn. Trẻ em có mạch Hư
thì bị chứng kinh phong, trong người cảm thấy bực dọc.
Mạch HƯ ở
Nhân Nghinh : thì thử tà trúng vào kinh lạc.
Do làm việc vất
vả mệt nhọc qúa độ làm thương tổn nguyên khí thành bệnh.
Do phòng dục
qúa độ làm thận thủy kiệt, tinh huyết cạn thành lao thận, nóng âm ỉ trong
xương
|
MẠCH THỰC
THỰC + Sắc
THỰC + Khẩn
THỰC + Huyền
|
Mạch Thực là
có nhiệt khí ẩn náu bên trong.
THỰC ở Nhân
Nghinh : Tà nhiệt sẽ chạy vào kinh không ra được, bị bít kết ở trong nung nấu
tỳ-vị khiến ăn không ngon, phát suyễn, nôn mửa, thở mạnh hay ho.
THỰC ở Khí Khẩu
: Do khí huyết nghẻn lấp làm kinh Tam Tiêu tắc. Nếu ăn thức ăn cay nóng khó
tiêu vào sẽ thành thấp nhiệt gây bệnh kiết lỵ. Bệnh kiết nặng phải rặn hoài
mà không ra được.
Âm bên trong
không thắng nổi dương tà làm bao tử lạnh gây tiêu chảy và đau lưng nguy kịch.
Ra mồ hôi trộm,
mình mẩy đau nhừ.
|
MẠCH HỒNG
HỒNG + Thực
HỒNG + Khẩn
HỒNG+ Phù
HỒNG + Đại
|
Mạch Hồng là
mạch của các bệnh đầy bụng, nhức đầu, đau lưng, đau mình, nóng sốt, bực dọc,
đại tiện khó
Bệnh nóng cuồng
sắp phát điên dại.
Ỏ Khí Khẩu là
tà khí độc chạy vào kinh mạch làm hại phế thở hổn hển, vào bụng làm đầy bụng,
ngoài da nổi mụn ung nhọt, bên trong người nổi ung bướu gây ung thư do nhiệt.
Bệnh dương tà
ở Nhân Nghinh do hàn lạnh làm bế tắc đại tiểu tiện không thông.
Tà khí vào
kinh làm tổn thương tạng phủ khiến sưng đau.
|
MẠCH VI
VI + Phù
VI + Trầm
VI + Nhược
VI + Sác
VI + Sắc
|
Mạch VI là
dương khí suy yếu nên trong mình có khí lạnh, huyết suy làm lạc huyết như làm
băng huyết, chảu máu cam chân tay co quắp.
Cảm phong, cảm
nắng, bị nôn ọe
Tâm khí thiếu
hỏa, lạnh trong tạng nên mồ hôi ra luôn, đại tiện nhiều lần, khi dương khí mất
thì không ra mổ hôi.
Cơ thể yếu
kém suy nhược, đàn ông hết tinh, tiểu ra máu, đàn bà băng huyết rong kinh
Bị mất máu
làm người ngây ngấy ơn ớn do vừa sốt vừa rét.
Mất máu do sốt
rét, người luôn nóng.
|
MẠCH HUYỀN
HUYỀN + Khẩn
HUYỀN + Trường
HUYỀN + Hồng
|
Mạch Huyền có
ở cả 2 tay Nhân Nghinh và Khí Khẩu cho biết 2 cạnh sườn đau lắm.
Là mạch của
gan, nếu tạng phũ khác có mạch này là do huyết hư có chứng mồ hôi trộm, chân
tay đau nhức, buồn phiền mệt mỏi, da khô, do làm việc cực nhọc khiến nguyên
khí hư hao, bên trong người thì hư hàn do uống nhiều nước nên ứ nước đình trệ
đau tức bên sườn, làm thân thể co quắp, lúc nóng lúc lạnh như sốt rét, hay hốt
hoảng sợ hãi.
Do khí lạnh đọng
ở kinh lạc thành bệnh tích tụ ung bướu.
Bệnh tích tụ
trong tạng phủ thuộc ung thư tạng phủ.
Bệnh đau nhói
cạnh sườn.
|
MẠCH KHẦN
KHẨN + Trầm
KHẨN + Sác
KHẨN + Hoạt
KHẨN + Phù
KHẦN + Trầm
|
Mạch Khẩn là
chứng thương hàn, nhức mỏi bần thần.
Ở Nhân Nghinh
là kinh lạc có hàn khí làm đau.
Do hàn khí kết
đọng ở trường vị làm đau bụng, đau đầu.
Sốt rét làm cữ
lúc sốt nóng lúc rét lạnh
Thức ăn trong
bụng không tiêu sinh trùng sán, giun, làm ói khan, đau bụng từng hồi do giun
sán quậy.
Trong phổi có
nhiều hơi nước.
Ở thốn bộ là
khí lạnh cảm ở thượng tiêu gây chứng nóng lạnh, cứng cổ gáy, đau lưng, chân
tay co giật.
Ở Xích bộ là
khí lạnh cảm vào hạ tiêu gây nên bệnh chân tay lạnh, đái són.
Nếu ấn tay xuống
hay nhấc tay lên đều nghe thấy mạch Khẩn là hàn khí trúng cả vào tam tiêu khiến
chân tay nóng, đại tiểu tiện còn thông thì dễ chữa, nếu rốn đau và chân tay lạnh
thì khó chữa.
|
MẠCH HOÃN
HOÃN + Trầm
HOÃN + Khẩn
HOÃN + Trì
HOÃN + Nhược
|
Mạch của Vị
khi, có bệnh mà nghe thấy mạch Hoãn là bệnh sắp khỏi.
Khí huyết suy
qúa làm xây xẩm chóng mặt, nhức đầu, trong người có phong hàn làm da thịt tê
bại.
Tạng Tỳ bị
đau
Hư và hàn
cùng nhau gây bệnh do thức ăn sống sít làm đau bụng.
Do thức ăn
khó tiêu. Vị khí muốn khí hóa vận chuyển thức ăn mà dương khí không đủ sức vận
hóa nên hay sinh ra thở dài và ợ chua.
Nếu xích bộ ở
mạch Thận và Bàng Quang chỉ có riêng mạch Hoãn là thổ khắc thủy thì nguy đến
tính mạng.
|
MẠCH SẮC
SẮC + Khâu
SẮC + Trầm
|
Mạch Sắc ở
Nhân Nghinh thì chân tay tê bại
Mạch Sắc ở
Khí Khẩu thì tinh bại, huyết hư.
Đàn bà mà có
mạch Sắc là trong tử cung có chứng bại huyết, còn có thai thì bị đau trong
thai.
Mạch Sắc thì
tinh kiệt, huyết khô, chân tay giá lạnh hoặc bị kiết lỵ, hoặc đau dưới tim,
Bệnh có mạch
Sắc có khi thoát dương mất hết mồ hôi.
Do trúng thấp
hàn kết đọng trong huyết làm ứ huyết tê bại.
Cũng do thâp
hàn làm ứ huyết bởi cảm sương gió lâu ngày .
|
MẠCH KHÂU
KHÂU +Khẩn
+Sác
KHÂU + Hồng+Sác
|
Là dấu hiệu ứ
huyết, bại huyết.
Ở Nhân Nghinh
là tà khí bị tắc ở huyết mạch làm ra chứng thổ huyết, chảy máu cam.
Ở Khí Khẩu là
khí huyết đi nghịch kinh lạc nên bị ứ đọng trì trệ
Nếu tà khí
truyền vào Tiểu Trường gây chứng đái rát buốt ra máu
Có ung nhọt
trong trường vị, thấy nóng trong ruột non
Ung thư ruột.
|
MẠCH HOẠT
HOẠT + Trì
HOẠT + Phù
HOẠT + Nhược
HOẠT + Tán
HOẠT + Thực
HOẠT+ Thực +
Sác
|
Do khí huyết
đều thực, chứa đàm dãi
Ở Nhân Nghinh
là có phong đàm
Ở Khí Khẩu là
uống nước không tiêu đọng lại thành đàm dãi.
Có khi do thức
ăn không biến thành máu mà thành đàm.
Khí bị nghẽn
tắc làm ho ra đàm
Bụng trên bụng
dưới đau dữ dội
Lỗ tiểu đau
buốt nhu kim đâm khi đi tiểu
Đàm nhiều ít
huyết sẽ bị bán thân bất toại, vì đàm theo huyết làm tắc tuần hoàn, trước khi
bị bán thân bất toại có dấu hiệu nửa bên da thịt ấm, nửa bên da thịt lạnh
không có cảm giác.
Bao tử nóng
Loét bao tử
do nhiệt kết đọng lâu ngày
|
MẠCH PHỤC
PHỤC + Sác
|
Ở Nhân Nghinh
do hàn tà, thử tà, thấp tà xâm nhập từ ngoài vào hay do nội tà từ thức ăn
không tiêu phát ra chứng đau bụng, gân rút, làm kết hòn cục gây ung nhọt, đại
tiện hôi do máu mủ theo phân ra.
Ở Khí Khẩu do
lo nghĩ vất vả qúa làm hao tổn thần khí, nếu ở Thốn bộ do đàm nhiệt kết thuộc
loại ung thư nhiệt, ở Thốn bộ do hàn khí tích tụ thuộc ung thư hàn, ở Quan bộ
do cả 2 đàm nhiệt kết và hàn khí tích tụ làm cho bệnh nhân cảm thấy nơi khối
u lúc nóng lúc lạnh.
Ăn vào bị nôn
mửa do tà khí ngăn nghẹn ở cách mô
|
MẠCH NHU
NHU + Nhược
|
Bệnh mất huyết
thành thiếu máu, mồ hôi tự thoát do dương hư, đi tiểu bị buốt từ bọng đái.
Ở Khí Khẩu :
Thấy nặng mình, buồn phiền, chân tay yếu ớt, người hâm hấp nóng sốt hoặc tiêu
chảy nóng
Trong nóng
ngoài lạnh, xuất mồ hôi, tiểu khó
|
MẠCH NHƯỢC
|
Là dương hư
Ở Nhân Nghinh là do phong tà và thấp tà kết đọng làm đau nhức mình.
Ở Khí Khẩu : Gân tuyệt làm chân tay rã rời, đau như kiến cắn do phong
hàn nhập vào gan hại gân.
Đàn bà sau khi sanh mà có mạch Nhược do bị cảm gió độc làm phù mặt.
Ở Thốn bộ : Do dương hư gây ra suyễn thở ngắn, đi lại mệt, mồ hôi
dính, thoát hoạt tinh, có khi người lạnh toát.
Ở Quan bộ : Trước Quan bộ là phong nhiệt, sau Quan bộ là phong hàn
Ở Xích bộ : Do huyết hư gân hay bị co giật.
Người già thấy mạch Nhược là thuận, người trẻ thấy mạch Nhược là nghịch.
|
MẠCH TRƯỜNG
TRƯỜNG + Đại
TRƯỜNG + Hoãn
TRƯỜNG + Vi
|
Do dương tà
truyền vào phủ tạng đã lâu.
Nếu ở Quan bộ
Nhân Nghinh : Do nhiệt khí từ tim gan truyền xuống hạ tiêu gây chứng nóng sốt
như than lửa, buồn phiền, ngồi nằm không yên.
Thốn khẩu thấy
mạch Trường là bệnh ở chi dưới đau chân cẳng.
Do đàm ngăn
nghẹn tắc không thông khí ở tim gan, sắp xẩy ra chứng điên cuồng rồ dại.
Là tà khí bị
yếu do Vị Khí phục hồi sắp khỏi bệnh
Là tà khí bị
yếu dần, bệnh sắp khỏi.
|
MẠCH ĐOẢN
|
Là chứng khí
trệ ở tam tiêu làm đau tim, ăn vào không tiêu đau bụng.
Ở Nhân Nghinh
: Tà khí làm tắc kinh lạc.
Ở Khí Khẩu :
Khí tích trệ ngăn cản sự khí hóa ngũ tạng làm khí huyết lưu thông không đều
|
MẠCH TẾ
TẾ + Hoạt
TẾ + Khẩn
TẾ + Trầm +
Hoạt
|
Hàn khí và thấp
khí đọng ở phủ tạng và huyết mạch làm sưng đầy trướng.
Ở Nhân nghinh
: Do thấp tà làm căng đầy tức trong người cảm thấy đau.
Ói mửa nóng sốt,
có khi thình lình té ngã bất tỉnh.
Trong người
khí huyết bị hàn thấp tích tụ gây ung thư do huyết không được trao đổi oxy trờ
thành huyết hư, trước khi bị ung thư đã có dấu hiệu thần kinh co rút làm đau
nhức lưng, đau mình.
Nếu nội
thương gặp mạch TẾ +Khẩn là do tinh thần mệt nhọc lo nghĩ qúa.
Ở Khí Khẩu :
cả 2 khí và huyết đều hư do đàm dãi đóng ở ngũ tạng thành bướu đàm
Nếu mùa đông
thấy mạch này là thuận thời tiết, bệnh không chữa cũng tự khỏi.
|
MẠCH ĐẠI
(TO)
ĐẠI + Phù
ĐẠI + Trầm
ĐẠI + Hoãn
ĐẠI+ Trường+Hoãn
|
Là bệnh còn
đang tăng lên, là chứng huyết càng hư, tà khí càng thịnh
Bệnh còn ở Biểu,
ngoài tạng phủ
Bệnh vào Lý,
đã vào đường kinh, Đại mà trước lớn sau nhỏ làm nhức đầu chóng mặt, còn trước
nhỏ sau lớn làm bụng đầy, khí ngăn nghẹn ngực làm khó thở.
Là chính khí
đang phục hồi
Bệnh đang phục
hồi sắp khỏi.
|
MẠCH ĐẠI
(Đời)
|
Là bệnh nặng,
khí của ngũ tạng đã tuyệt do phong thấp sinh đàm làm bế tắc sự khí hóa ngũ tạng.
Người thấy khỏe,
có mạch Đại dễ bị trúng cảm, trúng gió, đau bụng, đau tim thình lình làm chết.
Khi ăn uống
qúa no thấy mạch này thì không sao.
|
MẠCH XÚC
|
Là bệnh dương
thịnh âm suy khiến khí huyết ngưng trệ do phong nhiệt làm bế tắc, do ăn uống
không được chuyển hóa thành máu mà biến thành đàm ẩm sinh phát cuồng, phát
nóng sốt.
Nếu thêm tính
tình hay giận dữ làm hỏa thịnh bốc lên trên làm hư dưới, âm càng hư càng sinh
nội nhiệt.
Nếu ăn thức
ăn nhiều gia vị cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, làm bệnh nặng
thêm.
Ở Nhân Nghinh
:Tạng phủ đều bị nóng sinh điên cuồng.
|
MẠCH KẾT
KẾT + Phù
KẾT + Trầm
KẾT + Hoãn
KẾT + Sác
KẾT + Xúc
|
Ở Nhân Nghinh
: là âm tuyệt mà dương không sinh
Ở Khí Khẩu :
là âm thịnh khí kết.
Do hàn tà đọng
tại kinh lạc.
Đàm ẩm đọng
hay huyết ứ đọng làm kinh mạch không thông.
Cũng do tâm
tình bất mãn phẫn uất làm tắc kinh mạch.
Trong người
hàn khí kết đọng thành đàm tích tụ ở tạng phũ làm tắc kinh mạch không thông.
Trong người kết
đọng nhiệt khí
Trong người
huyết ứ kết thành ung thư.
|
MẠCH ĐỘNG
ĐỘNG +Xúc
|
Phần nhiều
nghe thấy ở Quan bộ.
Mạch Động là
tình trạng âm dương xung đôt, người nóng ran, mồ hôi ra như tắm, mê sảng do
đàm kết.
Ở Nhân Nghinh
: Thân thể hư nhược bị đau do người lạnh
Ở Khí Khẩu :
Hay bị kinh giản sợ hãi như chết giấc lăn quay do đàm làm co rút chân tay, động
kinh.
Phổi khô, bệnh
nguy kịch, vị khí hết, người mất hơi.
|
MẠCH CÁCH
|
Do hư và hàn
xung đột. Đàn bà bị băng huyết, sản phụ đẻ non. Đàn ông xuất tinh sớm, di
tinh, tổn huyết
Ở Nhân Nghinh
: Bị trúng phong, cảm nắng, cảm thấp
Ở Khí Khẩu :
Sản phụ đẻ non. Đàn ông thoát tinh.
|
.
MẠCH TÁN
|
Là chứng bệnh
nguy kịch sắp chết
Ở Nhân Nghinh
: Do tà khí thoát ra, ngũ tạng khí tuyệt nguy đến tính mạng. Toát mồ hôi lạnh,
chân tay xanh, mặt xám như chì như than.
Ở Khí Khẩu :
Tinh huyết hao kiệt, khí tạng phủ mất hết, chân tay lạnh ngắt, đại tiểu tiện
không cầm.
|
MẠCH TUYỆT
|
Bắt mạch
không nghe thấy được sự khí hóa của tạng phủ nào nữa, bệnh nguy kịch khó chữa.
|
IV-MẠCH BỆNH
ÂM-DƯƠNG VỚI BỘ PHẬN BỊ BỆNH
Mạch bệnh với tạng
phủ ở 3 bộ :
Mạch Dương sinh ở
Xích bộ, động ở Thốn bộ theo chiều chạy ra hướng ngón tay.
Mạch Âm sinh ở Thốn
bộ, động ở Xích bộ theo chiều hướng vào cùi chỏ.
Quan bộ ở giữa là
nơi hai mạch âm-dương giao nhau qua lại.
MẠCH ÂM-DƯƠNG
|
BỘ PHẬN BỊ BỆNH
|
Dương Mạch :
Phù, Sác
Âm Mạch :
Trì, Trầm
Âm-dương ở
Quan bộ
Mạch Phù+ Trầm
Âm-dương bất
giao
Thốn-Quan-Xích
:
3 bộ đều mạch
Phù
3 bộ mạch Trầm+Trì
3 bộ đều mạch
Hoãn
3 bộ đều mạch
Huyền
3 bô đều mạch
Sác
3 bộ mạch Hoạt
+ Vi
3 bô Trường +Huyền
3 bộ mạch Đại
+ Khẩn
3 bô mạch
Hoãn + Hoạt
3 bộ
Trì+Hoãn+Sắc
3 bộ Thực+Khẩn+Hoạt
3 bô mạch Đại
+ Hồng
Thốn bộ Sác,
Xúc và Xích bô mạch Hoãn
Thốn Phù + Đại
và Xích không có mạch
Thốn không có
mạch và Xích mạch Phù +Đại
Xích mạch Trầm+Trường
và Quan bô không có
Xích và Thốn
không có
Quan bộ có mạch
:
Mạch Quan bên
trái
Mạch Quan bên
phải
Xích là gốc
có mạch,Thốn là ngọn không có mạch
Thốn có, Xích
không có
Mạch LÊN từ
Xích chạy
lên Thốn
Mạch XUỐNG từ
Thốn
chạy xuống
Xích
Mạch VÀO
Mạch RA
3 bộ ở Nhân
Nghinh
không điều
hòa
3 bộ ở Khí Khẩu
không điều
hòa
Mạch Nam, Mạch
Nữ
|
Bệnh thuộc
thượng tiêu từ ngực lên đầu, mặt, mắt, mũi, miệng, tay
Bệnh thuộc hạ
tiêu từ rốn lưng xuống chân
Bệnh thuộc
trung tiêu, bụng trên, sườn, gan tỳ vị
Chỉ thấy mạch
dương ở Thốn bộ, mạch âm ở Xích bộ, ở Quan bộ không có mạch, là bệnh nguy kịch
khó chữa.
Là phổi bị
phong tà làm cảm sốt, chảy nước mũi, sợ gió.
Thận bị hàn
tà làm mất chính khí thông ra tam tiêu nuôi kinh lạc làm da dẻ khô khan
Tỳ nóng làm
hôi miệng, lở loét mụn môi miệng lưỡi đau, nôn ra thức ăn.
Gan nóng làm
đau đỏ mắt, mắt kéo mây mờ, chảy nước mắt, nặng thì phát mụn nhọt hay ung
thư.
Tim nóng sinh
lở miệng lưỡi, môi khô căng nứt nẻ.
Bị bệnh ở phổi
Bị bệnh ở gan
Bị bệnh ở thận
Bao tử nóng dễ
bị lở loét
Bao tử kết
hàn thành cục
Đại trường
nhiễm phong hàn, ăn vào bị đau, bệnh nặng són ra phân
Bệnh ở kinh lạc
Kinh lạc suy
kém
Âm thịnh hơn
dương, chân lạnh nhức mỏi.
Dương thịnh
hơn âm, nhiều mồ hôi, bụng dưới đầy đau, đại tiểu tiện thấy đau.
Âm dương xâm
phạm nhau làm bế tắc tuần hoàn khí huyết.
Âm khí rút
vào giữa
Nghe được ngoại
tà lục dâm suy hay thịnh
Nghe biết bệnh
nội tà gây nội thương.
Bệnh nguy
cũng còn chữa được, vì Thận khí Xích bộ còn mạch.
Tà khí thắng
chính khí, khó chữa.
Là dương sinh
ở âm, bệnh còn ở biểu.
Là âm sinh ở
dương bệnh thuộc lý
Từ ngoài da
chạy sâu vào xương thịt là bệnh thuộc lý
Từ xương thịt
chạy ra da là bệnh thuộc biểu
Bệnh còn ở biểu
và chân tay
Bệnh ở
lý
Nhân Nghinh mạch
mạnh, Khí Khẩu mạch Hoãn là mạch thuận của người nam khỏe mạnh.
Mạch nũ thì
ngược lại là người khỏe.
|
V-MẠCH BỆNH CỦA
TỪNG TẠNG-PHỦ
MẠCH TÂM BỘ
|
Tình
trạng bệnh
|
Phù, Đại, Tán
Hồng
Phù + Sắc
Phù + Trì
Phù + Hư
Phù + Thực
Phù + Huyền
Phù + Khẩn + Hoạt
Phù + Hồng
Phù + Đại + Trường
Phù + Nhu
Phù + Khâu
Tâm bộ Phù đến Quan bộ
Phù + Tuyệt
Trầm
Trầm + Trì
Trầm+Sác+Thực+Hoạt
Trầm + Vi
Trầm + Hoãn
Trầm + Hoạt
Trầm + Tế + Hoạt
Trầm + Khẩn
Trầm + Phục
Trầm + Huyền
Trầm + Nhược
Trầm + Tuyệt
Huyền + Sắc
Hư cả biểu và lý
Thực cà biểu và lý
|
Là Tâm không
có bệnh
Là tà khí mới
vào biểu thuộc Tiểu trường
Mặt đỏ do ngoại
tà ở biểu làm nóng sốt nhức đầu. Ngoại tà nhập lý làm đau các đốt xương, có
khi đau cả tim
Hàn tà làm
đau bụng dưới
Đau 1 bên tai
hoặc đau nửa đầu
Sắc mặt đỏ
nóng phừng phừng
Trong bụng
sinh nhiều giun sán quấy động làm đau.
Đại, tiểu bí
tắc rát.
Đàm hỏa tích
tụ cạnh sườn nên đau lồng ngực
Trúng độc
phong vào tạng phủ hại kinh Tâm phát điên cuồng ngây dại
5 tạng đều hư
nên có mồ hôi chân
Bị ứ huyết
trong ngực làm ngăn nghẹn hô hấp, khi khí bốc lên thì đẩy huyết ra ngoài
thành thổ huyết hay máu cam, nếu khí đẩy xuống dưới thì đi đại tiện ra máu.
Các dốt xương
đau nhức, mặt đỏ, tâm buồn phiền bực dọc.
Bụng dưới rốn
đau do tỳ lạnh thành bệnh trưng hà ( ung thư)
Bị bệnh khí uất.
Nếu khí uất lên đầu, đêm nằm ngủ không được. Khí uất lên mắt làm đau nhức.
Khí uất chạy xuống làm băng huyết.
Huyết hư, tâm
thần suy kém do thượng tiêu lạnh.
Nói mê sảng
hoặc lưỡi cứng ngọng không nói dược.
Huyết suy, hư
hỏa bốc lên, bụng đầy nghẽn lên đến cạnh sườn làm đau tức bên sườn
Gân bị co rút
làm đau lưng, cứng đơ, cứng cổ gáy không quay qua quay lại được.
Đàm và hỏa
khí bốc lên làm ụa mửa có khi bị run sợ.
Là thủy khắc
tâm hỏa, bệnh này khó chữa.
Thận thủy có
tà khí tràn lên khắc tâm hỏa làm đáy tim nở lớn thành đau tim.
Khí tích tụ ở
2 kinh Tâm, Phế làm bí tắc lồng ngực do tâm lý lo nghĩ uất ức nhiều làm nghẹn
tức dưới tim, do nhiều đàm chặn dưới tim, vì dưỡng trấp không lên tâm-phế hóa
huyết mà bệnh đình trệ thành đàm.
Tà khí ở can
lấn tâm làm cho lúc đói thì đói dữ, lúc no thì lo anh ách.
Dương khí hư
sinh sợ hãi hoảng hốt, mồ hôi tự ra hoài.
Đau dưới tim,
lòng bàn tay nóng dữ, hay ụa mửa, lở miệng.
Tâm khí hư,
huyết ít, tâm thần suy nhược, mặt mất máu, nói không ra hơi, thân thể đau,
tâm hỏa suy không nuôi con là vị thổ, nên không có vị khí để phục hồi.
Ấn nặng tay
nhẹ tay đều thấy mạch Hư là tâm và Tiểu Trường đều hư, người gai gai sốt,
chân tay giá lạnh, đi cầu ra máu loãng
Tâm và Tiểu
Trường đều Thực, bí đại tiểu tiện, dưới tim và cách mô căng đầy khó chịu.
|
MẠCH CAN BỘ
|
Tình trạng
bệnh
|
Huyền
Huyền + Hoãn
Huyền + Vi
Huyền + Sác
Phù
Phù + Trì
Phù + Tế
Phù + Nhược hoặc Vi + Tán
Phù + Khâu
Phù + Đại
Phù + Đại + Hoạt + Thực
Phù + Sắc
Phù + Sắc + Đoản
Trầm + Trì
Trầm +Sác
Trâm + Huyền + Khẩn +
Thực
Trầm + Thực
Trầm + Vi
Trầm + Nhược
Trầm + Hoãn
Trầm + Phục
Trầm + Nhu
Trầm + Tuyệt
Thực
Hư
|
Mạch Huyền ở
can bộ lên thốn bộ làm nhức đầu chóng mặt, đầu nặng trĩu, gân mạch đau buốt,
cao áp huyết.
Là mạch của
gan và vị khí, người khỏe tốt.
Túi mật bị tà
khí phạm sẽ bị chứng vàng da, chân tay mặt mủi và nước tiểu đều vàng.
Phong nhiệt
phạm gan thành “hỏa thiêu cân” (gân mạch tay chân bị rút cứng co quắp), bị sốt
rét.
Chân tay,
đùi, gối đau nhức, miệng đắng, hoảng sợ.
Gai gai rét,
sợ lạnh, phát sốt, chảy nước mắt
Đởm khí yếu
sinh rùng mình, tay chân run lẩy bẩy, ra mồ hôi ban đêm. Do phế khí khắc can
làm can khí hư, hoa mắt nẩy đom đóm nhìn không rõ.
Huyết hư thiếu
không đủ nuôi gân thịt làm chân tay tê bại.
Bị liệt gân,
liệt nửa người, đi cầu ra máu.
Tâm khí lấn
can khí làm huyết nóng làm sưng đau cổ họng, đầu mắt đỏ mắt mờ, bệnh lậu.
Huyết hư thiếu
sinh nôn ọe, hư nhiều thì 2 cạnh sườn đầy tức đau, đàn bà thì kinh nguyệt
không thông do khí huyết ứ đọng trệ.
Gan bị tà khí
làm tổn thương trong lá gan
Huyết lạnh
sinh giun sán quấy phá đêm ngủ không được
Uất khí do giận
dữ tích tụ lâu ở gan làm viêm gan, ung thư gan.
Thận khí
không đủ nuôi can mộc làm gan tụ khí lại nên làm đau cạnh sườn phải.
Da thịt đau
nhức do gân co rút
Can khí hư
làm mờ mắt kéo mây, đi tiêu tiểu nhiều.
Huyết hư
không nuôi gan đủ sức làm nhiệm vụ khí hóa nên gân mạch bị khô rút lại, nhất
là rút gân ở lưng cong như giương cung. Đàn bà sau khi sinh cũng thường bị bệnh
này.
Thức ăn không
tiêu còn dư trong bao tử bốc hơi độc lên ngực làm đau ngực như kim đâm, khí kết
cục ở bụng làm đau.
Khí lạnh nhập
huyết làm tuần hoàn huyết chạy chậm không đến đầu ngón tay chân nên khó cử động
co duỗi.
Chính khí Phế
mất nên thần mất chỗ dựa làm lạc phách sinh hoảng sợ, hạ tiêu mất vinh vệ
khí, khó cử động cất nhấc chân đùi.
Can khí mất hết,
người mê man, đái vải, khó chữa.
Thực cả can
và đởm, ăn vào không tiêu bị nôn ra
Hư cả can và
đởm làm tính tình thay đổi cau có buồn vui không chừng, chân tay lạnh.
|
MẠCH THẬN BỘ
|
Tình trạng
bệnh
|
Trẩm + Thực + Hoạt
Vi rồi Trầm
Trầm + Vi
Trầm + Trì
Trầm + Sác
Trầm + Sắc
Trầm + Huyền
Trầm + Khẩn + Hoạt +
Huyền
Trầm + Hoãn
Trầm + Thực
Trầm + Nhu
Trầm + Hoãn + Sắc
Trầm + Tán
Trầm + Hoạt
Trầm + Nhược
Phù
Phù + Sác
Phù + Sắc
Phù + Trì
Phù + Đại
Phù+Hoạt+Thực+Đại
Phù + Khẩn
Phù + Khâu
Phù + Hoãn
Phù + Thực
Phù + Hư
Phù + Hoạt
Phù + Hồng
Thực
Hư
|
Là mạch thận
khỏe mạnh không bệnh tật
Bệnh ở Bàng
Quang trước mới ảnh hưởng đến thận
Thận khí hư,
đàn ông bệnh di tinh, tiểu ra máu do khí kết ở thận thành sạn thận. Đàn bà bị
băng huyết, huyết trắng, kinh nguyệt không thông, nếu để lâu không chữa khỏi
sinh ra ngứa âm hộ, ung thư tử cung, chân đùi nhức mỏi đau buốt.
Tất cả những
chứng trên do vệ khí không lưu thông tới để bảo vệ tạng phủ được vì do thấp
nhiệt qúa thịnh.
Thận bị hàn
tà làm đi tiểu luôn, tinh khí bạc nhược, đàn bà bị huyết kết ở tử cung làm
đau, nặng thì bị ung thư.
Thận hư không
đem khí vào tam tiêu dẫn vào bao tử và ruột nên không đủ nhiệt khí làm tiêu
hóa thức ăn, nên bụng lạnh bụng kêu như sấm.
Âm hư thủy kiệt,
hỏa thừa cơ lấn át làm ứ đọng huyết trong nội tạng.
Bao tử hàn
nên vị thổ không khắc chế được thận thủy tà nên nước đọng ở hạ tiêu làm đau bụng
dưới, lưng dưới, chân bị phù thủng.
Thận bị phong
tà hay thấp khí làm lưng đùi nhức mỏi.
Hoãn thuộc thổ
khí đè khắc thủy khí làm chân tay tê bại.
Âm khí tích tụ
ở hạ tiêu sinh ra trùng sán hoặc chứng đóng cục cứng ở bụng dưới sau thành
ung thư
Khí huyết hao
tán, tiểu ra huyết, đàn bà mất huyết, sản phụ đẻ non.
Huyết hư sinh
nội nhiệt thành tính tình nóng nẩy.
Đau lưng, tiểu
nhiều lần
Mạch thuận,
có bệnh cũng tự khỏi được
Khí âm sắp
tuyệt dứt, bệnh nguy hiểm vì thận khí không còn, nói không ra hơi, đau nhức
xương cốt khắp mình.
Đàn ông di mộng
tinh, đái són. Đàn bà kinh nguyệt không thông làm đau.
Bàng quang bị
nhiệt do làm việc vất vả qúa sức, 2 đùi mỏi đau, tiểu đỏ.
Thận hư do
khí lạnh vào thận làm thận nở lớn, đàn ông thì sưng hòn dái làm di mộng tinh.
Tinh huyết hư
bại sinh huyết trắng, nước tiểu đục như nước gạo thối, nếu để lâu không chữa
sẽ làm ù điếc tai.
Hàn tà thấm
vào tiểu trường làm ra chứng sa đì, xệ âm nang và tiều ra nước tiểu có mùi
khăm khẳm.
Nhiệt tà ở
kinh tâm hại lại thận (thừa khắc lại thận) làm tiểu tiện đau buốt không
thông.
Thận bị phong
tà bốc lên tai làm ù điếc.
Tạng thận bị
hại thành đi tiểu ra máu, đàn bà con gái sinh lậu huyết
Phong tà vào
Bàng Quang kinh thành bệnh cảm phong, đi tiểu luôn.
Nhiệt của Tâm
hỏa truyền xuống Tiểu Trường làm đầy trướng ở ruột non chói tức gây đái són
Do phong và
hàn lấn nhau sinh đau răng, chảy máu chân răng, thêm chứng mỏi xương sống
lưng, nặng hơn thì chân tay có nhiều mụn nhọt
Dương lấn âm,
thận hư tụ thủy khí ở rốn lạnh đau.
Hoả lấn át thủy,
âm đạo nóng sưng suy tổn.
Cả Thận và
Bàng Quang mạch Thực làm nhức đầu, đau mắt, cột sống đau.
Thận và Bàng
Quang mạch Hư làm đau bụng, đau tim, tiêu chảy không cầm
|
MẠCH PHẾ BỘ
|
Tình trạng bệnh
|
Phù + Sác + Đoản
Phù
Phù chạy ra khỏi Thốn bộ
Phù sau Tán + Đại
Phù + Sác
Phù + Trì
Phù+Thực+Hoạt+Đại
Phù + Khâu
Phù + Khẩn
Phù + Hồng
Phù + Hoạt
Trầm
Trầm + Sác
Trầm + Trì
Trầm + Nhược
Trầm + Khẩn + Hoạt
Trầm + Tế + Hoạt
Trầm + Thực + Hoạt
Thực
Hư
|
Mạch bình thường
của Phế, người khỏe mạnh không có bệnh tật
Phế khí kém
nên có nước dưới tim và nước màng phổi.
Khí thăng
không giáng xuống được làm bụng đầy tức, thở vào khó thành suyễn, hơi chỉ đua
lên.
Là mạch của
kinh Đại Trường tốt, không bệnh.
Trúng phong
tà làm cảm, ho, nóng, đại tiểu tiện khó.
Phổi bị lạnh
nên đàm dãi kết ở ngực, ăn uống khó tiêu, đi tiêu chảy.
Tâm hỏa khắc
phế kim làm khô cổ sưng đau, đàm dính đặc, khan tiếng, mũi ngửi mất mùi.
Huyết ứ tắc
trong ngực làm nôn ọe, đổ máu cam, ứ huyết nhiều làm đau tức dữ dội vì tắc tuần
hoàn khí huyết.
Cảm mạo lâu
do phong hàn tà làm ho suyễn hàn
Hỏa thịnh qúa
làm đàm và dãi khô đặc hôi tanh khó khạc. Khi ho mạnh ra đàm dính máu.
Phổi nhiều
đàm làm tắc khí huyết nên nhức đầu, chóng mặt, xây xẩm, khó chịu.
Làm đoản khí,
thở ngắn thành ho suyễn
Hỏa khắc kim
làm phổi không khí hóa tốt thành khò khè đàm dãi, ho hen suyễn
Ăn uống khó
tiêu sinh đàm nhiệt. Phế hàn kỵ thức ăn có chất béo như cam, chuối, bơ sữa, dừa
làm ra nhiều đàm nên hay khạc đàm, lâu dần phế khí suy giảm
Dương hư tự
thoát mồ hôi không cầm, bị chứng kinh giản sợ hãi.
Phế bị phong
tà, hàn tà hoặc do thức ăn biến thành đàm làm ho đàm khò khè
Thận thủy thừa
lấn phế kim làm phổi yếu lao.
Chứng nhiệt kết
ở ngực ho nhiều làm tổn thương rạn nứt trong phổi, khi gặp hàn tà xâm nhập phổi
sinh vi trùng ở điều kiện khí thấp hàn, thấp nhiệt tác động lên vết nứt trầy
trong phổi do ho khạc đàm nhiều
Phế và Đại
Trường có mạch Thực gây ra chứng môi xệ không khép kín được, cánh tay bị co
rút.
Phế và Đại
Trường có mạch Hư hay bị kinh sợ, tính tình không vui, hoa mắt nẩy đom đóm.
|
MẠCH TỲ BỘ
|
Tình trạng bệnh
|
Hoãn hoặc
Vi, Hoãn
Phù
Phu + Sác
có lực
Phù + Sác
không lực
Phù + Sắc
Phù + Trì
Phù + Thực
Phù + Khâu
Phù + Khẩn
Phù + Hư
Phù + Hoạt
Phù + Huyền
Phù+Đại+Huyền
chạy luôn đến Thốn bộ
Trầm
Trầm + Sác
Trầm + Trì
Trầm +
Hoãn
Trầm + Vi
Trầm + Phục
Trầm +_Sắc
Trầm + Nhu
Trầm + Nhược
Hư
Thực
|
Đó là mạch
Tỳ Vị tốt, người khỏe.
Phong tà
trong bao tử do chính khí suy mới bị phong tà truyền vào (mộc khắc thổ)
Trong bao tử nóng, hay ợ chua, ói mửa, mau đói, chân răng sưng đau hoạc
chảy máu, đêm đổ mồ hôi, nếu ăn thức
ăn chiên xào, cà phê, thuốc lá, rượu, gia vị cay nóng sẽ làm loét bao tử.
Do thầy chữa lầm tưởng táo bón cho uống thuốc tiêu chảy làm hại chính
khí của tỳ vị.
Tỳ vị hư hàn ăn uống không tiêu còn đọng lại mãi trong bao tử
Tỳ vị hư
hàn đầy trướng, vỗ bụng kêu bồm bộp.
Do làm việc vất vả làm hại tỳ vị làm mỏi mệt cơ bắp, thịt. Tâm hỏa
tác động lên tỳ vị thổ chỉ làm tiêu hao cơm gạo thành bã bằng nhiệt mà không
được cơ co bóp bao tử nhồi thành dưỡng trấp nên không hóa thành tinh huyết
nuôi ngũ tạng, vị khí không có nên chính khí ngũ tạng thiếu khí vinh vệ, khiến
miệng cổ khô khát, lại tiểu tiện luôn làm mất nước, trở thành bệnh tiểu đường
có dấu hiệu đái nhiều, khát uống nhiều, thịt nhão.
Vị khí suy kém, nên vinh khí không được bổ sung nên da thịt không
tươi nhuận, bị khô héo hao mòn dần thành hốc hác mau già.
Bụng lạnh và đầy đau, sôi bụng luôn.
Bao tử bị khí lạnh, không đủ nhiệt độ làm nhiệm vụ khí hóa thức ăn,
không đủ chính khí thổ để sinh kim phế nên phổi yếu, khó thở ngắn hơi.
Hàn khí của tỳ vị truyền sang phế thành hàn gây khó thở, kết đàm nghẹt
thở, ngắn hơi, suyễn hàn
Can khí mạnh qúa dư thừa hại tỳ thổ làm chân tay co quắp hoặc rã rời
mệt mỏi, hoặc làm sốt rét, đi tiêu kiết lỵ.
Tỳ bị
phong tà truyền vào nên khi ngủ miệng hay bị chảy nước dãi.
Tỳ vị bị hàn khí ở lâu, nên ăn vào đi cầu lỏng sống sít, nôn ọe, đầy
bụng, chân tay mỏi mệt, để lâu thành bệnh cổ trướng bụng to như cái trống.
Trầm thuộc hàn, Sác thuộc nhiệt, hàn nhiệt xung khắc trong tỳ vị làm
mất chính khí nuôi ngũ tạng nên người mệt mỏi, ưa nằm, ăn rồi lại ói, miệng
hôi, chân răng chảy máu, bụng rờ có chỗ đau.
Do ăn nhiều rau qủa sống sít lạnh hàn làm khó tiêu đọng tích tụ thành
đàm nhiều làm bụng phình trướng đau, khó thở, ngắn hơi, biếng ăn.
Trầm là dưới hư (tỳ), Hoãn là trên thịnh (Vị), khí không thông dễ bị
kết khối ở dưới bụng, lâu dần hỏa khí từ tâm truyền xuống vào vị thành hư hỏa
đốt tỳ thổ bị hại không giúp vị khí tiêu hóa thức ăn, nên ăn không biết ngon,
chán ăn nên suy nhược ngũ tạng không được nuôi dưỡng sẽ bị bệnh.
Tỳ vị có khí uất kết bốc lên tâm làm đau tim, hay bị nhói tim, ăn hay
bị nghẹn, ợ chua.
Âm khí uất kết thành khối trong bụng làm thành ung thư bao tử hay lá
lách
Tâm hỏa suy kém không nuôi tỳ thổ để khí hóa thức ăn, làm biếng ăn,
hay ăn vào nôn ọe.
Tỳ vị lạnh sinh kém hơi làm phổi khó hô hấp vì chính khí tỳ vị không
đủ làm thành chứng ngắn hơi, khó thở, suyễn.
Chính khí tỳ và Phế hư làm mệt, thỏ gấp nhanh vì ngắn hơi.
Khí hư không đủ thở, tay chân lạnh, đi cầu luôn, lâu dần vị khí mất,
ngũ tạng sẽ mất vệ khí và vinh khí, để bảo vệ và nuôi dưỡng cơ thể.
Khí bao tử bị nóng do tà thổ sẽ khắc thận thùy sinh nóng lạnh sốt
rét, bụng đầy trướng, đau cạnh sườn, hay cáu giận, hay giật mình kinh sợ.
|
MẠCH MỆNH MÔN BỘ
|
Tình
trạng bệnh
|
Trầm + Thực + Hoạt
Trước Vi sau Trầm
Trầm + Sác
Trầm + Sắc
Trầm + Trì
Trầm + Vi
Trầm + Phục
Trầm + Nhược + Hoạt
Nhược + Hoạt
Thực
Hư
Mạch Mệnh Môn ở Nam
Mạch Mệnh Môn ờ Nữ
|
Mạch của người khỏe ở đàn ông.
Tâm bào lạc không có hỏa tà, người khỏe
Mệnh môn hỏa thịnh làm khát nước và tiểu
đỏ
Tinh khí kiệt quệ làm bí ruột già nổi cục
sinh táo bón, lạnh chân.
Mệnh môn hỏa
suy làm đại tiện lỏng nát, tiếu trong ra ít nhưng đi tiểu hoài làm rút nước của
cơ thể, vì thận không làm việc lọc nước và điều hòa nước làm cơ thể hao mòn.
Bàng quang bị
đau, khí hóa kém nên đóng vôi cặn đi tiểu đục như nước gạo, nếu người hay nín
tiểu thì cặn vôi biến thành sạn.
Hai chân đau cứng, đùi gối không co duỗi
đứng lên ngồi xuống được
Hạ tiêu lạnh làm chân lạnh, chuột rút
Mạch nửa hư nửa thực còn có thể chữa được
Ấn tay nhẹ, nặng,
vừa, đều thấy mạch Thực là Mệnh môn có nhiều tà nhiệt làm hệ thống máu nóng
lên sẽ bị hấp trùng huyết, máu phát sinh vi trùng.
Ấn tay nặng nhẹ vừa đều thấy Hư là tam
tiêu lạnh khí không thông nên không dẫn huyết nuôi cơ thể được sẽ sinh ra các
bệnh nan y khó chữa.
Nếu mạch tốt thì bệnh gì cũng chữa khỏi,
nếu Hư thì khó chữa.
Xem ở bộ vị Thận bên tay trái, mạch tốt
thì bệnh gì cũng chữa khỏi
|
VI-KHÁM BỆNH
CHUYÊN KHOA BẰNG MẠCH.
A-PHÂN BIỆT BỆNH
NGOẠI CẢM LỤC DÂM VÀ ÔN BỆNH
1-Bệnh trúng
phong tê liệt :
Mạch chính là PHÙ
có những loại :
Phù + Hoạt : là phong đàm, sùi bọt dãi, té ngã. Nhưng Trầm
+ Hoạt không phải là trúng phong mà
là cảm phong.
Phù + Trì : Trúng phong mà mạch còn đi chậm (Trì)
thì còn dễ chữa.
Phù + Sác : Trúng phong nặng nguy kịch.
2-Bệnh trúng
hàn :
Mạch bệnh chính
là Khẩn + Sác : Nếu âm-dương đều thịnh thì dễ chữa. Trúng hàn thì không ra mồ
hôi, nếu ra mồ hôi là vong dương nếu nặng là dương hư tự hãn không cầm được bệnh
nguy đến tính mạng
3-Bệnh thương
hàn (cảm lạnh) :
Âm bệnh mạch
dương như Phù, Khẩn, Phù + Đại +Hoạt thì sống
Dương bệnh mạch
âm như Trầm, Huyền, Vi, Nhược thì chết
4-Bệnh thương
phong (cảm gió) :
Dương chứng là vệ
khí bị trúng tà, mạch Phù
Âm chứng là vinh
khí suy thì mạch Nhược
Tà phong vào 6
kinh tam âm tam dương thì mạch Huyền hoặc Sác
5-Bệnh thương
thử (cảm nắng) :
Thử tà hại phần
khí thành mạch Hư hoặc Vi, Nhược, Phục.
Cảm nắng mà âm
dương đều thịnh mà nhiễm thử tà trở thành mạch Huyền, Hồng, Khâu, Trì.
Mồ hôi ra nhiều
thành mạch Phù, Hoạt, Sắc.
Nguời phiền táo
mà mồ hôi thoát ra mãi khiến nguyên khí suy, tà khí thịnh thì trở thành mạch
Tán, Đời, thì chết.
6-Bệnh thương
thấp :
Mạch chính là
Nhu, Hoãn
Còn ở biểu thì
Phù, Hoãn
Tà khí nhập lý
thì mạch thành Hoãn, Trầm
Nếu thấy mạch
Hoãn, Huyền là do phong ( Hoãn là mạch thổ, Huyền là mạch mộc) và thấp tà (thổ)
xung khắc làm đau nhức.
7-Bệnh thương
táo :
Mạch chính có 3
loại :
Khẩn + Sắc, Phù +
Huyền, Khâu + Khư, là những chứng táo gồm
táo nhiệt (khô nóng), táo hàn ( khô lạnh), táo phong ( khô gió)
8-Bệnh thương
hỏa (bệnh nóng) :
Khi Phế, hay Can,
Tâm, Tỳ, Thận, Mệnh Môn bị nóng thì mạch
Hồng + Sác
Nếu Hư hỏa thì mạch
Phù + Hồng + Sác khi ấn tay thấy không có lực
Nếu Thực hỏa thì
mạch Trầm, Phục, Đại, Thực ấn tay có lực.
9-Ôn bệnh :
Bệnh không tên
tùy theo tà khí vào mùa nào và vào kinh nào.
Khi chưa ra mồ
hôi thấy mạch còn mạnh thì dễ chữa, nếu mạch Hư + Hoãn thì khó chữa.
Nếu đã thoát mồ
hôi và biến chứng tà khí nhập lý, làm đau bụng thổ tả thì mạch đi mạnh cũng khó
chữa.
B-BỆNH DO NỘI
TÀ :
1-Nội thương :
a-Nội thương do
làm việc vất vả qúa sức thì mạch Đại, nếu tổn thương vị khí thì mạch khó tìm
b-Nội thương do
ăn uống thì mạch Hoạt, Phù, Trầm
c-Nội thương do 2
nguyên nhân thì mạch Sác, Sắc, Đại
Mạch tỳ vị bộ
Hoãn, Khẩn là vừa hàn vừa thấp
Mạch can bộ Sác,
Hoãn là thấp nhiệt, nếu Sác, Vi, Đời là do ăn uống thất thường làm mất quân
bình âm dương nóng lạnh mất thăng bằng
2-Khí bệnh :
Bệnh thuộc khí
thì mạch Trầm, vì Trầm thuộc hàn thì khí không lưu thông được.
Nếu mạch Phục, Sắc,
Nhược thì khí bế tắc khó chữa.
Trầm + Hoạt thì bệnh
ít khí nhiều huyết
Sắc thì khí dư
huyết thiếu
Mạch Thận và Mệnh
Môn có mạch Vi, Tế là khí huyết đều hư, nếu mạch Tế, Đời thì khí suy khó chữa.
Mạch Tuyệt hoặc Phục thì khó chữa.
3-Huyết bệnh :
Bệnh mất máu là mạch
Khâu thì phù mặt sắc trắng nhợt nhạt là âm hư mới làm ra chứng mất máu thì mạch
Sắc, Nhu, Nhược.
Mạch Phù, Đại khó
chữa
Mạch Trầm, Tế thì
chữa được
Nếu xuất huyết
mũi thì mặt nhợt nhạt, mắt mờ, khí ngắn thở yếu, bụng dưới đầy do lao thương
nên vất vả làm âm hư mạch Trầm + Huyền.
Người bị thổ huyết
ho ra máu, mạch phế bộ Huyển
Người phổi yếu ho
lâu ngày, buồn phiền sinh thổ huyết thành mạch Phù + Nhược.
Trong ruột nóng
tích ứ huyết sinh vi trùng làm mủ, đi cầu ra máu mủ thì mạch Huyền + Tuyệt khó
chữa
Mạch Hoạt + Đại
nhưng huyết không nóng nhiệt thì chữa được.
Bệnh mất máu nặng
mạch Hư + Khâu khó phục hồi nếu tìm không ra nguyên nhân.
4-Đàm bệnh :
Trong người có
đàm thì mạch Huyền do khí huyết bị tổn hại
Đàm do dưỡng trấp
từ thức ăn được tỳ vị khí hóa nhưng khí hóa trục trặc không sinh ra vinh khí và
vệ khí mà sinh ra đàm
Nếu thức ăn qúa
hàn sống sít khó tiêu biến thành đàm như cam, rau trái cây xanh, sữa, bơ, dầu,
chuối, kem... thì mạch cả 2 tay đều Huyền.
Phổi có đàm làm
suyễn thì mạch Vi, Trầm, Hoạt mà không có mạch Huyền.
Đàm đặc trong lồng
ngực thì mạch Phù, Huyền, Đại, Thực
Đàm rắn chắc như
keo làm ngăn trở khí huyết tuần hoàn thì mạch Kết, hoặc Sắc, Phục.
5-Bế tắc khí
huyết kinh mạch :
Kinh mạch bế tắc
thì mạch Trầm, nặng hơn thì mạch Phục.
Bế tắc ứ huyết
thì mạch Khâu
Bế tắc khí làm
ngăn nghẹn thì mạch Sắc
Bế tắc do thấp tà
thì mạch Hoãn
Bế tắc do hỏa nhiệt
thử tà thì mạch Sác
Bế tắc do đàm nghẹt
thì mạch Huyển + Hoạt
Bế tắc do ăn uống
qúa no bội thực thì mạch Khẩn + Hoạt
Bế tắc do ăn uống
không tiêu, trở ngại khí hóa thì mạch Kết + Đời + Xúc
6-Bệnh lao tổn
suy nhược :
Bệnh lao tổn suy
nhược thể chất và tinh thần thuộc bệnh hư, mạch Đại + Huyền
Lao tổn khí huyết
ở thượng tiêu, thốn bộ mạch Nhược
Lao tổn khí huyết
khô khan ở trung tiêu, quan bộ Phù + Đại
Lao tổn toàn
thân, 2 bộ Xính, Thốn đều mạch Vi
Lao tổn vì thiếu
máu, mạch Nhu ở Nhân Nghinh
Lao tổn vì thiếu
khí, mạch Nhu ở Khí Khẩu
Lao tổn cả khí và
huyết thì Nhân Nghinh và Khí Khẩu đều mạch Vi, bệnh nặng mạch Trầm thì cơ thể
trong ngoài đều lạnh.
7-Bệnh lao
xương, nóng đau nhức trong xương :
Mạch Sác, Sắc, Tế.
Người bị lao
xương thì bị nóng nhức trong xương, người phát nhiệt, đổ mồ hôi ban ngày, ra mồ
hôi đêm, ho ra máu, ốm yếu còm, lúc mạch Sác, lúc mạch Sắc, lúc mạch Tế. Thấy cả 3 mạch một lượt là chết, nếu mạch Vi, Sác thì
chữa được.
8-Loạn óc, đau
óc :
Người bị tổn
thương óc làm việc bằng trí óc qúa độ do tà khí xâm nhập, do thiếu máu não
thành bệnh đau óc ( tây y gọi là migrain, nặng thì bướu não), nhẹ thì hệ thần
kinh yếu, nặng thì ung thư sọ não. Đầu óc thường rối loạn không nhớ, hoa mắt
chóng mặt, quay đầu nhanh hay đứng lên ngồi xuống thì mắt tối xầm, hệ thần kinh
không điều khiển được hô hấp nên não thiếu oxy.
Ở đầu có phong tà
thì mạch Phù
Có hàn tà thì mạch
Khẩn
Có thấp tà thì mạch
Tế
Có thử tà thì mạch
Hư
Có đàm tắc thì mạch
Huyền + Hoạt
Do ứ huyết không
lên não thì mạch Khâu + Sắc
Do hỏa tà thì mạch
Sác + Đại
9-Bệnh nhức đầu
:
Do dương thịnh
thì mạch Huyền
Do phong tà thì mạch
Phù
Do hàn tà thì mạch
Khẩn
Do hỏa tà thì mạch
Hồng + Sác
Do thấp tà thì mạch
Tế có lực
Do khí hư thì mạch
Huyền + Đời + Sắc
Do đàm chặn khí
huyết thì mạch Hoạt
Do thận khí bế làm
nhức đầu thì mạch Thực
Nhức đầu như búa
bổ thì mạch Đoản + Sắc, dễ đứt gân máu, mạch Phù + Hoạt còn dễ chữa.
10-Đau mắt :
Phần nhiều tại hỏa
khí
Do tâm hỏa qúa
nóng đưa khí lên mắt, bộ Thốn Nhân Nghinh có mạch Hồng + Sác
Do can mộc phát hỏa,
quan bộ mạch Huyền + Hồng vì phế kim yếu không khắc chế được mộc.
Tỳ thổ suy và thận
không thu hết chất vôi, truyền lên cho can thành mắt có cườm.
11-Đau tai :
Tai đau, điếc, ù,
phần nhiều do thận khí hư mạch Trì + Nhu
Do phong tà làm
đau thì mạch Phù + Đại
Do hỏa tà thì tai
trái viêm sưng do tâm hỏa hại thì mạch Hồng + Sác ở Tâm bộ.
Do tướng hỏa Mệnh
Môn và Thận ở cả hai bộ xích, mạch Hồng
+ Sác là người đã bị di mộng hoạt tinh
làm hại thận nên tai bị đau điếc.
Tai điếc do thận
khí bị ngưng trệ do tà nhiệt hại, bệnh nhẹ thì mạch Trầm + Sắc, bệnh nặng thì mạch
Sác + Thực, thận bị tổn thương.
Hai tay đau dữ dội
thì mạch Phù + Hồng
Do âm hư hỏa vượng,
mạch Sác ở cả 2 bộ xích.
12-Đau mũi :
Mũi đỏ ra máu
cam, thốn bộ Khí Khẩu mạch Hồng + Sác
Sổ mũi hắt hơi chảy
nước mũi do hàn tà, bộ thốn Nhân Nghinh có mạch Phù + Hoãn
13-Đau miệng
lưỡi :
Lưỡi sưng đau, miệng
lở loét, mạch Hồng + Sác
Do trung tiêu
không đủ khí thì mạch Hư
Do tim nóng qúa
làm lưỡi đỏ sưng, nặng thành ung thư lưỡi, mạch thốn Nhân Nghinh Hồng + Sắc
Do phổi nóng qúa,
mạch Phế Phù + Sắc
Do đởm hư qúa, mạch
Huyền + Sác + Hư
Do gan nóng qúa,
mạch Hồng + Thực
Do tỳ vị nóng qúa
mạch Trầm + Thực
Mạch Hồng + Sác để
lâu không chữa đúng vào nguyên nhân gốc bệnh do khí hư ở trung tiêu hay do hỏa
của phế, tâm, đởm, can, tỳ, vị, làm lưỡi sưng to gấp đôi như 2 lưỡi chồng lên
nhau hay lưỡi sưng mủ có vi trùng, hoặc lưỡi cứng đơ không phát ra âm thanh,
không nói được.
14-Đau răng :
Răng lung lay đau
phần nhiều do thận khí hư, mạch thận Xich Nhu + Đại
Do thận hỏa đưa
lên thì mạch Hồng
Răng lung lay, rỗng
chân răng làm nứt vỡ răng thì mạch Sắc hoặc do bao tử và ruột bị phong và hỏa
tà hại thì mạch Thốn, Quan ở Khí Khẩu mạch Hồng + Huyền.
Do thận hư yếu
thì mạch Hồng + Đại + Hư
Răng tự nhiên
phát đau rồi lung lay khập khiễng hay rụng ra do phong và nhiệt bốc hỏa lên
chân răng thì ở Thốn, Quan bộ Nhân Nghinh mạch Hồng
15-Phong thấp
đau :
Đau phong thấp
thì mạch Huyền + Trầm
Do gan thận bị thấp
tà mạch Phù + Nhược
Đau phong thấp do
máu làm đau dữ dội thì mạch Sác + Tế
Do say rượu ra mồ
hôi rồi phong tà nhập làm đau khắp các đốt xương thì mạch Phù + Sác
Đau phong thấp
trong xương thì mạch Huyền + Trầm
Uống rượu rồi tắm
làm thủy hại tâm hỏa cũng bị đau các đốt xương thì mạch Huyền + Nhược.
Mạch Phù là đau
do phong, mạch Nhược là do không đủ máu.
Cả hai phong và
Huyết chống nhau làm đau dữ dội thì mạch Sác + Đoản + Tế.
16-Phong tê bại
liệt :
Do 3 loại tà khí
hợp lại là Phong tà, Hàn tà, Thấp tà gây ra chứng tê thì mạch Phù + Sác + Khẩn
Do uống rượu gặp
thấp tà làm tê liệt thì mạch Phù + Hoãn
Đau nhức tê bại
chân tay khó cử động do hàn tà thì mạch Phù + Khẩn
Tê bại mất cảm
giác, thịt da như khúc gỗ nhéo không biết đau là do máu bị tắc lâu trong mạch
không lưu thông để trao đổi oxy thành máu chết mầu bầm đen, thì mạch Sác + Khâu
Tê nửa người bên
trên là do khí hư, thì mạch Phù + Nhu
17-Bệnh đỏ da
nổi mụn :
Thượng tiêu hỏa
vượng hại phế không bảo vệ da lông được, hỏa khí đẩy huyết ra ngoài da lưu lại
lâu ở da làm da nổi mụn thì mạch Phục + Trầm
Các mạch dương đều
bị hỏa tà làm mụn nổi khắp mình thì mạch Phù + Sác
Các mạch âm đều bị
hỏa tà làm nổi mụn to, mình nóng, do âm hư hỏa vượng sinh nội nhiệt thì mạch Thực
+ Đại
18-Bệnh ho
không đàm, có đàm :
Ho do phong tà mạch
Phù
Ho do nóng là nhiệt
hỏa tà làm cảm nóng ho thì mạch Sác
Ho do cảm không
khí ẩm thấp, bị thấp tà thì mạch Tế
Ho do phế thận hư
lao thì mạch Sắc
Ho có đàm do ăn uống
làm hại tỳ vị thì mạch tỳ bộ Vi + Sác
Ho có đàm đặc do
gan bị hại vì làm việc cực khổ thì mạch can bộ Huyền + Đoản
Ho do phổi bệnh
thì mạch Phù + Đoản
Ho do ngũ tạng bị
hàn tà mạch Phù + Khẩn
Ho do ngũ tạng bị
hỏa tà, người thật nhiệt thì mạch Trầm + Sác
Ho do nhiều đàm
làm trở ngại hô hấp thì mạch Hồng + Hoạt
Ho do thiếu máu
thì mạch Huyền + Sắc
Ho suyễn thì mạch
Vi + Tế
Bệnh ho nặng có
thể chết thì mạch Trầm + Tế + Phục
Ho do trong phổi
bị thấm nước, thủy âm vào phổi thì mạch Huyền
19-Bệnh suyễn
cấp do phổi có nước :
Phổi có nước nằm
xuống thì ngộp thở, ngồi thì thở gấp gấp từng hơi, ngực đầy khó chịu, nói không
được, ăn không được, chỉ cần thở cũng không được thì mạch Trầm + Phục + Thực +
Hoạt
Nếu chân tay mình
ấm, mạch Hoạt thì còn chữa được.
Nếu mình lạnh, mồ
hôi ra nhiều như dầu là thoát dương mạch Phù + Sác, dù có rút nước phổi ra cũng
khó sống
20-Đau bụng
tiêu chảy :
Đau bụng gấp rồi
tiêu chảy thì tỳ bộ mạch Hoạt + Đại
Do bao tử nóng
nhiệt qúa thì mạch Hồng + Hoạt
Do ăn không tiêu
đình trệ thành đàm lỏng đau bụng thì mạch Huyền + Hoạt
Đau bụng tiêu chảy,
hơi thở ngắn, nói không ra hơi thì mạch Vi + Trì
Đau bụng tiêu chảy
bị nặng lâu khỏi thì mạch Vi + Sác + Phục, nguy hiểm
21-Đau bụng
khan :
Bụng đau chói lên
đến dưới tim thì mạch Trầm + Tế + Khẩn
Đau bụng dưới từ
rốn xuống thì mạch Khẩn + Thực
Bụng dưới quặn
đau do khí kết nhiệt sinh sán lãi, kết hàn sinh bướu cục rờ nắn được thì mạch
Phục
Đau bụng nguy hiểm
có thể chết thì mạch Phù + Đại + Huyền + Trường
Nếu các mạch này
thấy ở bộ vị tạng phủ nào thì bệnh do nguyên nhân từ tạng phủ đó.
22- Bệnh đầy tức
vùng ngực bụng :
Do đàm hỏa đầy ứ
lồng ngực thì mạch Hoạt + Đại
Do can mộc khắc tỳ
thổ hư sinh đàm dãi làm bế tắc khí thì tỳ bộ mạch Huyền + Trì
Do dương khí hư
không lưu thông sinh buồn phiền thì mạch Vi
Do huyết hư kém
không đủ nên khí đi không có huyết thì khí bị tan mất nên mạch Sắc sinh ra lạnh
toát.
23-Bệnh ợ chua
:
Ợ ra nước chua do
ngực nóng có đàm thì mạch Huyền + Hoạt, nếu thuờng ứa ra nước chua thì bao tử sẽ
bị lở loét.
Do ăn uống thức
ăn sống sít lạnh làm vị khí hư không tiêu hóa sinh đàm thì mạch Trầm + Trì
Trong lồng ngực
có nhiều đàm và nóng nhiều thì mạch Hồng + Sác
24-Bệnh ói mửa
:
Do bao tử ăn
không tiêu, bệnh nhẹ thì lợm giọng ợ hơi chua thì mạch Khẩn + Hoạt
Do thức ăn chứa
lâu trong bao tử không tiêu, thốn bộ 2 tay mạch Huyền + Hoạt
Ăn vào ói ra do
bao tử hàn đẩy ngược thức ăn ra hay do khí ngăn nghẹn ở hoành cách mô, tỳ bộ có
mạch Khẩn
Ngực đầy ách
không ăn được, thốn bộ mạch Khẩn
Do đàm hỏa ngăn
nghẹn ở thượng vị đẩy thức ăn ra thì mạch Hoạt + Sác
Do huyết hư làm lồng
ngực lạnh thì mạch Vi + Sác
Khí bao tử hư
không co bóp nhồi thức ăn được nên hay ợ khan, ợ chua, không muốn ăn, quan bộ
có mạch Phù
Do ứ huyết thì mạch
Khâu + Khẩn
Do bao tử lộn mề,
xích bộ có mạch Sắc
Bao tử lạnh thì mạch
Trì
Do bao tử hư thì
mạch Huyền
Do đàm, quan bộ mạch
Trầm + Đại
Do tỳ yếu không
tiết dịch để làm nhuyễn thức ăn, nên ăn bữa trước, bữa sau vẫn ói mửa, thì mạch
Nhược + Đại
Do huyết kém thì
mạch Sắc + Tế
Do tâm lý lảm hại
chức năng khí hóa của tỳ vị thì mạch Sắc + Trầm
Mạch Huyền + Sắc
+ Nhược thì khó chữa.
25-Kiết lỵ :
Phần nhiều mạch
Hoạt
Kiết lỵ có nhiều
đàm thì mạch Hư
Kiết lỵ ra nhiều
máu mất máu thì mạch Sắc
Kiết lỵ mình nóng
nhiều thì nguy hiểm mạch Huyền + Hồng
26-Bệnh sốt
rét :
Sốt rét báng tích
nóng nhiều thì mạch Huyền + Sác
Rét nhiều hơn
nóng thì mạch Huyền + Trì
Sốt rét báng tích
lâu ngày làm âm hư thì mạch Vi
27-Bệnh vàng
da :
Có 5 loại vàng da
do 5 nguyên nhân :
a-Bao tử tích nhiệt
làm khát uống nước lạnh nhiều qúa, hoặc lúc ra mồ hôi đi tắm nước lạnh ngay, hoặc
để qúa đói rồi ăn no qúa hoặc say rượu rồi giao hợp, thì mạch Trầm.
b-Trời nóng qúa rồi
đi tắm nước lạnh, no say qúa đi dạo mát, thì mạch Phù
c-Nghiện rượu làm
gan hư thì mạch Trầm + Huyền, để lâu hại thêm thận thành Trầm + Tế thì da vàng
biến thành da đen.
d-Bao tử nóng, mỗi
khi ăn vào tức bụng khó chịu không dám ăn no do khí yếu không khí hóa được thức
ăn, nên thức ăn tích chứa lâu trong bao tử không được nhồi bóp thành chất bổ,
biến thành nhiệt, thì mạch Khẩn + Sác
e-Do thận bị hại
thì mạch Phù
Bệnh vàng da mà mạch
Thốn không còn, miệng, mũi, môi, đen thì không thể chữa được.
28-Bệnh thủy
thủng :
Người xanh nhợt
hay trắng bạch, không khát, đi cầu luôn, tiểu nước trong mà khó đi, là bệnh thuộc
âm chứng thì mạch Trầm + Trì + Sắc.
Người sắc da vàng
hoặc hơi đỏ, táo bón, tiểu đỏ, khát nước, là bệnh thuộc dương chứng thì mạch Trầm
+ Sác + Sắc
Thủy tà càng thịnh
làm sưng phù nhiều thành mạch Trầm + Tế khó chữa.
Nếu tâm hỏa sinh
thổ để khắc thủy thì mạch Phù+ Đại, bệnh mau khỏi.
29-Bệnh to bụng
đầy ách :
Do can và tỳ gây
bệnh phải xem mạch ở can bộ :
Nếu can mộc khắc
tỳ thổ thì mạch Huyền
Nếu can mộc sinh
hỏa nhiệt thì gan nóng có mạch Hồng + Sác
Do can, tỳ, thận,
bị hàn khí thì mạch Trì + Nhược
Do can tỳ thận hư
thì mạch Phù + Hư
Do can tỳ thận
nhiệt thì mạch Khẩn + Thực
Mạch Phù + Đại
thì dễ chữa, mạch Hư + Vi là nguy kịch.
30-Bệnh sán
khí :
Gốc bệnh ở gan
Do vệ khí không
thông, nên cơ thể sợ lạnh thì mạch Huyền
Can mộc hại tỳ thổ
nên không muốn ăn uống thì mạch Khẩn
Bao tử bị hại do
nhiệt khí của gan sinh sán lãi thì mạch Huyền + Khẩn
Do đởm bị phong
tà thành can hư mạch Phù, có giun sán thì mạch Trì.
3 kinh dương mạch
Khẩn là chứng hàn làm gan bị chai từng phần
3 kinh âm mạch Khẩn
là chứng sán
Tâm bộ và Tỳ bộ mạch Hoạt là sán do phong tà bởi thức
ăn
Mạch đởm Phù làm
gan sinh sán lãi do nội phong.
Bệnh sán khí thì
mạch Nhược thì khó chữa.
31-Bệnh Tiêu
Khát :
Do gan bị bệnh vì
:
Tâm bị bệnh thì mạch
Hoạt + Vi
Dương thịnh âm
suy thì mạch Khẩn + Hồng + Sác
Do huyết hư thì mạch
Nhu + Tán
Do lao thương thì
mạch Phù + Trì
Do vệ khí hư,
vinh khí kiệt thì mạch Đoản + Phù
Do hỏa đốt tâm
can, mạch Sác + Đại thì khó chữa, mạch Hư + Phù + Đoản cũng khó chữa.
32-Đau hông sườn
:
Do can khí thịnh
qúa, mạch cả 2 tay Huyền
Dưới cạnh sườn
đau nhói lan ra đến bụng dưới làm khó tiểu tiện, chóng mặt, nhức đầu, đau lưng,
chân lạnh thì mạch Sác
Đàn bà đau hông
sườn bụng, do kinh nguyệt không đều, thì mạch Trầm + Nhu
Do uống nước nhiều
qúa cho nên đàm ngấm vào cơ thể làm bế tắc khí huyết, rờ tay lên bụng thấy nổi
cục rắn chắc thì mạch Sắc + Tán.
33-Bệnh đi tiểu
đục :
Do vôi đóng sạn ở
bàng quang, xích bộ có mạch Kết + Khâu + Động + Khẩn
Do di tinh thì mạch
Vi + Sắc
Do chất vôi thừa
làm nóng rát đường tiểu thì nước tiểu có mùi hôi, mạch Hồng + Sác
Do tinh rỉ ra
hoài không cầm thì mạch Hư + Phù khó chữa, mạch đi Trì dễ chữa.
34-Bệnh lâm lịch
(bộ sinh dục nhiễm trùng sưng lở loét tiểu buốt) :
Do bàng quang bị
bế khí hại thận, thận bộ có mạch Vi, đàn bà có chứng này thì âm hộ bị lở loét.
Mạch Thực + Đại
thì dễ chữa, mạch Hư + Tế + Sắc thì khó chữa
35-Đau tim :
Đau qủa tim do
khí không đủ để tim co bóp thì mạch Vi
Đau qủa tim do
máu thì mạch Huyền
Do tim nóng qúa
làm lưỡi đỏ sưng, nặng thành ung thư lưỡi, mạch thốn Nhân Nghinh Hồng + Sắc
Đau thắt tim làm
mạch nhẩy mất nhịp thì mạch Phục
Đau tim do đàm
tích trở ngại tuần hoàn huyết về tim do thành mạch máu nổi cục thì mạch Hoạt +
Thực
Đau qủa tim lan
ra sau lưng thì mạch Vi + Đại
Đau tim do khí
ngăn nghẹn khó thở làm máu không đủ sức đi và về tim đúng nhịp độ thường làm
đau nhói cả lồng ngực thì Thốn bộ mạch Trầm + Trì, Quan bộ mạch Khẩn + Sác
36-Bệnh đường
tiết niệu, tiểu tiện :
Do bàng quang
nóng qúa, nước tiểu vàng đỏ thì mạch Sắc
Tiểu tiện đỏ như
máu thì mạch Khâu
Tiểu không thông
thì mạch Phù + Huyền + Sắc
Tiểu khó, tiểu rắt,
xích bộ mạch Thực
Tiểu hoài không cầm
hoặc tiểu vãi không biết do tâm tỳ bị tổn thương thì mạch Trầm + Hoạt
Nước tiểu vàng
nóng hôi thì mạch Sác
Nước tiểu trong
do thận bị hàn khí, không khí hóa để lọc thì mạch Hư + Đại
37-Bệnh đau
lưng :
Do khí trì trệ
thì Xích bộ có mạch Trầm
Do thận hư tổn
thì mạch Huyền + Đại
Do phong hàn thì
mạch Phù + Khẩn
Do phong thấp thì
mạch Nhu + Tế
Do va chạm vào
lưng thì mạch Thực
Do ứ huyết thì mạch
Sắc
Do đàm hỏa thì mạch
Hoạt
Mạch Trầm + Trì +
Hoạt thì dễ chữa
38-Bệnh đau nhức
ống chân (cước khí) :
Do phong tà mạch
Phù + Huyền
Do thấp tà mạch
Nhu
Do hàn tà mạch
Trì
Do hỏa tà mạch
Sác + Hồng
Do tâm lý nóng giận
thì mạch Khẩn
Do tâm lý lo lắng
ưu tư làm tắc lưu thông khí huyết thì mạch Tán
Do đau khổ thương
tâm thì mạch Tế
Do khí và huyết
xung đột thì mạch Kết
Nếu 2 mạch Xích
không giống nhau thì khó chữa.
39-Trúng độc
ngộ độc :
Người bị trúng độc
mạch Hồng + Đại
Trúng độc cực mạnh,
thốn và xích bộ đều có mạch Khẩn + Sác
Trúng độc làm mất
vinh và vệ khí, mất sự khí hóa của ngũ tạng, mạch thành Vi + Tế là chết.
40-Bệnh đàn bà
:
Tử cung yếu kinh
nguyệt sẽ ra nhiều, xích bộ có mạch Trầm + Hoãn
Kinh nguyệt không
thông mạch Vi + Hư
Kinh lâu 3 tháng
mới có 1 lần, mạch Vi + Trì + Sắc
Trong tâm có uất ức
làm trở ngại kinh nguyệt thì mạch Phù ở Quan bộ mà lại Phù ở Thốn bộ
Nhiều tâm sự uất ức
không thể nói ra được làm khí huyết tích tụ kinh nguyệt đau, ra không đều mạch
Trầm + Kết thành bướu.
Bụng dưới đau thì
mạch Phù + Khẩn
Băng huyết, huyết
trắng có mạch Phù + Động + Hư + Trì, bệnh nặng thì mạch Thực + Sác
Sưng mủ trong âm
hộ thì mạch Hoạt + Sác
Tuột xệ âm hộ ra
ngoài thì mạch Huyền
Người có thai gần
đủ tháng có mạch chạy loạn xạ là tốt, sắp sanh đến nơi thì mạch Trầm + Tế + Hoạt
Triệu chứng trụy
thai có mạch Trầm + Trì + Sắc
Sanh khó thì mạch
Phù + Đại
VII-BỆNH
CHUYÊN KHOA XẾP THEO TẠNG PHỦ
1-CHUYÊN KHOA
BỆNH PHỔI :
a-Phổi teo :
Nguyên nhân do đổ
mồ hôi nhiều, hoặc do ói mửa, do tiêu khát, do tiểu hoài, do bón mà dùng thuốc
xổ hoài làm mất tân dịch (nước, máu, mồ hôi...) có dấu hiệu bị ho, nước dãi đục
hay nhổ ra, mạch Sác + Hư.
b-Phổi ung có
mủ :
Miệng không có nước
miếng, trong ngực đau ngấm ngầm, ho nhổ ra máu và mủ, mạch Hoạt + Sác + Thực
Diễn tiến của bệnh
phổi có mủ :
Thốn bên Khí Khẩu
có mạch Vi + Sác do phong + nhiệt, Sác là nhiệt nhưng sợ lạnh, Vi thì ra mồ
hôi.
Phong nhiệt trúng
vào phần Vệ (khí) thì thở ra dễ, hít vào khó. Phong nhiệt trúng vào phần Vinh
(huyết) thì ngược lại hít vào dễ, thở ra khó. Hai trường hợp này gây ra suyễn
làm ho, miệng khô, không khát, nhổ nhiều nước bọt đục, thỉnh thoảng bị run lạnh.
Nhiệt kết ở phần Vinh nhiều làm huyết bị đọng lại thành mủ.
c-Phổi có nước
( Phế trướng) :
Ho mà hơi đưa lên
kéo suyễn, mắt như lồi ra, do dưới tim có thủy khí ( hơi nước, do ngoại tà ( thời
tiết lạnh) nội ẩm ( thức ăn uống) công phạt nhau, có mạch Phù + Đại.
2-CHUYÊN KHOA
TIM NGỰC
a-Ngực tê, tim
đau :
Mạch dương (khí)
Vi là bất túc, mạch âm (huyết) Huyền là thái qúa, dương chủ mở van tim đẩy máu
ra, âm chủ đóng. Dương hư mà âm tới có nghĩa máu đỏ trong tim chưa bơm ra mà mà
máu đen đã về tim làm tim chứa dư máu ( máu qua tim nhiều hơn tiêu chuẩn thì số
tâm trương cao) làm ngực tê, đau nhói tim.
b-Đau ngực tim
:
Bệnh suyễn ho nhổ
khạc nhiều làm đau từ ngực qua phía sau lưng làm khó thở, thì Thốn Khí Khầu có
mạch Trầm + Trì, quan bộ có mạch Vi + Khẩn + Sác
c-Tim hồi hộp
:
Thốn Khí Khẩu có
mạch Động + Nhược, mạch động là kinh sợ thì khí loạn, Nhược thuộc hư nên hồi hộp
d-Ngực đầy :
Do huyết ứ trong
ngực làm môi héo, lưỡi xanh, miệng khô, chỉ muốn súc miệng mà không muốn nuốt,
không nóng lạnh, do âm phục làm ứ huyết thì mạch Vi + Đại + Trì
e-Ngực lạnh :
Do không đủ huyết
Thốn Khí Khẩu mạch Vi + Sác
Vi thì thiếu khí
làm vinh khí hư thiếu máu. Vinh khí Vệ khí đều hư thì tông khí (khí ờ phổi ngực)
thiếu, Sác là khách nhiệt (nóng bên ngoài) làm mất khí chứ không phải cơ thể thực
nhiệt.
3-CHUYÊN KHOA RUỘT UNG ĐỘC
Các mạch Phù +
Sác, đáng lẽ phải sốt lại không sốt mà ớn lạnh (nhiệt gỉa hàn), trong người có
chỗ sờ thấy sưng đau nóng là có mủ, không nóng là không có mủ.
Mạch Phù + Sác là
dương khí thuộc Vệ đáng lẽ phải làm ra sốt nhưng Vinh huyết át chế thành Vinh
thực, vệ hư, gây ra ung thủng, chỗ sưng có nóng là độc đã tụ lại một chỗ, không
nóng là không tụ huyết độc.
a-Ruột non ung
:
Mạch Sác mà bụng
không tích tụ, người không nóng sốt, chỉ có dấu hiệu da bụng co rút, đè tay thấy
mềm, mình mẩy đóng vẫy khô lớp lớp, đó là có ung mủ ở ruột non
b-Thủng ung
(ruột già):
Ruột già bị ung
làm bụng dưới trên bọng đái sưng tức khó chịu tưởng do bàng quang nhưng không
phải vì tiểu tiện vẫn thông tốt.
Bệnh ở Tiểu Trường
thông với Tâm là khí thông với huyết nên mạch Sác mà mình không nóng.
Đại Trường thông
với Phế là khí thông với da lông nên thỉnh thoảng phát sốt, đổ mồ hôi, sợ lạnh
thì có mạch Trì + Khẩn là tà khí lấn vào vinh huyết, nếu vinh còn mạnh thì mủ
chưa thể thành, nếu có mạch Hồng + Sác là vinh khí hư thì độc đã tụ thành mủ.
4-BỆNH CHUYÊN
KHOA THỦY KHÍ
a-Phong thủy :
Làm xương khớp
đau nhức, sợ gió, sợ nước, bị gió kích động thành thấp, phong thì làm tổn
thương da lông, thấp thì làm tổn thương khớp, nên có mạch Phù
b-Bì thủy :
Nước chảy trong
da hợp với phế khí nên mạch Phù, nhưng không có phong nên không sợ gió, bụng to
như cái trống mà không cứng chắc vì bệnh chỉ ở da lông không phạm nội tạng nên
không làm ra chứng suyễn
c-Chính thủy :
Là thủy của tạng
thận nó tự thịnh (dư) nên gây ra suyễn có mạch Trầm + Trì do dương hư thận thủy
xâm nhập lên thượng tiêu.
d-Thạch thủy :
Âm thịnh kết ở bụng
dưới đầy, vì không vận hành nên mạch Trầm, thủy chỉ tụ ở dưới không xâm nhập
thượng tiêu nên không bị suyễn
e-Hoàng hãn (
mồ hôi vàng) :
Mồ hôi thấm ra ướt
áo mầu vàng, người phát sốt, ngực đầy, tay chân đầu mặt sưng do thấp nhiệt giao
nhau làm vinh khí không thông bị hãm, nên mạch Trầm + Trì, bệnh lâu ngày không
khỏi làm thành ung mủ
f-Lý thủy :
Toàn thân mặt, mắt
mầu vàng bị sưng, tiểu không thông thì mạch Trầm, Phong thủy thì mạch Phù, thủy
tích vào trong lý thành mạch Trầm. Thủy thịnh ở trong đầy tràn ra ngoài làm
toàn thân sưng vàng vì thủy tích bên trong thành thấp nhiệt. Về lý thủy là thủy
tà xâm nhập vào tạng, mỗi tạng bị thủy tích có dấu hiệu khác nhau :
Tâm bị thủy : mình nặng, ít hơi để thở, không nằm được, bộ sinh dục sưng, người
phiền muộn, khô khát
Can bị thủy : Hông và bụng to, đau, xoay trở không được, tiểu tiện lúc thông lúc
không thông.
Phế bị thủy : mình sưng, tiểu tiện khó, thỉnh thoảng đi cầu phân ra như cứt vịt.
Tỳ bị thủy : Bụng to, tứ chi nặng nề, bế khí khó thở, tiểu khó.
Thận bị thủy : Bụng to, rốn sưng, eo lưng đau, bộ sinh dục ẩm uớt có mồ hôi, tiểu
không được, thùy là âm, thận là âm, 2 âm gặp nhau thành dương khí không vận
hành làm chân lạnh, bên trên thượng tiêu thiếu dương khí nên mặt lại ốm.
5-BỆNH CHUYÊN
KHOA KHÍ PHẬN, HUYẾT PHẬN VÀ THỦY PHẬN
a-KHÍ PHẬN :
Nếu dương khí
không thông thì người lạnh, âm khí không thông thì đau xương. Dương thông trước
thì sợ lạnh, âm thông trước thì tê mất cảm giác. Khí phận thực thì đánh dắm,
khí phận hư thì đái són.
Thốn khẩu mạch
Trì + Sắc, thì Trì là hàn, Sắc là huyết không đủ.
Dương khí mạch Vi
thì khí huyết hàn và không đủ làm vinh-vệ khí không thông.
Triệu chứng của bệnh
thuộc khí phận, dưới tim cứng to như cái mâm, xung quanh như cái vành mâm do
hàn khí thừa lúc dương khí hư bị kết ở phần khí.
b-HUYẾT PHẬN :
Kinh thủy dứt trước
sau đó mới mắc bệnh thủy.Thiếu dương thì mạch Vi, thiếu âm thì mạch Tế,
Đàn ông thì tiểu
không thông, đàn bà kinh thủy không thông là máu không thông.
Nếu Thốn khẩu mạch
Trầm + Sác, thì Sác là xuất ra, làm dương phát nóng, Trầm là nhập vào làm huyết
kết.
Thiếu âm thì mạch
Trầm + Hoạt, Trầm là bệnh thuộc lý, Hoạt là bệnh thuộc thực, hai khí nghịch
nhau làm huyết kết tụ ở tử cung sưng đau. Nếu để huyết ứ kết tồn đọng lâu ngày
không ra được kết thành khối bướu ung thư gọi là trưng hà.
c-THỦY PHẬN :
Nhân thủy làm bệnh
liên quan đến huyết tức là có bệnh thủy trước sau đó kinh thủy ( huyết) mới dứt.
6-BỆNH CHUYÊN
KHOA PHONG-HÀN Ở NGŨ TẠNG
a-Phổi trúng
phong
Tân dịch kết
không lên miệng làm khô họng, nguợc lại khí nghẽn không xuống làm suyễn, phế bị
phong tà nên khó vận hành phế khí, nên vận động nặng nề, người mê muội vì thanh
khí không giáng, trọc khí trào lên đầu, chức năng chuyển hóa thủy bị mất nên bị
bệnh thủng trướng.
b-Phổi trúng
hàn :
Mửa ra nước mũi đục,
ngũ dịch lên phổi làm ra nước mũi do hàn khí làm bế khiếu mũi nên xuất ra miệng.
c-Tạng phế chết
:
Phổi đang trở
thành tạng chết, ấn nhẹ tay có mạch Hư, ấn nặng tay thì có mạch Nhược
d-Can trúng
phong :
Đầu, mắt giật do
phong động đi lên, hai bên hông đau do phong thắng thì mạch cấp, đau rút lưng
nên đi bị còng, bệnh này thích ăn ngọt để cơ thể bổ mạnh tỳ thổ chống lại can mộc
không thể phạt thổ.
e-Can trúng
hàn :
Làm gân co quắp 2
tay không dơ lên được, mạch can lên đến sau họng.
Can trúng hàn thì
bức nhiệt lên trên nên cuống lưỡi khô ráo.
Can bị uất nên
hay thở dài.
Mạch can chạy qua
ngực bị bế tăc làm đau ngực không xoay trở được, ăn vào thì mửa ra và ra mồ
hôi.
f-Tạng can chết
:
Bắt mạch nhẹ tay
thấy mạch Nhược, nặng tay như thấy sợi tơ hay cong như rắn bò.
g-Tâm trúng
phong :
Phát sốt từng chập,
tâm là vua, khi vua bệnh tâm, xương cốt đều hư không cử động được, thấy đói
nhưng ăn vào thì ói do hỏa loạn bên trong mà nhiệt thì ngăn cách ở trên .
h-Tâm trúng
hàn :
Tâm thuộc hỏa mà
trúng hàn làm trong người khó chịu, nặng thì có cảm giác như có trùng bò từ tim
ra phía sau lưng đau thấu từ bên này qua bên kia, thì có mạch Phù
Tạng tâm bị tổn
thương thì mạch Huyền, chỗ bị giật giật đau do tâm hư ở trên mà thận động ở dưới
làm đau trong tim bứt rứt, phát sốt, mệt nhọc, đầu tưng tức, mặt đỏ.
i-Tạng tâm chết
:
Bắt nhẹ tay mạch
thực như hột đậu, nặng tay thấy càng động nhanh.
j-Tỳ trúng
phong :
Do phong khí tràn
đầy cơ nhục khiến người gai gai sốt, làm loạn tâm ý như người say, bụng bứt rứt
nặng nề, da mặt giựt giựt, hơi thở ngắn do khí bết tắc bên trong.
k-Tỳ trúng hàn
:
Người lạnh, sợ lạnh,
bụng đau do hàn ăn vào ói ra, không vui thở dài, người đuối sức dần
l-Tạng tỳ chết
:
Bắt mạch nhẹ tay
thì Phù + Đại mà mạch cứng chắc, là vị khí tuyệt, ấn nặng tay cảm thấy như cái
ly úp bên ngoài cứng bên trong rỗng
m-Thận trúng
hàn :
Thận không trúng
phong, phong chỉ trúng vào phần trên của cơ thể, khi thận trúng hàn thì cơ thể
nặng nề, eo lưng lạnh như ngồi trong nước lạnh, nếu ăn uống bình thường thì bao
tử không có bệnh, tiểu tiện tự thông là hàn ở phần dưới hạ tiêu còn ở ngoài thận
hệ liên quan đến bàng quang.
n-Tạng thận chết
:
Bắt mạch nhẹ thấy
mạch cứng như mạch Cách, ấn nặng tay thấy mạch loạn như hòn lăn
VII-BỆNH
CHUYÊN KHOA UNG THƯ DO TÍCH-TỤ, BỆNH CỐC KHÍ
a-Tích :
Là vết tích, bệnh
thuộc âm khí, còn tạng cũng thuộc âm, hai âm xung đột nhau gây ra đau một chỗ
không dời đổi là bệnh của tạng, trong tạng.
Các bệnh tích ở
đây nói chung là tích khí, tích huyết, tích đàm, tích thức ăn lâu trong bao tử,
ngày nay gọi là bệnh ung thư.
b-Tụ :
Là bệnh của phủ
thuộc dương khí, hai dương lấn nhau lúc có lúc không hay dời đổi vị trí đau
không nhất định.
c-Bệnh cốc khí
:
Là tà khí do thức
ăn tích tụ lâu ngày trong bao tử thành thực sẽ thừa khắc (khắc ngược lại, thay
vì mộc khắc thổ, thỉ thổ mạnh hơn đánh trả lại mộc) gây ra chứng đau hông sườn,
nhưng khi lấy tay đè vào nơi đau hông sườn thì can khí được thông hết đau,
buông ra lại bị đau, nguyên nhân do ăn uống không điều độ thức ăn không chuyển
hóa vẫn còn tích tụ trong bao tử.
Nếu do bệnh Tích,
thì mạch Tế bám sát vào xương ấn mạnh tay mới thấy.
Mạch Tế ở Thốn bộ
thì Tích nằm ở trong ngực, mạch Tế ở vị trí trên Thốn thì tich ở cổ họng, ở
Quan bộ thì tích ở 2 bên rốn, ở trên Quan bộ thì tích ở dưới tim, ở dưới Quan bộ
thì tích ở bụng dưới, ở Xích bộ thì tích ở Khí Xung trên háng, ở phụ nữ thì
tích ở buồng trứng bộ sinh dục, ở Xích bộ bên trái thì bệnh ở buồng trứng bên
trái, ở bên phải thì buồng trứng bên phải, ở cả 2 bên Xích bộ thì ở giữa tử
cung
Bệnh tích thuộc bệnh
âm nên mạch Tế + Trầm bám sát tận xương.
d-Nguyên nhân
của bệnh khí-huyết tích tụ thành ung bướu, ung thư theo lý thuyết mạch học :
Bướu trong lồng
ngực, 2 mạch thốn đều Trầm + Phục + Tế
Bướu cổ thì Thốn bộ có mạch Vi
Bướu ở cuống bao
tử dưới rốn, ở Quan bộ có mạch Vi
Khí huyết tích tụ
ở dưới tim làm đáy tim nở lớn, có mạch Vi giữa 2 bộ Thốn-Quan
Bướu ở Tiểu Trường,
có mạch Vi dưới Quan bộ.
Bướu ở trên háng
thuộc bộ sinh dục nam nữ, mạch Vi ở Xích bộ, Xích bộ bên nào có mạch Vi thì bên
đó có bướu, cả 2 bên có mạch Vi thì có bướu ở giữa như cổ tử cung hay tử cung.
Ung thư gan hoặc
bướu gan quan bộ có mạch Huyền + Tế
Ung thư phổi hoặc
bướu phổi, mạch phế bộ Phù + Tế
Bướu thận mạch Trầm
+ Hoạt
Tâm tích tụ như
sưng Tâm Bào Lạc, nghẹt động mạch vành, thì mạch Tâm bộ Trầm + Khâu
Sưng bướu tỳ, ung
thư lá mía, hễ ăn vào mửa ra ngay, mạch tỳ bộ Thực + Trường
Mạch Kết + Vi thì
tích tụ nhỏ, mạch Kết + Phù + Đại thì tích lớn
Các loại tích tụ
ung bướu mà mạch Hư + Nhược thì rất khó chữa
Trầm vô lực : Bệnh khí uất không chạy, làm thủy thủng phù nước ứ đọng
không tiêu, ngực đầy nghẽn, bụng có hòn cục thành bệnh trưng hà ung thư.
Trầm + Thực ở
thận bộ : Âm khí tích tụ ở hạ tiêu sinh ra trùng sán hoặc chứng đóng cục cứng ở
bụng dưới sau thành ung thư
Trầm + Phục ở Tỳ
bộ : Âm khí uất kết thành khối trong bụng làm thành ung thư bao tử hay lá lách
Trì + Sác : Do khí thấp và nhiệt đình trệ trong người làm ra bệnh ợ
chua, bệnh nổi hòn cục trong bụng ấn vào thấy đau, để lâu thành ung thư. (Tây y
gọi là bệnh ung thư ổ bụng)
Mạch Hồng + Khẩn : Ở Khí Khẩu là tà khí độc chạy vào kinh mạch làm hại
phế thở hổn hển, vào bụng làm đầy bụng, ngoài da nổi mụn ung nhọt, bên trong
người nổi ung bướu gây ung thư do nhiệt.
Huyền + Khẩn : Do khí lạnh đọng ở kinh lạc thành bệnh tích tụ ung bướu.
Mạch Khâu + Khẩn + Sác : Có ung nhọt trong trường vị, thấy nóng trong
ruột non
Khâu + Hồng + Sác : Ung thư ruột
Mạch Phục : Ở Khí Khẩu do lo nghĩ vất vả qúa làm hao tổn thần khí, nếu ở
Thốn bộ do đàm nhiệt kết thuộc loại ung thư nhiệt, ở Thốn bộ do hàn khí tích tụ
thuộc ung thư hàn, ở Quan bộ do cả 2 đàm nhiệt kết và hàn khí tích tụ làm cho bệnh
nhân cảm thấy nơi khối u lúc nóng lúc lạnh.
Mạch Tế + Khẩn : Trong người khí huyết bị hàn thấp tích tụ gây ung thư
do huyết không được trao đổi oxy thành huyết hư, trước khi bị ung thư đã có dấu
hiệu thần kinh co rút làm đau nhức lưng, đau mình.
Mạch Kết + Xúc : Trong người huyết ứ kết thành ung thư
Ba bộ đều mạch Huyền : Gan nóng làm đau đỏ mắt, mắt kéo mây mờ, chảy nước
mắt, nặng thì phát mụn nhọt hay ung thư.
Ba bộ Trì + Hoãn + Sắc : Bao tử kết hàn lạnh thành cục bướu.
Tâm bộ Phù + Tuyệt : Bụng dưới rốn đau do tỳ lạnh thành bệnh trưng hà (
ung thư)
Trầm + Vi ở Thận bộ : Thận khí hư, đàn ông bệnh di tinh, tiểu ra máu do
khí kết ở thận thành sạn thận. Đàn bà bị băng huyết, huyết trắng, kinh nguyệt
không thông, nếu để lâu không chữa khỏi sinh ra ngứa âm hộ, ung thư tử cung,
chân đùi nhức mỏi đau buốt.
Trầm + Trì ở Thận bộ : Thận bị hàn tà làm đi tiểu luôn, tinh khí bạc
nhược, đàn bà bị huyết kết ở tử cung làm đau, nặng thì bị ung thư.
VIII-KHÁM BỆNH BẰNG MẠCH ĐẶC BIỆT
A-Khám bệnh bằng 3 động mạch của huyệt chính của kinh gan Thái Xung,
kinh thận Thái Khê, và kinh vị Xung Dương :
Ba mạch này không thể so sánh với 6 mạch trên cổ tay gồm đủ 12 kinh lạc,
nhưng khi mạch ở cổ tay hết mà 3 mạch này còn động thì dù bệnh nặng cũng còn chữa
được, thầy thuốc đông y có thể bắt mạch ở dưới chân của bệnh nhân dựa trên 3 động
mạch quan trọng liên quan đến gan, thận và bao tử.
1-HUYỆT THÁI XUNG :
|
Là Nguyên Huyệt của gan dùng để biết bệnh hư-thực của gan, nó là Du
huyệt thổ, huyệt số 3 của kinh Can.
Chức năng nhiệm vụ của huyệt là ổn định can khí, quản lý huyết, thông
mạch khí của gan, đuổi thấp nhiệt ở hạ tiêu, điều hỏa của gan.
Cho nên nếu sờ tay vào huyệt này còn đập thì bệnh còn cứu chữa được,
nếu không nghe được mạch động đậy thì can khí đã hết sẽ khó chữa.
|
2-HUYỆT THÁI KHÊ :
|
Là Nguyên Huyệt và Du huyệt, huyệt số 3 của kinh Thận.
Chức năng của huyệt là điều tiết thận âm, đuổi nhiệt, làm mạnh lưng gối,
phục hồi nguyên khí, quản lý bộ sinh dục.
Nếu bắt mạch ở huyệt này còn thấy mạch đập thì bệnh còn chữa được, nếu
không đập thì thận khí hết, thuộc loại bệnh khó chữa
|
3-HUYỆT XUNG DƯƠNG :
|
Là Nguyên Huyệt, huyệt số 24 kinh Vị.
Chức năng của huyệt là trợ bao tử khí hóa thức ăn, ổn định vị khí và
định thần.
Nếu bắt mạch huyệt này còn động là vị khí còn, nếu không còn động là
Vị khí hết.
|
B-Khám bệnh nơi động mạch của huyệt KHÍ HẢI và ĐAN ĐIỀN (QUAN NGUYÊN)
Các thầy chữa bệnh bằng huyệt châm cứu nếu không chuyên bắt mạch cổ
tay, thì cũng có thể bắt mạch động ở 3 nguyên huyệt gan, thận, vị hay ấn tay
nghe mạch động dưới huyệt Khí Hải và Quan Nguyên trên đường kinh Mạch Nhâm.
1-HUYỆT KHÍ HẢI :
|
Khí Hải là huyệt thứ 6 trên Mạch Nhâm
Chức năng của huyệt :
Điều ích tích nguyên khí bổ thận khí hư, lý kinh đới, ôn hạ tiêu, khử
thấp trọc, hòa vinh huyết.
|
2-HUYỆT QUAN NGUYÊN :
|
Đan Điền hay Huyệt Quan Nguyên là huyệt thứ 4 trên Mạch Nhâm
Chức năng của huyệt :
Bồi thận cố bản, bổ khí hồi dương, ôn điều thất tinh cung, trừ hàn thấp,
phân thanh trọc, điều nguyên, tán tà, tiêu viêm nhiễm, ứ kết, bảo kiện gan tỳ
thận âm dương..
|
IX-NHỮNG BỆNH CÓ MẠCH DỄ CHỮA VÀ KHÓ CHỮA TRONG ĐÔNG Y
BỆNH
CHỨNG
|
MẠCH
CHỮA ĐƯỢC
|
MẠCH
NGUY HIỂM
|
Bệnh thương
hàn
Trúng phong
Đau bụng tiêu
chảy
Tiêu chảy ói
mửa
Trúng ác khí
làm đầy bụng
Đi cầu
Đi tiêu lỏng
Đau tim
Thổ huyết
Sốt mê sảng
Bệnh tiêu
khát
Có thai
Ho
Ho khó thở
Ho do thủy thủng
Ho đàm dính
máu
Đàm suyễn
Trướng bụng
Nhức đầu
Vết thương đứt
da làm độc
Trúng độc
Bệnh thủy khí
Nội thương
Tức ngực
Phong tí (đau
do gió)
Thận làm đau
tức lưng
Đau tức lưng
bụng
Bệnh huyết trắng
phụ nữ
Cuồng nhiệt
Máu cam, thổ
huyết
Hỏa vượng làm
phiền khát, đau tim, đau mắt
Mắt sưng đau
không nhìn được
Người khô sốt
li bì, mồ hôi phong thấp rịn ra hoài
Bệnh thuộc
tim
Bệnh thuộc tỳ
Bệnh thuộc phổi
Bệnh thuộc thận
Bệnh thuộc
gan
Bệnh thuộc Mệnh
Môn
|
Đại, Hồng
Phù, Trì
Khâu, Hồng
Tế, Trầm
Khẩn, Tế
Thực, Đại
Vi, Tế
Trầm, Tế
Trầm, Tế
Thực
Sác, Đại
Đại, Hồng
Hồng, Nhu
Phù, Hoãn
Hoạt, Phù
Trầm, Nhược
Phù, Đại
Đại
Hoạt, Phù
Vi, Tế
Đại, Sác
Phù, Đại
Huyền, Khẩn
Khẩn, Phù
Hư, Nhu
Hoãn, Phù
Hoạt
Hoạt, Trầm
Đại, Phù
Tế, Trầm
Sác, Thực
Phù, Đoản
Vi, Tế
Hồng
Hoãn
Phù
Hoạt, Trầm
Huyền
Trầm
|
Trầm, Tế
Cấp, Sác, Thực,
Đại
Trì, Vi
Sác, Xúc
Đại, Hồng
Trầm, Nhược
Đại, khẩn, Hoạt
Khâu, Đại,
Trường, Huyền
Đại, Phù
Trầm, Vi
Tế, Hư
Trầm, Tế
Phục, Trầm
Huyền, Cấp
Vi, Tế
Thực, Đại,
Sác
Sác
Vi, Tế
Đoản, Sắc
Đại, Sác
Vi, Tế
Vi, Tế
Nhược, Tế
Nhược, Nhu
Khẩn, Cấp
Sác, Trầm
Sác
Phù, Hư
Vi, Tế
Phù, Vi
Cấp, Đại
Xúc, Sác
Cấp, Xúc
Huyền, Khẩn,
Truờng
Khẩn
Vi, Tế
Trầm, Đoản
Tuyệt, Phục
|
X-TỔNG KẾT XẾP
LOẠI CÓ BAO NHIÊU MẠCH BỆNH THEO KINH NGHIỆM ĐÔNG Y
A-Mạch bệnh
đông y đã được đúc kết hoàn chỉnh thành hệ thống từ
kinh nghiệm nhiều đời của các vị thầy thuốc giỏi ngày xưa gọi là thái y hay đại
phu, gồm có :
257 loại bệnh căn
bàn và 36 loại bệnh phụ khoa về kinh nguyệt thai sản, sữa. Các loại bệnh này có
mạch chứng nhất định của nó.
Nếu ngành khoa học
thực nghiệm phát minh ra được bộ máy bắt mạch, thay vì bắt mạch bằng tay như
đông y, thì ngành xét nghiệm y khoa ngày nay cũng sẽ có thêm được những kinh
nghiệm chẩn đoán bệnh chính xác hơn, phong phú hơn, tiện lợi hơn, nhanh hơn, lại
không làm mất sức bệnh nhân khi phải lấy máu, phân, nước tiểu để thử nghiệm, lại
không phải dùng hóa chất cản quang để chụp hay siêu âm gây hại sức khỏe cho bệnh
nhân.
Hệ thống 257
loại bệnh căn bản được xếp loại như sau :
18 loại bệnh
dương thuộc bên ngoài tạng phủ là 6 vùng gồm : đầu,
gáy, eo lưng, xương sống, tay, chân, là loại bệnh thuộc khí vinh ( dinh dưỡng)
khí vệ (hệ miễn nhiễm). Khí vinh bất túc (không đủ dinh dưỡng) gây ra bệnh. Khí
Vệ (bảo vệ) bất túc ( yếu kém) gây ra bệnh. Cả vinh và vệ khí bất túc có nghĩa
là 6 vùng bệnh trên do bệnh thiếu dinh dưởng thuộc âm, do bệnh thiếu khí lực bảo
vệ thuộc dương, và do cả khí ( dương) và huyết ( âm), tổng cộng là 18 loại bệnh,
nhưng những loại bệnh này còn ở 6 vùng chưa xâm phạm nội tạng, nên gọi chung là
18 loại bệnh thuộc dương bệnh.
18 loại bệnh
âm thuộc phạm vi bên trong cơ thể, do ảnh hưởng của
khí và huyết chia 2 loại hư hay thực ( thiếu hay dư thừa) gây ra 9 loại bệnh
như : ho, hơi kéo lên, suyễn, ói mửa, nghẹn, sôi ruôt, trướng đầy, tim đau,
co quắp tạo ra 9 loại bệnh hư, 9 loại bệnh thực.
198 loại bệnh
của lục phủ ngũ tạng, vì mỗi tạng hay phủ đều có 18 loại
bệnh do lục dâm ( khí thời tiết môi trường gọi là khí ngoại tà) làm thành bệnh
: khí bị ngoại tà, huyết bị ngoại tà, khí và huyết bị ngoại tà (3 loại thọ tà x
6 khi ngoại tà lục dâm = 18 loại bệnh)
18 loại bệnh trên
x 11 tạng phủ (lục phủ + ngũ tạng) =198 loại bệnh
Bệnh nội tà gồm
có :
5 loại bệnh lao tổn
của ngũ tạng,
7 loại bệnh do biến
đổi tâm lý thất tình như : Mừng qúa, suy nghĩ qúa, lo lắng qúa, giận qúa, sợ
hãi qúa, hốt hoảng qúa, bi thương qúa.
6 loại bệnh cực
khổ do : thức, ngủ, ăn, uống, tình, chí, thất thường không điều độ.
5 loại tà trúng
vào người như :
Phong là dương
trúng đằng trước thân thể
Hàn là âm trúng đằng
sau
Thấp tà thuộc trọc
khí (khí ẩm thấp nặng nề) trúng từ bên dưới, sương (hơi ẩm lạnh) thuộc thanh
khí trúng từ bên trên, hàn làm tổn thương kinh mạch thuộc âm, nhiệt làm tổn
thương lạc mạch thuộc dương.
257 loại bệnh căn
bản thực ra chưa đủ, vì nó còn có những biến chứng truyền kinh, như bệnh Hư Chứng
thì truyền theo cặp âm-dương và mẹ truyền con. Còn Thực Chứng do thực tà thì
truyền theo 5 cách, truyền vào bất kỳ tạng phủ nào suy yếu.
Ngoài ra không kể
đến các bệnh ngoại khoa răng hàm mặt, mắt tai mũi họng, và các loại bệnh do chữa
sai lầm gây ra biến chứng thành các loại bệnh nan y khó chữa, nhưng tất cả mọi
bệnh không nằm ngoài kết qủa của máy đo áp huyết đã tìm ra được tổng cộng 6084
loại bệnh nặng nhẹ khác nhau được dẫn giải ở phần 2 .
B-Khuyết điểm
của cách khám bệnh bằng mạch đông y :
Cách bắt mạch của
các thầy thuốc đông y dựa vào hơi thở của thầy thuốc, cứ 1 hơi thờ ra vào bình
thường của 1 thầy thuốc khỏe mạnh không bệnh tật thì đặt tay khám mạch bệnh cho
một bệnh nhân khi nghe được mạch dưới ngón tay được 4-5 nhịp thì đó là mạch khỏe,
không bị bệnh.
Khi 1 hơi thở của
thầy thuốc bắt tay nghe được nhịp mạch thấp hơn như 3 nhịp là mạch đường kinh này hơi lạnh, nếu nghe được 2 nhịp,
thì mạch này bị lạnh nhiều hơn, nếu nghe được 1 nhịp thì mạnh bệnh này rất hàn,
rất lạnh.
Ngược lại khi 1
hơi thở của thầy thuốc nghe được mạch bệnh đập 5 nhịp thì mạnh bệnh bị hơi
nóng, nghe được 6 nhịp là mạch nóng nhiều hơn, nghe được 7 nhịp là mạch qúa
nóng nhiệt.
Như vậy thầy thuốc
đông y chú trọng đến nguyên nhân đầu tiên là tìm bệnh chứng hàn hay nhiệt trước
rồi mới nghe diễn biến của mạch chạy ra sao rồi so sánh với kinh nghiệm trên lý
thuyết để tìm ra nguyên nhân bệnh.
Tại sao gọi là
khuyết điểm của phương pháp bắt mạch tìm bệnh theo đông y, vì thầy thuốc không
phải là 1 cái máy lúc nào cũng bắt mạch được chính xác theo hơi thở của mình,
đôi lúc thầy thuốc bắt mạch sai, chính là lúc thầy thuốc cũng đang bị bệnh, hơi
thở của thầy thuốc sẽ dài hơn hay ngắn hơn, nên dựa vào hơi thở thầy thuốc lúc
này để xác định chứng bệnh hàn hay nhiệt của bệnh nhân là sai không chính xác bằng
máy đo nhịp tim mạch của tây y.
Khi quan sát hơi
thở của một người khỏe mạnh không bệnh tật có nhịp thở đều 18-20 hơi thở trong
1 phút, và một người khỏe mạnh không bệnh tật, và thầy thuốc cũng có hơi thở
không bệnh tật, 1 hơi thở của thầy thuốc bắt một mạch không bệnh thì mạch đập 4
lần, kết qủa này trùng với kết qủa của máy móc tây y là nhịp tim đập trung bình
của người khỏe mạnh là :
18 hơi thở x 4 nhịp
mạch đập = 72 nhịp, hay 20 hơi thở x 4 =
80 nhịp, kết qủa này cũng đã được tây y công nhận một người khỏe mạnh có nhịp
tim đập từ 72 đến 80 nhịp/ phút
Nhưng dùng hơi thở
này của thầy thuốc đông y khám bệnh cho trẻ em thì không chính xác, vì trẻ em mạch
nhanh chậm bất thường hơn ở mỗi trẻ khác nhau, nhưng thân nhiệt đo bằng nhiệt kế
cũng bình hường như người lớn.
Đó là lý do tại
sao trên thế giới này không có nhiều thầy thuốc đông y bắt mạch gỉỏi. Do đó
ngành Y HỌC BỔ SUNG ra đời đem kinh nghiệm tinh hoa của đông y chuyển sang cách
khám bệnh bằng máy móc tây y sẽ khám và định bệnh chính xác hơn bằng con số mà
không ai có thể phản bác.
Cho nên tất cả
các bệnh được ngành Y HỌC BỔ SUNG kiểm chứng bằng 4 máy đơn giản của tây y như
máy đo áp huyết, máy đo đường, nhiệt kế, máy Quest ISpO2 hoặc Masimo có chỉ số
bơm máu sẽ cho ra những kết qủa đều xác định được 3 yếu tố bệnh do Khi lực
(Dương)/ Huyết ( Âm)/Nhịp tim ( Hàn-Nhiệt) từ đó suy ra nguyên nhân bệnh và
cách chữa đúng theo 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire