Nhìn lại sử liệu viết về Nguyễn Huệ Quang Trung và Gia Long Nguyễn Ánh (1)
Mới
ðây, bạn bè có gửi cho tôi một bài viết của cố giáo sư Trần Quốc Vượng
nhan ðề: Mấy vấn ðề về vua Gia Long. Bài tham luận của gs Trần Quốc
Vượng ðược viết cho một buổi Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh vào năm 1996.
Nhưng do liên quan ðến quan ðiểm chính trị mà buổi hội thảo bị bãi bỏ và
bài của gs Trần Quốc Vượng cũng chưa ðược ðăng lần nào.
Nguyễn Văn Lục
Theo gs
Vượng, quan ðiểm sử học của Hà Nội là phủ ðịnh sạch trơn(table rase) về
thời Nguyễn và nhà Nguyễn. Bài viết của gs Vượng phù hợp quan ðiểm của
tôi là cần nhìn lại về Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh!! Bài tham khảo của tôi
chắc hẳn ðã từng gây sốc và sẽ gây sốc, làm phiền lòng nhiều người vì
ðụng chạm ðến những ðiều không ðược phép ðụng chạm!! Biết làm sao ðược.
Lịch sử bao giờ cũng ở số nhiều.
Vì thế có
thứ lịch sử của kẻ cai trị, kẻ cầm quyền và nhất là thứ sử của kẻ cầm
bút mà ðôi khi họ chỉ là thứ cung văn. Trong các chế ðộ độc tài ðảng trị
bây gìờ thì nhà sử học bị liệt vào hạng văn nô. Chẳng hạn như trường
hợp sử gia Dương Trung Quốc mà Tưởng Năng Tiến ðã nêu tên trong một bài
viết mới ðây của anh.
Trong khi đó, lịch sử lại chỉ có thể xảy ra duy nhất một lần.
Phần còn lại của lịch sử được viết đi, viết lại nhiều lần tùy theo mỗi người và tùy theo mỗi thời kỳ.
Trong lịch
sử Việt Nam có hai nhân vật lịch sử cách ðây hơn 200 năm, người này
người kia ðã làm nên vận mệnh lịch sử Việt Nam là Tây Sơn Nguyễn Huệ và
Nguyễn Ánh Gia Long. Vóc dáng và sự nghiệp của họ ðã ðược huyền thoại
hóa, ðược vinh danh hoặc ðã bị bôi nhọ và bị người ðời nguyền rủa tùy
theo ngòi bút của các người viết sử.
Vấn đề ở đây
là có một thứ lịch sử của những nhân vật lịch sử hay là thứ lịch sử của
những người viết sử? Muốn nhìn lại chân diện những nhận vật lịch sử này
quả thực không dễ. Một phần phải xóa đi những lớp bụi thời gian đã đóng
rêu, đóng mốc đến mọc rễ trên họ. Một phần phải bỏ đi những định kiến
đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người như một thứ chân lý, sự thật hiển
nhiên.
Đó là hai công việc đồng thời phải làm.
Chẳng những
phải xóa bỏ thần tượng trong sách vở, xóa bỏ những đám mây mù tài liệu
và hơn tất cả, xóa bỏ thần tượng trong đầu mỗi người mà công việc ấy gần
như thể là một công việc tẩy não.
Và nhiệm vụ
của sử học không thể câu nệ chỉ căn cứ vào sự đồng tình ít hay nhiều của
người đời rồi cứ thế trôi theo. Bài viết này mong trả lại được công đạo
cho sự thật và một cách gián tiếp giải trừ một số huyền thoại về Tây
Sơn Nguyễn Huệ và trả lại công đạo cho Nguyễn Ánh dựa trên một số công
trình của các nhà nghiên cứu chuyên ngành về sử.
Người viết cùng lắm chỉ làm công việc thông tin qua những kiến thức sử của các vị chuyên ngành viết sử.
1. Có sự chênh lệnh quá ðáng về số lượng tài liệu viết về Tây Sơn
Người viết
nhận thấy có một sự thuận lợi rõ ràng về số lượng tài liệu viết về Tây
Sơn và sự bất lợi vì quá ít tài liệu viết về phía Nguyễn Ánh. Số lượng
chênh lệch về tài liệu có một ý nghĩa gì? Phải chăng những người viết sử
chạy theo số đông như về hùa? Hay viết với nhiều cảm tính?
Ðộng cơ nào ðã thúc ðẩy họ viết như thế? Có thể ðộng cơ chính trị là chính yếu.
Hiểu ðược
những ðộng cơ thúc ðẩy họ viết là hiểu ðược một phần sự thật. Chẳng hạn
cộng sản Hà Nội trước ðây ðã hết lời ca tụng Tây Sơn nhằm lợi dụng Tây
Sơn. Nhưng phía các nhà viết sử Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 cũng có
phần tâng bốc Tây Sơn thì do ðộng cơ nào?
Phía tài
liệu sử nhà Nguyễn, ngoại trừ một số sách sử của triều Nguyễn viết một
cách chính thức như Ðại Nam chính biên liệt truyện, Ðại Nam Thực lục
tiền biên và chính biên viết theo lối biên niên. Ðây là số lượng tài
liệu ðồ sộ, nhưng lại không dễ ðược tiếp cận và nay dù ðã dịch từ Hán ra
Việt cũng không mấy người có ðể ðọc.
Người viết
đọc các tập tài liệu này, măc dầu có những khuyết điểm không tránh được
như sự rườm rà, quá chi ly từng sự việc, nhưng rõ nét tính chính thống.
Không thể
phủ nhận tinh thần công tâm, nhân cách các nhà viết sử biên niên triều
Nguyễn. Tất cả trên dưới gồm 30 vị. Nhiều sự kiện lịch sử nay vẫn có giá
trị sử học vô giá.
Ngoài thứ
chính sử đó ra thì hầu như không có mấy ai “ở ngoài luồng” sau này để
công sức viết đến nơi đến chốn về 100 năm nhà Nguyễn Gia Long.
25 năm
Nguyễn Ánh nằm gai nếm mật lao ðao. Ông vào sinh ra tử. Và gần 100 năm
dòng họ ngồi ở ngôi báu. Biết bao điều để phải nói, phải viết.
Không lẽ chúng ta lại phải ngồi đợi một nhà sử học ngoại quốc nào đó lò mò để cả đời ra viết hộ chúng ta?
Triều đại
Tây Sơn ngắn ngủi mà đều là những năm bận rộn với chinh chiến. Liệu Tây
Sơn đã thực sự làm được gì? Vậy mà người ta có thể ngồi “vẽ ra” nào là
về chính trị, ngoại giao, chính sách về tôn giáo, tiền tệ, v.v… và
v.v…và ngay cả văn học thời Tây Sơn nữa.
Trong khi
nhà Nguyễn phải mất 88 năm mới biên soạn xong bộ Đại Nam Thực Lục mà số
người đọc được đếm trên đầu ngón tay! Vì những sách này lại rất khó đến
tay người đọc vì phần đông dân chúng không biết chữ Hán.
Cho nên đối
với phần đông dân chúng vì không được đọc chính sử nhà Nguyễn nên chỉ
nghe nói về sử hơn là đọc sử. Biết về Nguyễn Ánh phần đông chỉ là nghe
lời đồn hơn là đọc sử. Đây là điều bất lợi không nhỏ cho Nguyễn Ánh Gia
Long bị bao vây bởi một thứ sử dân gian, truyền miệng. Làm thế nào bịt
miệng dân gian?
Tư liệu viết về Quang Trung ðã nhiều lại viết một cách thiên lệch.
Hiện tượng
tài liệu sử viết về Quang Trung lấn lướt tài liệu viết về Nguyễn Ánh là
điều có thực. Có thể nó bắt đầu kể từ khi Trần Trọng Kim, một sử gia
Việt Nam dưới thời chính phủ Bảo Đại viết bộ sử Việt Nam Sử lược với một
cái nhìn mới về vua Quang Trung.
Nó ðã mở ðầu
cho một trào lưu viết sử về Quang Trung với nhiều hào quang, với nhiều
danh xưng tán tụng như “anh hùng áo vải, anh hùng dân tộc dựng cờ ðào,
Cách mạng nông dân Quang Trung Nguyễn Huệ và Napoleon, nhà ngoại giao
xuất sắc, Nguyễn Huệ với chiến lược con người vv,,
Nói không quá đáng là có sự hình thành một dòng Văn sử học viết về Tây Sơn.
Đồng ý phải
nhìn nhận ở một mặt nào đó, đôi khi một dân tộc cũng cần được nuôi dưỡng
bằng một số hào quang lịch sử như thế chấp cho sự tầm thường và kém cỏi
của đời sống.
Sức quyến rũ
về hình ảnh một Quang Trung anh hùng làm nức lòng mọi người, khơi dậy
tình tự dân tộc phải chăng cũng là một điều cần và đủ.
Nhưng liệu nó có thể thay thế cho sự trung thực của sử học?
Duyên Anh ðã có lần viết mơ ðược làm Người Quang Trung. Từ ðó, nhiều giới trẻ trong Nam trước 1975 cũng mơ như thế!!
Tài liệu sử
viết về Quang Trung nhiều đã đành. Cạnh đó, thơ văn, kịch nghê, sân
khấu, tiểu thuyết, sách giáo khoa, tên các địa danh, ngay cả các lễ hội
đã dành một chỗ cao cho “người anh hùng áo vải”.
Phải chăng
có một thứ sử học, văn học và văn hóa Quang Trung thấm đẫm tình tự dân
tộc, đất nước, con người theo cái tinh thần chúng ta sống với thời đại
của những người anh hùng?
Và cứ thế
tiếp nối sau đó có cả hơn một ngàn tài liệu sách vở viết về Quang Trung.
Cuốn sách viết về Tây Sơn được một số nhà viết sử tham khảo rộng rãi là
cuốn của Hoa Bằng: Quang Trung, Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc 1788-1792,
Sàigòn,1958.
Tựa đề sách coi Tây Sơn là anh hùng như một khẳng định vị thế của Quang Trung trong lịch sử và nhất là trong lòng người.
Nguyễn Phương với cuốn Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn, Sài Gòn, Khai Trí, 1967
Người ta có thể đồng ý với nhau là tài liệu
viết về Quang Trung thì nhiều. Nhưng phải chăng viết giống nhau cũng
nhiều.Trong đó có nên nhìn nhận tính chất viết nhái và thời thượng có
phần trổi bật không?
Người trước
viết thế nào thì người sau viết lại như thế. Nó chẳng khác gì khi có
phong trào “thời thượng triết hiện sinh” sau này.
Phải chăng có một phong trào, một sùng bái Tây Sơn?
Ở miền Nam,
tập san Sử Địa là “ấn tượng và biểu tượng” nhất của phong trào này cũng
đã trôi theo một dòng chảy “thời thượng” Tây Sơn. Trong đó Tập san Sử
Địa đã dành ba số chủ đề bàn về Tây Sơn.
Ý hướng
thiện chí thì có. Nhưng nay đọc lại thấy một số bài tham khảo viết dựa
trên những kiến thức “định sẵn”, phần biện luận một chiều được chú trọng
nhiều hơn phần tài liệu sử.
Đây là tính
chất đặc biệt của các cây viết sử Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 và có thể
cả sau 1975 viết trong tình trạng thiếu tài liệu. Càng thiếu tài liệu
thì càng biện giải thay vì trưng dẫn tài liệu.
Đã thế, cách
viết, cách chọn tài liệu, nhất là phong cách, ngôn ngữ xử dụng cho
người đọc bây giờ có cảm tưởng một số vị ấy tránh những tài liệu xem ra
bất lợi về Tây Sơn.
Đó là lối
viết sử viết một chiều. Đó cũng là tính chất đặc biệt của một số người
viết sử mà đôi vị dù viết rất cảm tình, rất thiên lệch, phong cách viết,
ngôn ngữ xử dụng đọc thấy “tự cao” ngoài khuôn khổ mà vẫn tự khoác cho
mình vai trò sử gia viết trung thực.
Vì thế nói
chung trong các bài tham khảo ấy, hầu như không có mấy bài chú trọng ðến
tài liệu sử Trung Hoa ðời Càn Long. Cũng ít chú trọng ðến các tài liệu
do phía người Pháp qua những phúc trình và thư từ của các giáo sĩ thừa
sai gửi về cho gia ðình hoặc tu hội của họ. Tài liệu này dài ðến mấy
ngàn trang mà một phần dành cho Việt Nam. Ngày nay, ai muốn ðọc ðều dễ
dàng tham khảo. Nhan đề là: Choix des lettres Edifiantes, Ecrites des
missions Etrangers.
Tôi nhận
thấy các nhà viết sử Hà Nội chẳng những không xử dụng tài liệu của nhà
Thanh mà cũng không thấy ai trích dẫn những lá thư thừa sai cũng như
Bulletin des amis du vieux Hue. ( Viết tắt là B.A V.H). Những tài liệu
này ðã ðược người Pháp cho dịch ra tiếng Việt. Chỉ riêng mình Leopold
Cadiere ðã viết khoảng 250 bài liên quan ðến Việt Nam.
Chẳng lẽ những tải liệu này ðều vô giá trị cả sao?
Những tài
liệu này ngoài tính chất quý báu là cái nhìn tại chỗ và không bị chi
phối nhiều về phe phái chính trị hẳn là có ưu điểm nói lên một phần sự
việc đã xảy ra.
Bà Ðặng
Phương Nghi người ðầu tiên dịch các tài liệu sang tiếng Việt như hai tài
liệu: “Vài tài liệu mới lạ về những cuộc Bắc tiến của Nguyễn Huệ, Sử
Ðịa số 9-10, 1968, tr94-243 và “Triều ðại vua Quang Trung dưới mắt các
nhà truyền giáo Tây Phương”, Sử ðịa số 13, Sàigòn 1969, tr.143-180.
Tài liệu ðã
hiếm hoi. Nhưng có một số tài liệu “ðầu tay”, ðầu nguồn cùng thời với sự
kiện lịch sử như thế này thì lại úy kỵ không dùng. Riêng người viết bài
này thì ngược lại không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi ðọc sấp tài
liệu này.
Phải đọc để thích thú với những sự kiện lịch sử về người, về việc cách đây trên hai thế kỷ. Nó diễn ra như thật trước mặt.
Vậy mà ngay
phần ðông người viết sử miền Nam hình như tránh né, ít xử dụng các loại
sử liệu của các thừa sai Pháp. Phải chăng vì nó trình bày những “bất
lợi”cho Tây Sơn.
Xem ra nhiều
nhà viết sử dị ứng với kho tài liệu này? Phải chăng vì nội dung của
chúng đi ngược với những kiến thức sử quen thuộc, hay nội dung đụng chạm
đến thần tượng Quang Trung mà họ đã trót tô vẽ?
Có người như Vũ Ngư Chiêu không ngần ngại xếp chúng vào loại tài liệu “lời đồn” hay “nghe kể”.
Hoặc cho
rằng các nhà truyền giáo này không có ý định viết sử. Hoặc họ có lập
trường chính thống ngả theo ủng hộ Nguyễn Ánh thay vì “tiếm vương” Quang
Trung.
Nhưng, theo
người viết, chính vì họ không có ý ðịnh viết sử, mà ðiều họ viết chỉ kể
lại nên về mặt sử liệu lại rất sử hơn ai hết!!
Vì thế, đấy vẫn là thứ tài liệu đầu nguồn, trực tiếp bằng sự có mặt của họ như một nhân chứng sử.
Sự kiện họ là nhân chứng là điều quan trọng nhất. Cùng lắm, ta dùng chúng với sự thận trọng như bất cứ tài liệu sử nào.
Xin nêu ra ở
đây như một bằng chứng là những vấn đề như chiến dịch Tây Sơn đánh ra
Bắc cũng như lịch sử nhà Tây Sơn trong hơn 40 số Tập San Sử Địa với rất
nhiều giới hạn tài liệu.
• Chủ đề thứ
nhất: Đặc Khảo về Quang Trung. Trong đó có đến 4 bài viết của Tạ Chí
Đại Trường như: Vai trò của Nguyễn Huệ trong chế độ quân chính của Tây
Sơn – Góp thêm về phổ hệ Tây Sơn v.v… Hoàng Xuân Hãn đóng góp với bài:
Việt Thanh chiến sử theo Ngụy Nguyên, một sử gia Trung Quốc đời Thanh.
Tạ Quang Phát với bài: Vua Quang Trung qua chính sử triều Nguyễn. Nhưng
một tài liệu không thể bỏ qua được của bà Đặng Phương Nghi trích và dịch
ra từ Văn khố Âu Châu bao gồm các thư: Lettres Édifiantes et Curieuse
của Gia Tô Hội.
• Chủ đề thứ
hai được thực hiện ngay năm sau, tháng1-3, năm 1969 để kỷ niệm: Kỷ niệm
chiến thắng Xuân Kỷ Dậu, Đống Đa. Tạ Chí Đại Trường như thường lệ có
bài: Đống Đa, mâu thuẫn văn hóa vượt biên giới. Hoàng Xuân Hãn với Bắc
Hành Tùng Kí. Nguyễn Nhã với: Tài dùng binh của Nguyễn Huệ. Đăng Phương
Nghi dịch: Triều đại Quang Trung dưới mắt các nhà truyền giáo Tây
Phương.
• Chủ đề thứ
ba số tháng 1-3, 1971: 200 năm Phong Trào Tây Sơn với các bài của Hoàng
Xuân Hãn: Phe chống đảng Tây Sơn ở Bắc với tập “Cử Trung Ngân”. Việc
mất đất 6 châu Hưng Hóa của Nguyễn Toại. Những ngày tàn của Tây Sơn dưới
mắt giáo sĩ Phương Tây, bản dịch của Nguyễn Ngọc Cư (tài liệu Nha Văn
Khố Pháp do bà Đặng Phương Nghi để lại trước khi bà sang Pháp dạy học ở
Đại học Sorbonne).
Trong cả ba
số chủ đề trên, sự đóng góp của Tạ Chí Đại Trường là nhiều và trổi bật.
Nhưng sự đóng góp của ông Hoàng Xuân Hãn và bà Đặng Phương Nghi trong
cách nhìn mới, tìm tòi nhiều tư liệu là đáng kể hơn cả.
Ít ra hai người đã mở ra một hướng nghiên cứu sử học như mở một cái lối đi trong khu rừng rậm.
Phía các người viết sử miền Bắc
Phần các nhà
viết sử miền Bắc xem ra “ði trước” các nhà viết sử trong Nam. Họ gán
cho Tây Sơn những vai trò “cách mạng” ði trước cả Mác-Lênin. Và phải
chăng Tây Sơn là ông tổ của cuộc cách mạng XHCN? Người ta ðọc ðược các
bài viết sau ðây về Tây Sơn, Nguyễn Huệ:
- Xã hội Việt Nam trong thế kỷ XVIII và những phong trào nông dân khởi nghĩa.
- Đánh giá cuộc cách mạng Tây Sơn và vai trò lịch sử của Nguyễn Huệ.
- Nguyên nhân thành bại của cuộc cách mạng Tây Sơn.
- Cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn qua một ít bức thư của người ngoại quốc đã ở Việt Nam đương thời.
- Giới thiệu văn học Việt Nam thời Tây Sơn
- Một số tài liệu về vấn đề ruộng đất thời Quang Trung
Người ta
cũng thừa hiểu rằng tất cả những người viết sử miền Bắc, dựa trên Sử
quan duy vật biện chứng đã biến sử học trở thành công cụ cho chế độ ấy.
Mặc dầu miền Bắc có một số trí thức đáng nể. Nhưng những vị này cũng tự
khuôn mình vào lối viết theo “lề phải” như Nguyễn Đổng Chi, Trần Văn
Giáp, Đào Duy Anh, Trần Thanh Mại, Trần Văn Giàu, Vũ Ngọc Phan, Trần Đức
Thảo.
Tôi có ðọc
ðâu ðây một bài viết của triết gia Trần Ðức Thảo viết về Thằng Bờm. Ta
quen gọi Thằng Bờm và Bờm trước sau chỉ là Bờm..Nhưng Bờm dưới mắt các
ngự sử miền Bắc là biểu tượng cho nhà tranh ðấu chống giai cấp phong
kiến nên không ðược gọi bằng thằng. Phải gọi trân trọng là Anh Bờm!!
Thật tội nghiệp cho Trần Ðức Thảo! Tội nghiệp cho trí thức miền Bắc!!
Tội nghiệp cho cả dân tộc Việt Nam. Và vì thế phải gọi Nguyễn Ánh là
thằng Nguyễn Ánh và anh Tây Sơn!!
Có thể gọi
chung đó là thứ sử phi sử. Đó cũng là là thứ sử nay phải viết lại hết,
viết lại từ đầu vì những điều gì họ viết về nhà Tây Sơn thì đều chỉ có
mục đích tuyên truyền.
Họ càng “tụng” Tây Sơn, Tây Sơn càng không phải Tây Sơn.
Sự ca tụng Tây Sơn có khác gì bây giờ họ đang “đánh bóng” Lý Công Uẩn?
Với những dụng ý như thế, Tây Sơn Nguyễn Huệ đã được bôi vẽ bằng rất nhiều hình ảnh không thật.
Sau 1975, Quách Tấn-Quách Giao có cho in Nhà Tây Sơn, xnb Trẻ, TP. HCM, 2000.
Đặc biệt có cuốn sách của Trần Quỳnh
Cư-Trần Viết Quỳnh nhan đề: Mười ba đời nhà Nguyễn đã không thiếu những
lời khiếm nhã đối với các vua nhà Nguyễn. Nhưng đặc biệt ở trang 172 có
ghi: Hành động cách mạng “số một” của vua Bảo Đại, trích hồi ký Từ triều
đình Huế đến chiến khu Việt Bắc của Phạm Khắc Hòe cho thấy sự kính
trọng của Bảo Đại đối với “ thánh” Nguyễn Ái Quốc!
Thánh Nguyễn Ái Quốc nay được tôn thờ trong một số đền chùa là phải!!
Những tài liệu ít ỏi viết về Nguyễn Ánh
Nhưng viết
về Nguyễn Ánh, khó khăn và hiếm hoi lắm mới gom ðược vài bài như: “Một
vài ý kiến về sự nghiệp Gia Long”, Phạm Việt Tuyền, Ðại Học Huế, số 8
tháng 3/1958. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thế Anh: La Monarchie des
Nguyên de la mort de Tu Ðuc à 1925. Bài viết gần ðây như: Ðánh giá lại
một số tài liệu về thời kỳ Tây Sơn, số 3, tháng 4-6, 2007, Dòng Sử Việt.
Bài viết này khá là quan trọng.
Mới đây
nhất, có bài viết khá lý thú của Võ Hương An: Bàn về Tây Sơn, Nguyễn
Ánh. Chuyện đời vay trả giải lý một phần nào những nỗi oan đổ trên đầu
Nguyễn Ánh.
Có thể còn
có một số bài viết khác mà người viết không thu tập được. Nhưng nói
chung nó quá ít ỏi so với số lượng tài liệu viết về Tây Sơn.
Nhưng người
viết tin rằng sẽ có những loạt bài khảo cứu nghiêm túc nhìn lại Tây Sơn
trong tương lai. Riêng các nhà viết sử có tiếng tăm ở miền Nam trước
1975, chắc hẳn phải điều chỉnh lại tầm nhìn lịch sử về các chiến thắng
cũng như con người Tây Sơn cho thích hợp.
Như nhận xét
ở trên, ông Hoàng Xuân Hãn là một trong những người sớm nhận ra tính
cách “một chiều” trong các bài khảo luận về Quang Trung. Vì thế, ông đã
dịch Việt Thanh Chiến, theo Ngụy Nguyên, một sử gia Trung Quốc đời Thanh
trong Càn Long chính vũ An-Nam ký, năm Đạo Quang thứ 22-1842 nhằm cân
bằng kiến thức lệnh lạc một chiều của một số người viết. Bài viết này về
mặt sử liệu nên được coi là một đóng góp quan trọng trong việc tìm hiểu
chiến dịch đánh ra Bắc của Tây Sơn Nguyễn Huệ.
Ông Hãn còn viết thêm bài: Phe chống Đảng Tây Sơn ở Bắc với tập “Cử Trung Ngân”
Ông cũng đã chú trọng và giới thiệu đến các
bộ sách sử khổng lồ Đại Thanh Thực Lục được xuất bản bên Nhật để độc
giả có thêm một cái nhìn “theo lề trái” về Quang Trung.
Cái ưu điểm
của ông Hoàng Xuân Hãn mà một số sử gia thời đệ nhất và đệ nhị không có
được là ông rành chữ Hán, tiếp xúc trực tiếp với tài liệu của Trung Hoa
cũng giống như các ông Phan Khoang, Chen Ching Ho (Trần Kính Hòa).
Viết sử Việt
Nam trong mối quan hệ với Trung Hoa mà không rành Hán Văn, lại không
chú trọng đến các tài liệu phía Trung Quốc phải chăng là một thiếu sót
mang danh nghĩa một nhà sử học?
Cái ưu điểm
của học giả Hoàng Xuân Hãn là cái nhìn cao và vượt trên tài liệu chỉ từ
một phía. Và theo ông, cần tham khảo sử liệu từ nhiều phía.
Vì thế, viết sử ta mà không đọc được sử Tầu thì mất đi ít nhất một nửa sự thật.
Sau này, các
người biên khảo sử như Nguyễn Duy Chính cũng đi theo hướng khảo cứu đó
khi tìm hiểu – điều mà ông gọi là Đi tìm một mảnh khuyết sử- thông qua
cuốn Khâm Định An Nam Kỷ lược. Cuốn sách của triều đình nhà Thanh tổng
hợp tất cả những thư từ, chiếu biểu của vua Càn Long liên lạc trao đổi
với nước ta.
Cũng theo
ông Nguyễn Duy Chính, đó là một văn bản hiếm quý để trong thư viện của
vua Gia Khánh (1798-1820), đóng dấu Ngự Thư Phòng Bảo, được in lại do Cố
Cung Bác Vật Viện biên tuyển, ấn hành lần thứ nhất vào tháng 6 năm
2000.
Vì thế khẳng định rằng viết về sử Việt mà thiếu sự tham khảo tài liệu sử Tàu thì dễ có nguy cơ rơi vào khiếm khuyết sử.
Sử một lần
nữa phải viết lại và nhiều bài viết sử thập niên 1960 chỉ có giá trị thư
tịch, tồn trữ đối chiếu mà không hé mở cánh cửa vào sự thật.
Cho nên phần
đông các tham luận về sử, đặc biệt viết về Quang Trung Nguyễn Huệ đăng
trong hơn 40 Tập San sử địa thì hiện nay chỉ có chút ít giá trị tham
chiếu. Nếu không nói là phải viết lại toàn bộ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire