caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 21 décembre 2014

Lừa khách mua đồ trả bằng thẻ trên net, của rẻ là của hôi.../ đọc thêm bài của chị Miss Saigon

Cám ơn anh Đính đã chuyển bài
CRTH



Angry childish face Royalty Free Stock Vector Art IllustrationTÔI  MI B LƯÀ
 
"Qua việc này mình học được một điều : "Nếu mình buông xả được thì mình có yên vui..."
Một điều nữa :  "Khi gặp khó khan,  mà có  được người bạn tốt là hạnh phúc lớn trong đời."
mời đọc lời tâm sự của bạn vàng để cảnh giác. 
DgN


TÔI MỚI BỊ LỪA.
Các bạn vàng,
Mình mới bị một cú lừa trắng trợn khiến tức tối đến mất ăn mất ngủ. Nay chuyện lừa đảo vẫn còn đó, nhưng
mình chuyển mục tiêu phải đòi cho được số tiền bị lừa sang mục tiêu đem chuyện lường đảo này ra ánh sáng
để cho kẻ gian manh này không thể tiếp tục làm như vậy nữa với người khác.
Mình cũng muốn đem chuyện này ra kể cho các bạn nghe để các bạn có thể tránh khỏi được những cú lừa về
mua hàng trên internet như mình đã bị.
Chuyện như thế này :
Cách đây hai tuần, mình mua trên internet một cái máy massage lưng vì nghe quảng cáo là chỉ cần mỗi ngày
nằm trên nó có mười phút thôi mà hết đau lưng. Nó quảng cáo bằng cả video cho mình xem nữa, dĩ nhiên là
thấy dễ dàng và hấp dẫn vô cùng.
Mình vô internet mua.
Sau khi xem giá một cái là $99.95 mình click mua ngay. Khi cho số credit card xong rồi thì sau đó cứ thấy
trang này đến trang khác hiện ra toàn là để mời mua thêm những sản phẩm khác, nhưng mình từ chối hết.
Đến trang mời : Nếu mua thêm cái thứ Hai, thì sẽ được bớt $ 80.00 và được free shipping. Hời quá, dĩ nhiên
mình mua ngay. Những trang sau đó vẫn mời mua tiếp tục thứ khác... và trong khi mình chưa submit gì cả thì
thình lình nhẩy ra : Order Confirmation với đầy đủ Number và với giá của cái thứ nhất là $299.95 chứ không
phải là $99.95 như đã offered và cái thứ Hai là $219.95 !
Mình ngạc nhiên quá, vì đã submitted gì đâu, chưa có câu hỏi để có quyết định cuối cùng thì đã cho Order
Confirmation No. rồi !Thật vô lý hết sức ! Mình gọi ngay lại hãng đó nói muốn cancel.
Nó trả lời rằng chưa thấy Order của mình online nên nó chưa cancel được, phải chờ đến khi order xuất hiện
trên computer của nó thì nó mới cancel được. Lạ chưa : Order chưa xuất hiện mà đã cho được Order
Confirmation rồi !
Mình viết ngay ca'i mail liền sau đó để cancel in writing và phone liền cho credit card company của mình để
blog nó lại nhưng đã muộn : Số tiền 339.87 đã bị pending rồi !
Mình viết thêm một cái mail thứ Hai gửi cho nó nữa, ngay hôm đó rằng mình cancel, không mua nữa, và đã
báo cho credit card company của mình rồi đấy.
Vậy mà hôm sau mình vẫn nhận được email của nó báo là nó đã shipped hàng đi rồi. Mình muốn gửi trả lại thì
phải chờ từ 45 đến 60 ngày rồi gọi cho nó để nó gửi cho cái return label thì mới gửi trả lại nó được chứ nó
không nhận Return/Refusal.
Mình không nhịn được vì bộ mặt lường đảo của nó đã trắng trợn không cần che dấu, nên định sẽ gọi luật sư
của mình can thiệp vào hôm sau. Nhưng hôm đó nói chuyện phone với Oanh, nó bảo tụi này nó chẳng sợ luật
sư của mình đâu, vì nó cũng có luật sư của nó. Nó chỉ sợ những nhóm người này thôi đây này :
1. State Department of Consumer Affairs.
2. Legislators representing my district
3. US Department of Justice, Office of Assistant Attorney General, Civil Division, Consumer Protection
Branch.
Sau đó Oanh nó lo hết mọi chuyện để đối đầu lại với bọn gian các này cho mình.
Về phía bọn gian ác này, sau khi nhận được cái mail Oanh dọa sẽ kiện nó lên những cơ quan vừa kể trên, nó
sợ, nên liền gửi cho mình cái mail nói mình cứ việc trả lại nó ngay, không cần phải chờ bao nhiêu ngày nữa,
nó sẽ cho mình cái return label. Mình phone cho nó và được nó gửi cho một cái label qua email. Mình dán vào
thùng của nó rồi đem ra UPS gửi lại liền ngày 11/05/14 đến sáng ngày 11/07/14, 8:30am, UPS báo là đã
delivered.
Oanh lại viết cho nó cái mail và copied, pasted cái receipt của UPS online cho nó, thế mà nó lại dám email cho
mình, nói là nó chưa nhận được hàng trả lại !
Mình và Oanh lần này giận lắm cùng bảo nhau : Không tha cho nó nữa - Lần thứ nhất, mình biết nó gian,
nhưng nếu nó trả lại tiền mình thì thôi, mình cũng đừng mách các cơ quan công quyền để nó phải bị khó khăn,
vì tụi mình biết chắc rằng FBI sẽ không bỏ qua cho nó làm ăn phi pháp thế này đâu. Nay nó lại không sợ, mà
lại còn gian tiếp thêm một lần lộ liễu hơn nữa, thì không tha cho nó nữa.
Đêm qua, Oanh bận việc riêng đến khuya mà nó vì tức giùm cho mình nên vẫn thức thêm để viết cho xong
một cái mail đầy tính cách luật sư, với đầy dủ các documents để buộc tội Cái tụi lường đảo này một cách chặt
chẽ và nói rõ cho tụi nó là mình sẽ đi tới cùng.Từ lúc quyết định đem sự việc này ra ánh sáng của công lý thì mình và Oanh lại thấy vui và hào hứng lắm : Nó
giống như thuở nhỏ chơi một trò chơi hào hứng vậy các bạn ạ.
Nếu mình là nạn nhân của bọn gian này, để từ mình mà sự việc sẽ được Oanh phanh phui ra ánh sáng thì hai
đứa mình : Oanh và Phương sẽ làm hết bổn phận trong cái mission này. Mình không còn thấy tiếc số tiền đó
nữa. Nó không bị mất đi một các vô ích, vì chính nó là bằng chứng cho các cơ quan công quyền bắt được kẻ
gian. Và biết đâu dây chẳng phải là một tổ chức cần phải được tiêu diệt. Số tiền này quá nhỏ, để đạt được một
điều lợi chung rất lớn cho tất cả mọi người.
Cho các bạn biết tên hãng đó là : Radiancy Kyrobak
Kết luận :
Qua việc này mình học được một điều : Nếu mình buông xả được thì mình có yên vui.
Một điều nữa : Trải qua khó khăn mà có bạn là hạnh phúc lớn trong đời.
Qua chuyện chắc các bạn cũng thấy được là Quán đã có một luật sư tất giỏi và can đảm là Oanh.
Đấy là người biết dùng hiểu biết về luật pháp đẻ bảo vệ những người không biết như mình vậy.
Chúc các bạn cuối tuần thảnh thơi.
 From: Duc Thuong Tran <ducthucanada@yahoo.ca>

Cám ơn chị Miss Saigon đã gửi bài cho groupe CB
CRTH
IV. THỐNG HỐI VÀ CƯƠNG QUYẾT DÙNG CHÍNH MẠNG SỐNG GỘT RỬA TỘI PHẢN ĐẠOAi có thể nói cho hết, diễn tả cho cùng nỗi lòng của hai thiếu niên, từ đây mang danh bội giáo, phản Đạo và chối Chúa??? Chính lúc này, Phaolô Bột hiểu thấm thía ý nghĩa cay đắng thế nào là bội giáo. Chú đau đớn nhủ thầm:
- Con đã bất trung cùng Thầy Chí Thánh con, Thầy Nhân Lành con! Sao con lại hèn nhát đến độ không dám kháng cự khi quân lính khiêng con qua Thánh Giá? Sao con không có được chí khí anh hùng của Gioan Pháp, một mực bày tỏ lòng trung tín với Đạo thánh?

Vì hết lòng ăn năn thống hối như thế, nên Phaolô Bột không ngừng nói với Phaolô Tuấn: - Bạn à, chúng ta đã yếu đuối phạm tội chối Chúa, chúng ta phải tìm ngay một Linh Mục để xưng thú tội lỗi.

Ý tưởng đầu tiên của hai chủng sinh thất trận là tìm về với Thầy giảng Augustino Điểm, giáo sư chủng viện Vĩnh-Trị đang coi sóc một nhóm chủng sinh trú ẩn tại Kẻ-Báng. Với thân mình bầm dập rách nát và áo quần tả tơi vì roi đòn, hai chủng sinh trông thật đáng thương. Hai chú hy vọng sẽ được mọi người thông cảm, đặc biệt là Cha Sở và Thầy giảng Điểm, giang rộng cánh tay như người Cha nhân từ, tiếp đón hai đứa con hoang trở về. Hai chú sẽ sụp lạy và thưa với Cha và với Thầy giảng rằng:
- Ôi lạy Cha, lạy thầy, chúng con đã phạm tội với Trời và với hai ngài. Chúng con không xứng đáng được nhận vào sổ những thiếu niên con Nhà Đức Chúa Trời. Nhưng ít ra xin nhận chúng con vào số những người làm công trong nhà và cho phép chúng con được giúp việc cùng ăn chay hãm mình để đền bù tội lỗi chúng con đã phạm!

Khi Phaolô Bột và Phaolô Tuấn về đến Kẻ-Báng thì mọi người đã rõ đầu đuôi ngọn nguồn, không cần đợi hai chú kể lể dài dòng. Hẳn Cha Sở và thầy giảng thông cảm thảm trạng của hai thiếu niên, trong giây phút yếu đuối, đã trở thành kẻ bội giáo! Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại, cần có những chứng nhân anh dũng, nêu cao gương sáng cho mọi tín hữu, đặc biệt các chủng sinh. Bởi vì, vào bất cứ lúc nào, quan quân cũng có thể bất ngờ xuất hiện để truy bắt các tín hữu Công Giáo. Vì lý do đó, Cha Sở Kẻ-Báng đành từ chối, không tái chấp nhận hai chú Phaolô Bột và Phaolô Tuấn vào số các chủng sinh Vĩnh-Trị. Cửa chủng viện khép kín trước hai kẻ bội giáo!

Phaolô Bột vô cùng đau đớn trước quyết định này. Tia hy vọng cuối cùng vừa bị dập tắt. Cùng với lời từ chối của Bề Trên, Phaolô Bột như nghe rõ tiếng kết án của chính lương tâm:
- Ngươi đã phản bội Thầy Chí Thánh. Ngươi là một tên bội giáo!

Mặc dầu thất bại ê chề, Phaolô Bột không tuyệt vọng. Chú quay trở lại nơi đã chứng kiến ơn gọi nẩy sinh thưở ban đầu. Đó là nhà xứ Sơn-Miêng, có Cha Sở Khương. Chính Cha đã tập luyện và giới thiệu chú vào chủng viện Vĩnh-Trị. Hẳn Cha còn nhớ hình ảnh bà Maria Mận, người mẹ hiền đức, và nhớ rõ những tháng ngày ngây thơ trong trắng của mình, Cha sẽ cảm thông và tha thứ cho tội phản giáo của mình. Nhưng chú đã lầm to. Vì sợ gây ảnh hưởng xấu nơi các thiếu niên khác, Cha Khương nghiêm khắc khiển trách:
- Con sống bao lâu tùy ý, nhưng đối với Cha, xem như thể con đã chết!

Nói xong, Cha cho chú Bột ít tiền đi đường và cấm Phaolô Bột không được lưu lại nhà xứ.

Bị xua đuổi tại hai nơi dấu yêu nhất của cuộc đời chủng sinh, khơi lên niềm đau khôn tả trong tâm hồn chú Phaolô Bột. Chú cay đắng dằn vặt với ý tưởng:
- Tại sao mình lại phản bội THIÊN CHÚA, Đấng đầy tình thương và an bình? Tại sao mình lại yếu đuối, lại dại dột phản bội Ngài?

Chính từ niềm đau khôn lường này, bắt đầu nẩy sinh nơi Phaolô Bột ước muốn đền bù tội lỗi, xóa bỏ gương xấu bội giáo, phản THIÊN CHÚA của mình.

Phaolô Bột nói với Gioan Pháp:
- Chúng ta hãy dốc lòng trở lại Nam-Định tái tuyên xưng Đức Tin!

Rồi thấy bạn do dự, Phaolô Bột khẳng khái nói:
- Chết hay sống, tôi đều trở lại Nam Định để rút lại hành vi phản giáo của tôi trước mặt các quan.

Khi nghe bạn nói thế, Gioan Pháp quá kinh hãi nên tự ý tách rời bạn, trở về quê Yên-Khoái.

Còn lại một mình, Phaolô Bột không dám trở về ngay với mẹ. Chú biết rõ người mẹ hiền đức sẽ phản ứng ra sao, trước tội chối Đạo tày trời của con trai. Thêm vào đó, chú còn nhen nhúm chút hy vọng tìm được một vị Linh Mục biết thương cảm, nhận chú vào lại Nhà Đức Chúa Trời. Do đó, Phaolô Bột lần lượt đến gõ cửa nhiều chủng viện và nhà xứ khác nhau, nhưng ở đâu chú cũng bị xua đuổi cách phũ phàng. Chỉ lúc này đây, chú mới nghĩ đến mái ấm gia đình, nơi có người mẹ góa thân yêu sống. Chú hy vọng tấm lòng mẫu tử bao la của mẹ sẽ rộng tay đón tiếp đứa con hoang trở về.

Dĩ nhiên tin dữ Phaolô Bột chối Đạo đã đến tai bà Maria Mận. Vì thế, vừa khi Phaolô Bột bước vào nhà, bà Maria không dằn được nỗi đau đớn, bà lớn tiếng trách móc:
- Không bao giờ tao tiếp nhận một kẻ phản Đạo, dù kẻ đó là con tao .. Con ơi, nếu con chết, mẹ được diễm phúc khóc con như khóc một vị Tử Đạo. Nhưng hỡi ôi, ngày hôm nay mẹ khóc, không phải vì sung sướng, nhưng là vì xấu hổ đau đớn vì đã trót sinh ra một kẻ phản Đạo .. Chẳng thà bỏ thân vì Đức Tin tại Nam-Định còn hơn vác xác về đây sau khi đã phản bội THIÊN CHÚA, gây ô nhục cho Đạo của mẹ và của dòng họ nhà ta!

Chúa Nhân Lành đã để cho người mẹ hiền đức có những lời cứng rắn ấy, hầu các bậc sinh thành cũng như các nhà giáo dục, đều có cùng một ngôn ngữ như nhau. Điều này nhắc nhở mỗi tín hữu phải trở về với nghĩa vụ tuyên xưng Đức Tin, cho dẫu phải hy sinh cả tính mạng.

Phản ứng đầu tiên của một người mẹ Công Giáo gương mẫu là như thế, nhưng sau đó, bà Maria Mận đã sẵn sàng tiếp rước con, cho con ở chung cùng nhà và giúp đỡ bà trong những công việc thường ngày. Rồi chỉ một thời gian ngắn, bà hiểu rõ nỗi lòng đau đớn của con, cương quyết đền bù tội lỗi đã phản nghịch cùng THIÊN CHÚA.
----
1 nhà nguyện đẹp của 1 nhà thờ nhỏ tại Vienna, Áo   -- photo: TH
​Mời xem nhiều cảnh đẹp thủ đô VIENNA qua link này & 1 gương
tốt của 1 nhạc sỹ người Áo (là thầy dậy nhạc của học trò Beethoven)
​​
Scenery 10 - Vienna, Austria/ Áo


Vài ngày sau khi trở lại quê Kẻ-Lựa, Phaolô Bột đến Phúc-Lâm thăm mẹ nuôi là bà Martha Lịch. Bà Lịch chưa nghe tin buồn về việc chú đã bội giáo. Vì thế Phaolô Bột tỏ ra vô cùng lúng túng khi tỏ lộ cho mẹ nuôi biết sự thật. Sau này chính bà Martha Lịch kể lại cuộc gặp gỡ như sau.

Hôm ấy là một ngày mùa đông. Trời lạnh như cắt. Ngồi trong bếp nhìn ra tôi trông thấy một người ăn mặc tơi tả, tay chống gậy, lưng khòm, đang đi thẳng vào cửa chính. Tôi đoán là một người hành khất đến xin của bố thí. Khi tới gần, tôi mới vỡ lẽ: người hành khất không ai khác là Phaolô Bột, con nuôi của tôi. Tôi vội vàng mời con vào nhà và trải chiếu đẹp mời con ngồi. Nhưng Phaolô Bột không ngớt từ chối, vừa khóc vừa nói:

- Con phạm một tội tày trời khiến con vô cùng xấu hổ. Con là kẻ khốn cùng nhất trong các tội nhân. Con không xứng đáng ngồi trên chiếu đẹp.

Tôi vội bảo người giúp việc dọn cơm cho chú dùng. Nhưng Phaolô Bột lại xua tay từ chối:
- Không! Không! Xin mẹ chỉ cho con chút cơm thừa ăn với muối hột. Bởi vì con là kẻ tội lỗi nhất trong số những người tội lỗi!

Nói xong, Phaolô Bột lại khóc như mưa.

Tôi vẫn ngỡ ngàng, không hiểu lý do nào đưa con nuôi tôi đến tình trạng thảm thương như thế này? Tôi phải nài nỉ lắm, Phaolô Bột mới kể đầu đuôi câu chuyện cho tôi nghe, từ lúc bị bắt tại Kẻ-Báng, bị đưa ra Nam-Định và bị hành hung như thế nào. Phaolô Bột cho tôi xem những vết thương nưng mủ, những lằn roi bầm đen, những dấu thịt rửa vì bị kềm sắt nung đỏ kẹp vào. Sau cùng, Phaolô Bột kể cho tôi nghe chú bước qua Thánh Giá như thế nào. Nghe đến đây, tôi hỏi con có kêu xin Chúa trợ giúp trong lúc bị hành hung không, Phaolô Bột trả lời:
- Thưa mẹ có. Con dùng hết sức lực nghiến chặt răng và tự đáy lòng, con kêu danh Thầy Chí Thánh.

Tôi lại hỏi:
- Thế thì tại sao con lại không kiên vững đến cùng?

Phaolô Bột giải thích:
- Con đâu có muốn chối Chúa! Chính những người lính lôi con qua Thánh Giá!

Phaolô Bột ở lại với tôi một đêm hai ngày, nhưng dành trọn ngày thứ hai cầu nguyện nơi nhà thờ xứ đạo .. Không những chỉ khóc lóc ăn năn, Phaolô Bột còn hãm mình phạt xác, cam chịu mọi sỉ nhục để đền bù tội lỗi.

Rồi một ngày, Cha Triêm, lúc bấy giờ đang ẩn trốn, được thông báo có một người trẻ tuổi tìm gặp Cha. Vừa trông thấy Cha, người thiếu niên òa lên khóc nức nở:
- Con muốn xin gặp Đức Giám Mục, bởi vì con đã hèn nhát đạp qua Thánh Giá, chối bỏ Đạo thánh!

Cha Triêm đau thắt lòng. Qua những lời nói đứt quãng, chen lẫn tiếng khóc ức nghẹn, Cha đoán được rằng, đây là Phaolô Bột, bạn của Gioan Pháp, bào đệ của Cha. Cả hai đã ra đấu trường, nhưng Pháp đã chiến thắng còn Bột thì bại trận. Cha Triêm nói:
- Con thật tội nghiệp, từ đó đến nay con đã làm gì?

Phaolô Bột lần lượt kể lại cho Cha Triêm nghe. Kể xong, chú nài nỉ xin Cha dẫn đến gặp Đức Cha để xin ơn tha thứ và để chuộc lại lỗi lầm. Nhưng Cha Triêm giải thích rằng, trong thời buổi khó khăn, chỉ cần xưng tội với bất cứ Linh Mục nào cũng được.

Vài tuần sau, Cha Triêm nhận được thư Phaolô Bột bày tỏ ước muốn, nếu được phép, chú sẽ trở lại Nam Định, gặp quan lớn để tuyên xưng Đức Tin. Cha Triêm trả lời tức khắc và nói rằng, nếu chú muốn, thì đây là một hành động can đảm, đáng khuyến khích, vì chắc chắn nó làm đẹp lòng Chúa và vinh danh Giáo Hội. Nhận được thư, Phaolô Bột liền giã biệt mẹ hiền:
- Thưa mẹ, con đã hèn nhát chối bỏ Đạo Chúa và hành động phản Đạo này đã làm mẹ rất đau lòng. Con xin mẹ tha lỗi cho con, như con đã xin Chúa tha tội. Con đã đền tội, nhưng hôm nay con muốn chuộc lại lỗi lầm, bằng cách trở lại tỉnh, đến trước quan lớn để rút lại hành động mà quan lớn đã đánh lừa con làm. Con chào mẹ và xin mẹ cho phép con đi.

Thưa xong, Phaolô Bột cúi mình sát đất, xá mẹ bốn lần. Người mẹ anh dũng cất tiếng nói:
- Con ạ, con hãy ra đi bằng an và làm những gì con vừa nói. Đã từ lâu, mẹ dâng con cho Chúa để con trở thành Linh Mục của Ngài. Con đã thuộc về Chúa. Nguyện xin THIÊN CHÚA che chở con luôn mãi.

Ngày hôm sau tại Nam Định, tổng đốc Nguyễn Đình Hưng vừa ra ngồi tòa xử, người ta bỗng trông thấy một thiếu niên vội vã đến trước mặt quan lớn và nói:
- Thưa quan, con là chủng sinh Bột. Cách đây mấy tháng, con đã phản Đạo vì quan đã lừa dối con, bằng cách cho lính khiêng con qua hình Thánh Giá, nhưng con không chấp nhận hành động này nữa nên con không muốn giữ nó. Hôm nay con đến đây để công khai phủ nhận nó trước mặt quan lớn và tuyên xưng Đức Tin của con ..

Bị quấy rối bất ngờ, quan nỗi giận truyền đuổi chú Bột ra khỏi tòa, nhưng chú khăng khăng trở lại trước mặt quan lớn và lập lại những lời vừa nói. Nổi giận, quan truyền đánh đòn chú Bột. Trong cơn đau đớn, chú luôn miệng la lớn:
- Hành động phản Đạo không phải của con, nó là của quan lớn nên hôm nay con đem trả lại quan lớn.

Cuối cùng, tức giận vì không thể nào làm cho chú Bột im tiếng, quan truyền ném Phaolô Bột cho voi chà.. Khi vị tử đạo trẻ tuổi bị cột cứng hai tay hai chân và bị đặt nằm dài dưới đất trong chuồng voi, các con voi khổng lồ tiến lại từ từ. Thông thường, chúng rất hung hăng dữ tợn, nhưng trước mặt Phaolô Bột, đàn voi xem chừng như kính trọng chú, không dám tiến lại gần. Chúng đứng im nhìn chú. Trong khi đó, Phaolô Bột luôn thầm thĩ nguyện xin THIÊN CHÚA trợ giúp, hoặc lập lại câu nói:
- Hành động phản Đạo không phải của con, nó là của quan lớn nên hôm nay con đem trả lại quan lớn.

Sau cùng, không thể nhẫn nhục chờ đợi thêm được nữa, người ta đã xông vào thúc mạnh đàn voi. Một con trong đàn, tiến lại gần, giơ cái cẳng khổng lồ đạp mạnh trên ngực Phaolô Bột. Một lời kinh, một tiếng kêu sau cùng.

Xương gãy, máu trào ra. Phaolô Bột trút hơi thở cuối cùng. Hôm ấy là ngày 14-9-1858, lễ Tôn Vinh Thánh Giá Đức Chúa GIÊSU KITÔ.

Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam hãnh diện ghi thêm vào danh sách tử đạo - PHAOLÔ BỘT - Chủng Sinh thống hối và chuộc tội bằng cái chết anh hùng, để nêu gương cho hậu thế.

(”L'héroisme dans le Repentir. PAUL BỘT: Jeune Martyr Tonkinois”, par l'Abbé Gustave Monteuuis, Librairie Saint-Paul, Paris, 1905).
---------

Philadelphia, PA, USA - Vương cung chính toà kính 2 Thánh Phêrô & Phaolô  -- photo: TH
Bên ngoài trông thường, nhưng khi vô bên trong kiến trúc thật lộng lẫy, làm
mình có cảm tưởng như vô 1 NT nào đó ở bên Ý vậy!!!



... Chúa Nhật 19-6-1988, trong bối cảnh Năm Thánh Mẫu, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005) đã long trọng nâng 117 Anh Hùng Tử Đạo Việt-Nam lên hàng hiển thánh. Thánh Lễ diễn ra tại quảng trường Thánh Phêrô. Cũng trong dịp này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ấn định Lễ Kính hàng năm của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là ngày 24-11. 24-11 cũng là ngày ghi dấu thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Đúng vậy. Ngày 24-11-1960 Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII (1958-1963) ban sắc lệnh thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Các giáo phận hiệu-tòa trở thành chính-tòa với 3 Tòa Tổng Giám Mục ở Hà Nội, Huế và Sài-Gòn.

Tổng Giám Mục tiên khởi của Hà Nội là Đức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê (1898-1978) của Huế là Đức Cha Phêrô Martinô Ngô Đình Thục (1897-1984) và của Sài Gòn là Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình (1910-1995). Cùng lúc, Đức Thánh Cha Gioan XXIII cũng thành lập 3 giáo phận Đà Lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên.

Trong sách nhỏ - phân phát vào dịp Lễ Phong Thánh 19-6-1988 - ghi như sau:

LỄ TRỌNGDo Đức Thánh Cha GIOAN PHAOLÔ IIchủ sự để tôn phong lên bậc Hiển-ThánhCác Chân PhướcANRÊ DŨNG-LẠC, Linh-mụcTÔMA THIỆN và EMMANUELE PHỤNG,Giáo-dânGIRÔLAMÔ HERMOSILLAvà VALENTINÔ BERRIÔ-OCHOA,hai Giám-mục OPvà 6 Giám-mục khácTÊÔPHAN VÉNARD,Linh-mục Hội Thừa-sai Parisvà 105 Bạn Tử-Đạo Việt-Nam
Quảng-trường Thánh Phêrô, Vaticanô19-6-1988
GIÁO HỘI VIỆT-NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI
Công cuộc rao giảng Tin Mừng, khởi sự vào đầu thế kỷ thứ 16 tại hai địa phận đầu tiên ở miền Bắc (Đàng Ngoài) và miền Nam (Đàng Trong) được thiết lập vào năm 1659, qua các thế kỷ, đã biểu lộ sức phát triển lạ lùng, nhờ đó ngày nay có được 26 địa phận (10 ở miền Bắc và 15 ở miền Nam). Hàng Giáo Phẩm đã được thành lập (ngày 24 tháng 11 năm 1960), và trong toàn lãnh thổ Việt-Nam hiện nay có tới 6 triệu người Công Giáo.

Kết quả này có được là nhờ hạt giống đức tin, ngay từ những năm đầu tiên, đã hòa trộn với máu đào lai láng của các vị tử đạo đổ xuống trên mảnh đất Việt-Nam, của các giáo sĩ ngoại quốc, giáo sĩ bản xứ và của giáo dân Việt-Nam. Tất cả đã cùng chấp nhận những lao nhọc do việc tông đồ, đồng thời đã cùng sát cánh đương đầu với cái chết để làm chứng cho chân lý Phúc Âm. Lịch sử Giáo hội Việt-Nam đã ghi nhận 53 sắc lệnh do các Chúa Trịnh và Nguyễn, hay do các Vua hạ bút ký, trong hơn hai thế kỷ, và suốt 261 năm (1625-1886), ra chỉ thị chống lại người Kitô giáo bằng những cuộc bách hại gắt gao cứ mỗi lần thêm dữ dội. Có tới khoảng 130.000 người đã ngã gục khắp nơi trong lãnh thổ Việt-Nam.

Người ta có thể nói rằng trong các thế kỷ trước đây những vị chết vì Đức tin này đã bị chôn vùi một cách lặng lẻ như là cùng nằm trong một ”Ngôi mộ của chiến sĩ vô danh”; tuy nhiên niềm thương nhớ các Ngài vẫn còn sống động trong lòng người Việt-Nam.

Từ đầu thế kỷ 20, có 117 vị trong số các anh hùng trên đây, là những người được coi là đã chịu đựng các thử thách lớn lao hơn, đã được chọn và được Tòa Thánh tôn lên bậc Chân Phước:

- Năm 1900 thời Đức Giáo Hoàng Lêô XIII: 64 vị
- Năm 1906 thời thánh Giáo Hoàng Piô X: 8 vị
- Năm 1909 thời thánh Giáo Hoàng Piô X: 20 vị
- Năm 1951 thời Đức Giáo Hoàng Piô XII: 25 vị

Các vị này được xếp theo các quốc gia như sau:

* 11 vị người Tây-Ban-Nha: tất cả thuộc dòng thánh Đaminh. Gồm 6 Giám Mục và 5 Linh Mục.
* 10 vị người Pháp: tất cả thuộc Hội Thừa Sai Paris. Gồm 2 Giám Mục và 8 Linh Mục.
* 96 vị là người Việt-Nam: Gồm 36 Linh Mục (trong số đó có 11 Linh Mục dòng thánh Đaminh), và 59 tín hữu (trong đó có một chủng sinh, 16 thầy giảng và một phụ nữ).

Các vị này là ”những người đến từ cơn thử thách lớn lao: họ đã giặt áo của họ và giủ sạch trong trắng trong máu Con Chiên” (Khải Huyền 7,13-14). Cuộc tử đạo của các Ngài được xếp theo niên biểu sau đây:

- 2 vị tử đạo dưới thời Chúa Trịnh-Doanh (1740-1767)
- 2 vị tử đạo dưới thời Chúa Trịnh-Sâm (1767-1782)
- 2 vị tử đạo dưới thời Vua Cảnh-Thịnh (1792-1802)
- 58 vị tử đạo dưới thời Vua Minh-Mạng (1820-1840)
- 3 vị tử đạo dưới thời vua Thiệu-Trị (1840-1847)
- 50 vị tử đạo dưới thời Vua Tự-Đức (1847-1883).

Tại pháp trường án lệnh của nhà vua đặt bên mỗi vị, có ghi rõ hình thức mỗi bản án như sau:

* 75 vị bị xử chém đầu;
* 22 vị bị xử bằng thừng thắt cổ;
* 6 vị bị thiêu sống;
* 5 vị bị phân thây từng mảnh;
* 9 vị bị tra tấn và chết rũ tù.
KINH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Lạy Chúa là CHA Chí Nhân,chúng con hân hoan ghi nhớ các ân huệChúa đã ban cho dân tộc Việt Nam.
Nhờ lời rao giảng của Giáo HộiCha Ông chúng con đã đón nhận Tin Mừng cứu rỗi.Các Ngài đã vững tin vào Chúa,là Đấng tạo thành trời đất,và Chúa Kitô Đấng Cứu Thế được sai đến trần gian.
Trong cơn gian lao thử thách,Chúa đã ban cho Các Ngài sức mạnh của Thánh Linh để Các Ngài can đảm tuyên xưng Đức Tin,và hiên ngang hy sinh mạng sống,để làm vinh quang Thập Giá Chúa Kitô.
Các Thánh Tử Đạo là ân huệChúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam.Vì thế chúng con dâng lời cảm tạ và ca tụng Chúa,hợp với cuộc hy sinh tử đạocủa các tiền nhân anh dũng chúng con.Xin dâng lên Chúa lời cảm tạ,để biểu lộ tình con thảo với Chúa là CHA,bằng chứng từ đức tin sống động của chúng con.
Vì công nghiệp của Các Thánh Tử Đạoxin ban cho dân Việt Nam chúng con,được an vui và thịnh vượng,cho mọi người đón nhận Tin Mừng cứu rỗi,và bước theo con đường chân lý.
Xin cho Giáo Hội Việt Nam,được sống trong hòa thuận và hiệp nhất,luôn thông hảo trọn vẹn với Đấng kế vị Thánh Phêrô,và hăng say lo việc tông đồ,nhiệt thành rao giảng Đức Kitô cho mọi người.
Xin cho chúng conđược trung thành với Chúa ở trần gianđể ngày sau về hưởng vinh quang bất diệtcùng Các Thánh Tử Đạo chúng con ở trên trời. Amen.

(Domenica 19 Giugno 1988 - Piazza San Pietro, Anno Mariano, Tipografia Poliglotta Vaticana, trang 106-110).
CHÂN PHÚC ANRÊ PHÚ YÊN: HÃY LẤY TÌNH YÊU ĐỂ ĐÁP LẠI TÌNH YÊU
... Chúa Nhật 5-3-2000, trong khung cảnh Đại Năm Thánh 2000, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Thầy Giảng Anrê Phú Yên lên hàng Á Thánh. Trong tập sách nhỏ về nghi thức tôn phong chân phước được phân phát dịp này có phần Việt ngữ sơ lược tiểu sử vị Tôi Tớ Chúa tử vì đạo như sau.

THẦY GIẢNG ANRÊ,VỊ TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM
Thầy Giảng Anrê, gốc tỉnh RanRan (Phú Yên), là con út của một phụ nữ tên thánh là Gioanna. Tuy góa bụa nhưng bà đã giáo dục con cái với tất cả lòng tận tụy và khôn ngoan. Anrê là một cậu bé mảnh khảnh, nhưng tư chất rất thông minh, có óc phán đoán tốt và tâm hồn hướng chiều về sự thiện. Do lời năn nỉ của bà mẹ, cha Đắc Lộ, vị Linh Mục thừa sai dòng Tên nổi tiếng, đã nhận cậu Anrê vào số các môn sinh của ngài. Anrê chăm chỉ học chữ Nho và chẳng bao lâu trổi vượt các bạn đồng môn.

Anrê được lãnh nhận bí tích Rửa Tội cùng với mẹ ba năm trước khi bà qua đời, tức là năm 1641, khi Anrê được 15 tuổi. Anrê sinh năm 1625 hay 1626, không rõ ngày tháng, và lúc chịu chết năm 1644, Thầy trạc độ 19 hay 20 tuổi.

Một năm sau khi chịu phép Rửa Tội, tức năm 1642, Anrê được cha Đắc Lộ nhận vào nhóm cộng sự viên thân tín của ngài, và sau một năm huấn luyện thêm về tôn giáo và văn hóa, Anrê được gia nhập Hội Thầy Giảng gọi là “Nhà Đức Chúa Trời” mà Cha Đắc Lộ đã khôn ngoan thành lập: các thành viên Nhà Đức Chúa Trời cam kết, bằng lời hứa chính thức và công khai, suốt đời phụng sự Giáo Hội trong việc giúp các linh mục và truyền bá Tin Mừng.

Lòng hăng say của Thầy Anrê sống trọn điều quyết tâm khi chịu phép Rửa đã chuẩn bị cho Thầy can đảm đương đầu với cuộc tử đạo và ngoan ngoãn đón nhận ơn tử đạo Thiên Chúa rộng ban cho Thầy.

Trước cuối tháng 7 năm 1644, quan Nghè Bộ trở lại tỉnh nơi Thầy Giảng Anrê sinh sống. Quan mang theo sắc lệnh của chúa Nguyễn cấm truyền bá Đạo Kitô trong nước: vì thế quan quyết định hành động trước tiên chống lại các thầy giảng.

Cha Đắc Lộ không hề hay biết ý định này của quan, nên tới thăm quan vì xã giao, nhưng ngay sau đó cha được biết chúa Nguyễn rất giận dữ khi thấy vì cha mà có đông người dân bản xứ theo Đạo Kitô. Vì thế cha phải bỏ xứ Đàng Trong để trở về Macao và không được phép dạy giáo lý cho dân nữa. Còn các tín hữu theo đạo thì bị trừng phạt rất nặng nề.

Rời dinh quan Nghè Bộ, cha Đắc Lộ đi thẳng xuống nhà tù nơi giam giữ một Ông Trùm, cũng tên Anrê, đã 73 tuổi, mới bị bắt hai ngày trước đó. Trong khi ấy, quan ra lệnh cho lính tới nhà cha lùng bắt một thầy giảng khác tên là Ignatio. Nhưng thầy Ignatio đã đi làm việc tông đồ. Lính chỉ tìm thấy Thầy Giảng Anrê. Để khỏi trở về dinh quan Bộ tay không, lính đánh đập Thầy Anrê, trói Thầy lại, rồi giải xuống thuyền đem về dinh quan trấn thủ. Chiều ngày 25 tháng 7 năm 1644, Thầy được dẫn tới trước mặt quan. Lính thưa với quan rằng họ không tìm thấy thầy Ignatio, nhưng đã bắt được một ”thầy giảng khác giống như vậy, vì suốt cuộc hành trình, anh ta luôn nói về Đạo Kitô và khuyến khích họ theo Đạo”.

Nghe vậy quan tìm mọi cách làm cho Thầy Anrê ”từ bỏ cái đạo điên rồ đó và bỏ lòng tin”.

”Nhưng thanh niên can trường ấy trả lời quan rằng mình là Kitô hữu, và rất sẵn sàng chịu mọi khổ hình chứ không từ bỏ Đạo mình tuyên xưng: vậy xin quan cứ tùy ý chuẩn bị các hình cụ, chàng vui lòng đón nhận, với xác tín rằng, vì đức tin, càng chịu khổ đau chừng nào thì càng chết vinh quang chừng ấy”.

Tức giận vì sự bất khuất của Thầy Anrê không hề sợ hãi trước những lời đe dọa, quan truyền đóng gông và giải Thầy vào ngục, cùng nơi giam giữ ông Trùm Anrê.

Cha Đắc Lộ và một vài thương gia Bồ Đào Nha tới thăm hai thầy: Thầy Giảng Anrê thanh thản và vui mừng vì được chịu khổ đau vì Chúa Kitô đến độ những người đến thăm Thầy bịn rịn không rời Thầy được, và nước mắt tràn bờ mi, họ xin Thầy nhớ đến họ trong lời cầu nguyện. Thấy vậy, Thầy tự nhạo cười mình và xin họ cầu nguyện cho Thầy, để Chúa ban cho Thầy ơn trung thành với Chúa cho đến chết, ”dâng hiến mạng sống trong tình yêu trọn vẹn, hầu đáp trả tình yêu thương vô biên của Chúa, Đấng đã hiến mạng sống vì loài người .. Những lời Thầy luôn lập lại cho đến khi trút hơi thở cuối cùng là: Chúng ta hãy lấy tình yêu để đáp lại Tình Yêu của Chúa chúng ta, hãy lấy mạng sống đáp lại mạng sống”.

Sáng hôm sau, 26 tháng 7 năm 1644, hai tín hữu Kitô cùng tên Anrê, Ông Trùm Anrê 73 tuổi và Thầy Giảng Anrê, cổ mang gông, bị dẫn qua các đường phố đông người qua lại nhất trong thành, băng qua chợ Kẻ Chàm, đến dinh quan trấn thủ để bị tra hỏi công khai. Quan trấn triệu tập một vài quan

khác, lôi kéo họ về phía mình và tuyên án tử cho Thầy Giảng Anrê, rồi ra lệnh dẫn Thầy về ngục thất. Còn Ông Trùm Anrê thì được tha vì lý do tuổi tác, nhờ lời xin của cha Đắc Lộ và các thương gia Bồ Đào Nha.

Vào khoảng 5 giờ chiều, một viên chỉ huy cùng với 30 người lính vào nhà tù, nơi vị Tôi Tớ Chúa bị giam giữ, và ra lệnh cho Thầy phải đi theo tới nơi hành quyết. Thầy Anrê cảm tạ Chúa vì giờ hiến tế đã tới, và sau khi chào mọi người hiện diện trong tù, Thầy nhanh nhẹn bước đi. Quân lính vây chặt chung quanh và dẫn Thầy Anrê đi qua các đường phố ở Kẻ Chàm, tới một cánh đồng ngoài thành. Cha Đắc Lộ, nhiều Kitô hữu Bồ Đào Nha và Việt Nam cũng như nhiều người lương đã đi theo và chứng kiến cuộc xử tử vị Tôi Tớ Chúa.

Theo thói quen tại đây, cha Đắc Lộ xin và được phép trải một tấm chiếu dưới người Thầy Anrê để hứng lấy máu Thầy, nhưng Thầy không muốn nhận điều ấy. Thầy muốn máu mình rơi xuống đất, như trường hợp Máu Cực Trọng Chúa Kitô đã đổ ra. Trong khi đó, Thầy Anrê nhắn nhủ các Kitô hữu hiện diện hãy luôn kiên vững trong Đức Tin, đừng buồn phiền vì cái chết của Thầy, và hãy giúp lời cầu cho Thầy được trung thành tới cùng.

Cuộc hành quyết Thầy Giảng Anrê được thi hành bằng mấy nhát lao đâm thấu cạnh sườn bên trái, và sau cùng khi một người lính sắp dùng đao chém đầu, Thầy lớn tiếng kêu lên ”GIÊSU”.

Cho tới hơi thở cuối cùng, Thầy Giảng Anrê đã chứng tỏ lòng kiên trung trong việc chấp nhận dâng hiến tế cuộc sống vì lòng tin yêu Chúa Kitô.

LỜI NGUYỆN LỄ KÍNH CHÂN PHƯỚC ANRÊ PHÚ YÊN
Lạy Chúa là THIÊN CHÚA chúng con,để đáp lại ơn thánh Chúa, Chân Phước tử đạo Anrê,người thanh niên trung thành cho tới chết,đã dâng hiến tình yêu đáp lại Tình Yêu Đức Chúa KITÔ.Nhờ lời chuyển cầu của Người, xin cho tình yêuđối với Đức Chúa GIÊSU KITÔ và với tha nhânluôn được kiện toàn nơi mỗi người chúng con.Chúng con cầu xin, nhờ Đức GIÊSU KITÔ,Chúa chúng con. Amen.
 (BEATIFICAZIONE, Piazza San Pietro, 5 Marzo 2000, Ufficio delle Celebrazioni Liturgiche del Sommo Pontefice, trang 83-86)
Sr. Jean Berchmans M
inh Nguyệt

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire