Cúm Vũ Hán: Đảng viên tham nhũng công quỹ – Chính phủ “vác rá đi vay”
Các bộ trưởng tài chính khối EU đồng ý ra gói cứu trợ 500 tỷ euro dành cho các nước châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Cúm Vũ Hán.
Chủ tịch Eurogroup, Mário Centeno, công bố nội dung thoả thuận đạt được sau các cuộc thảo luận kéo dài tại Brussels.
Thoả thuận được đưa ra sau khi thủ tướng Tây Ban Nha nói nước này gần đi tới điểm tồi tệ nhất trong đợt bùng phát dịch bệnh.
Pháp và Đức đã ủng hộ nỗ lực của Chủ tịch tịch Eurogroup Mario Centeno hòa giải bất đồng sau khi cuộc họp qua video của các Bộ trưởng Tài chính Eurozone kéo dài 16 giờ hôm thứ Tư không đạt được thỏa thuận. Vì vậy, thỏa thuận đã đạt được vào tối ngày 9-4 sau nhiều giờ thảo luận.
Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Wopke Hoekstra cho biết, gói cứu trợ này sẽ giúp các nước có nhu cầu tài chính trong ngắn hạn và đồng thời xây dựng các nền kinh tế khu vực mạnh mẽ hơn trong dài hạn. Đó là một dấu hiệu mạnh mẽ và có ý nghĩa của châu Âu đoàn kết.
Tây Ban Nha có số các ca được xác nhận dương tính với virus Cúm Vũ Hán cao nhất châu Âu, trên 152 ngàn người. Hơn 15 ngàn người đã tử vong.
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng thế giới đang phải đối diện với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ thời Đại Suy thoái hồi thập niên 1930 tới nay.
Tại cuộc họp ở Brussels, các bộ trưởng EU đã không chấp nhận đòi hỏi từ Pháp và Ý, theo đó muốn chia sẻ chi phí liên quan tới cuộc khủng hoảng bằng cách phát hành trái phiếu được gọi là trái phiếu corona.
Gói cứu trợ được chốt lại với mức nhỏ hơn so với khoản mà Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) kêu gọi.
ECB nói khối EU có thể cần tới 1,5 nghìn tỷ euro để xử lý khủng hoảng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire hoan nghênh thoả thuận này là kế hoạch kinh tế quan trọng nhất trong lịch sử EU.
Đại dịch virus Cúm Vũ Hán đã cho thấy sự chia rẽ sâu sắc tại châu Âu, với việc Italy và Tây Ban Nha cáo buộc các quốc gia Bắc Âu – do Đức và Hà Lan dẫn đầu – là không hành động đủ mức.
Phát biểu trước khi đạt được thoả thuận, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nói với BBC rằng EU cần phải vươn lên để thách thức cái mà ông gọi là “phép thử lớn nhất kể từ Thế Chiến II tới nay.”
Tại Ý, mức độ lây nhiễm đang chậm dần. Tỷ lệ tử vong cũng đang giảm.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez cũng nói tình hình tại nước này cũng đang được cải thiện.
Pháp và Đức, hai nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, đã có những dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng.
Kinh tế Pháp giảm 6% trong quý một năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, khiến nước này đã chính thức rơi vào suy thoái. Các nhà phân tích nói tình hình sẽ còn tiếp tục tồi tệ trong ba tháng tới.
Đức đang đối diện nguy cơ nền kinh tế bị co lại gần 10% trong quý hai, và nếu dự đoán này chính xác, thì Đức sẽ rơi vào suy thoái nghiêm trọng, nặng nề gấp đôi so với thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008-2009.
Hàng loạt nước xúc tiến các gói hỗ trợ kinh tế để đối phó với đại dịch Cúm Vũ Hán.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ngày 17/3, đã công bố kế hoạch thành lập một “Hội đồng kinh tế khẩn cấp” do chính ông đứng đầu và thúc đẩy các bước đi táo bạo góp phần củng cố nền kinh tế để đối phó với đại dịch Cúm Vũ Hán.
Ông Moon Jae-in nhấn mạnh Hàn Quốc sẽ tìm kiếm các gói kích thích mới để gộp với khoản ngân sách bổ sung 11.700 tỷ won (9,53 tỷ USD) dự kiến được quốc hội nước này thông qua trong ngày hôm nay, đồng thời tiến hành giảm mạnh lãi suất.
Bộ trưởng Tài chính Philippines Carlos Dominguez tối 16/3 công bố kế hoạch hỗ trợ tài chính trị giá 27,1 tỷ peso (khoảng 526 triệu USD) nhằm đối phó với dịch bệnh Cúm Vũ Hán và hỗ trợ kinh tế cho những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch này.
Tại Thái Lan, ngày 17/3, Bộ trưởng Tài chính nước này cho biết Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) để ngỏ khả năng tiếp tục giảm lãi suất nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch Cúm Vũ Hán. BOT dự kiến giảm lãi suất chính sách ít nhất 25 điểm cơ sở vào kỳ họp ngày 25/3 tới nhằm hỗ trợ công tác đối phó dịch bệnh.
Tại Indonesia, trong cuộc họp Nội các trực tuyến ngày 16/3, Tổng thống Joko Widodo đã chỉ thị tất cả các bộ, ngành nước này hạn chế chi tiêu ngân sách để lấy kinh phí nhằm duy trì sức mua của người dân trong đại dịch Cúm Vũ Hán. Tổng thống Joko Widodo nêu rõ ngân sách liên quan các chuyến công tác và họp mặt nên hoãn để giúp người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp như người lao động, nông dân, ngư dân, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Chính phủ Malaysia thông báo bổ sung 230 triệu USD trong gói cứu trợ nhằm hạn chế tác động của dịch Cúm Vũ Hán. Khoản tiền này sẽ giúp chi trả lương của người lao động phải nghỉ việc, giảm giá điện, các gói cứu trợ tài chính công.
Chính phủ New Zealand mới đây công bố một gói cứu trợ trị giá 12,1 tỷ NZD (tương đương 7,34 tỷ USD) nhằm hỗ trợ kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn do tác động của dịch bệnh Cúm Vũ Hán gây ra.
Chính phủ Australia đang chịu áp lực phải tăng quy mô của gói kích thích trị giá 17,6 tỷ AUD (11,6 tỷ USD) vừa công bố tuần trước, khi các nhà kinh tế lo ngại các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ là chưa đủ. Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) cho biết sẽ công bố các biện pháp tiếp theo để kích thích nền kinh tế vào ngày 19/3 tới, dự kiến bao gồm giảm lãi suất chính thức xuống 0,25%.
Việt Nam nhân dịp này đang đàm phán vay 1 tỷ USD.
Là một trong những nước cho đến nay vẫn thuộc nhóm các quốc gia không bị đại dịch tấn công dữ dội, nhưng kinh tế Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng.
Bộ Tài chính hôm thứ Sáu nói Việt Nam đang đàm phán với các nhà tài trợ nước ngoài để vay 1 tỷ đô la trong năm nay, do dịch bệnh Cúm Vũ Hán khiến cho ngân sách quốc gia bị thâm hụt nặng.
Bộ Tài chính đang đàm phán với các tổ chức IMF, World Bank và ADB.
Ngày 10/4 Bộ Tài chính báo cáo tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa, cho hay: tổng vốn đầu tư công nguồn NSNN được phép thực hiện trong năm 2020 là gần 700 nghìn tỷ đồng.
Báo Pháp luật TPHCM tường thuật Bộ này đang đàm phán với các nhà tài trợ này để có điều kiện vay ưu đãi nhất, dự kiến có thể vay với chi phí thấp từ các tổ chức này khoảng 1 tỷ USD.
Dự kiến mức bội chi ngân sách của Việt Nam sẽ tăng lên 1,5-1,6%, lên mức 5%-5,1% tổng GDP do tác động của Cúm Vũ Hán.
Việt Nam sẽ mất 140-150 nghìn tỷ đồng (5,94-6,37 tỷ đô la) nguồn thu ngân sách năm nay, nếu như đại dịch được khống chế trong Quý 2.
Một số tỉnh, thành dẫn đầu về kinh tế của Việt Nam như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, cho tới nay đã bị ảnh hưởng nặng nề từ việc đình trệ hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong các ngành liên quan trực tiếp tới du lịch, nhà hàng khách sạn.
Bộ Tài chính đã kiến nghị các giải pháp cân đối nguồn lực đảm bảo chi NSNN như:
Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, cắt giảm ít nhất 30% kinh phí hội nghị, công tác phí trong nước và 50% công tác phí nước ngoài (riêng các cơ quan Trung ương dự kiến tiết kiệm được khoảng 600-700 tỷ đồng).
Sau nhiều tuần khoanh vùng, cách ly dập dịch, Việt Nam đã áp dụng ‘cách ly toàn xã hội‘ trên toàn quốc kể từ 1/4, với thời hạn dự kiến kéo dài đến 15/4.
Bộ Y tế đang kiến nghị kéo dài thời gian giãn cách xã hội cho đến hết tháng Tư.
Cùng với biện pháp ‘cách ly toàn xã hội‘ là sự cắt giảm tối đa các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong xã hội.
Các tuyến giao thông quan trọng, như đường bay đi và đến Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, đường xe lửa Bắc – Nam hay tuyến hỏa xa Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến xe đò liên tỉnh đến và đi từ Sài Gòn, và dịch vụ xe bus nội đô tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đã bị giảm xuống mức tối thiểu hoặc tạm dừng hẳn.
Chỉ những ngành nghề thiết yếu trong danh sách do Chính phủ và các địa phương công bố là được phép duy trì hoạt động bình thường.
Bóng ma đại dịch Cúm Vũ Hán cũng đang bao trùm kinh tế Việt Nam.
Khảo sát gần nhất của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) trên 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của dịch Cúm Vũ Hán tới hoạt động kinh doanh cho thấy, nếu dịch Cúm Vũ Hán kéo dài 6 tháng, thì 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản.
Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng… Ngoài ra, gần 30% mất 20-50% doanh thu, 60% doanh nghiệp thậm chí giảm hơn một nửa doanh thu.
Những nhóm ngành bị tác động nghiêm trọng và tức thì là hàng không, du lịch (lưu trú, khách sạn, ăn uống), giáo dục, dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ…
Dịch Cúm Vũ Hán còn khiến hoạt động sản xuất có thể trì trệ, thương mại bị hạn chế, nông nghiệp, bán lẻ và dòng vốn đầu tư quốc tế cũng “dính đòn”.
Ngành hàng không bị mất trắng trên 1 tỷ USD.
Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, diễn biến phức tạp của dịch có thể tác động làm ảnh hưởng doanh thu của các hãng hàng không Việt Nam khoảng 25.000 tỷ đồng năm 2020.
Trong đó, Vietnam Airlines dự kiến doanh thu giảm 12.500 tỷ đồng, Jetstar Pacific dự kiến giảm thu nhập khoảng 732,8 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, doanh thu của ngành đã bị sụt giảm tới 25.000 tỷ đồng.
Theo ông Dương Trí Thành, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, dịch Cúm Vũ Hán ‘thổi bay‘ tích luỹ của hãng 4-5 năm qua. “Dịch bùng phát tại Hàn Quốc, Italy khiến tình hình căng thẳng hơn, khách bỏ chỗ nhiều. Tích lũy của 4-5 năm vừa qua quay về con số 0”, ông Thành nói.
Cùng với hàng không, du lịch nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ Cúm Vũ Hán. Chia sẻ tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các tập đoàn kinh tế tư nhân vào sáng 12/3, đại diện Sun Group cho biết, dịch vụ vui chơi giải trí chiếm 70% doanh thu nhưng 2 tháng đầu năm nay giảm tới 2 triệu lượt khách và có thể sau nửa đầu năm, số khách giảm lên tới 7 triệu. Tính riêng mảng này, Sun Group dự kiến giảm doanh thu 2.000 tỷ đồng.
“Hà Nội có gần 3.500 cơ sở lưu trú với gần 61.000 buồng. Nhưng với tình hình khó khăn chung, các cơ sở lưu trú này đều đang gặp thách thức trong kinh doanh. Nhiều khách sạn phải cắt giảm nhân sự, giảm lương của nhân viên, thậm chí có nơi phải đóng cửa để bảo toàn vốn, tránh thiệt hại thêm nặng”, lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội cho hay.
Dệt may và da giày cũng được đánh giá là hai lĩnh vực chịu tác động trực tiếp trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do thiếu hụt nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu bị đình trệ. Theo tính toán, nếu chậm nguyên liệu trong nửa tháng, riêng ngành dệt may sẽ thiệt hại từ 1,5 – 2 tỷ USD.
Việt Nam, từ một đất nước với đông đảo lực lượng lao động trẻ, tài nguyên, khoáng sản nhiều. Nhưng nay, dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì không những đã đẩy cả dân tộc vào cuộc chiến Bắc – Nam , “huynh đệ tương tàn” làm cho hàng triệu người đã phải chết vì thứ lý tưởng Cộng sản lạc hậu, đầy đau khổ và tàn ác, thì nay, người dân lại tiếp tục phải chịu cảnh lầm than khi công quỹ quốc gia đã bị các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam ăn cắp, tham nhũng và trở nên trống rỗng.
Thể chế này cần thay đổi và đất nước Việt Nam phải trả về cho trên 90 triệu người dân Việt Nam.
Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (tổng hợp)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire