Cám ơn tác giả những ảnh chụp và bài viết trích trên net.
Caroline Thanh Hương
Bài thơ của anh Đỗ Quý Bái hình như thích hạp với bộ ảnh này nên gửi quý anh chị cùng đọc.
SAO CHẲNG NHÌN VÀO TRANG SỬ VIỆT ?
Dân Mỹ Phi châu không đất tổ
Vẫn mong tìm lại được quê cha .
Máu đỏ da vàng còn nước đó
Nỡ quên truyền thống của ông bà ?
Người thì quỳ gối van Âu Mỹ
Kẻ lại đê đầu lạy Chệt Nga
Sao chẳng nhìn vào trang sử Việt
Xem ai hơn được Việt Nam ta ?
Bà Trưng Bà Triệu ngàn xưa đó
Jeanne D'Arc đem bì vẫn kém xa .
Địch Thanh ví đụng đầu Thường Kiệt
Ắt đã cong đuôi bại tẩu mà !
Kìa quân Mông Cổ ai không sợ
Chịu đành khuất phục họ Đông A !
Nguyễn Huệ hành quân trời cũng nể
Trong hàng danh tướng kiếm đâu ra ?
Nghiệp võ đã vang lừng bốn bể
Nghề văn thêm nức tiếng gần xa :
Lưỡng Quốc Trạng Nguyên ai chả biết
Đĩnh Chi họ Mạc của dân ta ?
Tố Như chỉ viết văn chương Việt
Hàn Lâm Viện Pháp phải âu ca .
Hỡi lũ nội thù ! bầy vọng ngoại !
Sao chửa ngửng đầu mở mắt ra ?
Chẳng cố noi gương bao quốc tổ ?
Giữ gìn hùng khí của ông cha ?
LTĐQB(Ma Nữ)
Bình Định - Trận đồ thế núi hình sông
Biên phòng - Đạo quân Tây Sơn
bách chiến bách thắng trong lịch sử, nổi tiếng là thiện chiến, có thể
cưỡi voi, phi ngựa, đánh thủy, đánh bộ, sử dụng pháo, súng thần công và
đặc biệt là thành thục chiến thuật “chiến tranh nhân dân”. Tuy nhiên,
một điều dễ nhận thấy là đóng góp vào thành tựu quân sự đó có điều kiện
tự nhiên của dải đất Bình Định cổ xưa, với thế núi hình sông như trận
đồ.
Thủy quân Tây Sơn với lượng chiến thuyền,
hạm đội quy mô đã từng thành lập các trung tâm huấn luyện tại vùng
duyên hải Bình Định và bán sơn dã phía Tây bây giờ là các huyện An Nhơn,
Tây Sơn xứ thượng đạo. Sử sách ghi lại, cửa biển Đề Gi và vùng đầm phá
nước ngọt có tên cổ là Đạm Thủy (nước xanh) từng là nơi tập trận và huấn
luyện voi chiến của nghĩa quân Tây Sơn. Chưa kể, vai trò đặc biệt của
đầm Thị Nại với cảng Nước Mặn – cảng biển lý tưởng có thể neo đậu tàu
lớn, chiến hạm thời đó. Với con đường ngắn nhất nối vùng cao nguyên phía
Tây (bây giờ là Tây Nguyên), đất Bình Định có một vị trí chiến lược
hiểm yếu, yết hầu của miền duyên hải khi sở hữu thế trực chỉ kinh thành
Thăng Long bằng đường bộ và đường thủy.
Bước ra từ lịch sử binh biến, Bình Định
bây giờ trở thành mảnh đất yên tĩnh lạ thường. Ngoài tài nguyên biển
xanh – mà khách du lịch thường tán tụng là nước biển Quy Nhơn trong xanh
nhất biển Việt Nam, phải kể đến vốn văn hóa cổ là di tích gồm các thành
quách, mộ tháp, công trình quân sự xưa kia mà bóng dáng đậm nét nhất là
dấu ấn của triều đại Tây Sơn ở vùng Tây Sơn thượng đạo bây giờ.
Trong cái nắng gay gắt của vùng gió cát
An Nhơn, Bình Định, tôi gặp các du khách hiếm hoi lặn lội đường xa tới
viếng di tích thành Hoàng Đế. Họ chia sẻ: “Dù di tích hiện nay tọa lạc ở
một vùng hoang vu, hẻo lánh, không còn là trung tâm chính trị văn hóa
nữa, nhưng trong đời mình, chúng tôi chỉ muốn đến đây được một lần, tận
mắt nhìn ngắm địa thế này. Không phải ngẫu nhiên, thế đất này được 3 lần
các hoàng đế chọn làm nơi xây dựng tử cấm thành”.
Tên gọi hành chính của khu di tích tòa
thành này hiện nay là thành Hoàng Đế. Nhưng nơi này từng là thành Đồ Bàn
của người Chăm. Sau 300 năm bỏ hoang phế và vương triều Champa suy tàn,
Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế nhà Tây Sơn và không tốn nhiều công sức
để lựa chọn vị trí đặt kinh đô. Ông cho xây dựng trên nền cũ thành Đồ
Bàn cơ nghiệp mới của mình. Vì vậy, thành Hoàng Đế là tên gọi chính thức
của ngôi thành cổ vì đích thân Thái Đức Nguyễn Nhạc chọn và xây dựng.
Sau đó, thành Hoàng Đế thất thủ về tay Nguyễn Ánh. Số phận tòa thành một
lần nữa được định đoạt bởi một thủ lĩnh quân sự và được mang tên là
thành Bình Định. Năm 1802, một lần nữa, thành về tay bên thắng trong
cuộc chiến là nhà Nguyễn, Tây Sơn suy tàn ở đây và chính vua Gia Long –
Nguyễn Ánh sau đó chịu nhiều sức ép của cuộc hậu chiến đã buộc phải dời
kinh đô về Phú Xuân, chấm dứt vai trò lịch sử của mảnh đất tử cấm thành
An Nhơn.
Chính cuộc di dời này đã “bình địa” thành
Bình Định. Vua Gia Long cho tháo dỡ, di dời rất nhiều công trình ở đây
về xây dựng thành Phú Xuân. Trong lịch sử, phần đất tử cấm thành được
xây dựng trên một gò đồi cao hơn so với thung lũng An Nhơn, nơi có con
sông Côn dữ dội chảy từ Tây Nguyên ra cửa biển. Giờ đây, thung lũng An
Nhơn trải rộng một màu lúa mới trong cảnh sắc trù phú, êm đềm. Toàn bộ
thế núi sông còn lại một vài di tích cũ, nhưng phần lớn lại là di tích
văn hóa Chăm. Điều thú vị hơn cả là Di tích thành Bình Định còn lại dấu
ấn của 3 giai đoạn đặc trưng của kiến trúc xây lăng tẩm thành quách, đền
đài trong lịch sử.
Trong di tích còn nguyên tượng 3 sư tử đá
từ thời Champa mà trải qua nhiều binh biến, những tượng đá này vẫn còn
nguyên vẹn. Vốn là hình ảnh tượng trưng cho uy quyền của vua chúa, tượng
sư tử đá được chạm khắc sống động, tinh xảo, khoáng đạt mà sau này, dù
tòa thành thay đổi triều đại, nhưng tượng sư tử đá vẫn được đặt ở vị trí
cũ, không hề suy suyển và trơ gan cho đến ngày nay. Tính về niên đại,
những bức tượng này đã tồn tại gần một thiên niên kỷ. Đôi tượng voi
chiến gồm voi đực và voi cái trước cổng tòa thành – biểu tượng của sự
hưng vong binh biến suốt chiều dài lịch sử vùng đất An Nhơn cũng tương
tự.
Hiện nay, dấu tích của thành Đồ Bàn còn
các tượng đá. Giai đoạn thành Hoàng Đế còn để lại các mảng tường đá ong.
Cho đến thời kỳ thành Bình Định lại còn dấu tích của phong cách xây
dựng kiểu Kinh thành Huế với chính điện, cổng thành chạm sành, kỳ đài bề
thế, bình phong đắp nổi phù điêu. Toàn bộ trong di tích vẫn còn mộ phần
các võ tướng từng tử thủ giữ thành và các yếu nhân tên tuổi gắn với
ngôi thành 3 lớp nhiều triều đại này.
Còn lại trong tổng thể thế núi hình sông
trận đồ của Bình Định là vai trò của đầm Thị Nại với vị trí chiến lược
là vịnh kín che chắn cho toàn bộ bờ biển hình trăng khuyết Quy Nhơn đang
bung vỡ trong một chiến lược xây dựng cụm kinh tế dịch vụ biển. Đất
Bình Định lưng tựa núi, mặt hướng biển đang trên đà phát triển là minh
chứng một cách nhìn quân sự của dân tộc ta trong lịch sử.
Thụy Văn
Dấu tích Tử Cấm Thành của triều đại Tây Sơn ở Bình Định
Xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định ngày nay vẫn còn lưu giữ một di tích đặc biệt của triều đại Tây Sơn.
Đó là thành
Hoàng Đế - kinh đô của triều Tây Sơn trong giai đoạn 1776 - 1793. Ảnh: Cổng Tử
Cấm Thành thời Nguyễn Nhạc,
nay là
cổng vào di tích thành Hoàng Đế.
Thành được
xây dựng năm 1776, sau khi Nguyễn Nhạc đánh bại chúa Nguyễn và lên ngôi hoàng
đế nhà Tây Sơn. Thành nằm trên
vị trí cũ
của thành Đồ Bàn thuộc vương quốc Chăm Pa. Ảnh: Một trong hai tượng bức tượng
sư tử đá Chăm Pa
được Nguyễn
Nhạc giữ lại trong thành.
Từ năm
1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế đặt kinh đô tại Phú Xuân, kinh đô Hoàng Đế
chỉ còn trên danh nghĩa.
Ảnh: Cột cờ
trong thành.
Đầu năm
1801, tướng Võ Tánh dưới quyền Nguyễn Ánh đã chiếm thành từ quân Tây Sơn và
đóng quân tại đây.
Ảnh: Một đoạn
tường thành cũ của Tử Cấm Thành.
Sau đó hai
tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đã bao vây thành. Những trận
đánh hết sức ác liệt đã diễn ra.
Tháng 5/1801,
thành thất thủ, tướng Võ Tánh đã tự thiêu còn quan văn Ngô Tùng Châu uống thuốc
độc tự tử.
Ảnh: Khu
vực lăng mộ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu được Nguyễn Ánh cho xây dựng trong Tử Cấm
Thành sau này.
Sau khi
triều đại Tây Sơn sụp đổ vào năm 1802, thành Hoàng Đế rơi vào tay nhà Nguyễn.
Tới năm 1814, tòa thành bị Nguyễn Ánh
cho phá
phần lớn để lấy vật liệu xây dựng thành Bình Định mới. Ảnh: Lầu Bát Giác thờ
tướng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.
Trên mặt
bằng của điện Bát Giác cũ, nơi Vua Thái Đức thiết triều, Nguyễn Ánh đã xây lăng
mộ và lầu Bát Giác thờ tướng
Võ Tánh và
Ngô Tùng Châu. Ảnh: Mộ tướng Võ Tánh (phải) và quan văn Ngô Tùng Châu (trái).
Các cuộc
khảo sát và khai quật sau này cho thấy, thành Hoàng Đế dưới thời Nguyễn Nhạc
gồm có 3 lớp: vòng ngoài là thành ngoại
có chu vi khoảng
7 km, tiếp đó là vòng trong gọi là thành nội có chu vi khoảng 1,6 km và trong
cùng là Tử Cấm Thành
có chu vi
khoảng 700m, tường thành cao khoảng 3m. Ảnh: Nền móng cung điện thời Tây Sơn
trong Tử Cấm Thành.
Ngày nay,
tòa thành chỉ còn lại một số công trình của Tử Cấm Thành xưa, gồm có tường
thành, cổng tam quan,
hai hồ bán
nguyệt nguyệt, cặp tượng sư tử Chăm Pa, tường và nền móng các cung điện... Ảnh:
Phần chân tường
còn lại của
một công trình trong thành.
Hồ bán
nguyệt nằm bên trái Tử Cấm Thành còn khá nguyên vẹn.
Hồ bán
nguyệt bên phải nằm cạnh một cây sung cổ thụ.
Một số dấu
tích của tòa thành xưa.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire