Khi chúng ta bị đại dịch trên toàn cầu, chúng ta vô cùng mang ơn những người trên tuyến đầu và đất nước đã cưu mang mình, chữa bệnh và chăm sóc cho chúng ta.
Trên tuyến đầu với những tấm lòng thật can đảm, những chiến sĩ áo trắng đã giúp và đưa chúng ta qua cái chết đang rình rập bởi một âm mưu vô cùng hiểm độc.
Tấm lòng biết ơn đó đã được nêu ra bằng nhiều hình ảnh, thơ văn, mời quý anh chị cùng đọc.
Caroline Thanh Hương
Những kiện hàng áo trang bị cho bệnh viện pháp từ Trung Cộng hư hỏng không xài được.
Sanctionnée pour avoir montrer les blouses qui se déchirent
Thân mời Chị đọc chơi và nhờ Chị post giùm lên trang nhà. Cảm ơn Chị.
Hoa Văn
TÔI YÊU NƯỚC MỸ TUYỆT VỜI
TÔI YÊU NƯỚC MỸ TUYỆT VỜI
thơ Hoa Văn
Tôi yêu nước Mỹ vô ngần
Vì đang gặp lúc thăng trầm tang thương
Ai xui nên cảnh đoạn trường
Bão giông một thuở vô thường nắng mưa
Tạ ơn nước Mỹ vô bờ
Cứu tôi giữa lúc ước mơ kiếm tìm
Cho tôi cuộc sống bình yên
Những buồn vui những êm đềm tháng năm
Tạ ơn nước Mỹ bội phần
Giúp tôi manh áo, chiếu nằm, chén cơm
Mỗi ngày mỗi đẹp tốt hơn
Nhờ lòng nhân bản, tạ ơn vô cùng
Nhớ xưa đang lúc lạnh lùng
Được hơi nhân nghĩa ấm lòng biết bao
Yêu thương tôi nhận, lẽ nào
Quên ân tình lúc trăng sao cuộc đời
Tạ ơn nước Mỹ tuyệt vời
Cho tôi cuộc sống sáng ngời hôm nay
Xin ghi nhớ mãi ân này
Cảm ơn nước Mỹ từng ngày đi qua.
4/7/2020 (Viết lúc đại dịch Vũ Hán)
Cho xin tuyên dương tấm lòng vàng của hai vị Bác Sĩ này nhé.
Cảm ơn,
Bác Sĩ Đỗ Hải Đăng (trái) và Bác Sĩ Đỗ Đan Thùy. (Hình: Hillman City Medical)
SEATTLE, Washington (NV) –
Bác Sĩ Đỗ Đan Thùy và Bác Sĩ Đỗ Hải Đăng là hai chị em, họ cùng khám
bệnh hoàn toàn miễn phí cho những người thất nghiệp hoặc không có bảo
hiểm tại Seattle, tiểu bang Washington.
Phòng
mạch của hai bác sĩ này tọa lạc tại 3828 S. Graham St., #A, Seattle,
Washington 98118, thuộc Hillman City Medical, gần Q-Bakery.
Cả
hai chị em bác sĩ cùng theo chuyên khoa gia đình. “Chúng tôi nhận khám
bệnh cho mọi người thuộc mọi chủng tộc, ở mọi lứa tuổi,” Bác Sĩ Đan Thùy
cho biết. “Tuy nhiên, từ 75 đến 80 phần trăm bệnh nhân của chúng tôi là
người gốc Việt.”
“Chúng tôi được công ty LabCorp cung cấp cho
một số dụng cụ y tế miễn phí nên phòng mạch mới có thể thoải mái mà
giúp cộng đồng,” Bác Sĩ Hải Đăng cho biết. “Họ không tính tiền chúng tôi
thì tại sao chúng tôi lại tính tiền những người đang khó khăn, đang cần
giúp đỡ.”
Trong thời gian vừa
qua, hai bác sĩ này đã phát hiện ba bệnh nhân có triệu chứng khả nghi và
sau đó được cơ quan y tế “confirm” là nhiễm COVID-19. “Rất may, họ bị
nhẹ nên chúng tôi chỉ yêu cầu họ tự cách ly tại nhà thôi,” Bác Sĩ Hải
Đăng kể.
Trong trường hợp này, bệnh nhân được khuyên nên ở
luôn trong phòng ngủ có phòng tắm riêng để hoàn toàn không tiếp xúc với
người nhà trong suốt 14 ngày.
Bác
Sĩ Đan Thùy nói: “Dù ở một mình trong phòng, bệnh nhân vẫn phải đeo khẩu
trang. Như vậy sẽ giữ vi trùng lại, không cho thoát ra không khí.”
“Tuyệt
đối không ra phòng ngoài, kể cả ra tủ lạnh khi mọi người đã ngủ. Tuyệt
đối chỉ ở trong phòng. Đến bữa, có người để thức ăn ngoài cửa phòng chứ
không đưa tận tay,” cô nói tiếp.
Để ngăn ngừa sức truyền nhiễm khủng khiếp của COVID-19, hai bác sĩ cùng khuyên rằng phải cẩn thận tối đa.
“Không
có sự cẩn thận nào là quá lố cả,” Bác Sĩ Đan Thùy cho biết. “Ngay cả
tôi, là người mẹ có hai đứa con trai, một ba tuổi và một ba tháng. Đứa
ba tháng bị yếu tim nên ở nhà với chồng tôi. Còn đứa ba tuổi theo tôi
qua ở với bà ngoại.”
Cô tiếp: “Xong việc, về nhà mẹ tôi, tôi đi thẳng vào phòng tắm. Tắm rửa thật sạch sẽ rồi đem quần áo vừa thay ra giặt liền.”
Mấy tuần rồi, nữ bác sĩ trẻ này chưa gặp mặt chồng con.
Văn phòng của Bác Sĩ Đỗ Đan Thùy và Bác Sĩ Đỗ Hải Đăng. (Hình: Google Map)
Hết
lòng tận tụy, khám bệnh miễn phí cho người thất nghiệp hoặc không có
bảo hiểm trong cơn đại dịch này, hai chị em bác sĩ này thật sự là những
vị lương y hiếm có.
Trả
lời câu hỏi tại sao họ lại muốn phục vụ cộng đồng miễn phí như vậy, Bác
Sĩ Đan Thùy cười: “Chị em chúng tôi chưa làm việc tại bệnh viện nên có
thời gian giúp đỡ những người trong cộng đồng cần chúng tôi.”
Cô
tiếp: “Chúng tôi có rất nhiều thân nhân và bạn bè phải vào bệnh viện.
Và trong lúc bệnh viện không có đủ bác sĩ để săn sóc họ thì những gì
chúng tôi đang làm bên ngoài cũng chỉ là để giúp đỡ bệnh viện một cách
gián tiếp thôi.”
Bác Sĩ Hải Đăng góp chuyện: “Tất
cả các đồng nghiệp của chúng tôi hiện đang làm việc trong bệnh viện
quanh đây đều cho biết bệnh nhân vào càng lúc càng nhiều. Ở ngoài, chị
em chúng tôi có dư thời gian thì đóng góp để giúp người hoạn nạn.”
Hơn
nữa, Bác Sĩ Hải Đăng cũng cho biết rất nhiều phòng mạch bác sĩ quanh
vùng đang tạm thời đóng cửa khiến nhiều bệnh nhân không có nơi khám
bệnh.
“Đó là những nguyên nhân để chúng tôi phải làm việc nhiều hơn,” Bác Sĩ Hải Đăng tiếp.
Về
phương thức bảo vệ an toàn y tế tại phòng mạch, Bác Sĩ Hải Đăng cho
biết: “Trong thời gian dịch COVID-19 đang đe dọa khắp nơi, để bảo vệ sức
khỏe cho từng người và cho toàn thể cộng đồng, chúng tôi sẽ hạn chế
việc gặp bệnh nhân trong phòng mạch.”
Để làm điều
này, hai vị bác sĩ trẻ tuổi họ Đỗ khuyến khích bệnh nhân nên gọi điện
thoại trước để lấy hẹn. Rồi sau đó, họ sẽ khám bệnh qua điện thoại. “Như
vậy cũng giải quyết được một số đông rồi,” Bác Sĩ Hải Đăng nói. “Tuy
nhiên, cũng có những trường hợp chúng tôi cần phải quan sát sắc diện
bệnh nhân.”
“Lúc đó, chúng tôi sẽ tiếp bệnh nhân qua ‘video call’ như Face Time hay Zoom,” Bác Sĩ Đan Thùy nói.
Tuy
nhiên, cũng có những trường hợp bệnh nhân phải đến tận nơi.. “Vừa rồi,
một nữ bệnh nhân cần phải được thử máu. Tôi hẹn đến bãi đậu xe, cứ ngồi
trong xe và thò tay ra ngoài để tôi rút máu. Đó là một trong vài trường
hợp chẳng đặng đừng,” Bác Sĩ Đan Thùy kể. “Làm vậy mới bảo vệ được mọi
người.”
Hơn hai tuần nay, Bác Sĩ Đan Thùy chưa gặp
mặt chồng và đứa con trai ba tháng. Dĩ nhiên họ nói chuyện với nhau
thường xuyên qua điện thoại.
Muốn lấy hẹn với Bác Sĩ Đan Thùy hoặc Hải Đăng, gọi (206) 480-7677.
(Đằng-Giao)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire