caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

lundi 6 avril 2020

Truyện ngắn Thời Bao Cấp, Điệp Mỹ Linh.

Những câu chuyện lề đường ngày xưa đó, ai đã ra đi tỵ nạn cộng sản có lẽ sẽ không bao giờ quên ai giải phóng ai.
Những người bán hàng rong thời sau bảy lăm  chưa chắc đã buôn bán yên ổn, vì luật mấy ông ra cứ thay đổi như chong chóng. Có khi hàng bán rong bị tóm thu về trạm hay người bán bỏ của chạy lấy người mất toi cả vốn, nghèo lại nghèo thêm...
Cám ơn người đã sưu tầm bài viết ấn tượng này.
Caroline Thanh Hương

Truyện ngắn
 Thời Bao Cấp 

L’image contient peut-être : une personne ou plus, moto et plein air
...Thì ra, người và đảng c.s.V.N. quyết tâm tận diệt người cùng dòng máu, cùng ngôn ngữ ở miền Nam chỉ với mực đích đưa người Trung cộng vào Việt Nam để đồng hóa người Việt Nam! Niềm oán hận đối với những người đã và đang đày đọa gia đình của bà và đưa toàn nước Việt Nam vào thời bao cấp rồi bán từng phần đất nước cho Trung cộng vừa dâng lên thì một anh công an cầm cái soon nhỏ, bước vào quán. Bà Liên hỏi :
-Dạ, anh cần chi ?
-Bác bán cho tôi năm tô bún. Mua nhiều thế bác có cho thêm thịt thà gì không ?
-Dạ, tôi sẽ thêm một miếng giò heo hầm.
-Ôi, Giời ! Mua năm tô mà chỉ thêm có một miếng giò “nợn” thì về chia thế “.éo” nào được! Ai ăn, ai nhịn ?
Nghĩ đến cảnh gia đình mình, một thẻo thịt heo cũng không dám ăn, chỉ để bán, lấy tiền mua gạo và bo bo, bà Liên than :
-Rất tiếc ! Tôi không thể cho thêm mỗi tô một miếng giò heo; nhưng tôi sẽ cho thêm mỗi tô một lác chả cá, thay vì miếng dò heo. Được không, anh ?
-Ôi Giời ! Buôn bán gì mà keo kiệt thế ! Ngoài Bắc heo chạy từng đàn, chả ai thèm ăn ; chỉ có người trong này mới xem miếng ăn bằng… cái nhà !
Bà Liên cúi mặt, im lặng làm năm tô bún. Khi thấy bà Liên chỉ bỏ thêm năm miếng chả cá, anh công an sừng sộ :
-Này ! Này ! Buôn bán thế hả ?
-Dạ, sao ạ ?
-Còn miếng giò “nợn” “núc” nãy hứa tại sao không cho vào ? Quán này có giấy phép, môn bài hay không mà dám “nường gạc” công an nhân dân, hả ?
Biết anh công an nói ngược để đòi thêm, bà Liên nén nước mắt, múc miếng giò heo cho vào soon của anh ta. Bưng soon bún, trước khi quay đi, anh ta còn “tặng” bà Liên một câu nữa :
-Ông mà tìm ra quán bún nào khác thì ông “.éo” thèm “chở nại” !
Từ sự tủi thân, dư âm của một bài hát thời kháng chiến vọng về. Bà Liên vừa quẹt nước mắt vừa “ngân nga” nho nhỏ: “Đây quán bên đường, mái khói lên chạnh nỗi lòng. Đây quán bên đường, chờ mong khách qua đường thương…”. Vừa “ngân nga” đến đây, niềm phẫn uất về tình trạng đất nước hiện tại lại dâng lên, bà Liên đổi lời ca mấy chữ cuối câu: “…Nếp quán xinh xinh, thương anh ‘cán ngố’ ra đi cướp nước… để tặng cho Tàu….”
--ĐIỆP MỸ LINH
=========
Saigon 30-4-1975. Photos by Philippe Buffon.



L’image contient peut-être : 3 personnes, personnes debout et plein air


ÔNG HÀNG XÓM
Không trốn, không tình nguyện.
Bảo ra trận thì ra.
Mà trốn cũng chẳng được.
Trốn, nó thịt người nhà.
Không hèn, không dũng cảm,
Lăn lộn đủ chiến trường.
Cũng được tặng một vốc
Cả huân và huy chương.
Chân trần đi đánh Mỹ.
Xong, chân trần quay về.
Đất nước thì thống nhất,
Mà lòng thì tái tê...
Câu chuyện ông hàng xóm,
Nghe đến nhảm cả tai.
Hôm nay, ngày giải phóng,
Ông nhìn tôi thở dài:
"Cái vốc huân chương ấy,
Bán đồng nát mấy đồng?
Này nếu chú có thích.
Tôi tặng, chú lấy không?"
Từng một thời thế đấy,
Tưởng xưa mà không xưa.
Vinh quang mà vớ vẩn.
Già mới biết bị lừa.
--thơ Thái Bá Tân

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire