caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 5 avril 2020

Quy Nhơn hay Qui Nhơn và món ăn ngon Bún Chả Cá.

Ai về Bịnh Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.
Tại sao có những ca dao, tục ngữ đi vào tâm tư người Việt Nam.
Thưa rằng, vì địa danh và con người là một.
Lịch sử Việt Nam kéo dài với lịch sử giành và giữ nước, và nơi nào có giặc thì nơi đó anh hùng, dù là nam hay nữ.
Hôm nay chúng ta cùng xem lại vài hình ảnh tài liệu xưa và đọc vài câu ca dao tục ngữ nói về Quy Nhơn.
Trong trang Blog này có giới thiệu về thành phố Quy Nhơn và một món ăn địa phương là món Bún Chả Cá với cách thực hiện.
Hy vọng tài liệu sưu tầm này có thể đưa quý anh chị đi xa hơn mong muốn và gợi lại kỷ niệm về những năm một chín ba hai.
Caroline Thanh Hương

Aucune description de photo disponible.
Theo hình xưa, chữ Quy Nhơn phải viết là Qui Nhơn

 Qui Nhơn hay Quy Nhơn?

Qui Nhơn là nơi một thời con nít đầu thập niên 60, tui đi học ở trường tiểu học Lasan kế bên nhà thờ Nhọn - thời gian qua đã lâu, nay tìm kiếm tài liệu về Qui Nhơn, chỉ thấy xuất hiện là Quy Nhơn trên mạng! Mà cũng không biết bị đổi tên khi nào?

Bì thư với con dấu Qui Nhơn năm 1932



Đọc vài câu ca dao, tục ngữ

 

Ca dao tục ngữ Bình định

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm 'Bình Định nón Gò Găng
Bún Song thần An Thái
Lụa Đậu tư Nhơn Ngãi
Xoài Tượng chín Hưng Long
Mặc ai mơ táo ước hồng
Tình quê em giữ một lòng trước sau.



L’image contient peut-être : 1 personne, ciel et plein air
 Xe đò Qui Nhơn - Pleiku - Kontum


Bình Định có hòn Vọng Phu
Có đầm Thị Nai có Cù Lao Xanh.
Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.


1.Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi.
2.Bình Định có núi Vọng Phu Có Đầm Thị Nại có Cù Lao xanh.
3.Công đau công uổng công thừa Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan.
4.Mẹ ơi đừng đánh con đau Để con đánh trống hát tuồng mẹ nghe.
5.Ai về Bịnh Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.
6.Ai về Bình định thăm bà Ghé vô em gởi lạng trà Ô long. Trà Ô long nước trong vị ngọt Tình đôi mình như đọt mía lau 7.Anh đi bờ lở một mình Phất phơ chéo áo giống hình trò
Ba Trò Ba đi học trường xa 
Cơm canh ai nấu mẹ già ai coi
8.Chẳng tham ruộng cả ao liền
Tham vì cái bút cá nghiên anh đồ. 
 
 L’image contient peut-être : ciel et plein air
Hội trường Qui Nhơn (còn gọi là rạp Kim Khánh).

Tiếng đồn Bình Định tốt nhà Phú Yên tốt lúa, Khánh Hoà tốt trâu
.Công đâu công uổng công thừa Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan
.Em về Đập Đá quê cha Gò Găng quê mẹ, Phú Đa quê chồng
13.Anh về Đập Đá , Gò găng Bỏ em kéo vải sáng trăng một mình Tiếng ai than khóc nỉ non Vợ chàng lính thú trèo hòn Cù Mông
14.Chiều chiều én liệng Truông Mây Cảm thương Chú Lía bị vây trong thành
15.Non Tây áo vải cờ đào Giúp dân dựng nước xiết bao công trình
16.Cây Me cũ, Bến Trầu xưa Dẫu không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm
17.Ngó vô Linh Đỗng mây mờ Nhớ Mai nguyên soái dựng cờ đánh Tây
18.Hầm Hô cữ nước còn đầy Còn gương phấn dũng , còn ngày vinh quang
19.Bình Định có đá Vọng Phu Có đầm Thị Nại có Cù lao Xanh Lụa Phú Phong nên duyên nên nợ Nón Gò găng khắp chợ mến thương

 L’image contient peut-être : 1 personne, plein air
 Những tiệm buôn bán trên đường Gia Long xưa.


20.Bên kia sông, quê anh An Thái Bên này sông, em gái An Vinh Thương nhau chung dạ chung tình Cầu cha mẹ ưng thuận cho hai đứa mình lấy nhau
21.Cưới nàng đôi nón Gò Găng Xấp lãnh An Thái, một khăn trầu nguồn Ai về Tuy Phước ăn nem Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm
22.Rượu ngon Trường Thuế mê li Gặp nem Chợ Huyện bỏ đi sao đành
23.Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Gi Sông xanh, núi cũng xanh rì Vào Nam, ra Bắc ai cũng đi con đường này Nghìn năm gương cũ còn đây Lòng ơi! Phải lo nung son sắt kẻo nữa đầy bể dâu - Cầu Đôi nằm cạnh Tháp Đôi Dễ chi nhân ngãi mà rời được nhau
24.Tháp kia còn đứng đủ đôi Cầu còn đủ cặp huống cho tôi với nường ( nàng) Suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Thiếp ngồi dệt vải chỉ mong bóng chàng Dừa xanh trên bến Tam Quan Dừa bao nhiêu trái thương chàng bấy nhiêu Ôm đàn gảy khúc Cầu hoàng Thiếp xin gõ nhịp để chàng lựa dây Bao giờ rừng quế hết cây Dừa Tam Quan hết nước thì em đây mới hết tình Dừa xanh sừng sững giữa trời Đem thân mà hiến cho đời thuỷ chung

Hướng Dẫn Nấu Món Bún Chả Cá Quy Nhơn Ngon Ngất Ngây

Khi nhắc đến đặc sản Quy Nhơn, tất nhiên chúng ta không thể bỏ qua món bún chả cá ngon ngất ngây mà bất kỳ ai khi đặt chân đến nơi đây đều nhất định phải thử qua. Bún chả cá Quy Nhơn là sự kết hợp tinh tế của những lát chả cá thơm ngon, vị ngọt của nước dùng được nấu từ cá, cùng các loại gia vị hòa quyện vào nhau tạo cảm giác rất thú vị. Hôm nay, hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu Đà Nẵng tìm hiểu cách nấu món ăn này nhé!
Không biết từ bao giờ, mà bún chả cá Quy Nhơn đã trở thành món bún nức danh với mùi vị đặc trưng, quyến rũ khiến ai ai cũng yêu thích. Tuy nhiên, không cần phải đến tận Quy Nhơn mới có thể thưởng thức món ăn này, bạn vẫn có thể thực hiện nấu món bún chả cá ngay tại gian bếp nhà mình. Với những nguyên liệu dễ tìm, cách nấu đơn giản không tốn nhiều thời gian bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà để cả gia đình cùng thưởng thức đấy! Bắt tay vào nấu ngay thôi nào!
bun cha ca quy nhonBún chả cá Quy Nhơn là một món ăn dân dã, lâu đời được nhiều người yêu thích (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu cần chuẩn bị

2,5kg cá thu
200g da lợn
2 của hành tây
3 củ hành tím
Tỏi
Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, đường, muối
Bún
Hành, ngò
Hạt điều, ớt, chanh, tương ớt, tiêu xay

Cách làm bún chả cá Quy Nhơn

Bước 1: Cá thu khi mua về, bạn làm sạch, lóc phần xương và đầu để riêng, phần thịt cá để riêng và dùng giấy thấm khô miếng cá. Tiếp theo, dùng muỗng nạo phần thịt cá và cho vào chén riêng. Sau đó, bạn ướp phần thịt cá với hành băm nhuyễn, tỏi băm, mắm, muối, đường, hạt nêm, da lợn. Tiếp sau đó, bạn dùng tay trộn đều chúng lại với nhau và cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút để cá ngấm gia vị.
Bước 2: Khi hết 30 phút, bạn lấy cá ra và dùng chày giã đến khi chả cá có độ dính và mịn là được. Sau đó, bạn nắn chả cá thành những viên tròn rồi cho vào chảo dầu chiên vàng với lửa nhỏ. Chừa lại một phần chả cá để hấp cách thủy. Khi hấp chả chín, bạn đánh tan lòng đỏ trứng gà và quét lên mặt chả, tiếp tục hấp một lần nữa để cả ngon và đẹp mắt hơn.
Bước 3: Phần đầu cá và xương cá bạn nấu với nước muối pha loãng. Khi nước sôi, bạn cho hành tím nướng, hành tây cắt múi cau, muối, đường vào nồi và nấu với lửa nhỏ cho đến khi xương và đầu cá chín. Tiếp theo, bạn lọc bỏ xương và lấy nước dùng cá.
Bước 4: Nêm nếm phần nước dùng với nước mắm, muối, hạt nêm, đường cho vừa ăn. Tiếp theo, cho phần hành tím phi thơm vào để khử mùi tanh của cá. Cuối cùng, bạn thắng màu điều và cho vào nồi nước dùng để món bún có màu sắc hấp dẫn.
Bước 5: Cho bún vào tô và trụng sơ bún với nước sôi, sau đó xếp chả cá vào và chan nước dùng vào tô. Sau cùng bạn rắc hành, ngò băm nhỏ lên trên và ăn kèm với rau, chanh và tương ớt.
Vậy là món bún chả cá Quy Nhơn hoàn thành. Thật đơn giản phải không nào? Giờ thì, các bạn cứ tự tin trổ tài chiêu đãi món ngon cho cả gia đình nhé. Chúc các bạn thành công!
Bạn đọc vào chuyên mục Các món ngon miền Trung để tham khảo thêm nhiều công thức nấu ăn và tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Miền Trung

25.Muốn ăn bánh ít nhân mè Lấy chồng Hòa Đại đạp chè thâu đêm Muốn ăn bánh ít nhân tôm Lấy chồng Hòa Đại ăn cơm củ mì
26.Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di Sông xanh núi cũng xanh rì Vào Nam ra Bắc cũng đi đường này 27.Anh về Phù Mỹ nhắn nhe Nhắn chị bán chè sao vậy chẳng lên?
Anh về dưới vạn thăm nhà 
Ghé vô em gởi lạng trà Ô Long

28.Ai về Bình Định thăm cha Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em
29.Quy Nhơn có tháp Chòi Mòi Có đầm Thị Nại chạy dài biển đông



L’image contient peut-être : montagne, océan, ciel, nature, plein air, texte et eau

30.Khéo khen con tạo trớ trêu
Nắn nguyên Bãi Trứng nhớ tổ tiên là Âu Cơ
32.Ai về thăm cảnh An Khê
Sông Ba chồng nhớ vợ nhà Sông Côn 
 
 

Quy Nhơn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Quy Nhơn
Thành phố trực thuộc tỉnh
QuyNhonBeach1.jpg
Một bãi biển hoang sơ ở thành phố Quy Nhơn
Hành chính
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
TỉnhBình Định
Phân chia hành chính16 phường, 5 xã
Thành lập
  • 20/10/1898: thị xã
  • 3/7/1986: thành phố[1]
Loại đô thịLoại I
Năm công nhận2010
Chính quyền
Chủ tịch UBNDNgô Hoàng Nam
Địa lý
Tọa độ: 13°46′0″B 109°14′0″ĐTọa độ: 13°46′0″B 109°14′0″Đ
Diện tích286 km2
Dân số (2019)
Tổng cộng481.110 người
Mật độ1.682 người/km²
Khác
Mã hành chính56
Mã bưu chính53
Biển số xe77-L1-L2
WebsiteThành phố Quy Nhơn
Quy Nhơn là một thành phố ven biển miền Trung Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định, Việt Nam.
Trước khi thuộc về Việt Nam, Quy Nhơn từng là đất của người Champa nên xung quanh thành phố hiện vẫn tồn tại nhiều di tích Chăm. Sau năm 1975, Quy Nhơn thành thị xã tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh Nghĩa Bình rồi chính thức trở thành thành phố vào năm 1986. Đến năm 1989 thì trở thành tỉnh lị của Bình Định cho đến nay. Với sự phát triển không ngừng của mình, Quy Nhơn đã được thủ tướng chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2010 và được bình chọn là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á bởi tạp chí du lịch Rough Guides của Anh vào năm 2015.[2]

Địa lý

Vị trí

Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý:
Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36'B đến 13°54'B, từ 109°06'Đ đến 109°22'Đ, cách Hà Nội 1.065 km về phía bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 650 km về phía nam, cách thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) 165 km và cách thành phố Đà Nẵng 322 km.

Địa hình

Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý như núi (Như núi Đen cao 361m), rừng nguyên sinh (Khu vực đèo Cù Mông), gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm (Đầm Thị Nại), hồ (Hồ Phú Hòa (Phường Nhơn Phú và phường Quang Trung), Bầu Lác (Phường Trần Quang Diệu), Bầu Sen (Phường Lê Hồng Phong), hồ Sinh Thái (Phường Thị Nại)), sông ngòi (Sông Hà Thanh), biển, bán đảo (Bán đảo Phương Mai) và đảo (Đảo Nhơn Châu – Cù lao xanh). Bờ biển Quy Nhơn dài 72 km, diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao. Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch.

Khí hậu

Về khí hậu, Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 - 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28 độ C.

Dữ liệu khí hậu của Quy Nhơn
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 34.6 37.9 39.8 42.1 41.7 41.4 39.7 39.4 38.9 34.7 34.6 33.0 42,1
Trung bình cao °C (°F) 26.9 28.2 29.9 31.8 33.8 34.4 34.6 34.8 33.0 30.4 28.1 26.5 31,0
Trung bình ngày, °C (°F) 23.2 24.0 25.5 27.5 29.1 29.8 29.9 29.9 28.5 26.8 25.4 23.8 26,9
Trung bình thấp, °C (°F) 21.1 21.6 23.0 24.9 26.2 26.8 26.8 26.9 25.6 24.5 23.4 21.8 24,4
Thấp kỉ lục, °C (°F) 15.2 15.7 15.8 19.4 19.1 21.7 20.6 20.7 20.5 17.9 15.0 15.5 15,2
Giáng thủy mm (inch) 64
(2.52)
28
(1.1)
24
(0.94)
31
(1.22)
84
(3.31)
64
(2.52)
38
(1.5)
62
(2.44)
227
(8.94)
549
(21.61)
437
(17.2)
199
(7.83)
1.807
(71,14)
độ ẩm 80.9 81.9 82.7 82.6 79.7 74.2 71.4 70.4 77.9 83.4 83.6 82.6 79,3
Số ngày giáng thủy TB 13.0 6.0 4.3 4.1 8.7 7.5 7.2 8.6 16.0 20.7 21.2 19.1 136,3
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 162 194 251 262 270 243 254 234 193 169 123 115 2.470
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[3]

Tài nguyên thiên nhiên

Quy Nhơn được biết đến như một thành phố giàu tài nguyên thiên nhiên: về tài nguyên đất có bán đảo Phương Mai với diện tích 100 km2, đầm Thị Nại 50 km2 (trong đó: Quy Nhơn 30 km2, huyện Tuy Phước 20 km), có trên 30.000 ha rừng. Khoáng sản quặng titan (xã Nhơn Lý), đá granit (phường Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân), có ngư trường rộng, đa loài và nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao; đặc sản có yến sào (sản lượng đứng sau tỉnh Khánh Hòa). Nguồn nước ngầm với trữ lượng khá lớn (dọc lưu vực sông Hà Thanh và bán đảo Phương Mai) bảo đảm cung cấp nước sạch cho thành phố.

Lịch sử

Cảng Quy Nhơn năm 1795, vẽ bởi Jean-Marie Dayot.
Quy Nhơn được hình thành từ rất sớm, thuộc vùng đất Đàng Trong, xứ Thuận Quảng. Cách đây trên 400 năm đã xuất hiện phủ Quy Nhơn. Vùng đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chăm Pa từ thế kỷ XI, dưới triều đại nhà Tây Sơn và cảng Thị Nại từ đầu thế kỷ XVIII.
Do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội và tác động sự phát triển của nền công nghiệp phương Tây vào thế kỷ XIX làm cho diện mạo Quy Nhơn thay đổi.
Ngày 20/10/1898, vua Thành Thái ra Chỉ dụ thành lập thị xã Quy Nhơn, đô thị tỉnh lỵ, là một trong những đô thị hoạt động thương mại với nước ngoài khá sầm uất lúc bây giờ.
Vào đầu thế kỷ XX, nhiều công trình mới được mọc lên như: trường học, bệnh viện, khách sạn, công sở, nhà hát, toà giám mục, hệ thống giao thông đường sắt, nhà ga...Do đó, trong 3 thập niên đầu của thế kỷ XX, Quy Nhơn nhanh chóng được đô thị hóa và trở thành một đô thị lớn ở khu vực.
Ngày 30/4/1930, Toàn quyền Đông Dương Pasquier đã ra Nghị định nâng cấp thị xã Quy Nhơn lên thành phố cấp 3. Đây là một trong những đô thị ở Việt Nam thời bấy giờ đạt tiêu chuẩn cả về phương diện hành chính lẫn kinh tế, văn hóa.

Giai đoạn 1945 - 1975

Sau Cách mạng tháng Tám, ngày 3 tháng 9 năm 1945, Quy Nhơn được tổ chức theo quy chế thị xã, lấy tên là thị xã Nguyễn Huệ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Quy Nhơn là hậu phương của chiến trường khu V và Tây Nguyên.
Thời kỳ 19541975, Quy Nhơn thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, dân số năm 1961 là 91.007 người.
Ngày 30 tháng 9 năm 1970, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ra Sắc lệnh thành lập thị xã Quy Nhơn từ xã Quy Nhơn thuộc quận Tuy Phước, cộng thêm ấp Xuân Vân của xã Phước Tấn, ấp Xuân Quang của xã Phước Hậu và trọn phần đất núi Bà Hỏa cùng một phần đất ấp Hưng Thạnh của xã Phước Hậu, lập 2 quận là Nhơn Bình và Nhơn Định. Trong đó, quận Nhơn Bình gồm:
  • Xã Quy Nhơn gồm các ấp Hải Cảng, Đào Duy Từ, Nguyễn Du, Lê Lợi, Cường Để, Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Xuân Quang và Ghềnh Ráng.
  • Xã Phước Tấn
  • Xã Phước Hải với các ấp Hải Đông, Hải Nam, Hải Minh và Hải Giang.
Quận Nhơn Định gồm có xã Quy Nhơn với các ấp Phan Bội Châu, Nguyễn Công Trứ, Lý Thường Kiệt, Bạch Đằng, Huyền Trân và Tháp Đôi.
Ngày 11 tháng 6 năm 1971, theo Nghị định số 494 BNV/HCĐP/26/ĐT/NĐ của Tổng trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa, thị xã Quy Nhơn được sắp xếp lại các đơn vị hành chính như sau:
  • Quận Nhơn Bình có 10 khu phố:
  1. Khu phố Trung Cảng (tức ấp Hải Cảng cũ)
  2. Khu phố Trung Từ (ấp Đào Duy Từ)
  3. Khu phố Trung Phú (tức ấp Nguyễn Du)
  4. Khu phố Trung Đức (tức ấp Lê Lợi)
  5. Khu phố Trung Cường (tức ấp Cường Để và ấp Nguyễn Huệ)
  6. Khu phố Trung Hiếu (tức ấp Hàm Nghi)
  7. Khu phố Trung Tín (tức ấp Ghềnh Ráng)
  8. Khu phố Trung Châu (tức ấp Xuân Quang)
  9. Khu phố Trung Hòa (tức ấp Quy Hòa).
  10. Khu phố Trung Hải (tức các ấp Đông Hải, Hải Nam, Hải Minh, Hải Giang)
  • Quận Nhơn Định có 6 khu phố:
  1. Khu phố Trung Chánh (tức ấp Phan Bội Châu và ấp Bạch Đằng)
  2. Khu phố Trung Kiệt (tức ấp Lý Thường Kiệt và Nguyễn Công Trứ)
  3. Khu phố Trung An (tức ấp Huyền Trân)
  4. Khu phố Trung Thiện (tức ấp Tháp Đôi)
  5. Khu phố Trung Hậu (tức các ấp Hưng Thạnh, Bình Thạnh, Lương Nông, An Thạnh, Phú Vinh và Phú Hòa)
  6. Khu phố Trung Nghĩa (tức các ấp Phú An, Nhơn Mỹ, Tường Vân, Vân Hà, Lạc Trường, Thuận Nghi, Tây Định).
Đến năm 1973, các khu phố của thị xã Quy Nhơn đổi thành phường, dưới phường là khóm. Toàn thị xã có 2 quận, 16 phường, 46 khóm với dân số là 313.231 người.[4]

Giai đoạn 1975 - 1986

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tổ chức lại các đơn vị hành chính, Quy Nhơn tiếp tục là thị xã thuộc tỉnh Bình Định, phường Đống Đa được thành lập trên cơ sở đất của làng Hưng Thạnh cũ. Xã Nhơn Châu bao gồm toàn bộ Cù Lao Xanh, trước thuộc tỉnh Phú Yên được sáp nhập về Quy Nhơn.
Tháng 2 năm 1976, hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình, thị xã Quy Nhơn trở thành tỉnh lỵ tỉnh Nghĩa Bình, gồm 8 phường: Đống Đa, Hải Cảng, Lê Hồng Phong, Lê Lợi, Ngô Mây, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và 4 xã: Nhơn Châu, Nhơn Hải, Nhơn Lý, Nhơn Thạnh.
Ngày 24 tháng 3 năm 1979, chia xã Nhơn Lý thành 2 xã: Nhơn Lý và Nhơn Hội.[5]
Ngày 23 tháng 9 năm 1981, chia xã Nhơn Thạnh thành 2 xã: Nhơn Bình và Nhơn Phú.[6]

Từ năm 1986 đến nay

Ngày 3 tháng 7 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định thành lập thành phố Quy Nhơn từ thị xã Quy Nhơn; chuyển xã Phước Thạnh thuộc huyện Tuy Phước về thành phố Quy Nhơn quản lý và đổi tên thành xã Nhơn Thạnh[1]. Khi đó thành phố Quy Nhơn có 8 phường: Đống Đa, Hải Cảng, Lê Hồng Phong, Lê Lợi, Ngô Mây, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và 7 xã: Nhơn Bình, Nhơn Châu, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Phú, Nhơn Thạnh, với diện tích 212 km² và dân số 274.076 người.
Ngày 12 tháng 3 năm 1987, chia xã Nhơn Thạnh thành 2 phường: Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu.[7]
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tỉnh Bình Định được tái lập, thành phố Quy Nhơn trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Bình Định.[8]
Ngày 26 tháng 12 năm 1997, chia phường Quang Trung thành 3 phường: Quang Trung, Ghềnh Ráng và Nguyễn Văn Cừ; chuyển 2 xã Nhơn Bình và Nhơn Phú thành 2 phường có tên tương ứng.[9]
Ngày 4 tháng 9 năm 1998, thành lập phường Lý Thường Kiệt từ một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường Ngô Mây, Lê Hồng Phong, Trần Phú; thành lập phường Thị Nại từ một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường Đống Đa và Trần Hưng Đạo.[10]
Ngày 15 tháng 11 năm 2005, chuyển xã Phước Mỹ thuộc huyện Tuy Phước về thành phố Quy Nhơn quản lý.[11]
Ngày 4 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị quyết 558 công nhận Quy Nhơn là đô thị loại II[12].
Ngày 25 tháng 1 năm 2010, theo Nghị quyêt số 159/NQ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Quy Nhơn được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định[13].

Hành chính

Thành phố Quy Nhơn có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 16 phường: Bùi Thị Xuân, Đống Đa, Ghềnh Ráng, Hải Cảng, Lê Hồng Phong, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Ngô Mây, Nguyễn Văn Cừ, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Quang Trung, Thị Nại, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Trần Quang Diệu và 5 xã: Nhơn Châu, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Phước Mỹ.

Kinh tế

Hiện nay cơ cấu các ngành kinh tế của Quy Nhơn có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngư nghiệp trong GDP. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2014 đạt: 5,5% - 47,6% - 46,9%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 918,4 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 608 triệu USD. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 6.052 USD/người.
Mục tiêu phát triển của thành phố theo đồ án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là phấn đấu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong những thành phố trung tâm vùng duyên hải miền trung. Đến năm 2035 là trung tâm kinh tế biển quốc gia, đến năm 2050 là một trong những thành phố quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu trên, còn rất nhiều việc phải làm. Vì vậy, chính quyền và nhân dân cần có sự chung tay góp sức xây dựng vì mục tiêu chung.

Các khu, cụm công nghiệp ở Quy Nhơn

Khu công nghiệp

  • KCN Phú Tài
  • KCN Long Mỹ
  • KCN Nhơn Hội A
  • KCN Nhơn Hội B
  • KCN Nhơn Hội C

Cụm công nghiệp

  • CCN Bùi Thị Xuân
  • CCN Nhơn Bình
  • CCN Quang Trung

Giao thông

Đường bộ

TP. Quy Nhơn được kết nối với các tỉnh, thành phố khác qua các quốc lộ:
  • Quốc lộ 1A chạy qua Quy Nhơn theo hướng bắc nam, dài 48,6 km, cách trung tâm 15 km về hướng tây thành phố.
  • Quốc lộ 1D nối thành phố Quy Nhơn với thị xã Sông Cầu - tỉnh Phú Yên, dài 34,5 km.
  • Quốc lộ 19 nối Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên với Quy Nhơn.
  • Quốc lộ 19B: Dự kiến sẽ đầu tư, sửa chữa và nâng cấp 3 đoạn, trong đó đoạn 1 đi trùng đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội có tổng chiều dài 15,70 km; đoạn 2 đi trùng tuyến đường tỉnh 639 dài 1,95 km và đoạn 3 đi trùng đường tỉnh 635 có tổng chiều dài 42,35 km từ Cát Tiến đến Sân bay Phù Cát. Tuyến đường này sẽ được đầu tư, sửa chữa và nâng cấp thành Quốc lộ 19B (cấp 3 đồng bằng). Sau khi được hoàn thành, nó sẽ kết nối Sân bay Phù Cát với Khu kinh tế Nhơn Hội.
Về giao thông tỉnh, Quy Nhơn có bến xe liên tỉnh nằm trên đường Tây Sơn phục vụ đi lại của nhân dân đến hầu hết các địa phương trong và ngoài tỉnh. Dịch vụ vận tải giao thông công cộng (xe buýt) ở Quy Nhơn ra đời từ năm 2000 nối thành phố với hầu hết các huyện trong tỉnh
Tuyến Lộ trình Độ dài (km) Số điểm dừng
T1 Trần Quý Cáp - Chợ Dinh - Phú Tài - Suối Mơ 21.4 36
T2 Chợ Lớn - Bến xe - Phú Tài - Phước Mỹ 23  46
T3 Chợ Lớn - Tuy Phước - Diêu Trì - Phú Tài 26,8 52
T4 Khu 1 - Diêu Trì - Bình Định - Đập Đá - Gò Găng
35 68
T6 Chợ Lớn - Tuy Phước - Tây Sơn - Cầu 16 60,3 85
T6B Cầu 16 - Tỉnh lộ 637 - Định Bình - Vĩnh Thạnh - Vĩnh Hảo 20 32
T7 Quy Nhơn - Tuy Phước - Gò Bồi - Cát Tiến 43 67
T8 Siêu Thị Quy Nhơn – Diêu Trì – Vân Canh 44 69
T9 Siêu Thị Quy Nhơn - An Nhơn - Phù Cát - Phù Ly 48 60 
T10 Siêu thị Quy Nhơn - Nhơn Hội - Cát Tiến - Đề Gi 50
T11 Siêu Thị Quy Nhơn - Bãi Xếp - Sông Cầu - Chí Thạnh (Phú Yên) 68,5 110
T12 Siêu Thị Quy Nhơn - Diêu Trì - Phù Cát - Phù Mỹ - Bồng Sơn- Tam Quan 114 170
T13 Bệnh viện Bồng Sơn - Tỉnh lộ 629 - Thị Trấn An Lão

Đường thủy

Quy Nhơn có cảng Quy Nhơn, cảng Thị Nại, cảng Đống Đa và cảng nước sâu Nhơn Hội. Hệ thống cảng Quy Nhơn là hệ thống cảng lớn nhất của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Cảng Quy Nhơn đã được thủ tướng chính phủ công nhận là cảng loại 1 và đang trên đà phát triển mạnh mẽ với vị trí luôn nằm trong top 3 lượng hàng hóa lưu thông qua cảng, chỉ đứng sau cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng. Năm 2013 tổng lượng hàng qua hệ thống cảng Quy Nhơn là 12.294.354 tấn, cao nhất khu vực Miền Trung. Dự kiến đến năm 2020 tổng sản lượng hàng hóa qua hệ thống cảng Quy Nhơn là 20 - 25 triệu tấn.

Đường sắt

Ga Quy Nhơn nằm ngay trung tâm thành phố, là một nhánh của tuyến đường sắt Bắc-Nam hướng từ ga Diêu Trì. Ga không phải là ga lớn, chủ yếu vận chuyển hành khách và hàng hóa lên đến ga chính là ga Diêu Trì. Tuy nhiên, hiện nay ngành đường sắt đã đưa vào sử dụng đôi tàu địa phương SQN1/2 Golden Train chạy từ ga Quy Nhơn đến ga Sài Gòn và ngược lại hàng ngày giúp người dân thuận tiện hơn trong việc đi tàu. Vào các dịp cao điểm như lễ, tết hoặc hè, một số đôi tàu nhanh khác cũng được vào sử dụng tại ga như Quy Nhơn - Nha Trang, Quy Nhơn - Vinh. Tại đây còn bán vé Tàu Thống Nhất và tàu khách địa phương

Đường hàng không

Cảng hàng không Phù Cát là một trong những sân bay lớn và có các tiêu chí kỹ thuật tốt nhất của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên và có khả năng tiếp nhận các máy bay loại lớn như Airbus A330, Boeing 737, Boeing 777.
Các đường bay đang khai thác:
  • Vietnam Airlines: Chặng Quy Nhơn - Thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn với tần suất 28 chuyến/tuần bằng máy bay Airbus A321.
  • Vietnam Airlines: Chặng Quy Nhơn - Hà Nội - Quy Nhơn với tần suất 14 chuyến/tuần bằng máy bay Airbus A321.
  • Vietjet Air: Chặng Quy Nhơn - Thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn với tần suất 14 chuyến/tuần bằng máy bay Airbus A320 Sharklet và mỗi chuyến một ngày tuyến Hà Nội-Quy Nhơn từ 24/4/2014.
  • Jetstar Pacific Airlines: Quy Nhơn - Thành phố Hồ Chí Minh với tần suất mỗi ngày một chuyến.
  • Bamboo Airway: Quy Nhơn - Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Hàn Quốc

Tên đường của Quy Nhơn trước 1975

Đường Huyền Trân và Gia Long nay là đường Trần Hưng Đạo.
Đường Ngô Tùng Châu nay là đường Nguyễn Trãi.
Đường Cường Để nay là đường Trần Phú.
Đường Trần Hưng Đạo nay là đường Trần Cao Vân.
Đường Trần Quý Cáp nay là đường Trần Bình Trọng.
Đường Trịnh Minh Thế nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Đường Ngô Đình Khôi nay là đường Biên Cương.
Đường Nguyễn Hữu Lộc nay là đường Ngô Mây.
Đường Đoàn Thế Huyền nay là đường Vũ Bảo.
Đường Cô Giang nay là đường Võ Mười.
Đường Võ Tánh nay là đường Lê Hồng Phong.
Đường Nguyễn Huệ nay là hai đường Nguyễn Huệ và An Dương Vương.
Đường Ký Con nay là đường Lý Tự Trọng

Y tế

  • Bệnh viện Chuyên khoa lao tỉnh Bình Định
  • Bệnh viện Đa khoa thành phố Quy Nhơn
  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (Nay có phần mở rộng)
  • Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hoà - Bộ Y tế
  • Bệnh viện Quân y 13
  • Bệnh viện Tâm thần Bình Định
  • Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Bình Định
  • Bệnh viện mắt Bình Định
  • Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn - Bộ Y tế
  • Bệnh viện đa khoa Hòa Bình
  • Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Quy Nhơn - Bộ LĐTB và XH

Du lịch

Tháp Đôi

Tháp Đôi, Quy Nhơn.
Tháp Đôi là khu tháp của Chăm Pa gồm có hai tháp là tháp phía bắc và tháp phía nam cạnh nhau, hiện nay nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường Đống Đa, cách trung tâm Quy Nhơn 3 km. Tháp Đôi còn có tên gọi khác là tháp Hưng Thạnh, gồm hai tháp đứng song song với nhau, một tháp cao 20 m và tháp kia cao 18 m. Tháp Đôi được xây dựng vào khoảng niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Quanh tường phía ngoài, các nóc và trên nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc các hình tượng thần, chim, thú theo tín ngưỡng của người Chăm. Tháp đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá nặng nề. Từ năm 1991 đến năm 1997, tháp được trùng tu, gần như nguyên vẹn. Ngày nay, Tháp Đôi là điểm tham quan du lịch của du khách khi đến Quy Nhơn.

Chùa Long Khánh

Toạ lạc ở số 141 Trần Cao Vân, được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. Chùa Long Khánh là nơi truyền bá tín ngưỡng Phật giáo trong vùng bấy giờ. Chùa do hoà thượng Đức Sơn (người Trung Quốc) sáng lập. Hiện chùa còn lưu giữ hai vật quý: Thái Bình hồng chung (chuông Hồng Thái) được đúc vào năm 1805 triều vua Gia Long. Tấm dấu biểu trưng Long Khánh Tự được in vào năm 1813 triều vua Gia Long.

Chùa Sơn Long

Chùa Sơn Long nay thuộc phường Nhơn Bình, cách cầu Trường Úc 700m về hướng đông. Kiến trúc chùa có nhiều thay đổi nhưng khuôn viên chùa vẫn giữ như cũ. Mặt tiền hình cánh cung niễng, mặt hậu đất đá lồi lõm sát vách núi. Tương truyền dưới chân núi phía sau chùa xưa có tảng đá rất lớn trông như miệng rồng có hàm trên, hàm dưới có một cái lưỡi nhỏ đưa ra ở chính giữa. Tảng đá đó có tên gọi là đá Hàm Long, nay không còn nữa. Trong chùa có 15 ngôi mộ tháp lớn nhỏ, có những ngôi mộ vẫn còn giữ nét rêu phong cũ kỹ của mấy trăm năm về trước, có những mộ tháp đã được trùng tu khang trang hơn. Năm 1992, chùa đã cho xây dựng thêm tượng Bồ tát Quan Âm ở hướng tây. Năm 1996, xây tượng Thích ca Mâu Ni tọa thiền phía tây bắc,...mang lại sắc khí mới cho chùa.
Đến Sơn Long, du khách còn được chiêm ngưỡng tượng Phật Lồi 7 đầu rồng bằng đá nặng 1,5 tấn,cao 3,1 m với chạm khắc hoa văn sau lưng. Bức tượng xác định là của người Chăm tạc từ thế kỷ XIII. Dù dáng vẻ còn khiêm tốn nhưng chùa Sơn Long vẫn dập dìu khách phương xa đến thăm,vãn cảnh,...đặc biệt là vào dịp đầu năm mới.

Ghềnh Ráng Tiên Sa

Bãi Đá Trứng
Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3 km về hướng đông nam [14]. Thắng cảnh Ghềnh Ráng trải dài dọc bờ biển, uốn lượn hàng cây số, nước biển trong xanh. Nơi đây có bãi Đá Trứng (với vô số hòn đá tròn nhẵn như trứng chim khổng lồ) là quần thể sơn thạch còn gọi là Bãi tắm Hoàng Hậu (Nam Phương Hoàng Hậu từng đến tắm ở đây), dấu vết tận cùng phía đông của dãy núi Xuân Vân. Ngoài ra, nơi đây còn mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử nằm trên đồi Thi Nhân và Lầu Bảo Đại (một nhà nghỉ ba tầng, mặt hướng ra biển, đã bị phá hủy trong chiến tranh).[15]
Vượt qua đỉnh dốc Mộng Cầm, rẽ vào con đường dốc bậc thang sẽ là nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử, với khuôn viên rừng dương thoáng đãng và gió biển xào xạc thanh tịnh bên tai. Do mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo, ông đã phải sống những năm tháng cuối đời trong trại phong Quy Hòa, rồi qua đời khi mới vừa 28 tuổi và đã để lại những áng thơ bất hủ cho đời. Để thỏa nguyện mong ước của thi sĩ lúc sinh thời, năm 1969, gia đình và thân hữu đã đưa thi hài ông về táng ở Ghềnh Ráng. Ngôi mộ được xây cất trên một gò cao, lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển là nơi mà ai ai dù chỉ một lần đặt chân đến Ghềnh Ráng cũng đều ghé thăm.

Biển Quy Hòa

Bên cạnh biển Quy Hòa có bệnh viện phong Quy Hòa, khá đơn sơ mộc mạc nhưng có lẽ vì vậy mà nơi đây cho ta cảm giác mộc mạc, thanh thản.

Cầu Thị Nại

Quy Nhơn có cầu vượt Thị Nại là cây cầu vượt biển dài thứ hai Việt Nam (dài 3.477,3 m, rộng 24,5 m, trọng tải 100 tấn gồm 54 nhịp, tổng vốn đầu tư là 1.500 tỷ đồng). Nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 17 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội), gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn 2 đầu cầu. Cầu được xây dựng trong 5 năm, khánh thành ngày 12/12/2006.

Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn

Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn (còn có tên gọi Đức Mẹ Lên Trời và còn có tên khác là nhà thờ Nhọn) tọa lạc tại 122 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn. Nhà thờ có khuôn viên khá rộng và được trồng nhiều cây xanh...
Từ trang Quy Nhon Discovery - https://www.facebook.com/736978339797004
Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn

Làng chài Hải Minh

Ráng chiều Hải Minh
Một làng chài nằm trên bán đảo Phương Mai thuộc khu vực 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn. Làng chài nhỏ, tĩnh lặng và đẹp diệu kỳ khi ráng chiều buông xuống. Làng nằm trên bán đảo cách bến Hàm Tử gần trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 15 phút đi đò.
Làng chài rất gần, nhưng cũng vừa đủ xa để những ai thích làm một chuyến dã ngoại trong ngày chọn nơi đây làm điểm đến. Với các di tích và cảnh đẹp như tượng đài Đức Thánh Trần (di tích cấp tỉnh), phế tích núi Tam Tòa (di tích cấp quốc gia), chùa Hải Long, hải đăng Phước Mai, đầm Thị Nại, hang Dơi, bãi Rạng,...

Eo Gió

Eo Gió nằm trên bán đảo Phương Mai, cách trung tâm TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20 km về hướng đông bắc. Sở dĩ gọi Eo Gió vì nơi đây có hình dạng cái hõm như yên ngựa, nằm giữa hai mỏm núi cao kề bên biển.
Có lẽ bất kỳ ai đến Eo Gió lần đầu đều không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy những rặng núi đá cao chót vót, chập chùng với những hang động kỳ vĩ, đàn chim én lượn chao quanh.
Eo Gió đẹp theo kiểu hoang sơ bởi những rặng núi có hình thù kỳ lạ vươn ra biển lớn, ôm trọn một vòng tạo thành một eo biển hút gió. Sóng biển vỗ rì rào thay nhau vờn chân núi, nhè nhẹ vào vách đá. Trong lòng Eo Gió, một bãi biển cát vàng khá rộng, sóng êm êm khiến bạn như thả trôi mình vào thiên nhiên.
Nhìn xa xa, phía trước bãi biển, những cụm đảo mang nhiều hình thù kỳ lạ lô nhô trên mặt nước. Bên vách núi, những hang động với cái tên rất ngộ nghĩnh: hang Kỳ Co, hang Ba Nghé… thu hút rất nhiều chim yến đến đây sinh sống.
Dọc theo chân núi, những bãi đá trứng đủ màu sắc, nhẵn thín xen lẫn những tảng đá lớn, bằng phẳng như mặt bàn giúp cho bạn ngồi chơi hay ngả lưng nghỉ sức sau khi dạo chơi, vãn cảnh.
Đến Eo Gió, bạn phải leo 1 giờ lên đỉnh núi cao chót vót mới chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp kỳ vĩ của đất trời. Đường lên đỉnh tuy gập ghềnh, khó đi nhưng bù lại cho bạn cảm giác bồng bềnh, khó tả khi nhìn Eo Gió dưới chân mình hiện ra như một chiếc tàu cá chuẩn bị lao ra biển lớn. Nếu soi ống nhòm, bạn có thể thấy rõ những rặng san hô trong nước xanh trong vắt, xung quanh là những đàn cá tung tăng bơi lội.

Hải đăng cổ Cù Lao Xanh

Khu nhà của quan ba Pháp: Cạnh ngọn hải đăng là nhà làm việc hai tầng, đã được xây từ hơn 100 năm trước [cần dẫn nguồn]. Từ đây nhìn được toàn bộ khu vực đảo và chiêm ngưỡng được toàn cảnh biển bao la phía xa, trong lòng chợt phóng khoáng như một câu thơ: "Muốn nhìn xa nghìn dặm, lên nữa một tầng lầu".
Men xuống theo hướng Tây Bắc của ngọn hải đăng là Suối Giếng Tiên. Tên suối này xuất phát từ một tương truyền rằng, xưa kia vào những đêm trăng sáng các nàng tiên trên trời xuống đây để du ngoạn. Các nàng tiên rủ nhau cởi xiêm áo, tắm mát và vui đùa rồi mới bay trở về trời. Có dịp tới đây, bạn nên một lần tắm "tiên", cảm được cái mằn mặn của biển và cái ngòn ngọt của nước suối.

Đảo Yến Quy Nhơn

Gọi là “đảo” nhưng thực ra xứ sở của loài chim yến nằm trên địa phận bán đảo Phương Mai. Dãy Triều Châu ăn ra biển, trải dài chừng 15 km, tạo thành những ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp với tên gọi thật ngộ nghĩnh: Hòn Mai, hòn Chóp Vung, núi Cột Cờ, Núi Đen… và trong số đó, ngọn núi án ngữ phía nam mang tên Hòn Yến. Cứ mỗi mùa xuân đến, tiết trời ấm áp, chim yến rủ nhau tưng đàn đông nghịt đến đây làm tổ.
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire