caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 25 septembre 2013

BAI MINH DI - DUONG THI (THO DUONG) - KY 2

LTS: Lâu nay, anh Minh Di bận chuyện riêng nên không có bài gởi đến qúy độc giả, nay vừa „thư thả“, Minh Di đã chuyển đến toà soạn 2 bài viết, một bài đã được đưa lên Net, về ông „ngè“ Nguyễn Hưng Quốc, ở Châu Úc, và hôm nay bài ĐƯỜNG THI, vì bài viết dài mấy chục trang, nên TCDV xin chia ra nhiều kỳ để các DĐ đăng được đầy đủ hơn.
TCDV riêng tặng bài này cho các vị thích làm thơ, nhất là các THI SĨ lâu nay là thân hữu của Tạp Chí Dân Văn…
Germany, ngày 09.9.2013
-        Điều Hợp Viên DĐ Ngôn Ngữ Việt,
-        Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
--------------------------------------------------------
Đường Thi.
01 – 36 (40).
Minh Di. (Úc châu Trời Nam).
(KỲ 2)
Sau đây tôi sẽ dẫn một số thí dụ về “thất niêm” trong một vài tập “Thi thoi” của học giả cũng như thi nhân các thời.
 
Vấn đề thi nhân Trung Hoa các thời nói chung, và thời Đường nói riêng, đã không theo đúng luật bằng trắc trong thơ có rất nhiều nguyên nhân.
 
Ngụy Khánh Chi (? - ?) thời Nam Tống (1127 - 1279) viết trong Thi  Nhân Ngọc Tiết:
~ Chiết Yêu thể.
Vị trung thất niêm nhi ý bất đoạn:
                            Vị Thành triêu vũ ấp khinh trần,
                            Khách xá thanh thanh liễu sắc tân.
                            Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu,
                            Tây xuất Dương Quan vô cố nhân”.
                                                               /  Thi Nhân Ngọc Tiết. Qu. II. Thi thể. Hạ  /.
Dch văn:
~ Thể Chiết Yêu.
Ý nói trong thơ tuy có chỗ thất niêm nhưng ý không gián đoạn:
                                         Vị Thành mưa sớm, lắng trần ai
                                         Quán trọ xanh xanh thắm liễu đài.
                                         Dục ông hãy cạn một ly rượu,
                                         Tây quá Dương Quan không bạn đây.
[Trường hợp bài thơ dẫn trên, trong cuốn “Đường Đại Thi Học” của nhóm nghiên cứu ban Biên tập nhà Xuất bản Chính Trung (Đài Loan) liệt vào trường hợp “Áo thể”].
 
Còn có phép gọi là “Áo cú”:
~ ..... Kỳ pháp đương hạ bình tự xứ dĩ trắc tự dịch chi, dục kỳ khí đĩnh nhiên bất quần”.
                                                                            /  Sđd. Quyển thứ, Mục thứ như trên  /.
Dch văn:
~ ..... Lối này, chỗ phải hạ chữ có thanh bằng thì thay vào đó chữ có thanh trắc, để cho hơi thơ vút lên trên tất cả”.
[“Pháp” này các tiếng bình / trắc của chữ thứ 3 và thứ 5 trong câu chuyển đổi qua lại].
 
Lại còn có “Thất ngôn biến thểkhông theo đúng cách lut của Lut thi.
Về loại “Thất ngôn biến thể” này, Hồ Tử (? - ?) thời Nam Tống (1127 - 1279) viết:
~ Điều Khê Ngư Ẩn viết:
Luật thi chi tác, dụng tự bình, trắc, thế cố hữu định thể, chúng cộng thủ chi. Nhiên bất nhược thời dụng “Biến thể, như Binh chi xuất kỳ, biến hóa vô cùng, dĩ kinh thế hãi mục. Như Lão Đỗ thi vân:
                                               Trúc lý hành trù tẩy ngọc bàn,
                                               Hoa biên lập mã tốc kim an.
                                               Phi quan sứ giả trưng cầu cấp,
                                               Tự thức tướng quân lễ số khoan.
                                               Bách niên địa tịch sài môn huỷnh,
                                               Ngũ nguyệt giang thâm thảo các hàn.
                                               Khán lộng ngư chu di bạch nhật,
                                               Lão nông hà hữu khánh giao hoan.
Thử Thất ngôn Luật thi chi biến thể dã!      
                                   /  Điều Khê Ngư Ẩn Tùng Thoại. Qu. VII. Đỗ Thiếu Lăng 2  /.
~ Điều Khê Ngư Ẩn nói:
Sáng tác Luật thi thì việc dùng chữ bằng, chữ trắc người ta vốn có thể lệ nhất định, mọi người đều tuân theo. Thế nhưng, chẳng bằng đôi lúc dùng Biến thể, cũng như trong Binh pháp dùng kỳ binh (chế ngự đối phương), biến hóa không cùng, làm cho người phải kinh ngạc, lạ lùng. Như thơ của Lão Đỗ viết:
                                      Trúc lý hành trù tẩy ngọc bàn,
                                      Hoa biên lập mã tốc kim an.
                                      Phi quan sứ giả trưng cầu cấp,
                                      Tự thức tướng quân lễ số khoan.
                                      Bách niên địa tịch sài môn huỷnh,
                                      Ngũ nguyệt giang thâm thảo các hàn.
                                      Khán lộng ngư chu di bạch nhật,
                                      Lão nông hà hữu khánh giao hoan.
Đây là biến thể của Thất ngôn Lut thi”.
 
[Minh Di: Bài thơ dẫn trong đoạn trên của Đỗ Phủ là Bài:     
~ Nghiêm Công Trọng uổng giá thảo đường, kiêm huề tửu soạn, đắc Hàn tự].
 
Đỗ Phủ, “Đăng Nhc Dương Lâu”, 2 câu đầu:
               Tích văn Động Đình thủy,
               Kim thướng Nhạc Dương Lâu.
 
Học giả Vương Phu Chi (1619 - 1692) bình trong cuốn Khương Trai Thi Thoại:
~ “Nhạc Ký” vân: Phàm âm chi khởi, tòng nhân tâm sinh dã, cố đương dĩ mục nhĩ hiệp tâm vi âm luật chi chuẩn.
“Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” chi thuyết bất khả thị vi điển yếu.
“Tích văn Động Đình thủy”, “văn”, “đình” nhị tự câu bình, chính nhĩ chấn khởi.
NhượcKim thướng Nhc Dương Lâu” dịch đệ tam tự vi bình thanh, vân “Kim thướng Ba Lăng Lâu”, tắc ngữ kiển nhi lệ ư thính hĩ!
            Khương Trai Thi Thoại. Qu. II. Tịch Đường Vĩnh Nhật Tự Luận Nội Biên  /.
Dch văn:
~ “Thiên “Nhc Ký” nói: “Âm thanh khởi lên, khởi từ tâm con người”, cho nên âm thanh phải thuận với tai, hòa với tâm, đây mới là tiêu chuẩn của âm luật.
(Cho nên) thuyết “nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh” không thể được coi chuẩn tắc mẫu mực.
Tích văn Đng Đình thủy”, 2 chữ “văn”, “đình” đều thanh bằng, chính điều này làm câu thơ có khí lực.
Nếu như câuKim thướng Nhc Dương Lâu” thay chữ thứ 3 với một tiếng bình thanh mà nói “kim thướng Ba Lăng Lâu” thì đọc lên thì trúc trắc, nghe không thuận tai!
[Minh Di: Nhạc Dương Lâu ở đất Ba Lăng, nói Ba Lăng Lâu cũng vậy]
 
Mạnh Hạo Nhiên (689 - 740) có bài “Lâm Đng Đình”, 2 câu đầu:
                           Bát nguyt Hồ thủy bình,
                           Hàm hư cổn thái thanh.
 
Học giả Vương Phu Chi bình:
~ “Nguyt”, “thủy” nhị tự giai trắc, tự khả; nhược “hàm hư cổn thái thanh” dịch tác “cổn hư hàm thái thanh”, vi nệ thanh thổ cổ nhi dĩ!
            /  Khương Trai Thi Thoại. Qu. II. Tịch Đường Vĩnh Nhật Tự Luận Nội Biên  /.
Dch văn:
~ 2 chữ “nguyt”, “thủy” đều trắc, cũng còn được; nếu câuhàm hư cổn thái thanh” mà đổi lại là “cổn hư hàm thái thanh” thì (chỉ là) câu nệ ở chỗ hợp thanh luật mà thôi!
 
Mã Chu (? - ?) có bài “Lăng triêu phù giang lữ tư”, 2 câu đầu:
                      Thái thanh thượng sơ nhật,
                      Xuân thủy tống cô chu.
2 câu này:
                 Trắc, bình, trắc, bình, trắc.
                 Bình, trắc, trắc, bình, bình.
Chữ thứ 3 và thứ 4 của 2 câu đều là “trắc / bình”, thất niêm.
 
Vương Phu Chi (1619 - 1692) bình:
~ “Thái thanh thưng sơ nht”, âm luật tự khả; nhược vân “thái thanh sơ thưng nht” dĩ cầu hợp ư niêm, tắc tình văn tác nhiên, bất phục năng thành giai cú!
Túc kiến phàm ngôn Pháp giai phi Pháp dã! Thích thị hữu ngôn: “Pháp thượng ưng xả hà huống phi Pháp”.
           /  Khương Trai Thi Thoại. Qu. II. Tịch Đường Vĩnh Nhật Tự Luận Nội Biên  /.
Dch văn:
~ Câu “Thái thanh thưng sơ nht”, luận âm luật thì còn chấp nhận được; còn nếu như (đổi lại mà) nói “thái thanh sơ thưng nht” cho hợp niêm thì câu văn trở nên rã rời, và không thành (một) câu hay được!
(Như vậy thì) có thể thấy nói chung là các Pháp rồi đều không phải Pháp. Thích Ca có câu: “Pháp còn phải bỏ huống là không phải là Pháp”.
[Minh Di:
Pháp còn phải bỏ huống là không phải Pháp”, câu này trong Kinh Kim Cương].
 
Dương Thận (1488 - 1559) đời Minh có bài “Tái Viên Giá Cô Từ”, 2 câu cuối:
                    Thùy khởi Đông Sơn Tạ An Thạch,
                    Vị quân đàm tiếu tĩnh phong yên.
 
Vương Phu Chi bình:
~ “Thùy khởi Đông Sơn T An Thch, v quân đàm tiếu tĩnh phong yên” nhược vị “an” tự thất niêm, canh vân “thùy khởi Đông Sơn T Thái phó”, thá đạp tiện bất thành hưởng.
            /  Khương Trai Thi Thoại. Qu. II. Tịch Đường Vĩnh Nhật Tự Luận Nội Biên  /.
~ “Thùy khởi Đông Sơn T An Thch, vị quân đàm tiếu tĩnh phong yên” nếu nói chữ “An” thất niêm, đổi lại nói “thùy khởi Đông Sơn T Thái phó” nghe không xuôi mà âm hưởng không vang dội.
[Minh Di: Chức vụ của Tạ An Thạch là Thái phó, do đó nói Tạ Thái phó cũng vậy].
Qua những thí dụ trưng dẫn trên đây trong tập Khương Trai Thi Thoại chúng ta thấy khi bình một chữ “thất niêm” trong thơ Vương Phu Chi đều phân tích rõ tại sao thi nhân lại thất niêm? Thất niêm thì hay ở chỗ nào; ngược lại, nếu giữ đúngniêm lut” câu thơ rồi dở ở chỗ nào!
Để làm việc này, như đã thấy, ông giả thiết thay thế những chữ thất niêm bằng những chữ đồng nghĩa mà “đúng niêm lut” rồi luận giải hoặc âm luật, hoặc ý nghĩa, để từ đó bình chỗ hay, chỗ dở!
Thơ Đường lấy ý làm chủ, do đó, không chủ trương “dĩ từ hi nghĩa”, không lấy văn từ làm tổn giảm cái ý, chẳng hạn làm cho ý tưởng muốn diễn tả hoặc không rõ ràng, hoặc rã rời, hoặc đứt đoạn... , nói rõ hơn, văn từhay đẹp, có hợp thanh luật, nhưng làm suy giảm cái ý thì giữ ý, không giữ lời.
 
Mỗi sự “thất niêm” của những tác gia lớn đều có lý do của nó mà người bình giảng thơ phải tìm ra lý do đó, tức cái tại sao của sự việc. Còn như chỉ giản dị chỉ ra những chữ thất niêm trong một bài thơ thì đây là việc mà ai cũng có thể chỉ ra được!
Không phải chỉ Vương Phu Chi mà tất cả tác giả những tập Thi thoại đều làm như vậy!
Những tác giả này đều là những học giả nổi tiếng, và hơn nữa, lại là những thi nhân đã từng học hỏi, nghiền ngẫm phong cách của thi nhân đời Đường - mỗi tập Thi thoại là một thành quả học hỏi của bản thân, bởi vậy phần lớn những lời bình phẩm họ viết ra chẳng phải “hư ngôn”.
Muốn bình giảng thơ không phải chỉ làm thơ - lại làm thơ nhanh như một số kẻ thường tự hào, thậm chí vênh váo, chưa đủ, phải có chẳng những kiến thức về thơ mà luôn cả kiến thức nói chung, tóm lại là phải đọc nhiều! Tóm lại:
                               Ở nhà nhất chị nhì tôi,
                               Ra đường lắm kẻ chẳng tồi như ta!
 
Kim Thánh Thán (1608 - 1661) cuối bài phê bình bài “Hoàng Hc Lâu có đoạn viết:
~ Phả kiến úc súc tế nho chung thân úng tỵ u u khổ ngâm, đáo đắc cái quan chi nhật, nhân dữ thu thập bộ thự dịch đắc sổ bách, thiên, vạn dư ngôn, nhiên nhi tằng bất đắc nhất hương lý tiểu nhi! ~.
       /  Kim Thánh Thán Tuyển Phê Đường Tài Tử Thi. Thôi Hiệu. Hoàng Hạc Lâu  /.
~ Ngó lại những bọn nho sĩ tầm thường thô lỗ một đời bịt mũi ư ử ngâm nga, tới ngày đóng nắp quan tài lại, tom góp những gì bọn này viết ra, người ta thu được cũng tới cả trăm ngàn vạn lời, mà rồi cũng không bằng một đứa con nít trong làng! ~.
 
Triệu Dực (1727 - 1814), Sử học gia trứ danh đời Thanh viết:
~ Chí Đường sơ Thẩm, Tống chư nhân ích giảng cầu Thanh bệnh, ư th ngũ, thất Lut toi thành nhất đnh cách thức, như viên chi hữu qui, phương chi hữu củ, tuy Thánh hiền phục khởi, bất năng cải dịch hĩ! Cái sự xuất ư nhân vi giả, đại khái nhật xu ư tân, tinh ích cầu tinh, mật ích gia mật, bản phong hội sử nhiên. Cố tuy xuất ư nhân vi, kỳ thực tức thiên vận dã!
Tựu hữu Đường nhi luận:
Kỳ thủy dã, thượng đa tập dụng Cổ thi, bất lạc thúc phược ư qui hành củ bộ trung. Tức dụng Luật dịch đa ngũ ngôn, nhi thất ngôn do thiểu - thất ngôn dịch đa tuyệt cú, nhi Luật thi do thiểu. Cố Lý Thái Bạch Tập thất Luật cn tam thủ, Mạnh Hạo Nhiên Tậpthất Luật cn nh thủ, thượng bất chuyên dĩ thử kiến trường.
                                                            Âu Bắc Thi Thoại. Qu. XII. Thất ngôn Luật  /.
~ Tới buổi đầu triều Đường, Thẩm (Thuyên Kỳ), Tống (Chi Vấn) mấy người càng giảng luận, tìm cầu những khuyết điểm (bệnh) về Thanh điệu, Ngũ ngôn Lut thi, Thất ngôn  Lut thi do đó rồi thành cách thức nhất đnh, như hình tròn mà có cái qui, hình vuông có cái củ để mà vẽ, tuy Thánh hiền sống lại cũng không thể sửa đổi được! Sự việc tuy xuất phát từ hành vi của con người, nhưng, đại khái với cái xu hướng ngày càng mới, tinh thì càng muốn tinh hơn, chặt chẽ thì càng làm cho chặt chẽ hơn, sự việc vốn do thói tục mà khiến thành như thế. Do đó, tuy xuất từ hành vi của con người mà có nhưng thực ra chính là xu thế tự nhiên vậy!
Lấy Đường triều mà luận:
Buổi đầu thì đa số còn thói quen làm Cổ thi, không muốn bị bó buộc trong qui củ. Nếu như làm Luật thi thì đa sốngũ ngôn, mà thất ngôn Luật thi thì còn ít - và thất ngôn thì đa sốtuyệt cú, Luật thi vẫn còn ít. Bởi vậy trong Lý Thái Bạch Tập Luật thi chỉ có 3 bài, trong Mạnh Hạo Nhiên Tập Luật thi chỉ có 2 bài, (và 2 tác gia này) cũng không lấy đây (Luật thi) để thi thố cái sở trường (thi tài) của mình.
 
Cứ như đoạn dẫn trên thì thấy ngay nếu bà Huệ Thu lấy Luật thi để phê bình Lý Bạch làm thơ sai Luậtđã lạc đường, vì rằng Lý Bạch đâu có làm Luật thi, đâu có muốn để cho Luật thi nó “trói buc” (thúc phược), Lý Bạch làm Cổ thi đó thôi!
[Cần nhắc ở đây: Cổ thi chỉ chú trọng “cú điu”, “vn hip”, ít quan tâm bằng / trắc].
Tóm lại, bà Huệ Thu cứ tưởng thơ nào của Lý Bạch cũng là Luật thi do đó mà cứ lấy cái thước Luật thi ra mà đo, do đó mà cứ nói Lý Bạch thất niêm, thất lut lung tung”.
 
Tập Đường Đại Thi Học viết:
~ Lý Bạch thất ngôn tối thắng, nhi tứ ngôn phản thiển - thử khả dĩ kỳ tồn thi hình thể khán chi. Cổ thi thập phân chi cửu dĩ thượng, Luật thi bất cập thập phân chi nhất -
Ngũ Luật thượng hữu thất thập dư thủ, Thất Luật cận thập thủ, nhi nội trung thả hữu nhất thủ chỉ lục cú.
                            /  Đường Đại Thi Học. Lý. Đỗ tỉ giảo. Lý Bạch  /.
~ Thơ thất ngôn của Lý Bạch hay hơn hết, trái lại, thơ 4 chữ thì thiển cận - điều này có thể thấy qua những thơ còn lại của ông. (Về Thơ thì) Cổ thi của Lý Bạch chiếm hơn 9 phần 10, Luật thi chưa đến 1 phần 10 (tổng số Thơ của ông) - Ngũ ngôn Luật thi còn hơn 70 bài, Thất ngôn   Luật thi chỉ có 10 bài, trong đó lại có một bài chỉ có 6 câu.
                                      /  Đường Đại Thi Học. So sánh Lý Bạch / Đỗ Phủ. Lý Bạch  /. 
Minh Di
Ở đoạn trên tôi dẫn Triệu Dực nói Lý Thái Bạch Tập thất Luật cn tam thủ- nghĩa là “Trong Lý Thái Bạch Tập Luật thi chỉ có 3 bài”.
Ở đây cuốn Đường Đại Thi Học lại nói Lý Bạch có hơn 70 bài ngũ ngôn Luật thi, còn  thất ngôn Luật thi chỉ có 10 bài - đây là vì ở thời Triệu Dực người ta chỉ gom góp được chừng ấy bài (3 bài) Luật thi, và sau đó sưu tập thêm được một số bài nữa.
Như vậy, về Luật thi, vừa ngũ ngôn vừa thất ngôn Lý Bạch chỉ có lối hơn 80 Bài.
Đối chiếu với tổng số 1063 Bài thơ của Lý Bạch (sẽ nói ở đoạn sau) thì có thể nói rằng Thi tập của Lý Bạch là một Thi tập về Cổ thi.
Trong tập Âu Bắc Thi Thoại đã dẫn Triệu Dực có đoạn viết:
~ Thanh Liên thi văn tối đa, tự Lý Dương Băng tác Tự thời dĩ vị đương thời trứ thuật “thp táng kỳ cửu”; kim sở tồn giả giai đắc chi tha nhân vân! cố “Tp” trung chuyển hữu án tác, vi hậu nhân sàm nhập dã!
                                                   /  Âu Bắc Thi Thoại. Qu. I. Lý Thanh Liên thi. 9  /.
~ Thi, văn của Thanh Liên rất nhiều, từ lúc Lý Dương Băng đề Tựa (cho Thi Tập của Lý Bạch) đã nói những sáng tác vào thời ấy của ông “10 phần đã mất 9 phần”; thi văn còn lại hiện nay đều do người khác gom góp lại được! Do đó trong Thi tp rồi có những ngụy tác do người đời sau đưa loạn vào.
 
Căn cứ Thư pháp gia trứ danh Lý Dương Băng (? - ?), chú họ của Lý Bạch, Số thi, văn của Lý Bạch khoảng trên dưới 10,000 bài. Vào quá giữa đời Lý Bạch trở về nương tựa  Lý Dương Băng, cho tới chết. Lý Bạch qua đời, Lý Dương Băng gom góp thơ, văn của ông thành Tập, và viết lời đề Tựa.
Trong tập Thi thoại Bản Sự Thi, Mạnh Khải đời Đường (618 - 907) viết:
~ Kỳ luận thi vân:
~ Lương, Trần dĩ lai, diệm bạc tư cực, Thẩm Hưu Văn hựu thượng dĩ thanh luật, tương phc cổ đo, phi ngã nhi thùy dư?.
                                                     /  Bản Sự Thi. Cao dật đệ tam  /.
~ Ông (Lý Bạch) luận về thơ, nói rằng:
~ Từ các thời Lương, Trần cho đến nay, cái phong cách diễm lệ hời hợt (trong Thơ) đã cực độ, Thẩm Hưu Văn lại chuộng thanh luật, khôi phc cái phong cách cổ (trong Thơ) không là tôi rồi là ai đây?.
[Minh Di:
Mnh Khải, cuốn Đường Đại Thi Học ghi là Mnh Triu là lầm lẫn.
Thẩm Hưu Văn tức Thẩm Ước (441 - 513), Sử, Văn học gia thời Lương (502 - 557), và Hưu Văn là tên Tự của ông.
+ Cứ câu khôi phục cái phong cách cổ (trong Thơ) không là tôi rồi là ai đây?” này của Lý Bạch thì rõ khuynh hướng của ông là Cổ thi - dễ hiểu, điều này hợp với tính phóng khoáng của Lý Bạch. Không thích bị trói buộc trong khuôn khổ thanh lut do đó có lần Lý Bạch làm một bài thơ giỡn Đỗ Phủ, tập Bản Sự Thi nói trên ghi lại như sau:
                       Phản khỏa sơn đầu phùng Đỗ Phủ,
                       Đầu đới lập tử nhật trạc ngọ.
                       Tá vấn hà lai thái sấu sinh?
                       Tổng vị tòng tiền tác thi khổ!
                                                                    Nấu gạo đầu non gặp Đỗ Phủ,
                                                                    Đầu đội nón trúc, nắng giữa ngọ.
                                                                    Mới hỏi sao mà quá ốm o?
                                                                    Cũng bởi nào giờ làm thơ khổ!
 
Lưu Hiệp (? - 520) viết trong Văn Tâm Điêu Long:
~ Thi vi nhạc tâm, thanh vi nhạc thể.
                                                          /  Văn Tâm Điêu Long. Nhạc Phủ đệ thất  /.
~ Thơtâm của nhạc, âm thanhthể của nhạc.
 
Đã là tâm của nhạc thì nhạc phải theo tâm, tâm không theo nhạc - và nói rõ hơn, là thanh phải theo tâm của thi nhân, thi nhân không thể bị trói buộc, hay bị gò ép trong khuôn của một thanh luật nhất định nào đó, quan điểm của Lý Bạch là ở điểm này!
 
Có thể nói bà Huệ Thu viết bài “gọi là biên khảo” này vì tức khí vì một lời phê bình!
Trong bài có đoạn bà viết:
~ Tôi nhớ trước đây tôi có trả lời chị NTND về một câu thơ của tôi chị cho là sai luật, trong bài :

Nhớ Quê Hương

Quê Hương. Trời ! Thao thức không tên
Một tiếng rao quà mới cất lên
Ðà Lạt mây xưa mờ trước cửa
Trại Hầm mận ngọt lịm nhà bên
Chép thơ trong lớp lòng ngơ ngẩn
Cởi áo qua cầu nổi nhớ quên !
Một chút nắng vàng trên lộ vắng
Rưng rưng ngày ấy thác Prenn .

Câu đầu chị NTND muốn tôi sửa lại vì bị “trật niêm luật” - Nhưng tôi trả lời câu thơ đó tôi viết như thế vì muốn chuyển nhịp...
- Nếu hiểu theo cách học của nhà trường lúc mới vỡ lòng về thơ thì câu ấy sai lut chứ không sai niêm
. Muốn sai niêm phải sánh với câu dưới. Còn nếu muốn nói đã sai luật là kéo thêm niêm thì cũng không sao.
Tôi
xin kể ra đây một số thơ của những thi sĩ lớn của Việt Nam cũng như của Trung Hoa viết sai lut, cả niêm nữa (Nói đúng hơn là phá niêm luật).
 
Luật thi là 1 Tp hp những qui đnh của 1 thể loại thi, trong đó Niêm là 1 thành phần.
Như thế, nói sai niêm tức nói sai Luật, nói rõ hơn, khi nói sai niêm là muốn xác định sự sai Luật này phạm qui định nào trong những qui định của Tập hợp đó?
Cũng thế, khi nói “đối không chỉnh”, “gieo vần không chỉnh”.... là xác định sự sai Luật là ở chỗ nào, chỗ nào!
Và như vậy, nói như bà Huệ Thu ở đoạn trên, “câu ấy sai lut chứ không sai niêm”, và “những thi sĩ lớn của Việt Nam cũng như của Trung Hoa viết sai lut, cả niêm nữa”, nói như vậy tức tách niêm ra khỏi Luật, không nằm trong Luật - điều này sai!  
 
Về kiến thức liên quan thi nhân Lý Bạch, bà Huệ Thu viết:
~ Theo giáo sư Nguyễn Xuân Vinh thì ông làm gần hai vạn bài thơ”.
Trên đầu Bài viết của bà Huệ Thu ghi “biên khảo”, cái khảo của bà ở đây không là từ những tài liệu Hán văn, là tài liệu của chính người Trung Hoa, hay không cũng là từ những người nghiên cứu, mà từ một ông không rành Văn học Cổ điển Trung Hoa - là ông Nguyễn Xuân Vinh.
Lý Bạchlàm gần hai vn bài thơ, 2 vạn tức 20,000 (hai chục ngàn).
 
Thơ đâu mà lắm thế! Bà Hu Thu đi hỏi li ông Nguyễn Xuân Vinh coi sao nhé!
Tôi coi Lý Thái Bạch Toàn Tập thì thấy Lý Bạch chỉ tất cả 1,063 bài thơ, phân ra như sau:
~ Cổ phong có 59 bài.
~ Nhạc phủ có 149 bài.
~ Cổ cận thể thi có 755 bài.
(Về số thơ của Lý Bạch, coi Âu Bắc Thi Thoại của Sử học gia Triệu Dực ở trước).
Lý Bạch sinh năm 701, chết năm 762.
Bây giờ cho là Lý Bạch làm thơ năm 15 tuổi đi, tức ông làm thơ 47 năm.
Giả sử 1 năm làm 300 bài thơ, liên tục, thì Lý Bạch làm được: 47 x 300 = 14,100 bài.
Thế nhưng, bà Huệ Thu dẫn ông Nguyễn Xuân Vinh cho biết “gần hai vn bài thơ- và như vậy, con số phải hơn 14,100 bài; bây giờ đại khái Lý Bạch 1 ngày làm 1 bài, thì ta có được 17,155 bài, tức tạm coi là “gần hai vn bài thơ” như Nguyễn Xuân Vinh nói.
Cứ thử nghĩ, một người hồ như ngày nào cũng say bí tỉ như Lý Bạch thì có thể làm thơ tới con số đó chăng?
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire