caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 28 septembre 2013

"KINH THI CHỌN LỌC 28b" Con Cò





KINH THI CHỌN LỌC 28b

Lời nói đầu:
Kinh Thi (ca dao Trung quốc trước thời của Khổng tử) có 300 thiên. Mỗi thiên có nhiều bài cùng một đề tài, tổng cộng chừng một ngàn bài.
Kinh Thi có ba loại thơ. Thơ Phong và thơ Nhã là những bài ngụ ý dạy đời và nhiều bài hiện còn rất phổ thông. Thơ Tụng gồm những bài ca cho triều đình và miếu đường, đã lỗi thời vì chỉ xưng tụng những mẫu mực của thời phong kiến (nhất là nhà Chu). Cả ba loại Phong, Nhã và Tụng đều xúc tích, cô đọng tới độ, nhiều bài, nếu không có chú giải (của Mạnh tử và Chu Hy) thì không thể hiểu nổi.
Loạt bài này gồm những thiên chưa lỗi thời trong toàn bộ Kinh Thi mà Con Cò đã dịch.

Kinh Thi dùng thể thơ cổ phong. Vì vậy cổ phong là thể thơ lý tưởng để dịch. Nếu dịch bằng thể lục bát hoặc song thất lục bát thì mức cô đọng, xúc tích của Kinh Thi sẽ dễ bị mờ nhạt (dùng một câu 6,7, hoặc 8 chữ để dịch một câu chỉ có 3, 4, hoặc 5 chữ). Một người bạn qúa niên của tôi, gốc Hoa kiều Chợ Lớn, đã nói với tôi rằng, có lần, ông đề nghị với Hồ Dzếng dịch ca dao Việt sang thơ Hán để ông gởi về đăng trên một tuần báo ở Thượng Hải nhưng HD giải thích rằng, làm như vậy sẽ mất vẻ dịu dàng, uyển chuyển của ca dao Việt vì Hán ngữ không có thể thơ yêu vận (một thể thơ duy nhất chỉ có ở VN mà chữ chót của câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát. Yêu: cái lưng). Dịch Kinh Thi cũng vậy. Dùng thể cổ phong mới dễ diễn đạt nét đặc thù của nó. Tôi sẽ lựa một số bài dịch điển hình trong bộ Khổng Tử Kinh Thi của Tạ Quang Phát, xuất bản tại Hà Nội, để đối chiếu.
Thơ cổ phong phân làm ba loại: Phú, Tỷ và Hứng.
Phú là những bài nói rõ tên, rõ việc.
Tỷ là những bài thấy việc hư hỏng đương thời mà không dám nói rõ, chỉ dùng lối so sánh để̉ diễn đạt một ý kín đáo.
Hứng là những bài mượn vật, mượn việc để nói lên ý chính.
Tỷ và Hứng khác nhau ở chỗ Tỷ thì mượn vật, mượn việc làm thí dụ mà không nói rõ ý chính, còn Hứng thì mượn vật, mượn việc để nói rõ ý chính.
Một nhận xét:
Hội nhập văn hóa của người để làm giầu cho văn hóa của mình là một việc vô cùng tế nhị. Trong một ngàn năm bị Tàu đô hộ, người Việt đã rất khôn ngoan học được nhiều điều hay đẹp của họ mà vẫn giữ được văn hóa đặc thù của mình. Đó là nhờ việc  giữ vững phong tục và ngôn ngữ Việt. Không như Mãn Châu, cướp nước Tàu mà bắt dân mình hoàn toàn theo phong hóa Tàu kể cả phong tục, tư cách và ngôn ngữ, để sau này bị mất nước và bị đồng hóa. Riêng về bộ môn thơ, người Việt đã biết dùng mọi thể thơ của Tàu (cổ phong, tam, tứ, ngũ, lục, thất ngôn và Đường luật) để làm giầu cho thơ Việt mà̀ vẫn phát huy  tối đa thể thơ lục bát, một thể thơ duy nhất trên thế giới dùng yêu vận (chữ cuối của câu lục vần với chữ thứ 6 của câu bát. Yêu: cái lưng). Theo thiển ý của Con Cò, dùng thể thơ cổ phong để̉ dịch Kinh Thi còn có thêm một ý nghĩa nữa: phân biệt ca dao Việt (chuyên dùng thể lục bát) với ca dao Tàu (chuyên dùng thể cổ phong).
2

THIÊN THỨ 112
KINH THI
Bài 1
Phạt Đàn
Khảm khảm phạt đàn hề!
Chí chi hà chi can hề!
Hà thủy thanh thả liên y!
Bất giá bất sắc
Hà thủ hòa tam bách triền hề?
Bất thú bất liệp
Hà chiêm nhĩ đình hữu huyền huyên hề?
Bỉ quân tử hề!
Bất tố xan hề!

Bài 2
Khảm khảm phạt bức hề!
Chí chi hà chi trắc hề!
Hà thủy thanh thả trực y!
Bất giá bất sắc
Hồ thủ hòa tam bách ức hề!
Bất thú bất liệp
Hồ chiêm nhĩ đình hữu huyền đặc hề!
Bỉ quân tử hề!
Bất tố thực hề!

Bài  3
Khảm khảm phạt luân hề!
Chí chi hà chi thần hề!
Hà thủy thanh thả luân y!
Bất giá bất sắc
Hồ thủ hòa tam bách khuân hề?
Bất thú bất liệp
3

Hồ chiêm nhĩ đình hữu huyền thuần hề?
Bỉ quân tử hề!
Bất tố tôn hể!

Chú giải:
Thiên này thuộc phú. 
Khảm khảm: tiếng chặt cây. Đàn: cây gỗ đàn, để làm xe. Bức: cây bức, để làm căm của bánh xe. Chí: đặt, để. Can: bờ đê. Liên: gợn nước do gió thổi. Y: trợ từ. Giá: cấy. Sắc: gặt. Hồ: sao? Hòa: lúa. Triền: chỗ ở của người dân, dịch là lô đất. Thú: đi săn. Huyên: con chồn. Chiêm: ngước lên mà nhìn. Nhĩ: mày.  Xan: ăn. Tố: ngồi rỗi. Trực: thẳng, sóng thẳng đứng. Đặc: con thú tơ ba tuổi. Ức: mười vạn. Luân: bánh xe. Luân: nước xoáy. Khuân: bồ. Thuần: chim cút. Tôn: ăn đồ chín  
Ý chính:
Bài 1: đốn cây đàn để làm xe mà xếp đống trên bờ đê thì bao giờ mới có xe? Nước sông trong veo gợn sóng (ví đống gỗ đàn như những làn sóng). Có cấy có gặt mới có lúa nuôi 300 nhà . Có đi săn bắn mới có con chồn treo trước hè. Hỡi chàng quân tử! Không làm lấy gì mà ăn?  
Bài 2: Chặt cây bức để làm căm cho bánh xe mà xếp trên bờ đê thì bao giờ mới có bánh xe?  Nước sông trong veo nổi sóng thẳng đứng (ví căm xe như những ngọ̣n sóng thẳng đứng). Có cấy có gặt mới có lúa chất 300 đống. Có đi săn bắn mới có con thú tơ treo trước hè. Hỡi chàng quân tử! Không làm lấy gì mà ăn? 
Bài 3: Đẽo bánh xe rồi xếp trên bờ đê thì bao giờ mới có xe? Dòng sông trong veo nước xoáy (ví bánh xe như chỗ nước xoáy). Có cấy có gặt mới có lúa đựng 300 bồ. Có đi săn bắn mới có con chim cút treo ở trước sân. Hỡi chàng quân tử! Không làm lấy gì mà ăn? 
Lời bàn của ConCò:
Tả sự cần lao của dân gian với những nghề tiều, nông, săn, và thủ công (làm bánh xe). Nghề sĩ được nhắc qua (chàng quân tử)̣.  Văn chương gọ̣̣n gàng, bình dị, mộc mạc. Phong phú mà không rườm rà. Duyên dáng mà không màu mè. Khéo vậy thay! Tôi dùng 3 trong 4 câu của một bài ca dao Việt Nam để dịch thoát câu kết của 3 bài trong thiên này: Tay làm hàm nhai. Tay quai hàm trể. Tay trễ hàm treo. Chéo khoeo treo hàm.

THIÊN THỨ  112
Con Cò
Bài 1
Đốn Đàn
Cạch cạch đốn đàn hề!
Cây đàn xếp trên bờ đê
Nước sông trong veo gợn sóng!
Không cấy gặt hề!
Ba trăm nhà lúa đâu mà sống?
4
Không săn bắn hề
Sao có con chồn anh treo trước hè?
Chàng quân tử hề!
Tay làm hàm nhai!

Bài 2
Cạch cạch chặt căm xe
Căm xe đặt trên bờ đê.
Nước sông trong veo dựng sóng.
Không cấy gặt hề!
Lúa đâu chất đầy ba trăm đống?
Không săn bắn hề!
Sao có nai tơ lủng lẳng trước hè?
Chàng quân tử hề!
Tay quai hàm trễ!

Bài 3
Cạch cạch đẽo bánh xe
Bánh xe đặt trên bờ đê.
Dòng sông trong veo nước xoáy.
không gặt không cấy,
Lúa đâu mà đựng ba tram bồ?
Săn bắn không lo,
Sao trước sân anh treo con chim cút?
Chàng quân tử hề!
Tay trễ hàm treo!

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire