caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

lundi 30 septembre 2013

Kỷ niệm Petrus Ky với thầy Dương Ngọc Sum , bài trên net

Hoài Niệm
Bạn nhớ gì về trường bạn ? Với Petrus Ký trước cổng có xe bán cháo huyết, gần trường không xa có quán cà phê Năm Dưỡng, nếui gạo bài, học ngày đêm,thức khuya vì bạn học thi tú tài, cà phê là liệu pháp giữ ta tỉnh táo, không buồn ngủ trong lớp học. Từ Công Trường Cộng Hòa của Petrus Ký, vòng sang Phan Thanh Giản có trường Gia Long, góc Bà Huyện Thanh Quang, có xe đậu đỏ bánh lọt, đừng quên xe bò bía,..., và may mà có em đời còn dễ thương....
Em Sài Gòn, Nguyên Phan- Minh Tuấn:
http://www.youtube.com/watch?v=TC0_f2Sl8OQ

Chỉ còn giấc mơ qua, Nam Lộc:http://www.youtube.com/watch?v=i9qec-fLhsA
totnoc
Một thuở học trò, một thuở Sài Gòn

Gia trang của Thầy Dương Ngọc Sum là khu vườn bách thảo thu hẹp

với muôn hoa sắc thắm  lộng lẫy khi mùa xuân về...

 Thầy Dương Ngọc Sum tại Nam California cho biết có một thầy Chương thứ năm mà thầy Sum không nhớ họ đã dạy Pháp văn cho thầy Sum tại trường vào các năm 1948 – 1949, nhưng sau đó thầy này sang Pháp du học và không trở lại dạy tại trường. Nếu các thầy cô cũng như bạn bè có tin, xin bổ túc giùm.
Trong trường đã có sự nhầm lẫn về hai thầy Tăng văn Chương và Nguyễn Tăng Chương vì tên của hai thầy đều có Tăng, có Chương và hai thầy lại cùng dạy môn Pháp văn. Nếu kể luôn bác Nguyễn ngọc Chương (lao công của trường) thì trường có đến Lục Chương.
 
12B7
Lớp 12B7, niên khoá 63- 70 chụp chung với thầy Chương (đeo kính đen), thầy Hiệu Trưởng Trần Ngọc Thái (chắp tay sau lưng, đứng bên phải thầy Chương) và thầy Nguyễn Sỹ Thân (đứng bên phải thầy Thái) [Nguồn: anh Phạm Hữu Chương, 12B7, lớp 1963- 1970, là anh đứng bên trái thầy Chương, cách một người].
 
12B7b
 
Lớp 12B7, niên khóa 63- 70 chụp vào ngày ra trường tháng 7/1970 với thầy Tăng văn Chương [Nguồn: anh Phạm Hữu Chương, người đứng tận cùng bên trái]
 
12B6 
Lớp 12B6 (niên khoá 1971 -1972) chụp chung với thầy Tăng văn Chương. Chỉ nhận ra Mai viết Kinh Luân, Trần Mạnh Tuân, Trịnh Việt Thảo, mong các bạn bổ túc thêm
[Nguồn: Nguyễn văn Bá, 12B6, lớp 1965 – 1972]
Sau khi học trò đã vào trường, cổng đã đóng, thầy Chương và thầy Khiêm mới lên đứng chung với các thầy trong ban Giám Hiệu tại hành lang danh dự để dự lễ thượng kỳ trước khi vào văn phòng làm việc.
ChaoCo
Buổi chiều, thầy Chương và thầy Khiêm lại chia phiên ra đứng tại cổng nhà xe để trông chừng học trò ra về và để tránh tình trạng chuông hết giờ chưa reng, học sinh đã trốn về trước.
Nhớ về chuyện trốn học về trước, Thầy Sum kể lại một câu chuyện vui về một người bạn Petrus Ký của thầy, bác sĩ Đặng Như Tây (1), đã có với thầy Chương. Bác sĩ Đặng Như Tây tướng nhỏ con nhưng lại rất nghịch ngợm. Một buổi chiều tan học, trong khi bạn bè đang sắp hàng, bác sĩ Đặng Như Tây ôm cặp bỏ chạy ra cổng bị thầy Chương bắt lại:
-          Ê, ê, chạy đi đâu?
 (Bác sĩ) Đặng Như Tây nhanh trí:
-          Dạ thưa, con đi đón anh con.
-          Anh mầy tên gì?
-          Anh con tên Đặng Như Tây.
-          Vậy ra cổng mà đợi.
Thế là (Bác sĩ) Đặng Như Tây ra cổng tỉnh bơ rồi dọt về luôn một mách.
Mặc dầu thầy Sum không có học với thầy Tăng văn Chương, thầy Sum cũng rất kính mến và thân thiết với thầy Chương và ngược lại, thầy Chương cũng mến thầy Sum, nhất là trong khoảng thời gian thầy Chương ở trên căn lầu bỏ trống. Sau giờ học, vì thầy Sum ở trong chung cư Petrus Ký phía sau trường nên thầy Sum thường nán lại trò chuyện với thầy Chương để thầy đở buồn. Thầy Chương cuối tuần về Bà Chiểu ra, lần nào cũng mang giỏ mận hay khế ngọt để tặng thầy Sum. Thầy Chương thích câu cá nên hay rủ thầy Sum đi câu tại cầu Bình Lợi hay cầu Rạch Chiếc.
Thầy Sum cũng nhắc về cách bắt tay hơi đặc biệt của thầy Chương. Khi bắt tay, thầy Chương chìa vài ngón tay ra, bất động, ai muốn bắt thì bắt, muốn nắm thì nắm, muốn siết thì siết, muốn giục giặc thì giục giặc, ai biết thì hiểu đó là thói quen của thầy Chương, nhưng người lạ thì có thể nghĩ thầy Chương “thiếu nhiệt tình”.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire