Kơ nia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kơ nia | |
---|---|
Cây kơ nia tại Buôn Ma Thuột |
|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Rosids |
Bộ (ordo) | Malpighiales |
Họ (familia) | Irvingiaceae |
Chi (genus) | Irvingia |
Loài (species) | I. malayana |
Danh pháp hai phần | |
Irvingia malayana Oliv. cũ A. W. Benn. |
Mục lục
Phân bố
Kơ nia được phân bố rộng rãi tại châu Á, cây có mặt tại Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Ở Việt Nam, cây này phân bố từ Quảng Nam đến một số tỉnh Nam Bộ và còn mọc ở các đảo Phú Quốc, Côn Đảo nhưng tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên, nhiều nhất là ở Sa Thầy - Kon Tum, Lắk, Bản Đôn-Đắk Lắk...Quảng nam gọi cây này là cây cốc,ở QN có rất nhiều cây cơ nia cổ thụ.Đặc điểm
Kơ nia là loài thực vật thân gỗ lớn, cao 15–30 m, đường kính 40–60 cm. Lá đơn hình trái xoan mọc chụm ở đầu cành. Hoa màu trắng, có từ 4 đến 5 cánh, mọc thành chùm ở kẽ lá, trổ vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 6. Quả hình trái xoan dài 3–4 cm, có màu vàng nhạt khi chín và thường xuất hiện vào khoảng tháng 10-11. Hạt có chứa tinh dầu mùi thơm có thể dùng làm thực phẩm.Tán cây thường có hình trứng, sậm rất đặc trưng xanh quanh năm và có sức sống mãnh liệt, chịu hạn tốt, rễ cọc ăn sâu, nhiều rễ tỏa ngang nên ít bị đổ do mưa, bão. Tuy nhiên không thể làm cây đường phố do trái rất sai, mùa trái rụng kín gốc, có dáng thon, hình e líp tròn trịa nên dễ làm trượt ngã khi dẫm phải. Ở trong rừng sau khi trái rụng một thời gian, lớp vỏ thịt mỏng sẽ bị phân hủy còn hạt được bao bọc bởi lớp vỏ xơ và vỏ gỗ nên được bảo quản đến vài năm không hư hỏng, sóc thường dùng để dự trữ và rất mê loại thực phẩm này. Khi ăn chúng khoét một lỗ nhỏ rất khéo trên vỏ khiến người ta cứ tưởng còn nguyên. Để ăn được người ta kê quả lên trên một tảng đá theo chiều mở của vỏ, đập nhẹ quả sẽ nứt làm đôi; hạt ăn sống rất thơm và bùi không khác gì hạt điều đã qua chế biến.
Gỗ
Gỗ Kơ nia có màu vàng nhạt, giác ròng khó phân biệt. Do có sớ gỗ dạng xoắn rất cứng nên khó cưa xẻ khi đã khô, muốn sử dụng phải chế biến khi còn tươi. Tuy nhiên, khi gỗ khô lại dễ bị mối mọt. Ở Tây Nguyên người ta hay dùng gỗ kơ nia làm thớt chặt có chất lượng không thua gì thớt gỗ nghiến ở Bắc Việt Nam. Khi được đốt, gỗ kơ nia cho loại than tốt.Trong y học
Làm thuốc chữa no hơi, đầy bụng, trừ sốt rét rừng, chói nước.Ngoài ra ở Quảng Nam ngày xưa hay dùng cây này(gọi là cây cốc) để đóng cối xay lúa. Trái của nó chín rụng xuống, đem chôn dưới đất cho tróc hết phần vỏ, đem hạt rửa phơi khô để dành lấy rựa chẻ ăn. Nên mới có câu: Ăn cốc cộc tay, vì khi khô hạt nó cứng, chẻ hay bị đứt tay.Cây kơ nia ở Tây Nguyên
Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa. Người Kinh khi làm rẫy cũng chừa lại cây Kơ nia làm bóng mát không phải vì lý do tâm linh mà vì gỗ cây này quá cứng nên rất phí công đốn hạ nó. Vì bài hát Bóng cây Kơ-nia nên du khách khi đến với các tỉnh Tây Nguyên thường kiếm tìm, xem thử tận mắt cây kơ nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hoá trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.Một vài hình ảnh về cây Kơ nia
-
Cây Kơ nia ở huyện Cư Kuin, Đắk Lắk.
-
TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Tên Việt Nam: Kơ niaTên Latin:Irvingia malayana Họ: Kơ nia Irvingiaceae Bộ: Cam Rutales Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------KƠ NIAIrvingia malayana Oliv. ex Benn. 1875Họ: Kơ nia IrvingiaceaeBộ: Cam RutalesMô tả:Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 15 - 30m hay hơn đường kính 40 - 60cm hay hơn, gốc thường có khía. Vỏ thân màu nâu hồng hay xám hồng, bong thành mảng rất nhỏ, thịt vỏ dày 6cm, có sạn màu vàng. Cành con màu nâu, nhiều bì khổng. Tán cây hình trứng, rậm rạp, màu xanh thẫm. Lá đơn, mọc chụm ở đầu cành, mặt trên màu xanh, bóng , mặt dưới màu xanh nhạt; phiến lá hình trái xoan, dài 9 - 11cm, rộng 4 - 5cm, gân bên 10 - 11 đôi, khi non lá có màu tím nhạt; cuống lá dài 1 - 1,2cm. Lá kèm hình dùi, dài 2 - 3,5cm.Cụm hoa chùm, mọc ở nách lá Hoa nhỏ, màu trắng, cánh 4 - 5. Nhị 10. Có triền bao xung quanh nhụy; bầu 2 ô. Quả hình trái xoan, dài 3 - 4cm, rộng 2,5 - 2,7cm, khi chín màu vàng nhạt; 1 hạt.Sinh học:Mùa hoa tháng 5 - 6, mùa quả tháng 9 - 11. Tái sinh bằng chồi và hạt.Nơi sống và sinh thái:Mọc trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm hay rừng cây nửa rụng lá, ít gặp trong rừng thưa. Khi nhỏ cây ưa bóng và chỉ tái sinh dưới tán rừng. Có khả năng chiu hạn. Không bị chết do chất độc hóa học thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.Phân bố:Việt Nam: Từ Quàng Nam - Đà Nẵng đến Nam Bộ. Tập trung nhiều ở Tây Nguyên. Còn có ở Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo) , Kiên Giang (đảo Phú Quốc: đảo Thổ Chu).Thế giới:Lào. Campuchia Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia.Giá trị:Gỗ màu vàng nhạt, rất cứng, cây to nhưng hay bị thối ruột và dễ bị mối mọt, nên ít được sử dụng trong xây dựng. Nhân dân địa phương dùng gỗ làm cối hay chày, hoặc đốt than hầm . (Quả chín có vị ngọt, ăn được và nhân hạt cũng ăn được). Hạt cho dầu màu trắng hay vàng, mùi dễ chịu, dùng làm xà phòng. dầu thắp đèn. Vỏ thân dùng làm thuốc cho phụ nữ mới sinh.Tình trạng:Sẽ nguy cấp. Mặc dù số lượng cá thể không ít, nhu cầu sử dụng không nhiều, nhưng vẫn bị khai thác chặt phá. đặc biệt để đốt than hầm, làm giảm trữ lượng. Mức độ đe doạ: Bậc V.Đề nghị biện pháp bảo vệ:Khai thác có kế hoạch để bảo vệ một số lượng cây cần thiết đảm bảo sự tái sinh tự nhiên.
Lần đầu tiên được biết cây này, loại cây không thấy ở miền đồng bắng. Cám ơn bài sưu tầm của TH và khúc nhạc miền núi nghe rất lạ mà hay.
RépondreSupprimerNPN
Cám ơn chị NPN đã vào đọc và nghe bài nhạc miền cao nguyên Việt Nam.
SupprimerKhông biết loại cây này có mọc ở bên pháp hay bên Úc không, sao có những hình trông cũng tương tự, nhưng không thấy có loại trái mang nhiều công dụng như cây này.
Nḥac Ngũ Cung nghe lạ , mà hay nhất là giọng hát cao vút của người ca sĩ này.
Caroline Thanh Hương
Đã chuyển đi. Bài có tầm mức kiến thức cao độ. Con Cò
RépondreSupprimer---------- Forwarded message ----------
From: bao nguyen
Đọc hết email này (trong khi nghe bài hát " Bóng cây kơnia") sẽ biết thêm nhiều điều. Đọc xong thì bấm laị để nghe bài hát ấy vài lần nữa. Đó là một bài có âm giai ngũ cung Tây nguyên do Phan Huỳnh Điểu làm. Phạm Duy cũng đã làm một bài có âm giai ngũ cung Tây nguyên (Cò không nhớ tên bài hát) trong đó có câu:"Em Plêku má đỏ môi hồng, ở đây những chiều quanh năm mùa đông, nên má em ướt, nên mắt em ướt, môì em mềm như mây chiều trong.". Bài này của Phạm Duy, tuy khá hay nhưng thua xa bài của Phan Huỳnh Đỉểu.
Cò mỗ đã từng yêu thích nhạc cổ điển Tây phương và cổ nhạc của nhiều sắc dân thiểu số trên khắp thế giới và nhận thấy rằng bài Kơnia nổi bật (không phải vì lời mà vì nhạc). Dĩ nhiên, khi thưởng thức một bài nhạc có gía trị thì trước hết phải gạt bỏ̀ chính trị ra một bên bởi vì dù bạn phản đối tới mức độ cùng cực thì nó vẫn tồn tại vĩnh viễn với thời gian. Dù đồng ý hay bất đồng ý với Cò mỗ thì cũng nên nghe Kơnia ít nhất vài ba lần. Con Cò.
Cám ơn Con Cò đã bỏ thì giờ ra đọc bài của tôi gửi và viết thêm về giai điệu Ngũ Cung hiếm có trong nhạc lý Việt Nam.
SupprimerTrước đây , tôi có lần nghe được chương trình Âm Thanh và Ngôn Từ của Đoàn Thế Ngữ phân tích (audio book Huỳnh Chiếu Đẳng sưu tầm) clique vào link bên dưới để nghe
Ngu Cung_09012004_Doan The Ngu_Vinh Lac.mp3 4208 Quí bạn thích âm nhạc nên nghe bài nầy
Hôm nay , nghe Con Cò nhắc lại chuyện nhạc , tôi đã tìm và post vào trang Blog CB baì sưu tầm và bản nhạc mà Con Cò muốn nói đến , với 1 giọng hát , theo tôi nghe thì có lẽ đã diển tả được nét nhạc tây nguyên này.
Mời Con Cò và các anh chị nào yêu loại nhạc đặc biệt này vào nghe
http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/06/tim-hieu-ve-he-thong-thang-am-ngu-cung.html
Caroline Thanh Hương
SupprimerHôm nay và mai World cup soccer nghỉ hai ngày nên tôi gởi lại bài này cho các bạn vì trong bài có thêm hai tiết mục rất thú vị (do Thanh Hương sưu tầm) mà tôi sẽ sẽ giới thiệu dưới đây:
1/Bài giảng về âm giai ngũ cung ( bấm vào link Ngũ Cung mà nghe Trần Thế Ngữ, bút hiệu Vĩnh Lạc nói về ngũ cung). Ta sẽ hiểu vì sao nhạc classic Tây phương phong phú hơn nhạc Đông phương. Đông phương chỉ thích dùng những notes êm dịu ngọt ngào mà né tránh những notes chót tai, chát chúa cho nên không diễn tả nổi những giai điệu như mưa gío, bão tố, chiến trường, tiếng chim kêu, vượn hú, hổ gầm v.v....Tây phương thì tìm cách hóa giải hai nốt fa và si rồi thêm vào 5 notes thăng giảm để thành âm giai 12 notes cho nên nhạc của họ thiên hình vạn trạng. Các bạn nên nghe bài giảng của Vĩnh Lạc nhiều lần. Rất bổ ích. Rất thích thú. Rất cần thiết (để thưởng thức nhạc).
2/ Sau đó bấm vào link kế tiếp để nghe bài "Còn Một chút gì để nhớ để thương" của Phạm Duy. Sau cùng thì nghe lại bài Bóng Cây Kơ Nia.
Chúc các bạn một ngày thoải mái. Con Cò.