Thật ra không hề có cái gọi là Chết, bạn có tin không?
Giả dụ, khi bạn thay một chiếc áo mới thì chiếc áo vừa được thay ra bạn có nói rằng chiếc áo kia đã... ''chết'' không?
Cũng vậy, khi ''chiếc áo thân thể'' đã không còn dùng được, Nghiệp thức của chúng ta lại đi tìm một chiếc áo mới để mặc vào. Một người khi sinh tiền tạo nhiều thiện nghiệp, tức là người có Phước, cái tự do của người có Phước là có quyền lựa chọn những gì mình thích. Ví như một người có tiền bạc rủnh rỉnh trong túi, khi đi shopping vào một tiệm quần áo, người đó có thể mua hàng hiệu, mua những cái áo đắc tiền. Còn một người khi sinh tiền không làm lấy một điều thiện mà còn tạo nhiều ác hạnh, khi chiếc ''áo làm Người'' đã rách, người ấy như một người nghèo, chẳng những thế trên thân còn đầy các ung nhọt lỡ lói (ác nghiệp đeo mang), trong túi không còn lấy một xu, cái ăn còn không có, huống là sắm cho mình những chiếc áo đẹp. Cảnh giới Ngạ quỷ, Súc sinh, Địa ngục, dụ cho những người đã hết tiền (thiếu Phước) để mua áo mới, đành phải khoát lấy những manh áo lầm than.
Vì vậy, sự ''thay áo'' không phải là hoàn toàn mất hẳn, nên làm gì có cái gọi là Chết, nói rõ hơn, chỉ là sự CHUYỂN ĐỔI CẢNH GIỚI, chuyển đổi môi trường, hoàn cảnh sống theo Phước, Nghiệp của mình đã tạo. Hiểu được thế, bạn có thể ''để dành tiền'' bằng cách tu tập, hành thiện để có tiền (có Phước) tái sanh vào nhàn cảnh. Và hiểu được điều này bạn cũng thoát ly được nỗi sợ cũng là nỗi ám ảnh lớn lao của kiếp người, đó là cái Chết.
Bát Nhã Tâm Kinh có câu: ''Nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận'', (cho đến không có già chết, không có cái hết già chết ). Già, Chết chỉ là chuyện của chiếc áo hiện tượng còn bản Thể thì không, hoàn toàn không.
Đến, đi, sinh, diệt trò chơi!
''Bừng con mắt mộng'', thảnh thơi sống nhàn...
Bodhgaya monk
Chỉ Cần Thay Đổi Cách Nghĩ
*Nếu bạn thấy đêm nay khó ngủ
- Cứ nghĩ đến những kẻ không nhà chẳng nệm ấm chăn êm.
*Nếu bạn gặp một ngày tồi tệ nơi làm việc
- Hãy nghĩ đến những người đã mấy tháng nay không tìm được việc làm.
*Nếu bạn chán nản vì mối quan hệ xấu đi
- Hãy nghĩ tới những kẻ không bao giờ biết hương vị của thương yêu và được người yêu thương lại.
*Nếu bạn buồn phiền vì thêm một cuối tuần vô vị trôi qua
- Hãy nghĩ tới những người phụ nữ quẫn bách, quần quật cả ngày, suốt tuần không nghỉ, chỉ mong kiếm được chút tiền còm nuôi mấy miệng ăn.
*Nếu bạn hỏng xe dọc đường, phải cuốc bộ vài dặm mới tìm ra được người giúp đỡ
- Hãy nghĩ tới những ai liệt cả đôi chân, luôn khao khát được bước đi như bạn.
*Nếu bạn cảm thấy đời mình bị mất mát và băn khoăn về ý nghĩa kiếp người
- Xin bạn hãy biết ơn cuộc sống vì có nhiều người đã không được sống hết tuổi trẻ của mình để có những trải nghiệm như bạn.
*Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những ai hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ. Hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều.
Lối lập luận kiểu «Làm gì có chết» dưới đây là một lối ngụy biện. Nguyên tắc căn bản trong chứng minh là: không bao giờ chứng minh bằng thí dụ. Thí dụ chỉ để cho người ta đễ hiểu một điều hiển nhiên nhưng trừu tượng và phải so sánh hai cái tương tự nhau chứ không được so sánh trái cam với trái quít. Cái áo và thân thể con người là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Vậy thì cái chết của con người không giống cái rách của áo. Lời lập luận láo khoét!
RépondreSupprimerXin đơn cử một chuyện dưới đây trong kinh Phật để biết Ngài dùng thí dụ như thế nảo:
Một đệ tử chất vấn Phật rằng:" Đã nhiều lần thày từ chối không trả lời Thượng Đế là ai? Hôm nay nếu thày không trả lời câu hỏi ấy thì con sẽ bỏ thày mà̉ đi, không thèm học đạo của thày nữa." Phật giảng bằng thí dụ này: một người bị mũi tên độc đến xin ông lang trị độc nhưng buộc ông lang, trước khi trị bệnh, phải cho y biết ai bắn mũi tên đó và mũi tên tẩm bằng thứ độc gì. Kết qủa là người đó sẽ chết trước khi được ông lang bắt̀ mạch. Đạo của ta là diệt khổ. Có hay không có Thượng Đế không liên quan gì tới cái đạo diệt khổ của ta. Nếu con ép ta phải nói Thượng Đế là ai mới chịu học đạo của ta th̀i (giống mhư người bị mũi tên độc kia) con sẽ chết vì đau khổ̀ trước khi biết được điều con muốn biết.
Phật đã không dùng cái thí dụ "mũi tên độc" để chứng minh cái đạo diết khổ của Ngài. Cái đạo ấy Ngài đã đặt ra như vậy. Rành mạch như vậy. Hiển nhiên như vậy. Ai muốn học thì đến vớỉ Ngài. Không cần chứng minh. Bởi vì người đệ tử kia u mê nên Ngài phải dùng một thí dụ dễ hiểu hơn cho hắn hiểu.
Trong kinh Phật, Ngài đã dùng rất nhiều thí dụ để giảng đạo. Không nên coi đó là những lời chứng minh. Cũng chưa chắc những thí dụ ấy đã được chép y hệt như Phật muốn.
Con Cò.