TRÊN XỨ LÀO HUYỀN BÍ
( tiếp theo kỳ trước )
... Các ống này còn được cắm nhữnh chiếc cờ hiệu nhỏ, mầu sắc lộng lẫy. Pháo được đặt chắc chắn trên chiếc kiệu tre, nhiều người khiêng đi diễu hành trên đường phố trước khi được phóng. Kế đến là ban nhạc địa phương gồm có các nhạc khí, khèn ( đã nói ở trên ), nhị, sáo, rang nắt ( làm bằng một dàn bản gỗ dẹp dài, gõ bằng hai cây dùi đập, nhỏ bằng chiếc đũa, đầu có gắn khoanh gỗ tròn to bằng đồng bạc đã đẽo cạnh cho tròn, cầm ở hai tay, khi tấu lên, âm thanh phát ra trong trẻo như tiếng đàn xylophone ), cái không vông ( 18 đĩa nhỏ bằng đồng đen treo nằm úp mặt trên một giá khung bằng nửa vòng tròn ) cũng gõ bằng cây dùi đập cầm ở hai tay, âm thanh phát ra như tiếng của những chiếc chuông nhỏ vang dội ngân nga, tất cả theo sau đám rước.
Vào giờ đã định, tiếng trống nổi dậy từ tứ phía, đoàn người tiến thẳng ra phía bờ sông để tập hợp với những đoàn thể của những chùa khác, họp thànhmột dọc dài dân chúng, đàn ông, đàn bà, trẻ nít mặt mày hớn hở, vui vẻ nhẩy múa chạy theo xem. Khi các nhóm người và pháo của của mỗi chùa đã tựu lại đầy đủ, họ bắt đầu diễn hành dọc theo bờ sông, đi quanh vào con đường chính của thành phố và sau cùng vòng trở lại về phía bờ sông, nơi có cây cổ thụ đã sống hằng trăm năm nay, có gốc lớn, nhánh to bằng hai người ôm, vững chắc, nhỏ dài thuôn ra khỏi bờ sông dốc thẳng đứng. Cây đã được tỉa dọn cho có một khỏang rộng vừa đủ, từ gốc tới ngọn, nhoài nghiêng thoai thoải, đặt sẵn thang tre dài buộc chặt vào cây, làm nơi để đặt pháo phóng đi .
Đoàn người đi vừa ca hát múa may. Kẻ đánh trống bập bập bùng bùng, xoay ngang xoay dọc, người ồ ạt cầm gươm gỗ, dượt những đường kiếm, chém bên đông, vạt bên tây, phạt bên tả, chặt bên hữu, loay hoay xoắn xít
khi đi ngang đám đông chen chúc đứng xem bên vệ đường, vừa ngắm nhìn vừa khua tay, reo vang cổ vũ.
Chiếc kiệu, trên có hình nhân nam nữ đẽo gọt bằng gỗ, được giật giây cho mấp máy cử động làm những cử chỉ ái ân như điên dại, càng khiến người xem hò reo vang dậy.
Có phụ nữ mang súng cây, cũng lồng lộn không kém, dơ súng lên ngắm vào đám đông bắn ra một phát, tưởng là gì, hoá ra cái vậtcủa đàn ông không lạ đối với mọi người, nhưng lại kỳ dị đang lấp ló, thậm thụt ở đầu nòng súng
nhuộm xanh nhuộm đỏ, khiến mọi người cười ồ, rầm rộ hò hét.
Mấy chàng trai đi ngang qua đám bà già đứng chung với con gái xem diễn hành, vừa đánh trống vừa hát vang những câu :
Me thầu ơi, lục khơi ma lẹo
Dặc bơng bẹn , co au lầu ma kin
Tạm dịch :
( Mẹ gìa ơi con rể tới rồi
Muốn xem buồi, thì mang rượu uống ra )
Vì là một tập tục từ cha ông để lại, cho đó là cách xua đuổi ma quỷ đến quấy nhiễu, người Lào xưa nay vẫn khiếp sợ thần quyền, nên thảnh nhiên vui cười đón nhận những câu nói dù tục tĩu đến đâu, trong ngày hội, có khi còn sỗ sàng hơn, lúc trước mặt các thiếu nữ đẹp như hoa, xinh như mộng, lại dám thốt câu đại loại như :
Phăng đớ chậu, khỏ nón nắm đe
Kho nhe tẹc cộn, nôm chậu bỏ bải
Tạm dịch :
Nghe đây em, cho anh ngủ với
Cho chọc thủng mông, vú em chẳng rớ
Các cô chỉ biết bẽn lẽn che mặt, nhìn sang chỗ khác, hoặc có cậu còn quái gở hơn, vừa đánh trống tiếng kêu vang Pơ tin pờn, Pơ tin pờn, thì cậu nhại ngay tiếng trống đó mà kêu lên :
Pợt xịn bơng, pợt xịn bơng
( Cởi váy xem, cởi váy xem )
Thôi thì ai nấy cười vang, điên lọan, đó là cái đinh của cuộc lễ, vì cốt làm
cho con người vui vẻ, trẻ thêm ra, chứ tuổi thọ của người dân Lào tính ra chỉ
tới 50, 52 là cao. Việc này chỉ sẩy đến một lần trong năm vào dịp lễ này mà không tái diễn lúc nào khác. Nó không hàm ý khêu gợi, đánh thức dục vọng con người, mà chỉ là một trò đùa hời hợt bề ngoài, tuyệt nhiên không có cử chỉ nào sàm sỡ ngoài lời nói được mặc nhiên cho phép, và nếu muốn tỏ tình với phụ nữ còn có nhiều cuộc gặp gỡ đứng đắn cổ truyền với những lời thơ chải chuốt chân thật mà người kể sẽ thuật lại ở một giai thọai khác .
( Xin xem tiếp ở kỳ sau )
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire