caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 29 novembre 2014

Homeless , Người Vô Gia Cư xứ Mỹ châu và Á châu khác nhau thế nào, nhớ coi vidéo ở phần chót

Cùng là những quốc gia giàu có, số phận con người Tây Âu và Á châu homeless khác nhau.
Có ai lựa chọn làm kiếp không nhà, có ai từ bỏ gia đình vì họ tự cho mình vô dụng và từ đó đi đến nổi loạn hay sống chui rúc trong những thành phố không có tên trên bản đồ vì chính phủ mình không muốn thấy sự nhục nhã đó trên phương diện quốc tế.
Vì miếng cơm , manh áo hay vì sa cơ, thất thế, cuộc đời con người có đáng sống thế này hay không ?
Xã hội tư bản, bằng cấp, thượng vàng, hạ cám, làm sao biết được ngày mai nếu không lo cho mình hôm nay...
Ngày lễ Tạ Ơn của nước Mỹ cũng là dịp nhìn người, xét ta.
Caroline Thanh Hương
A homeless man sleeps under an American flag blanket on a park bench in New York City. New U.S. data reports a drop in the number of homeless people — but not in New York and other states.i
A homeless man sleeps under an American flag blanket on a park bench in New York City. New U.S. data reports a drop in the number of homeless people — but not in New York and other states.
 

Homeless tại Hoa Kỳ và tại San Jose 2014

Bữa ăn của dân Homeless
Bữa ăn của dân Homeless
Thực đơn thân ái
Mỗi tháng một lần và đôi khi 2 lần, chương trình dọn ăn thực đơn Việt Nam cho khách giang hồ tổ chức vào chiều thứ bẩy lần thứ tư tại Lữ quán đường Montgomery, San Jose. Năm nay, chiều thứ bẩy 22 tháng 11-2014 sẽ do hội Petrus Ký của bác sĩ Trần Văn Nam lên phiên. Đặc biệt có sự tiếp sức của hội gia tộc họ Vũ về tài chánh và sự hiện diện của nhóm ái hữu Hoa hậu phu nhân với nhiều quà tặng mùa đông. Qua chiều chủ nhật 28 tháng 11-2014 sẽ có một tiệm vàng bảo trợ do sự phối hợp của cô Hoàng Mộng Thu. Tháng tới mùa Giáng Sinh sẽ đến lượt gia đình họ Vũ chính thức lên phiên. Bài viết này để tặng cho các nhà hảo tâm và nhân viên tình nguyện.
Vấn nạn 100 năm cũ
Vào ngày Lễ tạ Ơn và Giáng Sinh, tổng thống Hoa Kỳ và phu nhân năm nào cũng dậy sớm đi lễ nhà thờ và buổi chiều thì đi dọn ăn cho Homeless Hoa Kỳ.
Từ hơn 100 năm nay, truyền thống của nước Mỹ đã trở thành tục lệ. Hiệp Chủng quốc là đất nước tiền rừng bạc bể, viện trợ cho khắp thiên hạ nhưng ngay tại quê nhà, mỗi năm vẫn có cả ngàn người Hoa Kỳ đói rét và nằm chết ở gầm cầu, xó chợ trong kiếp sống không nhà. Không một chính quyền nào, Dân Chủ hay Cộng Hòa, không một vị lãnh đạo nào giải quyết được hoàn toàn vấn đề Homeless. Các chính khách chỉ còn cầu nguyện buổi sáng và đãi ăn khách không nhà buổi chiều.
Thời kỳ còn chiến tranh lạnh, các vị nguyên thủ của khối Cộng muốn làm Hoa Kỳ mất mặt thường tìm cách đi thăm các khu nghèo tại Nữu Ước và tìm đến phát quà cho dân Homeless ở xóm Mỹ đen Harlem.
gia -ěnh..
Nước Mỹ kể cả Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp cùng với truyền thông đều coi như chuyện nhỏ, không đáng kể. TV và báo chí vẫn chụp hình và loan tin tự do. Mọi người đều biết rõ là xã hội công nghiệp và đời sống của đô thị đã sinh ra giai cấp không nhà. Đôi khi họ là Homeless thường trực Full-time, có khi là Homeless bất chợt, Part-time thuộc loại lỡ độ đường.
Nước Mỹ ngày xưa chưa có các đô thị lớn, dân nào cũng là dân quê, cuộc sống gần thiên nhiên thì sự phân biệt giữa dân có nhà và dân Homeless không cách biệt. Ngày nay với trên 300 triệu dân, với hàng ngàn đô thị đông đảo thì số người không nhà lên cao là chuyện không có gì mới mẻ.
Con số không nhà
Toàn quốc Hoa Kỳ tính ra lúc nhiều lúc ít, hiện nay lên đến 3 triệu dân không nhà. Và con số này gia tăng nhiều hơn mức độ dân số phát triển hàng năm. Như vậy cứ 100 người Mỹ là một người ở ngoài đường dù là cố ý hay vô tình. Vô tình trở thành Homeless vì đói.  Cố ý Homeless vì điên.
Niềm đau thương hơn cả là trong số hơn 3 triệu Homeless đàn ông và đàn bà có cả một triệu trẻ em. Những đứa trẻ từ lúc sinh ra đã sống ở ngoài đường và suốt thời thơ ấu không được tắm trong nhà, không được ngủ với cửa buồng đóng lại, không được nằm trong chăn ấm, bên ngọn đèn ngủ và lời ru của mẹ.
Tất cả những đứa trẻ đó đều là công dân Hoa Kỳ, đang cư ngụ trên đất mẹ, ở xứ sở thiên đường mà hàng triệu người di dân trên thế giới muốn đến để lập nghiệp. Những cụ già, các gia đình, trẻ em homeless đều không bận tâm xin thẻ xanh hay thi quốc tịch. Tất cả đều là công dân hợp lệ.
Tại sao lại có hiện tượng vô lý như vậy? Không một nhà giáo dục, không nhà xã hội học, các kinh tế gia, các chính khách, các vị lãnh đạo chính phủ lãnh đạo tôn giáo tìm ra được giải pháp cho vấn nạn Homeless tại Hoa Kỳ.
Hiện nay, các đại học Mỹ có ngành xã hội và nhân chủng đều bỏ ra hàng triệu Mỹ kim để nghiên cứu giải pháp. Hàng chục ngàn cơ quan thiện nguyện từ trung ương đến địa phương đều nỗ lực đi tìm cách giúp đỡ và chấm dứt nạn Homeless tại các đại đô thị. Tất cả đều vô phương.
Các tiểu bang đều có những đô thị với nạn Homeless trầm trọng. Riêng California dẫn đầu với Los Angeles, San Francisco, Berkeley, và Fresno. Florida cũng có 3 điểm nóng. Texas cũng có 3 thành phố lên bảng đen. Ngay cả Las Vegas và Honolulu cũng nổi tiếng có nhiều Homeless.
Và Homeless cũng có nơi hiền lành, có nơi nảy sinh nhiều tội ác và những phiền phức cho xã hội. Ăn mày, ăn xin, trộm cắp, phóng uế bừa bãi, xả rác nơi công cộng, chiếm cứ các công viên, phá hoại môi sinh.
Homeless luôn luôn đi cùng với cần sa, ma túy, rượu chè, cờ bạc, đĩ điếm. Vì Homeless mà đi đến tứ đổ tường hay vì tứ đổ tường mà trở thành Homeless. Dù ngược hay xuôi thì cũng đen tối như nhau.
Đi tìm nguyên nhân
Một trong các yếu tố căn bản của Homeless là tinh thần tự do cá nhân cùng với bệnh tâm thần. Hoa Kỳ đã từng có nhiều người muốn sống gần thiên nhiên nên suốt đời ở với núi rừng. Đã có cả một thời xưa, dân Ho Bo chuyên sống và di chuyển dọc theo đường xe lửa. Và ngày nay, nhiều gia đình và phần đông là dân Mễ, cả vợ chồng con cái sống trên xe, đi từ cánh đồng này qua cánh đồng khác, sống theo mùa gặt.
Và rất nhiều các tay da đen uống rượu thích lấy đất làm giường và trời cao làm mái nhà. Khi các đấng lưu linh đã say sưa thì trời đất quay cuồng và nhà cửa không còn là vấn đề quan trọng.
Vì vậy vào mùa đông, các trại tạm trú của chính phủ mở ra với đạo quân cứu tế đi đến các công viên, khiêng dân Homeless lên xe chở về nơi cư ngụ để khỏi chết cóng.
Có nhiều trường hợp khách giang hồ ăn xong lại trốn ra ngoài để hoàn tất giấc mơ với cuộc sống tự do.
Tin tức thống kê
Thống kê Hoa Kỳ kiểm tra khảo sát quanh quẩn thì cũng chỉ có từng đó đáp số. Chỗ có nhà thì không có dân. Trên khắp nước Mỹ đang có nơi hàng ngàn căn nhà trống. Chỗ không có nhà thì dân kéo về quá đông. Không có công việc, không có tiền và không đủ nhà. Lương thấp, tiền nhà cao nên dân thầy thợ đôi khi có việc làm nhưng không có đủ nhà để cư ngụ, dù là nhà thuê.
50% Homeless thiếu ăn, không biết cách xoay sở nên cả vợ con đều đói. Không có nhà nên không có địa chỉ và vì vậy không thể khai trợ cấp. Nhiều quận hạt cho khai rồi giữ Check lại, tháng tháng Homeless đến lãnh Check, lãnh Foodstamp. Tất cả đều biến thành rượu và chỉ một tuần là hết sạch.
Rồi thiên tai, hỏa hoạn, nước lụt đóng góp thêm vào các hiểm họa đưa con người vào chỗ không nhà.
Tùy theo từng vùng dân số nhưng luôn luôn da đen, da đỏ, Mễ và dân Châu Mỹ La Tinh có số lượng Homeless cao nhất. Dân Á châu tương đối còn đùm bọc nhau được nên lại có con số thấp nhất.
Mặc dù như vậy, nhưng không bao giờ chính phủ có con số Homeless chính xác. Cứ 10 năm một lần, Hoa Kỳ đếm đầu người, gửi phiếu kiểm tra để biết lòng dân mà cai trị đất nước. Gọi là kiểm kê dân số.
Biết dân số tăng giảm, số trẻ con ra đời, người lớn về già. Biết ước mong của toàn dân qua phiếu kiểm kê để mở trường, lập nhà thương và làm nhà cửa đường xá. Nhưng dân không nhà thì không bao giờ ghi giấy kiểm kê nên không hề có ý kiến nào được ghi nhận.
Các toán công tác đi đếm Homeless phải đi lúc nửa đêm, chiếu đèn ở xó chợ, gầm cầu mà đếm từng người. Nhờ đó mới biết được bao nhiêu ông, bao nhiêu bà, bao nhiêu trẻ em Homeless.
Từ thập niên 90 cho đến 2000 rồi 2010 chúng tôi có tham dự những kỳ đi đếm Homeless ban đêm. Không khác gì ở Việt Nam, cảnh sát công an khám sổ gia đình. Việt Nam vào nhà vì lý do an ninh. Ở Mỹ, ra đường mà đếm vì lý do xã hội. Chỉ có khác ở chỗ là nửa đêm dựng đầu khách giang hồ đứng lên để đếm. Không cần kiểm tra giấy tờ, không bắt bớ nhưng cũng bắt gặp biết bao nhiêu chuyện phi pháp và đồng thời nhân viên chính phủ cũng nghe chửi điếc cả tai. Được cái, dân Homeless chửi từ thống đốc lên tổng thống chứ không thèm chửi cấp dưới nên cả hai bên đều hết sức vui vẻ để chia tay, sau khi đã chào hỏi và Good Night.
Chúng ta có thể làm gì?
Sau khi có dịp đi đếm Homeless, chúng tôi lại tiếp tục họp các buổi điều trần về vấn đề xã hội tại địa phương và ước mong có thể đóng góp phần nhỏ vào công tác chung. Tất cả các giới chức có kinh nghiệm đều nói rằng, hãy bắt đầu bằng những bước cụ thể. Hãy tới các trung tâm xã hội ở địa phương tìm hiểu một thời gian và thấy rằng, chúng ta có thể làm được điều gì dễ dàng và thực tế cho người không nhà.
Riêng tại tại quận hạt Santa Clara hiện có cả chục cơ quan thiện nguyện lo cho dân Homeless. Nào là nơi phát thực phẩm cho người nghèo như Food Bank. Rồi đạo quân cứu tế Salvation Army, thêm vào đó còn có City Team và Inn Vision đều lo cho các gia đình vô gia cư tạm trú và thức ăn hàng ngày.
Chúng tôi đã đến thăm Inn Vision tại San Jose vào một buổi sáng mùa Giáng Sinh 1991, và quan sát các họ đạo Hoa Kỳ chia phiên nấu ăn cho Homeless. Đây là kỷ niệm đáng ghi nhớ 23 năm về trước.
Theo truyền thống lâu đời, các Homeless trong vùng là đàn bà, trẻ em thì được ưu tiên nuôi ăn. Còn các Homeless độc thân thì phải tự túc mà lang thang đây đó.
Mỗi chiều về dân độc thân đến khu tập trung ở cơ quan cứu tế. Có gì thì phát ra thứ đó. Đa số thực phẩm từ các chợ, các quán ăn, nhà tư còn dư đem cho, thấy còn ăn được là đem phân phối. Đây là thức ăn nguội. Mỗi cuối tuần thì các nhà thờ chia phiên đem thức ăn nóng có chuẩn bị ngon lành đến cho bà con Homeless.
Sau khi quan sát và ước lượng tình hình, cơ quan IRCC tại San Jose chúng tôi ghi tên nhận 2 kỳ 1 tháng. Một kỳ chính thức lên phiên vào mỗi chiều thứ Bảy lần thứ tư và một kỳ thường trực bất thường tức là bất cứ lúc nào họ kêu trước vài giờ là phải có ngay. Đồ ăn nguội cũng tốt.
Mở đường khai lối
Bắt đầu từ tháng 1-1991, chương trình Thực Đơn Thân Ái, dọn cơm Việt Nam 3 món cho Homeless San Jose bắt đầu. Suốt năm 1992 tổng cộng 12 tháng, cơ quan IRCC một mình lên phiên nên khá vất vả.
Phiên thường lệ vào mỗi thứ Bảy còn chuẩn bị được. Phiên khẩn cấp thí dụ có hội nhận lời nhưng giờ chót bỏ cuộc phải thay thế cấp cứu thì chúng tôi gọi điện cho 4 tiệm quanh Downtown San Jose mua mỗi nơi 25 ổ bánh mỳ cắt đôi là đủ 200 phần ăn. Mỗi phần ăn kèm theo một lon nước.
Từ lúc được báo tin cho đến lúc có đủ 200 phần ăn chỉ cần 2 giờ đồng là sẵn sàng. Gọi điện thoại cho 3 hay 4 nơi đặt hàng, ghé lấy rồi đưa đến phát ngay.
Tuy nhiên, cứ như vậy quanh năm 1992 tuy chuyện nhỏ mà cũng trở thành gánh nặng. Qua năm 1993, chúng tôi mời gọi sự cộng tác của các đoàn thể. Mỗi nơi một năm chỉ cần lên phiên một lần. Xem ra rõ ràng là gánh nặng đã nhẹ đi nhiều mà các tổ chức đều có cơ hội tham gia công việc từ thiện vô cùng ý nghĩa.
Công việc cứ như vậy tiến hành đều đặn suốt 23 năm, kể từ 1992 đến hết năm nay 2014. Qua 2015 là bắt đầu vào năm thứ 24. Chương trình Thực Đơn Thân Ái đã tổ chức cả phiên chính thức lẫn đặc biệt là 265 lần với vào khoảng 100 ngàn phần ăn đã dọn ra.
Biết bao nhiêu là sự khen thưởng của các giới chức xã hội từ liên bang, tiểu bang và quận hạt. Tuy nhiên, lời khen thưởng gây xúc động nhất vẫn là những ánh mắt vui vẻ của khách hàng. Những tràng pháo tay của quý vị đến ăn. Những tiếng cảm ơn bằng Việt ngữ của Homeless học được qua các bạn Việt Nam.
Đa số các vị đến ăn đều rất tự nhiên, không hề mặc cảm vì hoàn cảnh không nhà. Họ ăn uống rất thoải mái. Có đôi khi cả gia đình vợ chồng, con cái đến ăn. Có những người trông rất tả tơi, nhưng cũng có những người ăn mặc rất lịch sự.
Trong một gian phòng ăn rộng rãi, ấm cúng, mọi người xếp hàng trật tự tiến qua quầy thức ăn. Các nhân viên của hội đoàn Việt Nam đội nón nhà bếp màu trắng, áo choàng trắng, bao tay múc thức ăn cho quan khách đưa khay đến trước mặt. Cơm chiên, gà quay, chả giò, rau trộn, tráng miệng, trái cây, bánh ngọt. Những bàn tay ân tình, những lời nói chào đón lịch sự. “Thưa ông, thưa bà. Cảm ơn. Vâng, xin một chút nữa. Thưa đủ rồi. Không có chi.” Người dọn ăn và người được mời đều hết sức lễ độ. Xin mời thêm nước uống. Sữa hay nước cam. “Vâng xin ông cứ tự nhiên dùng cả hai.” Các em nhỏ Việt Nam mắt long lanh ngời sáng đứng lo quầy nước. Các bà nội trợ đứng hàng tiền đạo múc thức ăn. Các đấng phu quân đứng phía sau lo tiếp liệu từ nhà bếp. Quầy rau trộn đổi tay làm việc để tăng cường. Các khay cơm đã hết, đưa ra phía sau để khay cơm mới thay thế.
Thực khách ăn xong một lượt thì tạm nghỉ rồi làm thêm vòng thứ hai và đôi khi đi vòng thứ ba.
Thực phẩm thì vơi dần nhưng tình cảm thì tăng cao. Thực khách trong cả phòng chợt dừng tay nghe ông đại diện Homeless nói lời cám ơn Việt Nam rồi tràng pháo tay vang dội. Không phần thưởng nào sánh bằng.
Quan khách không bao giờ biết, đây là đại diện tôn giáo nào hay tổ chức nào. Không biết quan điểm chính trị Dân Chủ hay Cộng Hòa. Không biết đây là hội ái hữu địa phương nào. Tất cả chỉ là người Việt Nam và thức ăn Việt Nam. Ngon lành và rất hậu hĩnh.
Và chương trình Thực Đơn Thân Ái bền bỉ nhất đã góp phần trên 23 năm, nuôi ăn Homeless San Jose, những khách giang hồ không nhà hiền lành nhất Hoa Kỳ.
Trong lịch sử 100 năm Homeless tại Mỹ, San Jose là vùng đất tương đối bình yên. Các tiệm ăn Việt không bao giờ bị Homeless làm phiền. Nước Mỹ không giải quyết dứt khoát được vấn nạn Homeless nên chính tổng trưởng an sinh và xã hội phải lên tiếng kêu gọi toàn dân tiếp tay. Chúng ta là dân Mỹ gốc Việt, đã đến đất nước này, xin tiếp tay với Thực Đơn Thân Ái là bày tỏ chút ân tình cụ thể và dễ dàng nhất.
Hơn 23 năm qua rất nhiều hội đoàn đã tiếp tay với chúng tôi nhiều lần. Tuy nhiên, thành tích đáng kể công tác từ 10 lần trở lên gồm có 5 tổ chức: Ban Xã Hội Công Giáo, Gia Đình Phật Tử An Lạc, nhóm anh em Báo Mõ, Gia Đình Kiến Trúc Việt Nam và Hiệp Hội Kim Hoàn.
Cộng đồng Việt Nam hiện nay tại Bắc và Nam Cali, tại Houston – Texas đều bắt đầu tiếp tay với chính quyền địa phương về việc giúp đỡ Homeless. Tuy nhiên, vẫn còn ở giai đoạn rất tượng trưng chỉ làm vào mùa lễ hội. Thực ra, nhu cầu nhân đạo cho Homeless phải là việc làm quanh năm.
Khi bài báo này phổ biến mở đầu lễ hội 2014, quý vị độc giả vẫ còn có thì giờ để đóng góp từ thiện nếu muốn ghi thành tích cho mùa thuế năm nay.
Dành lời kêu gọi cuối năm gửi đến quý vị muốn góp một bàn tay cho các em nhỏ Homeless Hoa Kỳ. Xin nhắc lại, một triệu em bé tại Mỹ hoàn toàn vô tội, không cần sa ma túy, không rượu chè, chỉ vì sinh ra ở ngoài đường nên trở thành Homeless từ lúc còn thơ ấu. Mở mắt chào đời mà chỉ thấy trời xanh. Cả tuổi thơ chưa thấy cái trần nhà. Không ai có thể tưởng tượng được rằng, nước Mỹ có đến một triệu em bé Homeless. Có thể tưởng tượng được không. Trong số này lại có cả hàng ngàn trẻ em homeless còn đi học. Các em bé trai, bé gái như con cháu quý vị. Sáng dậy dưới gầm cầu, đi bộ đến trường có bữa ăn trưa miễn phí. Giờ tan học em làm homework trong thư viện cho dến khi đóng cửa. Em sống nhờ nhà vệ sinh của trường. Chiều em về lại gầm cầu một mình. Không muốn mẹ đẩy xe chợ đón em. Không bao giờ em muốn trông thấy mẹ đi xin tiền gần trường học. Mẹ phải đi làm ở nơi nào thật xa…
Hãy gửi cho chúng tôi $3 Mỹ kim, chúng tôi sẽ bỏ thêm công sức để làm thành một bữa ăn Việt Nam cho một em bé Hoa Kỳ đang sống ở nơi gầm cầu hay xó chợ trên đất nước hùng mạnh nhất thế giới hiện nay.
Nghĩa cử của quý vị luôn luôn được ghi nhận và đồng tiền đóng góp của quý vị sẽ được xử dụng một cách xứng đáng, trân trọng nhất.
Xin chúc quý vị một mùa Tạ Ơn và Giáng Sinh bình an.
© Giao Chỉ

Offres d’emploi à Fukushima : travailleurs exploités, risques élevés et mafia

Tetsuya Hayashi est allé travailler à Fukushima sur le « ground zero » de la pire catastrophe nucléaire depuis Tchernobyl. Il y est resté moins de deux semaines.
Hayashi, 41 ans, dit qu’il a été recruté pour un travail de surveillance de l’exposition aux radiations des ouvriers qui quittaient la centrale pendant l’été 2012. Au lieu de cela, en arrivant pour travailler, il s’est retrouvé prisonnier d’un réseau de contractuels et a été envoyé, à sa grande surprise, sur l’une des zones les plus irradiées de Fukushima.
On lui a dit qu’il devrait porter un réservoir d’oxygène et une tenue de protection doublée. Ses employeurs lui ont dit malgré tout que les radiations seraient si fortes qu’il pourrait consommer sa limite d’exposition annuelle en seulement une heure.
« Je me suis senti trompé et piégé », révèle Hayashi. « Je n’avais pas donné mon accord là-dessus ».
Quand Hayashi a présenté ses griefs à la société à l’échelon hiérarchique supérieur des contractuels de Fukushima, il dit qu’on l’a licencié. Il a déposé plainte mais n’a reçu aucune réponse de l’inspection du travail pendant plus d’un an. Les huit sociétés impliquées, dont l’exploitant de la centrale en difficulté Tokyo Electric Power Co, ont refusé tout commentaire ou n’ont pu être contactées pour commenter le cas.
Au chômage, Hayashi a trouvé un second emploi à Fukushima, dans la construction cette fois d’un soubassement en béton pour des réservoirs destinés à contenir des barres de combustible usagé. Son nouvel employeur a amputé presque un tiers de son salaire réel – environ 1500 $ par mois (1087 €) – et lui a payé le reste en espèces dans des enveloppes de papier kraft, dit-il. Reuters a parcouru les documents relatifs à la plainte d’Hayashi, y compris les enveloppes de salaire et les relevés bancaires.
Des temps difficiles comme ceux d’Hayashi sont monnaie courante dans l’effort estimé à 150 milliards de dollars pour le démantèlement des réacteurs de Fukushima et la décontamination des zones voisines, a conclu l’examen de Reuters.
En regardant les conditions de travail à Fukushima, Reuters a interviewé plus de 80 ouvriers, employeurs et officiels participant à ce nettoyage nucléaire sans précédent. Plainte courante : la dépendance des opérations à un réseau tentaculaire et peu regardant de sous-traitants – dont beaucoup sont inexpérimentés concernant le travail du nucléaire et dont certains, dit la police, ont des liens avec le crime organisé.
Tepco siège au sommet d’une pyramide de sous-traitants qui peut se composer de sept niveaux ou plus et qui inclut au premier niveau des géants du bâtiment comme Kajima Corp et Obayashi Corp. L’exploitant en difficulté reste responsable du travail de démantèlement des réacteurs endommagés de Fukushima, travail subventionné par l’état, prévu durer au moins 30 ans.
En dehors de la centrale, les « quatre grandes « entreprises de construction japonaises – Kajima, Obayashi, Shimizu Corp et Taisei Corp – supervisent des centaines de petites sociétés travaillant sur contrat financés par le gouvernement pour l’enlèvement de la terre et des débris radioactifs dans les villages et entreprises agricoles pour que les évacués puissent rentrer chez eux.
Tokyo Electric, largement connu sous le nom de Tepco, dit qu’il ne pouvait surveiller complètement les sous-traitants mais qu’il a pris des dispositions pour limiter les abus envers les ouvriers et juguler l’implication du crime organisé.
« Les contrats que nous signons avec les sociétés sont basés sur le coût nécessaire pour effectuer une tâche », a dit à Reuters Masayuki Ono, responsable général de l’énergie nucléaire chez Tepco. « Les sociétés embauchent ensuite leur propres employés en prenant en compte notre contrat. Il nous est très difficile d’aller vérifier leurs contrats ».
Le nettoyage nucléaire sans précédent de Fukushima aussi bien à l’intérieur qu’à l’extérieur du site fait face à une pénurie d’ouvriers. Il y a environ 25 % plus de postes que de candidats dans la préfecture de Fukushima, selon les données du gouvernement.
Augmenter les salaires pourrait encourager davantage d’ouvriers mais ce ne fut pas le cas, montrent les données. Tepco est sous pression pour faire ressortir un bénéfice pour l’année fiscale allant jusqu’à mars 2014 en vertu du plan de redressement de grandes banques japonaises qui l’ont récemment financé à hauteur de 5,9 milliards de dollars en nouveaux prêts et refinancement. En 2011, à la suite de la catastrophe, Tepco a diminué de 20 % le salaire de ses ouvriers.
Avec les salaires bas et une pénurie d’ouvriers, les bureaux de placement ont pris la relève, recrutant des gens dans l’impasse ou qui ont du mal à trouver du travail en dehors de la zone sinistrée.
Ce qui a donné une prolifération de petites sociétés – de nombreuses n’étant pas enregistrées. Quelque 800 sociétés sont actives au sein de la centrale de Fukushima et des centaines d’autres travaillent à l’effort de décontamination en dehors du site, selon Tepco et des documents passés en revue par Reuters.
Tepco, le plus gros fournisseur d’énergie de l’Asie, a longtemps apprécié des liens étroits avec les régulateurs et une supervision laxiste du gouvernement. Ce qui a fait l’objet d’un examen rigoureux après le séisme de 9 et le tsunami qui ont frappé la centrale en mars 2011. La catastrophe a déclenché le meltdown de 3 réacteurs, une série d’explosions et une fuite de radiations qui ont forcé 150.000 personnes à fuir les villages des alentours.
Les efforts malchanceux de Tepco pour stabiliser la situation ont fait penser à une séquence du « tonneau des Danaïdes », a déclaré Toshimitsu Motegi, ministre de l’économie, du commerce et de l’industrie.
‘LES NOMADES DU NUCLÉAIRE’
Hayashi est l’un des 50.000 ouvriers engagés jusqu’ici pour le démantèlement de la centrale nucléaire et la décontamination des villes et village du secteur. Des milliers de plus devront suivre. Certains ouvriers seront nécessaires pour entretenir par des milliers de tonnes d’eau quotidiens le système de refroidissement des barres de combustible endommagées des réacteurs. Les écoulements contaminés sont ensuite transférés vers plus de 1000 réservoirs, assez pour remplir plus de 130 piscines de taille olympique.
Démanteler la centrale de Fukushima Daiichi obligera à conserver un bassin d’emplois d’au moins 12.000 ouvriers uniquement d’ici 2015, selon le plan de Tepco. Alors qu’il n’y en a que 8000 enregistrés à l’heure actuelle. Ces derniers mois, 6000 ont travaillé à la centrale.
L’estimation d’embauche de Tepco ne tient pas compte de la main-d’œuvre exigée par le nouveau plan de 330 millions de dollars pour la construction de l’immense mur de glace autour de la centrale pour empêcher les fuites d’eau irradiée vers l’océan.
« Je pense qu’il faut vraiment se demander s’ils sont capables de faire cette opération en assurant la sécurité des ouvriers, » a dit Shinichi Nakayama, directeur-adjoint pour la sécurité à l’Agence de l’Énergie Atomique du Japon.
L’industrie nucléaire japonaise dépendait dès les premières centrales du travail d’une main-d’œuvre bon marché, dont Fukushima inaugurée dans les années 70. L’industrie a rassemblé pendant des années des ouvriers itinérants connus dans le voisinage de Tokyo et d’Osaka, zones connues pour leur nombre important d’hommes sans domicile fixe, sous le nom de « nomades du nucléaire ».
« Les conditions de travail de l’industrie nucléaire ont toujours été mauvaises », a déclaré Saburo Murata, directeur-adjoint de l’hôpital d’Osaka. « Problèmes d’argent, recrutement par sous-traitants, manque d’assurance-santé – ces choses durent depuis des dizaines d’années ».
L’opération Fukushima a augmenté ces problèmes. Quand le parlement japonais a approuvé en août 2011 la loi de financement du travail de décontamination, la loi n’appliquait pas les règles de régulation existantes dans l’industrie de la construction. En résultat, on n’a pas demandé aux contractuels travaillant sur la décontamination de révéler les informations sur leur gestion ou de subir un quelconque contrôle.
Ce qui voulait dire que n’importe qui pouvait devenir en 24 heures contractuel en nucléaire. De nombreuses petites sociétés sans expérience se sont ruées pour faire des offres de contrats et se sont souvent transformées ensuite en recruteurs pour rassembler de la main-d’œuvre, selon les employeurs et les ouvriers.
L’afflux d’ouvriers qui a suivi a transformé la ville d’Iwaki, à 50 km de la centrale, en plate-forme de travail animée, en première ligne de l’énorme projet de travaux publics.
Les bureaux de placement ont acquis la réputation dans les cas extrêmes « d’acheter » les ouvriers en réglant leurs dettes. Les ouvriers sont alors obligés de travailler jusqu’à ce qu’ils aient remboursé leurs nouveaux patrons pour des salaires largement réduits et dans des conditions qui rend difficile de dénoncer les abus, ont raconté des syndicalistes et des ouvriers de Fukushima.
Lake Barrett, ancien régulateur US en nucléaire et conseiller auprès de Tepco, dit que le système est tellement enraciné qu’il faudra du temps pour le changer.
« Il existe un siècle de traditions avec l’emploi de contractuels par les grosses entreprises japonaises, et c’est comme ça que ça se passe au Japon, » a-t-il précisé à Reuters. « Vous n’allez pas le changer en une nuit juste parce que vous avez un nouveau travail ici, donc je pense qu’il faut s’adapter ».
Une enquête de Tepco de 2012 montrait que presque la moitié des ouvriers de Fukushima étaient employés par un contractuel mais géré par un autre. La loi japonaise interdit de tels arrangements, pour empêcher les agents de placement d’écrémer les salaires des ouvriers.
Tepco a dit que l’enquête représente l’une des étapes prise pour réprimer les abus. « Nous prenons très au sérieux les problèmes concernant les sous-traitants irrespectueux », a dit l’exploitant à Reuters.
Tepco a ajouté qu’il avait averti ses contractuels de respecter les règles de travail. Il a dit qu’il avait établi une ligne directe (« hotline ») pour les ouvriers et organisé des réunions pour que les sous-traitants soient plus conscients des règles de travail. En juin, il a introduit une formation obligatoire pour les nouveaux ouvriers sur ce qui constitue les pratiques illégales d’embauche.
Tepco ne publie pas les salaires horaires moyens à la centrale. Les ouvriers interviewés par Reuters ont dit que les salaires pouvaient descendre jusqu’à 6 dollars de l’heure (4,35 €), mais la moyenne habituelle tourne autour de 12 dollars de l’heure (8,70 €) – environ plus bas d’un tiers que la moyenne dans l’industrie japonaise du bâtiment.
Les ouvriers des sous-traitants de la zone la plus contaminée en dehors de la centrale sont supposés recevoir une prime de risque supplémentaire allouée par le gouvernement d’un montant d’environ 100 dollars par jour (72,50 €), bien que selon plusieurs elle n’aurait pas été payée.
Le travail à la centrale peut aussi être dangereux. En octobre, six ouvriers ont été exposés à de l’eau radioactive quand l’un d’entre eux a détaché un tuyau relié au système de traitement. En août, 12 ouvriers ont été irradiés quand ils ont enlevé des gravats autour de l’un des réacteurs. Les accidents ont incité le régulateur nucléaire japonais à se demander si Tepco ne déléguait pas trop.
« Une surveillance correcte est importante pour la prévention des erreurs d’attention. Actuellement, il est possible que Tepco en laisse le soin aux sous-traitants », a dit le directeur de l’Autorité de Régulation Nucléaire (ARN) japonaise, Shunichi Tanaka, en réponse aux récents accidents.
Tepco a dit qu’il prendra des mesures pour s’assurer que de tels accidents ne se reproduisent plus. L’exploitant dit qu’il assure la sécurité par des visites d’inspection sur place et vérifie la protection des ouvriers quand les opérations sont partagées entre sous-traitants.
L’ARN, qui est chargée au départ de la sécurité des réacteurs n’est qu’une parmi les multiples agences à gérer l’opération Fukushima : les ministères du travail, de l’environnement, du commerce et de l’économie sont également responsables de la gestion du nettoyage et de l’application des règlements, avec les autorités locales et la police.
Yousuke Minaguchi, avocat qui a représenté les ouvriers de Fukushima, dit que le gouvernement japonais a fermé les yeux sur le problème de l’exploitation des ouvriers. « En surface, ils disent que c’est illégal. Mais en réalité ils ne veulent rien faire. En ne punissant personne, ils continuent à exploiter à bas prix de nombreux ouvriers. »
Le ministre de l’économie Motegi, responsable de la politique énergétique du Japon et du démantèlement de la centrale, a instruit Tepco d’améliorer le logement des ouvriers. Il a dit qu’il fallait faire davantage pour s’assurer que les ouvriers soient bien traités.
« Pour que le travail se fasse, il est nécessaire de coopérer avec un grand nombre de sociétés », a-t-il dit à Reuters. « S’assurer que ces relations sont correctes et que le travail avance nécessite un travail assidu tous les jours ».
LIVRETS FALSIFIÉS
Hayashi émet plusieurs raisons pour sa décision de quitter son foyer de Nagano, région au centre du Japon célèbre pour ses pistes de ski, où il perfectionnait dans sa jeunesse ses compétences en snowboard, et d’aller à Fukushima.
Il dit qu’il était sceptique quand le gouvernement a affirmé que la centrale de Fukushima était sous contrôle ; il voulait voir par lui-même. Il avait travaillé dans le bâtiment, savait souder et il sentait pouvoir contribuer.
Comme de nombreux autres ouvriers, Hayashi a été recruté au départ par un bureau de placement. Il a été placé chez le sous-traitant RH Kogyo.
Quand il est arrivé à Fukushima, Hayashi a reçu des instructions de la part de cinq autres firmes en plus du bureau de placement et de RH Kogyo. Ce fut le sixième sous-traitant dans la hiérarchie, ABL Co qui lui a dit qu’il travaillerait dans une zone fortement radioactive. ABL Co se reportait à Tokyo Energy & Systems Inc, qui gère à Fukushima quelque 200 ouvriers en tant que contractuel de premier rang sous Tepco.
Hayashi dit qu’il a gardé des copies de ses contrats de travail et qu’il a pris des photos et vidéos au sein de la centrale, encouragé par un journaliste de TV qu’il avait rencontré avant de commencer sa mission. À un moment, son patron de RH Kogyo lui a dit de ne pas s’inquiéter parce que les radiations auxquelles il s’exposait n’augmenteraient pas.
« Passée une semaine, la quantité de radiations tombe de moitié », voit-on lui dire l’homme dans une de ses vidéos. L’ancien superviseur a refusé tout commentaire.
L’affirmation montre que les normes de sécurité erronées sur les doses de radiations qui sont appliquées à Fukushima, sont basées sur l’opinion qu’il n’existe pas de dose de sécurité. Les ouvriers sont limités à 100 millisieverts d’exposition sur cinq ans. L’Agence Internationale de l’Énergie Atomique dit qu’une exposition au-delà de ce seuil mesurable augmente le risque de cancers tardifs.
Après sa période de travail de deux semaines à la centrale, Hayashi a découvert que son livret nucléaire – un enregistrement d’exposition aux radiations – avait été falsifié pour montrer qu’il avait été l’employé de firmes plus élevées dans la hiérarchie des contractuels, et non de RH Kogyo.
Reuters a parcouru le livret et les documents relatifs à l’emploi d’Hayashi. Le livret nucléaire montre qu’il a été employé par Suzushi Kogyo de mai à juin 2012. Il dit que Take One a employé Hayashi pendant 10 jours en juin 2012. Hayashi dit que c’est faux parce qu’il avait un contrat d’un an avec RH Kyogo.
« Je soupçonne qu’ils ont falsifié les données pour cacher le fait qu’ils avaient sous-traité mon poste ».
ABL Co a dit qu’Hayashi avait travaillé avec la firme mais s’est refusé à commenter ses déclarations. Tepco, Tokyo Energy & Systems, Suzushi Kogyo et RH Kogyo ont également refusé de parler. Take One n’a pu être contacté.
En septembre 2012, Hayashi a trouvé un autre travail en sous-traitance pour Kajima, l’une des plus grosses entreprises de construction. Il ne voulait pas rentrer chez lui les mains vides et il dit que sa première mauvaise expérience à la centrale n’était qu’une question de malchance.
Mais les problèmes ont continué. Cette fois le bureau de placement qui recrutait plusieurs ouvriers en sous-traitance insista pour avoir un droit de regard sur son compte en banque et il préleva presque un tiers des 160 dollars (115 €) qu’Hayashi était supposé gagner par jour, raconte Hayashi.
L’agent de placement, selon Hayashi, s’identifia comme ancien membre d’un gang local de Nagano, ville natale d’Hayashi.
Ryo Goshima, 23 ans, a dit que le même recruteur de Nagano l’avait placé dans une équipe faisant du travail de décontamination et qu’il a ensuite écrémé presque la moitié de ce qu’on lui avait promis. Goshima et Hayashi devinrent amis à Fukushima, travaillant tous les deux pour la même firme.
Goshima a expliqué qu’il avait été licencié en décembre après s’être plaint de la pratique de l’écrémage. Tech, le contractuel qui l’avait employé, a dit qu’il avait licencié un autre employé qui avait été pris à écrémer les gages de Goshima. Tech a dit que Goshima était parti pour raisons personnelles. La firme a payé les arriérés de Goshima, disent les deux partis. Le paiement total était de 9000 dollars (6500 €), selon Goshima.
Le porte-paroles de Kajima, Atsushi Fujino, a dit que la société n’était pas en position de commenter l’un ou l’autre cas, en l’absence de contrat avec Hayashi ou Goshima.
« Nous payons des sociétés qui travaillent pour nous et ces sociétés payent selon nos instructions la prime de risque », a déclaré le porte-paroles de Kajima.
Publié à l’origine par Reuters et traduit par BBB


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire