SoFoot


Ces patrons russes qui perdent des fortunes
.
Afficher la photo

Ces patrons russes qui perdent des fortunes

Abramovitch, Rybolovlev, Galitsky et Usmanov ont plusieurs choses en commun. Ces quatre millionnaires russes ont des parts dans des clubs de foot et ils viennent surtout de perdre une partie de leur fortune dans les dernières 48 heures.

La Russie traverse actuellement une grave crise monétaire due à une chute de ses recettes pétrolières. Toute l'économie russe en subit les conséquences, et les premiers sur la liste sont forcément les premiers acteurs de l'économie, ces millionnaires russes. Vanity Fair a recensé quelques-uns d'entre eux et a estimé leurs pertes. Alisher Usmanov détient 21 % du capital d'Arsenal. Il vient par exemple de perdre plus de 650 millions d'euros. Dmitry Rybolovlev, le patron de Monaco, a lui perdu environ 120 millions d'euros. Roman Abramovitch n'échappe pas non plus à la crise et vient de dire au revoir à plus de 360 millions d'euros.

Mais le grand gagnant reste Sergey Galitsky. Le président du FC Krasnodar s'est vu soulager de la modique somme de 1 milliard et 18 millions d'euros.


- Các tỉ phú Nga đã mất 50 tỉ USD trong năm nay vì cơn ác mộng kinh tế đang bắt đầu.
putin cronies
Các tỉ phú Nga đã mất 50 tỉ USD trong năm nay vì cơn ác mộng kinh tế đang bắt đầu. Ảnh: CNN
Phương Tây trừng phạt, giá dầu xuống thấp cùng sự mất giá của đồng rúp đã khiến hàng tỉ USD của 15 người giàu nhất nước Nga rụng rơi trong chớp mắt. Dưới đây là những con số cụ thể thể hiện sự tổn thất đáng lo ngại này, theo số liệu của Bloomberg.
Leonid Mikhelson
Chủ tịch hãng sản xuất khí đốt Novatek thiệt hại nặng nề nhất. Ước tính các khoản đầu tư của hãng đã thu hẹp khoảng 8,7 tỉ USD, tương đương tổn thất gần 50%.
Novatek là một trong những công ty đầu tiên vị Mỹ trừng phạt do cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Vladimir Lisin
Chủ tịch và cũng là cổ động lớn nhất của Công ty thép Novolipetsk Steel này cũng từng là người giàu nhất nước Nga, đã mất 7 tỉ USD, tương đương gần 50% tổng tài sản của ông.
Hiện ông Vladimir Lisin còn giữ vai trò Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Nga và Chủ tịch Liên đoàn Bắn súng châu Âu.
Alisher Usmanov
Đại gia kim loại này đang sở hữu tờ nhật báo Kommersant của Nga. Năm 2011, ông thẳng tay sa thải vị Tổng biên tập cho phép xuất bản bức ảnh xúc phạm Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong năm nay, ông Usmanov đã thiệt hại 6,4 tỉ USD.
Ông kiểm soát 48% công ty Metalloinvest vốn là công ty sản xuất quặng sắt lớn nhất nước Nga. Ngoài ra ông cũng là một cổ đông của Twitter và Airbnb, đồng sở hữu câu lạc bộ bóng đá Arsenal (Anh).
Andrey Melnichenko
Tỉ phú than đá và khoáng sản này cũng nằm trong số các đại gia Nga cảm nhận sâu sắc sự lạnh lùng của lệnh trừng phạt từ phương Tây và giá dầu giảm. Ông đã thiệt hại gần 40% tài sản, tức khoảng 5,8 tỉ USD.
Vợ ông là cựu siêu mẫu Serbia sở hữu một trong những siêu du thuyền được khao khát nhất thế giới mang tên “the A”.
Sergey Galitsky
Ông chủ đồng thời là nhà sáng lập thương hiệu bán lẻ thực phẩm lớn nhất nước Nga Magnit đã mất hơn 5 tỉ USD. Vị đại gia mê bóng đá này nổi tiếng vì hành động đổ hơn 250 triệu USD cho CLB địa phương mang tên Krasnodar và đang xây dựng một học viện thể thao.
Theo Bloomberg, riêng biến động trong ngày 15-12 đã khiến vị tỉ phú đã thiệt hại 855 triệu USD khi đồng rúp lâm vào tình trạng rơi tự do.
Vagit Alekperov
Chủ tịch công ty dầu khí khổng lồ Lukoil của Nga từng là bộ trưởng năng lượng Liên Xô cũ.
Lukoil cũng là một trong những công ty tư nhân đầu tiên bị Mỹ áp đặt trừng phạt liên quan tới khủng hoảng Ukraine.
Tài sản của tỉ phú Vagit Alekperov đã giảm 4,9 tỉ USD, tức giảm 40% so với năm ngoái.
Mikhail Fridman
Tài sản của vị tỉ phú này đã “bốc hơi” 3,5 tỉ USD. Vị đại gia này phất lên nhờ thương vụ bán TNK-BP cho Rosneft. Cùng với đối tác lớn German Khan, Fridman đang kiểm soát Alfa Bank – ngân hàng cho vay tư nhân lớn nhất nước Nga.
Vladimir Potanin
Cựu phó thủ tướng Nga hiện đang là người đứng đầu nhà sản xuất nickel lớn nhất thế giới Norilsk Nickel. Tài sản của ông mất 2,8 tỉ USD qua đợt biến động năm nay, tức giảm khoảng 20%.
Ông Potanin là một trong những người ủng hộ Nga đăng cai Thế vận hội Mùa Đông Sochi 2014 và đầu tư rất đậm vào dự án phát triển làng Olympic.
German Khan
Vị tỉ phú là một cổ đông lớn của Alfa Bank sau khi bán cổ phần tại TNK-BP cho Rosneft lấy 3,3 tỉ USD năm 2013.
German Khan đã thiệt hại 2,5 tỉ USD trong năm 2014, tương đương 22% tài sản.
Mikhail Prokhorov
Tập đoàn Onexim của tỉ phú Prokhorov có cổ phần lớn trong các lĩnh lực ngân hàng, năng lượng và khai thác mỏ của Nga. Ông đã thiệt hại 2,4 tỉ USD.
Ngoài ra, ông Prokhorov còn sở hữu đội bóng rổ Brooklyn Nets (Mỹ). Hồi đầu năm nay, ông đã cân nhắc chuyển công ty sở hữu đội bóng này về Nga để phụ hợp với kêu gọi của Tổng thống Putin đối với những công ty của Nga đặt ở nước ngoài.
Đỗ Quyên (Theo CNN)

 



Doanh nhân Nga tự tử vì "khủng hoảng đồng rúp"
 
 
Khách sạn Quốc gia ở Moscow, nơi doanh nhân Nga tự tử bằng súng.
 

Cảnh sát Moscow – Nga đang điều tra vụ một doanh nhân nước này dùng súng tự tử trong Khách sạn Quốc gia đêm 16-12.

Ông Ivan Shervashidze, người sở hữu cổ phần trong một doanh nghiệp đầu tư, đã để lại một bức thư tuyệt mệnh trước khi dùng súng bắn vào đầu tự sát.
Camera giám sát tại khách sạn đã ghi lại được hình ảnh cuối cùng của nạn nhân. Vụ nổ súng diễn ra lúc 21 giờ tối 16-12 ở Khách sạn Quốc gia, thủ đô Moscow.
Sau khi nghe thấy tiếng súng nổ, nhân viên khách sạn chạy tới và phát hiện ông Shervashidze đã tử vong. Nguyên nhân cái chết của doanh nhân Nga vẫn đang được làm rõ.
Theo một số báo cáo, ông Shervashidze sở hữu một doanh nghiệp bán nhạc cụ và đồng sở hữu một công ty tài chính.
Cuộc khủng hoảng làm mất giá đồng rúp trong tuần này tại Nga khiến ông rơi vào trạng thái hoảng loạn. Đây có thể là lý do ông Shervashidze tìm đến cái chết.
Ngày 16-12, cuộc khủng hoảng tiền tệ của Nga trở nên tồi tệ hơn, với giá trị đồng rúp sụt giảm xuống mức kỷ lục.
 
1 USD lúc này mua được 80 rúp, trong khi 1 euro mua được 100 rúp khiến các công ty trong nước bán tháo tiền mặt và gây hoảng loạn cho thị trường chứng khoán.
Giới phân tích tài chính nhận định các công ty kinh doanh và cho vay ngoại tệ của Nga sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất, cùng với dự báo hàng loạt doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.
Tờ Washington Post ngày 16-12 đưa ra nhận định Nga có thể phải cầu viện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để giải cứu nền kinh tế do ảnh hưởng của tỉ giá đồng rúp cũng như sự lao dốc của giá dầu thế giới.
 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 
 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 

Đồng Rúp “bốc hơi” thêm 19% sau pha cứu vãn vô vọng của Nga

 
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

Sau việc tăng lãi suất mạnh nhất 16 năm của Ngân hàng Trung ương Nga đã không phát huy tác dụng khi Rúp tiếp tục "rơi" tự do, Bloomberg ghi nhận.

Đây là mức giảm mạnh nhất trong ngày kể từ thời khủng hoảng tài chính năm 1998. Phiên giao dịch cũng đưa Rúp lên vị trí đồng tiền chuyển biến tồi tệ nhất năm 2014. Diễn biến bất thường này cho thấy biện pháp kiểm soát thị trường của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã không phát huy tác dụng.
Sau cuộc họp khẩn diễn ra trong đêm ngày 15/12, CBR đã đột ngột tuyên bố nâng mạnh lãi suất từ 10,5% lên 17%, có hiệu lực kể từ ngày 16/12. 6,5% là quãng tăng dài nhất kể từ thời Nga vỡ nợ năm 1998.
alt
Tỷ giá Rúp/USD tăng chóng mặt chỉ trong vài giờ giao dịch cuối phiên ngày 16/12. Biểu đồ: Marketwatch
Đây là lần nâng lãi suất thứ 6 của Nga trong năm 2014. Ngân hàng cho biết quyết định này được đưa ra nhằm giảm phanh đà sa sút của đồng Rúp, cũng như kìm hãm tình hình lạm phát nhức nhối thời gian gần đây.
"Tôi không biết nói sao. Thật là một thất bại đau đớn dành cho CBR. Nga cần tuyên bố kiểm soát thị trường vốn ngay lập tức. Đây là biện pháp cuối cùng", ông Jean-David Haddad, nhà chiến lược thị trường mới nổi tại tập đoàn OTCex nhấn mạnh.
Chính phủ Nga sẽ nhanh chóng triệu tập một cuộc họp khẩn bàn về tình hình tài chính, Thủ tướng Dmitry Medvedev cho biết.
Không ngoại trừ khả năng các nhà chức trách sẽ thông báo về một lệnh siết chắt tiền tệ mới, khi các biện pháp truyền thống như nâng lãi suất và can thiệp thị trường đã nhiều lần không phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế tiền tệ này có thể khiến xếp hạng tín dụng đầu tư của Nga bị hạ bậc, công ty Rogge Global Partners cảnh báo.
Tin xấu về đồng nội tệ đã nhanh chóng loan ra các thị trường khác. Lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm nhảy 317 điểm cơ bản lên đỉnh kỷ lục 16,4% chỉ riêng trong phiên ngày 16/12.
Chỉ số RTS Index trên thị trường chứng khoán Nga tụt xuống đáy thấp nhất hơn 5 năm.
Càng làm tình hình thêm tồi tệ, giá dầu thô Brent trôi theo dốc, mất thêm 3,6% xuống còn 58,86USD/thùng trong ngày 16/12. Dầu khí là sản phẩm đóng góp hơn 1 nửa doanh thu cho Nga.
Tình trạng này đã thổi lên cơn hoảng loạn trong giới đầu tư. Các ngân hàng ghi nhận nhu cầu đổi Rúp sang USD trong dân Nga tăng cao đột biến.
Cá biệt, ngân hàng Khanty-Mansiysk Otkritie Bank - chi nhánh bán lẻ của ngân hàng tư nhân lớn thứ hai Nga - cho biết nhu cầu đổi tiền tăng gấp 3 đến 4 lần so với trung bình vào ngày 16/12.
Nga có thể áp dụng một số biện pháp kiểm soát vốn, bao gồm tạo hàng rào gây khó khăn khi đổi nội tệ sang ngoại tệ.
Một lựa chọn khác là yêu cầu các công ty xuất khẩu chuyển một phần thu nhập sang đồng Rúp, ông Per Hammarlund, người đứng đầu bộ phận chiến lược thị trường mới nổi tại công ty SEB nhận xét.
Tính từ đầu năm tới nay, Rúp đã mất giá 55%, mặc cho CBR rót tới 81 tỷ USD cứu vớt đồng nội tệ. Hiện kho dự trữ ngoại tệ của Nga đã chạm đáy 5 năm tại 416 tỷ USD.
"Một khi biện pháp nâng bổng lãi suất cũng vô tác dụng, thì không còn 'thuốc' gì dành cho Rúp, kể cả can thiệp thị trường.
Rút tiền từ dự trữ ngoại tệ giờ cũng vô ích", ông Artem Roschin, chuyên gia giao dịch ngoại hối tại công ty Aljba Alliance chỉ ra.
"Khó làm lắng dịu cơn hoảng loạn khi ai cũng đặt cược vào đồng Rúp sụp giá. Ngân hàng Trung ương Nga đã ra tay quá muộn.
Khi nền kinh tế và giá dầu còn chưa ổn định, Rúp sẽ không tài nào ngóc lên được", ông Vadim Bit-Avragim, nhà quản trị tiền tệ tại công ty Kapital Asset Management nhận xét.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tổng thống Obama “phân vân ”, chưa ký tiếp dự luật trừng phạt Nga

 
Tổng thống Mỹ Obama đang đau đầu với một dự luật mới cho phép trừng phạt bổ sung đối với Nga Ảnh: Reuters

Nhà Trắng cho hay, Tổng thống Barack Obama vẫn chưa quyết định đặt bút ký dự luật cho phép trừng phạt bổ sung chống lại Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine vừa được lưỡng viện Mỹ phê chuẩn gần đây.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, chính quyền Obama vẫn đang xem xét và cân nhắc về vấn đề này trong vài ngày qua.
Giới chức Nhà Trắng cho biết, họ quan ngại sâu sắc về hành động của Nga ở Ukraine, nhưng muốn cân nhắc thêm để áp đặt cơ chế trừng phạt sao cho hoạt động kinh doanh của Mỹ, thị trường dầu mỏ quốc tế và nền kinh tế toàn cầu ít bị tác động nhất.
Trước đó, Tổng thống Obama từng nhấn mạnh, ông phản đối việc áp đặt các lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn nữa chống lại Nga trừ phi châu Âu cũng "đồng hành" cùng Mỹ.
Mới đây, lưỡng viện Mỹ vừa thông qua "Đạo luật Hỗ trợ Tự do cho Ukraine", trong đó cho phép viện trợ quân sự trị giá 350 triệu USD (bao gồm vũ khí sát thương và không sát thương) cho chính phủ Kiev cũng như áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.
Người đỡ đầu của dự luật này, Nghị sĩ đảng Cộng hòa Bob Corker và Nghị sĩ đảng Dân chủ Robert Menendez nhấn mạnh, họ hy vọng Tổng thống Obama sẽ đặt bút ký dự luật.
Thậm chí, Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner tỏ ra sốt ruột đã ban hành một tuyên bố kêu gọi Tổng thống Obama sớm ký dự luật hôm qua.
 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~