Caroline Thanh Hương
Thư của cô gái Việt gửi Bộ trưởng giáo dục
Sáng 20.11, vừa ngồi xem trực tiếp Quốc hội bàn v/v soạn thảo sách giáo khoa, vừa đọc bài viết của tác giả trẻ Võ Thị Mỹ Linh (nickname Va Li). Cô gái sinh 1989 này khá nổi tiếng, mới đây nhất là việc cô may mắn thoát chết trong vụ sạt lở tuyết tồi tệ nhất trong 10 năm qua tại dãy Himalaya (Nepal) làm khoảng 40 người chết. Mỹ Linh hiện vẫn ở Nepal, và dự tính ngày 1.12 sẽ trở về Việt Nam.
GỬI BÁC BỘ TRƯỞNG BỘ GD
Cháu tên Linh. Dĩ nhiên bác không cần nhớ tên cháu làm gì. Cũng như đã lâu rồi cháu chẳng còn quan tâm ai là Bộ trưởng Bộ GD vậy. Nhưng nói chung, làm người đâu nhất thiết phải nhớ tên nhau. Chỉ cần chúng ta có một câu chuyện chung để nói. Thế là đủ rồi bác nhỉ.
Chuyện kể là, hôm qua, cháu ngồi ở thư viện trường Shree Sarbodaya quận Syanja - Nepal. Cháu dành cả một ngày đọc sách giáo khoa English để hiểu cách dạy English của người Nepal. Dĩ nhiên, người Nepal dạy English không tốt đâu. Vì họ không có tiền để mua tivi, băng đĩa, không có phương tiện cho học sinh nghe người bản xứ nói chuyện, thậm chí đến cả cuốn từ điển giấy họ còn túng thiếu bác ạ. Nhưng so với Việt Nam thì English của họ giỏi hơn nhiều. Dĩ nhiên, Nepal đúng là một nước nghèo, nghèo xếp hạng top nghèo nhất thế giới ấy. Nhưng cần so sánh với trình độ GD của 1 nước nghèo để thấy rằng trình độ của nước mình ở đâu. Và giờ, có mấy điều cháu muốn trao đổi với bác như sau:
1. Cháu đọc SGK English của học sinh Nepal từ lớp 1 đến lớp 5.
Bài học đầu tiên của học sinh lớp 1 Nepal là chuyện chào hỏi. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 2 nói chuyện đi đến trường. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 3 kể lại nhật ký một ngày của cô bé Lilu. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 4 dạy bạn phải biết Be careful với câu chuyện cậu bé Raj vừa đi vừa chơi game mà không để ý thấy cây cầu bị gãy.
Bài học đầu tiên của học sinh lớp 5 hỏi, "What do you want?" và kể chuyện người cha già có đứa con bị ở tù. Ổng ra vườn trồng khoai tây và ước giá mà có đứa con trai ở đây để đào lỗ cho ổng trồng. Thế là ổng viết thư cho con trai. Mỗi bài học thể hiện độ khó khác nhau bác ạ. Thậm chí ngoài English, họ còn có 2 môn học khác là Văn hoá xã hội và Khoa học - Sức khoẻ cũng hoàn toàn được viết bằng English và nằm trong môn học chính của học sinh.
Cháu lập tức nhắn về Việt Nam, nhờ đứa bạn thân chạy ra hiệu sách, chụp cho cháu xem SGK English từ 1-5 dạy cái gì. Bác biết gì không?
Bài học đầu tiên của SGK 1 dạy Hello. Bài học của sách SGK 2 là dạy câu "where are you from". Bài học của SGK 3 dạy lại Hello. Bài học đầu tiên của SGK 4 dạy câu "How're you". Bài học đầu tiên của SGK 5 dạy lại câu "where're you from".
Cháu hoảng hồn bác ạ. Cháu không biết vì bác nghi ngờ trình độ của học sinh VN quá kém nên có mỗi 3 câu "hello, how're you, where're you from" mà bác bắt chúng phải học đi học lại suốt 5 năm học như thế hay không?
Hay là tại những người soạn sách không biết gì hơn để mà soạn?
Hay tại chúng ta quan niệm, 5 năm, học được 3 câu đó là đã quá nhiều rồi?
Bác biết không, học sinh ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng tiếp cận ngôn ngữ càng tốt. Vì lúc đó bộ nhớ của chúng chưa sử dụng để ghi nhớ những điều phức tạp, những chuyện kiếm tiền, yêu đương. Nên cháu buồn khi thấy chúng ta bắt các em học quá nhiều thứ về toán lý hoá nhưng lại lo sợ trí nhớ của các em không đủ để học English. Buồn cười nhỉ.
2. Để dạy học sinh Nepal hiểu English, nhớ English, người Nepal bắt đầu bài học bằng những câu chuyện. Chuyện kể cô bé Deepa làm việc này việc kia. Chuyện kể gia đình cu cậu Ramesh thế này thế nọ. Cô giáo sau khi dạy học sinh về câu chuyện sẽ hỏi lại học sinh câu chuyện đó kể gì, cô bé Deepa làm gì, cậu Ramesh bị gì. Học sinh trả lời và ghi nhớ.
Để dạy học sinh Việt Nam hiểu English, các nhà soạn sách VN soạn ra những đoạn hội thoại chẳng có ý nghĩa gì và bắt học sinh học lại đoạn hội thoại đó để ứng dụng như một con vẹt. Theo bác, việc ghi nhớ nội dung câu chuyện dễ hơn hay khó hơn ghi nhớ một đoạn hội thoại dễ hơn?
3. Người Nepal soạn sách giáo khoa để dạy người Nepal. Thế nên những câu chuyện họ viết, những đề tài họ dạy liên quan đến đời sống, văn hoá hàng ngày của họ.
Họ nói về đỉnh Everest, nói về thủ đô Kathmandu, nói về những cậu bé, cô bé với những cái tên rất Nepal như Gauri, Sunda... Đó là cách họ khiến học sinh hứng thú với môn English vì nó gần gũi, dễ hiểu. Đó cũng là cách họ từ hào về đất nước họ.
Chúng ta - trong đó có bác - luôn nói tự hào về Việt Nam. Nhưng có bao giờ bác nhìn SGK English của người Việt để xem sách viết gì không?
Sách viết câu chuyện của Tom, của Peter, của Marry...những cái tên không phải của người Việt. Sách kể chuyện My hometown nhưng cái Hometown ấy là London.
Sách kể về món bánh nhưng không phải là bánh chưng, bánh giày bánh mì thịt nướng mà là bánh Pizza.
Thế nên cháu muốn hỏi là, có phải vì chúng ta không đủ kinh phí để soạn một cuốn sách dạy English nhưng nội dung xoay quanh đời sống Việt không? Hay là những nhà soạn sách họ không nghĩ ra cái gì hay ho hơn nên phải dùng những câu chuyện của nước khác. Để đến khi người nước ngoài họ hỏi cái món bánh nổi tiếng nhất ở nước mày là món gì thì học sinh bảo là pizza vì chúng không biết từ bánh mì thịt nướng trong English nói thế nào.
Nếu mà vì chúng ta nghèo quá, không có kinh phí, chỉ cần bác nói thôi, cháu sẽ huy động được một đội ngũ soạn được cuốn sách dạy English cho người Việt mà không cần lấy một đồng nào.
Còn nếu vì những người soạn sách họ không nghĩ ra cái gì hay ho hơn để viết, thì cũng chỉ cần bác nói thôi, cháu sẽ chỉ họ cách viết. Thí dụ như thay vì viết bài giảng "quê mày ở đâu hả Tom? Quê tao ở Mỹ, Peter ạ" thì cháu sẽ chỉ họ chuyển thành thế này "Quê mày ở đâu hả Tí? Quê tao ở Mỹ Tho Tèo ạ."
Cháu tin bọn học sinh sẽ hứng thú với câu chuyện của thằng Tí, thằng Tèo hơn câu chuyện của Tom và Peter ạ. Vì chúng cháu đã từng là những thằng Tí, thằng Tèo như thế.
4. Đã rất lâu rồi, chúng ta, hoặc vì lười biếng, hoặc vì bảo thủ, hoặc vì không muốn tiếp cận cái mới nên luôn tự ru ngủ nhau rằng, "là người Việt, chúng ta phải tự hào về văn hoá Việt, nên chúng ta cần học tiếng Việt chứ không phải English". Đó chắc là lý do mà kỳ thi tốt nghiệp THPT năm vừa rồi English trở thành môn tự chọn và không có trong môn thi.
Nhưng cháu thì muốn đổi lại một chút thế này, "là người Việt, chúng ta cần tự hào về văn hoá Việt, nên chúng ta cần học English để nói cho thế giới biết về văn hoá của chúng ta đẹp như thế nào". Người Nepal đưa English thành ngôn ngữ chính, vì họ muốn kể câu chuyện văn hoá của đất nước họ cho thế giới biết. Nên cũng đã đến lúc chúng ta cần học theo như họ rồi bác ạ.
Nó giống như câu chuyện anh nông dân xây được cái nhà đẹp ấy. Nếu anh tự hào về ngôi nhà anh đẹp, thì anh phải tìm cách đi qua làng bên, nói cho người làng bên biết cái nhà anh đẹp thế nào để họ còn biết mà đến thăm. Nhưng chúng ta đã làm gì? Chúng ta đã bảo anh nông dân ấy nằm ở nhà, chổng mặt lên ngắm trần nhà và tự khen nhà mình đẹp thôi là đủ. Trong khi thế giới ngoài kia, có biết bao ngôi nhà đẹp hơn đang được xây nên mỗi ngày, bác ạ...
Nguồn Vitalk.vn
Népal , une histoire de misère et d’espérance
Par Frankie TAGGART
AFP / Prakash Mathema
KATMANDOU – En décollant de Katmandou, j’étire le cou pour jeter un œil dehors, par-dessus un homme d’affaires népalais obèse assis côté hublot qui dévore un paquet de chips si énorme qu’il a du mal à le tenir entre ses doigts dodus. Mon voisin gesticule, écrase son paquet, me montre l’Himalaya et me dit en anglais: «Montagnes! Le massif du Langtang. Nous sommes très fiers de nos montagnes».
C’est une journée exceptionnellement claire. Mais je me suis déjà mis de l’Himalaya plein la vue pendant le trajet vers l’aéroport. Ce que je cherche à faire en regardant par le hublot, c’est à apercevoir une dernière fois la ville que je suis en train de quitter, alors que je pars en poste en Afrique après dix-huit mois au Népal.
En dessous de moi défilent les pagodes aux toits superposés des temples et des palais avec leurs cours du XVIème siècle. Image fugace que je peine à invoquer maintenant, quand je repense à mon séjour sur le toit du monde.
AFP / Prakash Mathema
Dans un papier magazine sur l’architecture, j’ai un jour rapporté une maxime abondamment citée selon laquelle le Moyen-Âge ne s’est jamais vraiment terminé au Népal. Il règne dans ce pays une continuité dans la vie et dans les rituels qui relie en permanence le présent au passé. C’est sans doute un peu prétentieux d’écrire cela mais, quand on quitte le Népal en avion après y avoir vécu un an et demi, on a vraiment l’impression de laisser derrière soi plusieurs siècles d’histoire, de culture et d’expérience humaine.
Quand les gens me demandent à quoi ressemble le Népal, ce qu’ils veulent entendre, ce sont des histoires de montagnes, de maoïstes et du massacre de la famille royale en 2001. Les Népalais eux-mêmes, mon voisin de siège dans l'avion mis à part, se plaignent souvent du fait que le monde extérieur ne voit en leur pays que ces trois «M».
AFP / Prakash Mathema
Pendant mon séjour ici, j’ai couvert un tremblement de terre, des attentats à la bombe, des accidents d’avion, des avalanches; j’ai raconté l’histoire d’hommes mutilés par la torture, de femmes brûlées vives après avoir été accusées de sorcellerie et d’autres femmes qui avaient épousé trois ou quatre frères en même temps. J’ai vu des buffles décapités par centaines et des combats de taureaux dans l’Himalaya. J’ai interviewé des jeunes filles enfermées dans des étables parce que leurs familles croyaient que leur cycle menstruel allait porter malheur à leur foyer.
J’ai joué au polo à dos d’éléphant. J’ai été «guéri» par un chamane. J’ai observé un groupe de religieuses s’exercer au maniement du fléau d’armes avec une dextérité impressionnante dans un monastère isolé dans les collines au coucher du soleil. J’ai avalé un étrange petit champignon aphrodisiaque connu sous le nom de «Viagra himalayen», esquivé des yaks en rut à l’extrémité du plateau tibétain et regardé des matches de catch américain avec des moines sur un écran plat de 42 pouces dans le plus haut village de la terre.
AFP / Prakash Mathema
Et, puisque nous sommes dans les superlatifs, j’ai aussi couvert la course de chevaux la plus haute du monde, rencontré l’homme le plus petit du monde, interviewé l’homme le plus heureux du monde (ne me demandez pas qui c’est), bu un verre avec un alpiniste figurant parmi les plus grands spécialistes du monde de l’Everest, et soigneusement évité les politiciens les plus ennuyeux du monde.
Après dix-huit mois de travail exaltant ou bizarre en tant que chef du bureau de l’AFP à Katmandou, j’ai plus d’histoires à raconter que n’en a le plus bavard des piliers de comptoir après toute une vie imbibée d’alcool et cinq mariages ratés à son actif. Mais quand ceux qui connaissent du Népal un peu plus que ses montagnes commencent à vous parler du pays, cela devient vite déprimant.
Le Népal est l’un des pays les plus pauvres du monde. Son développement économique a été paralysé par une sanglante guerre civile qui a duré dix ans et fait 19.000 morts. Les choses ne se sont guère arrangées ensuite, les politiciens cupides et corrompus qui se sont installés aux commandes du pays ayant brisé tous les espoirs nés lors du retour de la paix.
AFP / Prakash Mathema
L’arrivée au pouvoir des maoïstes et l’abolition de la monarchie, en 2008, ont soulevé une vague inédite d’espérance parmi la population mais celle-ci a vite déchanté. Les luttes intestines entre politiciens ont provoqué une crise constitutionnelle si inextricable que plus aucun de ces politiciens ne gouverne désormais le pays. Après la dissolution du parlement, un juge non élu a été chargé d’organiser des élections législatives le plus tôt possible. Mais le peuple, qui a assisté ces dernières années à d’innombrables crises politiques, ne s’attend pas à ce que la situation se débloque de sitôt.
Pendant ce temps, la légendaire capitale Katmandou, où se trouvent des temples hindous et bouddhistes parmi les plus beaux du monde, sombre lentement sous les monceaux d’ordures non ramassées et sous un smog permanent vomi par les pots d’échappement des vieilles guimbardes qui encombrent ses rues. Les coupures d’électricité peuvent durer jusqu’à quatorze heures par jour en hiver et, dans les rues des principaux quartiers touristiques, des enfants apathiques et faméliques sniffent de la colle et mendient de l’eau.
AFP / Frankie Taggart
Et pourtant, aussi curieux que cela puisse paraître, je crois que la vraie histoire, au Népal, c’est une grande histoire d’espoir.
Le processus de paix avance lentement, mais il avance dans la bonne direction, et cela a toujours été le cas. Personne n’a violé le cessez-le-feu. On n’a assisté à aucun retour en arrière désastreux. C’est pratiquement un cas unique dans une zone de conflit. A l’heure où j’écris, au moins la moitié des processus de paix en cours dans le monde vont dans le mauvais sens. D’autres connaissent des regains de violence traumatisants avant que la situation ne se stabilise. Pas au Népal. Aucun coup de feu n’a été tiré depuis la fin de l’insurrection en 2006, après une décennie d’affrontements sanglants, dans la jungle et dans les collines, entre les maoïstes et les forces de sécurité.
Pendant ce temps, les progrès en matière de développement, dont les médias locaux parlent peu, ont été remarquables.
AFP / Prakash Mathema
Le pays reste pauvre mais la pauvreté la plus extrême, la plus noire, devient de plus en plus rare. Au début de l’insurrection en 1996, 42% des Népalais vivaient sous le seuil national de pauvreté. Ils n’étaient que 25,4% en 2009. Les Nations unies espèrent que d’ici 2015, la mortalité infantile aura été réduite des deux tiers, que la progression de la malaria et du sida aura été enrayée et que la proportion de gens n’ayant pas régulièrement accès à l’eau potable ait été divisée par deux.
Le succès le plus visible est sans doute l’éducation. Près de 95% des enfants Népalais vont à l’école primaire et le taux d’alphabétisation chez les jeunes adultes devrait atteindre 100% en 2015. D’après la Banque mondiale, un enfant qui naît aujourd’hui au Népal peut s’attendre à vivre vingt-cinq années de plus qu’un enfant né en 1970.
L’histoire du Népal est une histoire de progrès. Un progrès parfois désespérément lent, mais un progrès quand même.
Cette magnifique, mythique et parfois tragique nation himalayenne ne deviendra pas de sitôt une démocratie saine et prospère. Mais, pas à pas, elle avance dans la bonne direction.
Oui, ce peuple tenace, gentil et digne a encore une haute montagne à gravir. Mais les Népalais sont plutôt bons quand il s’agit d’escalader les montagnes.
AFP / Prakash Mathema
Frankie Taggart a dirigé le bureau de l'AFP à Katmandou de 2011 à 2013. Il est actuellement correspondant à Dakar, au Sénégal.
Bài viết rất hay. Cám ơn blog Cát Bụi lưu trử.
RépondreSupprimerNPN
Bài viết rất hay. Cám ơn trang Cát Bui đã lưu trữ.
RépondreSupprimerNPN