MỘT
CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 5
HỒ TẤN VINH
LỰC LƯỢNG
BÌNH XUYÊN
Bình Xuyên
chào đời khi Nhựt đầu hàng.
Ba Dương
Thủ lãnh của
Bình Xuyên là Dương Văn Dương tự Ba Dương. Ba Dương là một người giàu có. Chủ
nhân hai nhà máy xay lúa và một nhà máy dệt bao bố tại Chợ lớn. Ba Dương có học
chữ Nho. Nhà nho nhỏ con, khăn đóng áo dài lại là người võ nghệ cao cường. Ba
Dương dạy võ tại bến đò cầu Rạch Đỉa, làng Tân Quy. Vì quen biết nhiều với giới
thương thuyền qua lại trên sông, có khi ở quán nhậu tại bến đò, Ba Dương nghe
có người buồn rầu than thở bị cướp sạch trắng tay, nên đọng lòng nghĩa hiệp gia
nhập giới giang hồ bằng nghề tài tử đi tìm lại tài sản của các khổ chủ bị đánh
cướp trên sông (nghề này nghịch với nghề bảo tiêu là bảo vệ hàng hóa đừng để bị
đánh cướp).
Sáu Cường đả
lôi đài tại Chợ Lớn, lãnh chức võ sĩ vô địch Nam kỳ xin đấu thử tài Ba Dương.
Sáu Cường cởi áo ra chuyển gòng khoe ngực bị Ba Dương vẫn mặc khăn đóng áo dài
hạ dễ dàng.
Ba Dương
thường liên lạc với nhóm quốc gia nhiệt tình ‘chỉ biết đánh Tây’ như BS Hồ Vĩnh
Ký, Lâm Ngọc Đường hay nhóm đệ Tứ quốc tế như Nguyễn Văn Số. Ba Dương là người
có thiên bẩm lãnh đạo, tập họp được cả chục ngàn chiến sĩ Bình Xuyên trong 7
Chi đội 2, 3, 4, 7, 9, 21 và 25. Bảy chi đội gọi chung là Liên khu Bình Xuyên.
Ba Dương là người rất có uy tín. Hắc bạch giang hồ đều nể trọng. Ba Dương
là người công khai chống Pháp, đánh trận luôn luôn dũng cảm đi đầu và lập nhiều
chiến công, trong lúc đó lực lượng do Việt Minh chỉ huy hể nghe Pháp tới là bỏ
chạy. Ba Dương vì uy tín vẻ vang mà lại không chịu vào đảng nên trở thành mục
tiêu mà CS cần thanh toán.
Nguyễn Bình
mua chuộc đàn em Bình Xuyên là Henri Từ, giao cho y nhiệm vụ ám toán Ba Dương.
Sau này Nguyễn Bình giết Henri Từ để bịt miệng.
‘Đầu năm
1946, bộ đội của Ba Dương theo sông Saigon rút xuống rừng Sác, đóng tại Phước
Thọ, Phước An, Long Thành. Để tạo cho mình ưu thế, Bình yêu cầu Ba Dương liên
kết với hắn bằng cách phong cho Ba Dương làm Khu bộ phó. Điều này có nghĩa là
kể từ khi nhậm chức khu bộ phó, Ba Dương phải dưới quyền của Bình, nhận lệnh
của Bình. Mầm móng khai trừ Ba Dương đã được Bình và Ba Duẩn sấp xếp trước’.
Vì là Khu phó, Ba Dương bị
Nguyễn Bình điều động về tiếp cứu cù lao An Hóa tại Bình Đại đang bị Jean Léon
Leroy bao vây càn quét.
Jean Léon
Leroy là một người Tây lai sanh tại Bình Đại, lúc đó đang làm quận trưởng tại
Bình Đại. Leroy tự tuyển người theo đạo Thiên Chúa vùng Bến Tre lập một đạo
quân ‘Bảo vệ đạo Thiên Chúa’ nhưng thực chất là một phụ lực quân cho quân đội
Pháp. Lúc đầu chỉ có một hay hai đại đội, nhưng sau này Leroy thành Tỉnh trưởng
Bến Tre thì số quân Thiên Chúa Giáo lên đến 5 ngàn người, do đó mà Tướng De
Latour mới gắn lon Đại Tá cho Leroy.
‘trong
chuyến đi này, bộ đội Ba Dương được Nguyễn Bình cho lồng vào mấy chánh trị viên
như Từ Văn Ri (Henri Từ) và Nguyễn Văn Tư tức Tư Ca rê.
Khi tới Gò
Công, Ba Dương lập một thành tích lớn, là thu phục được một số bộ đội võ trang
địa phương do Hai Lung chỉ huy. Khi nghe tiếng Ba Dương tới, họ tự động đưa
quân lính tới xin hợp tác, từ đó quân đội Ba Dương có thêm một lực lượng quân
sự non 200 người, võ trang đầy đủ . . .
Tới vùng Ba
Châu (Châu Phú, Châu Hóa, Châu Bình) Ba Dương mở cuộc họp với các cấp chỉ huy
quân sự tại đây gồm có Trương Văn Giàu, chỉ huy Cộng hòa vệ binh, cựu sinh viên
y khoa Bùi Sĩ Hùng, sau làm phó cho bộ đội ông Cống và Hai Lung. Thình lình có
tin cấp báo Jean Léon Leroy đang phối hợp với Pháp bao vây. Ba Dương rút theo
sông Ba Lai đóng ờ Châu Phú vừa chỉ huy bắn trả vừa núp xoay theo cây rơm để
tránh làn đạn máy bay. Trong khi hai chiếc máy bay Spitfire của Pháp sà xuống
bắn mấy loạt đạn, thì một loạt tiểu liên khác bắn vén ót Ba Dương, khiến ông
ngã qụy bên cây rơm. Đồng đội chạy đến tiếp cứu thì Ba Dương chỉ thều thào được
mấy tiếng rồi ngoẻo đầu ngang một bên, nhắm mắt. Khi xét kỹ vết thương, anh em
thân tín trong bộ đội Ba Dương quả quyết rằng vết đạn này từ phía dưới
bắn lên, và Ba Dương bị thanh toán vì vết đạn ăn từ phía dưới lên, trổ ra đầu’ (Hứa Hoành,
Tr. 86).
Việt Minh
giả đò thương tiếc. Hồ Chí Minh truy phong Ba Dương làm Thiếu Tướng. Ông Diệm
sau này vì đánh Bình Xuyên nên khó mở miệng nói một lời tốt nào với người Thủ
lãnh sáng lập Bình Xuyên.
Thông
thường, nhiều người nghèo, nhờ ăn cướp ăn giựt mà giàu. Trong đời, làm gì có
người dư tiền dư bạc mà liều mạng đi ‘ăn cướp’ để chịu chết? Hiên ngang nối gót
chân của Trương Công Định, Ba Dương thật ra là một người yêu nước nồng nàn, một
anh hùng dân tộc không tỳ vết.
Sau khi Ba
Dương mất, Nguyễn Bình đưa người em cùng cha khác mẹ của Ba Dương là Dương Văn
Hà, tự là Năm Hà lên thay vì biết Năm Hà là người nhu nhược, dễ sai khiến. Cánh
Năm Hà gồm có các chi đội 2 và 3 ngã theo Việt Minh.
Mười Trí
Huỳnh Văn
Trí tự Mười Trí là nhân vật số hai của lực lượng Bình Xuyên. Mười Trí chỉ học
đến lớp ba trường làng nhưng trong số mười lãnh tụ Bình Xuyên, Mười Trí là
người mưu trí và có đức độ nhứt. Khi biết Đại ca Ba Dương bị Nguyễn Bình hạ độc
thủ, Mười Trí rất câm hận Việt Minh và luôn luôn đề phòng.
Mười Trí là
tín đồ đạo Cao Đài. Trong bộ tham mưu Mười Trí còn có Vũ Tam Anh là nhà cách
mạng có nhiều kinh nghiệm, được các người quốc gia vị nể, đảm trách vấn đề
chánh trị, còn có ‘ông phán râu kẽm’ đảm trách văn thư. Nguyễn Bình mua chuộc
Sáu Section (Xếch Xông) là một đàn em của Mười Trí với giá 20 ngàn đồng để gài
bắt Bùi Hữu Phiệt. Sáu Xếch Xông khai thật với đàn anh. Mười Trí tương kế tựu
kế, họp với Bùi Hữu Phiệt, Phạm Hữu Đức và Trịnh Minh Thế dụ Nguyễn Bình vô bẩy
phục kích. Nguyễn Bình bị bắn nhiều viên đạn, bốn viên vào bụng là nặng nhứt.
Xạ thủ yên chí Nguyễn Bình chết rồi nên không bắn nữa. Không dè sau đó Nguyễn
Bình được BS Nguyễn Văn Hưởng cứu sống lại.
Nhưng vợ
chồng Mười Trí có đứa con trai đầu lòng mà họ rất thương yêu. Đó là đại đội
trưởng Ly. Không biết Ly là tên thiệt hay tên theo chức vụ vì Bình Xuyên đặt
chức vụ theo thứ tự: Long, Ly, Quy, Phượng. Đại đội trưởng Ly bị Nguyễn Bình
‘mượn’ làm con tin nên Mười Trí đành bó tay không làm gì được. Mười Trí sau khi
bị Nguyễn Bình tước binh quyền đem vợ về miền Tây ở, có đùm bộc dùm vợ con của
Bảy Viễn về chung vì khi Bảy Viễn gấp rút kéo quân về thành, không kịp đem vợ
con theo.
Sau này,
Mười Trí tập kết ra Bắc và khi về Nam chết ở chiến trường Cambốt.
HỒ TẤN VINH
Úc Châu
Ngày 6 tháng
10 năm 2012
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire