LIÊU TRAI CHÍ DỊ GIỮA THÀNH PHỐ PARIS
Các bạn mến,
Đọc
truyện ngắn này khiến tôi nhớ đến một tiểu thuyết mà tôi đã đọc cách
đây vài năm, quyển sách có tên La Femme du 5è ( Người Phụ Nữ ở Quận 5)
do tác giả Douglas Kennedy viết với nguyên tác là The Woman in The Fifth
ra mắt độc giả năm 2008 và được dịch sang tiếng Pháp. Douglas Kennedy
không có họ hàng gì với gia đình Tổng Thống J.F.Kennedy. (Tôi đã được
nghe ông xác nhận điều này trong một cuộc phỏng vấn truyền hình mới đây
khi ông phát hành quyển tiểu thuyết mới). Ông là một người Mỹ mà từ
nhiều năm qua những quyển tiểu thuyết do ông viết rất được mến mộ. Tại
Pháp mỗi một tác phẩm của ông đều được bán rất chạy, thuộc loại
best-seller và sức sáng tác của ông rất mạnh, gần như mỗi năm ông cho ra
mắt một quyển tiểu thuyết mới.
Quyển sách La Femme du 5è kể chuyện một giáo sư đại học Hoa Kỳ tên Tom, vì thất bại trong nghề nghiệp và rạn nứt gia đình nên sang Paris với ý định « làm lại cuộc đời ». Một ý định mông lung vì vị giáo sư này không có một chỗ nương tựa hay một sự quen biết thân thuộc nào ở thành phố rộng lớn này. Buổi ban đầu rất khó khăn và nhân vật gặp nhiều cảnh ngộ lỡ khóc lỡ cười, trắc trở khôn lường. Một ngày nọ ông gặp lại một bằng hữu và được mời dự một buổi họp mặt khá đông người tham dự tại tư gia người bạn này ở đường Soufflot, một con đường phía trước Panthéon ở Quận 5 Paris.(Panthéon là nơi để hài cốt những người có công với tổ quốc Pháp như nhà văn Victor Hugo, như vợ chồng nhà nghiên cứu Marie và Pierre Curie, như Jean Moulin một lãnh tụ kháng chiến quân dưới thời Đức Quốc Xã…) Buổi họp mặt và thảo luận kéo dài…Tom bước ra sân lan can (balcon) để đốt một điếu thuốc, tức thì có một thiếu phụ bước theo và cuộc trò chuyện bắt đầu. Thiếu phụ tự giới thiệu là Margit, có một dáng dấp lịch lãm và ngỏ ý mời Tom đến viếng nhà mình cũng ở không xa, trong cùng quận 5. (Nên biết, Quận 5 của Paris , một khu được xem là nơi nhiều người trí thức có trình độ học vấn cao cư ngụ. Nơi đó có các trường học nổi tiếng như Đại Học Sorbonne, Trường Polytechnique, Collège de France, Lycée Henri IV, Lycée Louis Le Grand… (nếu chỉ kể đại khái ) nên khu này là nơi tập trung « chất xám » của Paris hay của nước Pháp.)
Đường Soufflot ở Quận 5 Paris dẫn đến Panthéon
(con đường này không xa khu vườn Luxembourg)
Có địa
chỉ Margit ở Quận 5 trong tay, nên ngày nọ Tom quyết định đến thăm và
ông được tiếp đãi ân cần nồng hậu. Đó là một căn hộ khá sang trọng,
chưng bày mỹ thuật và thiếu phụ sống một mình trong đó. Nhiều lần tới
lui, hai người trở nên tình nhân. Cứ như vậy kéo dài một thời gian khá
lâu. Ngày đó, Tom đến thăm người thiếu phụ như thường lệ nhưng khi bước
vào cổng chung cư, ông bị người gát cửa chặn lại hkông cho vào. Tom hơi
bực bội vì từ lâu, lúc nào ông đến, cũng thấy người gác cửa bình thản
nhìn ông và để ông ra vào tự do. Thế nên Tom nói : Tôi đến đây nhiều
lần, sao bây giờ ông lại làm khó dễ ? Người gác cửa trợn mắt nhìn Tom,
phản đối : Đây là lần đầu tiên tôi thấy ông, tôi gác cửa, nếu ông có đến
tôi đã biết ông rồi.
Tom lạ
lùng, cố trình bài : Lần nào tôi đến cũng thấy ông ngồi bên cửa sổ và
ông cho tôi vào, ông không nói gì cả. Tôi đến nhà Bà Margit, tuần nào
tôi cũng đến từ mấy tháng nay (vứa nói Tom vừa đưa ray chỉ về hướng căn
hộ) Người gác cửa càng tỏ vẽ ngạc nhiên, trợn mắt nhìn ông và gạn hỏi
lại : Ông đến nhà Bà Margit thật sao ? Tom gật đầu quả quyết : Ừ, tôi
đến nhà Bà Margit nhiều lần, tuần vừa qua tôi cũng có đến.
Người gác
cửa thảng thốt nói : Nhà Bà ấy bỏ trống đã nhiều năm qua, không có ai ở
trong đó. Tom đầy tự tin nên vẫn quả quyết : Không, Bà ấy đón tiếp tôi
tuần vừa qua, tôi dùng cơm với Bà và Bà còn đàn dương cầm cho tôi nghe
nữa.
Nghe đến
đây người gác cửa càng hốt hoảng, nói lắp bắp : Bà ấy đã chết lâu rồi,
không có họ hàng, nên nhà còn chờ giải quyết vấn đề thừa kế. Cửa nhà
đóng im ỉm đã lâu, làm sao ông vào đó được.
Đến phiên Tom như bị sét đánh. Ông lẩm bẩm : Làm sao có thể như vậy được ?
Nhưng
rồi óc lý luận của một vị giáo sư mãnh liệt hơn nên ông lại quả
quyết : Tôi đến nhà Bà ấy mới hôm kia. Tôi phải đến đó ngay bây giờ,
Margit đang chờ, tôi không tin những gì ông nói.
Người gác
cửa ra hiệu cho Tom chờ, rồi quay vào căn phòng của mình và bước ra với
môt chùm chìa khóa : Ông muốn đến nhà Bà ấy thì đi với tôi.
Cà hai đi
đến nơi có căn hộ của người thiếu phụ mà Tom đã đến thăm nhiếu lần :
ăn uớng, thân mật, vui chơi cùng với bà. Cũng cánh cửa đó mà mỗi lần
Tom nhận chuông thì thiếu phụ mở cửa với khuôn mặt rạng rỡ và cách ăn
mặt lịch lãm, người gác cửa để chìa khóa vào và khó khăn đẩy cánh cừa
tung ra. Bên trong bàn ghế, cây đàn dương cầm, cái giường divan êm ấm
nơi Tom vẫn hay ngả mình ngơi nghỉ, tất cả đều có đó, nhưng một lớp bụi
và giáng nhện bám đầy. Tom thảng thốt lùi lại . Người gác cửa nói : Đó,
ông thấy chưa, tôi đã bảo không có ai ở căn hộ này !
Hai người
quay trờ lại cồng chung cư, Tom điếng hồn, im lìm như đang sống trong
giấc mộng. Người gác cửa ôn tồn kể lại về cái chết của người thiếu phụ ờ
Quận 5.
Thưa
các bạn , một tác giả người Hoa Kỳ đã viết tiểu thuyết « liêu trai chí
dị » kể câu chuyện ma tại thủ đô Paris với những tình tiết mà chỉ khi
đọc đến đoạn cuối người ta mới biết « Người Phụ Nữ ở Quận 5 » chỉ là một
vong hồn. Còn căn hộ mà khi ông lui tới được chưng dọn đẹp mắt, ngăn
nắp, ấm cúng chỉ là một nơi bỏ trống đìu hiu, nhện giăng bụi bám. Và
ngay cả khi ông bước vào chung cư, nơi mà người thiếu phụ ngày còn sống
cư ngụ, thì ông trở nên « tàng hình » không ai nhìn thấy bóng dáng ông
lai vãng. (Hơi rùng rợn bạn nhỉ)
Douglas
Kennedy tuy là người Mỹ nhưng nói thông thạo tiếng Pháp và rất rành
Paris cũng như những gì liên hệ về nước Pháp. Mỗi một tiểu thuyết của
ông đều được dịch ra và bán rất chạy tại Pháp. Ông có một lượng độc giả
trung thành cứ chờ sách mới của ông là chạy đi mua. Tôi biết điều này vì
tôi có bà bạn người Pháp trong một cuộc nói chuyện, bà cho biết đã có
tất cả những quyển tiểu thuyết của nhà văn này.
Với mỗi
một quyển Douglas Kennedy viết về một đề tài khác nhau ở một khung cảnh
khác nhau trong một lối văn đơn giản không cầu kỳ nhưng lôi cuốn. Cách
diễn tả của ông cũng không cường điệu, không dài dòng, không khêu gợi,
không gây sốc, nhưng cầm quyển sách ông là phải đọc cho đến cuối. Bởi
vậy ông mới trở nên một «romancier», người viết tiểu thuyết được yêu
chuộng.
Nếu các
bạn có thì giờ và muốn biết cách viết văn của Douglas Kennedy, môt tác
giả nổi tiếng hiện thời thì tìm đọc những tiểu thuyết của ông. Như
quyển « La Femme du 5è » nay đã có in thành «livre de poche» mà ở
Fnac hay Amazon có bán với giá khoảng 8 €. Nếu bạn
đọc tiếng Anh thì tìm mua nguyên bản với tựa “The Woman in The Fifth “.
Tuy tôi đã kể sơ về câu chuyện (do trí nhớ những gì đã đọc, chứ quyển
sách tôi không tìm ra đã để ở chỗ nào!) nhưng khi bạn đọc, tôi tin là
bạn sẽ còn khám phá nhiều ngạc nhiên, và cách cấu trúc tiểu thuyết của
Douglas Kennedy cũng đáng đọc cho biết (nếu bạn thích viết lách).
Sách ông dễ đọc, không khó khăn lắm
đâu về ngoại ngữ. Ngày xưa tôi đọc một bài báo Pháp thì quyển tự điển
LAROUSSE bên cạnh, nhưng từ từ tôi ít cần hơn, chừ tôi cũng không xuất
thân từ trường Pháp nào. Mới đây nhất tôi đã tra tìm nghĩa của danh từ
“misanthrope“ mà tôi thấy rất thường nhưng không hiểu nghĩa chính xác.
Theo tự điển, danh từ này chỉ những người thích sống cô lập, không ưa
tiếp xúc với đồng loại mình. Hay nói theo kiểu VN: đó là những người
sống co cụm trong cái vỏ ốc của mình. Oh là là, mỗi ngày tôi học được
thêm một chút. Tôi nhớ câu nói của Khổng Tử, Mạnh Tử hay Lão Tử (?) “Học
hỏi cũng như chèo thuyền nước ngược, không tiến thì lùi“. Có lẽ đây là
câu châm ngôn mà tôi thích nhất . Chúng ta có thể học đủ thứ cách: học
làm bếp cho ngon hơn, thêm một món lạ hơn; học đánh tennis cho giỏi hơn;
học đàn cho nhuyễn hơn v…v. Tất cả đều là học.
Thân chào các bạn.
Thanh Vân ( Paris )
26/11/2013
nguoiphuongnam
RépondreSupprimerĐã nghe tên chị Thanh Vân qua những truyện hồi hộp kinh dị phóng tác. Có nhiều bài còn giữ ở đây. Cám ơn chị Thanh Vân, nữ trinh thám đại tài.
NPN