Clip Đàn Bầu - Trần Thu Quỳnh - Amser được 13 trường đại học Mỹ chào đón
và đặc biệt nhạc cụ Việt Nam chơi nhạc ngoại quốc...
Caroline Thanh Hương
oooooo ooooo
Giới thiệu đàn Trưng Việt Nam với tầm vóc quốc tế. par crth2837
Học cực siêu Toán và Tiếng Anh, biết chơi đàn bầu, thổi sáo trúc và nhảy hiện đại, cô bạn này còn được nhận học bổng toàn phần của trường đại học Brown (Mỹ) nữa đấy!
Họ tên: Trần Thu Quỳnh
Ngày sinh: 27/11/1993
Lớp: 12 Toán 1 (khóa 08 – 11) – THPT chuyên Hà Nội Amsterdam. Lớp Toán 1 cũng là lớp của cậu bạn tài năng Trần Hải Châu đấy!
Các thành tích đã đạt được:
- Huy chương bạc kì thi Toán Singapore mở rộng lớp 11
- Huy chương bạc kì thi Toán Hà Nội mở rộng lớp 10
- Giải Ba kì thi Toán học các vùng Mỹ (IRML/ARML) tổ chức tại Las Vegas (Mỹ) năm lớp 11
- Giải Nhất Toán chuyên trong kì thi Olympic Hà Nội - Amsterdam lớp 11
- Từng đạt học bổng ASSIST năm lớp 10
- Điểm thi SAT: 2230/2400, điểm thi TOEFL: 106/120
Năm
học tới, Quỳnh được 13 trường đại học ở Mỹ nhận học. Quỳnh đã quyết
định học trường đại học Brown với suất học bổng toàn phần.
Ngoài
ra, Quỳnh còn biết chơi đàn bầu, sáo trúc và nhảy hiện đại. Cô bạn còn
làm hướng dẫn viên du lịch nữa, đa-zi-năng quá phải không nào?
|
Chào
Quỳnh. Bảng thành tích của Quỳnh có rất nhiều giải thưởng Toán học,
nhưng điểm các kì thi chuẩn hóa bằng Tiếng Anh của bạn cũng cao chót
vót. Bí quyết học giỏi cả hai môn “khó nhằn” này của Quỳnh là gì vậy?
Mình
học chuyên Toán nên môn Toán đã ngấm vào một phần máu thịt của mình
rồi, hehe. Còn lí do mình thích môn Tiếng Anh cũng khá là tình cờ. Hồi
xưa mình và cô bạn thân nhất có một sở thích chung là nghe nhạc Tiếng
Anh - nhất là các boyband như Westlife, Backstreetboys - và hát lẩm nhẩm
theo. Sau một thời gian, mình thấy nghe mà… không hiểu gì thì mất hết ý
nghĩa, thế là mình ngồi tra và dịch từng câu một cho đến khi hiểu hết
cả album thì thôi. Dần dần mình không chỉ thích nghe nhạc Tiếng Anh mà
còn thích luôn cả môn học này. Theo mình, để học giỏi Tiếng Anh thì phải
có cả sự chăm chỉ và đam mê.
Học lớp chuyên Toán, lại còn luyện thi Tiếng Anh, lịch học dày đặc như thế mà Quỳnh vẫn có thời gian tập đàn bầu và thổi sáo?
Tập
đàn bầu và thổi sáo không chiếm quá nhiều thời gian, mỗi ngày mình chỉ
dành khoảng nửa tiếng để tập, 10 phút mỗi buổi sáng và 20 phút tập những
lúc học bài mà thấy buồn ngủ. Mình yêu thích và tìm hiểu các nhạc cụ
dân tộc cũng từ khá lâu, nhưng đến lớp 10 mình mới thực sự bắt đầu học
một cách bài bản. Thạc sĩ Hồng Thái - cựu trưởng khoa nhạc cụ truyền
thống của nhạc viện Hà Nội - là thầy dạy đàn bầu của mình.
Tại sao Quỳnh lại chọn đàn bầu để theo học?
Các
loại nhạc cụ dân tộc đa số xuất xứ từ nước ngoài: đàn tranh thủy tổ là
đàn guzheng của Trung Quốc, sáo trúc cũng bắt nguồn từ sáo Trung Quốc,
đàn nhị là từ đàn erhu của Trung Quốc luôn. Duy chỉ có đàn bầu là xuất
xứ từ Việt Nam, thậm chí người Trung Quốc đã bắt chước làm một loại đàn
một dây, nhưng tiếng không thể hay và đặc sắc như đàn bầu của nước mình.
Mình chọn đàn bầu vì nó là biểu tượng và là niềm tự hào của nhạc cụ dân
tộc Việt Nam. Trong hồ sơ gửi cho các trường đại học ở Mỹ, mình cũng có
quay một clip mình đánh đàn bầu đấy!
Quỳnh chọn đàn bầu vì nó là nhạc cụ mà chỉ dân tộc Việt Nam mới có .
Clip đánh đàn bầu mà Quỳnh đã gửi tới trường Brown.
Quỳnh có định mang chiếc đàn bầu sang Mỹ khi đi du học không?
Có
một lần, sau khi tập đàn ở phòng khách, mình nghe bác hàng xóm kể là
một người bạn nước ngoài của bác rất thích thú với tiếng đàn bầu mình
vừa đánh. Cô ấy thậm chí đã nhờ bác mua hộ một chiếc đàn bầu để… mang về
nước tập. Tự nhiên lúc đó mình cảm thấy rất tự hào về chiếc đàn bầu của
mình. Chắc chắn mình sẽ mang nó sang trường Brown và hi vọng sẽ “dụ dỗ”
được các bạn bè quốc tế học đánh đàn bầu Việt Nam (cười).
Lại nhắc đến trường Brown, cảm giác của Quỳnh khi biết tin được nhận học bổng của trường như thế nào?
Brown
đã luôn là ngôi trường mơ ước số 1 của mình. Trước khi mình tra được
kết quả thì mình có nhận được tin nhắn của Hải Châu: "Brown!"
Chỉ kịp vui cho cậu bạn được 5 giây thì mình sực nhớ ra là một trường
lớn như vậy gần như không bao giờ nhận 2 học sinh cùng trường, huống chi
là cùng lớp. Thế là mình lại… buồn và xem kết quả trong tâm trạng khá
vô vọng. Ai ngờ là mình cũng đã được nhận vào trường, thế là cả ngày hôm
đó mình cứ lâng lâng, không tin được đó là sự thật. Bố mẹ thì đi khoe
khắp nơi, mình cảm thấy vui và tự hào lắm (cười).
Quỳnh
có thể chia sẻ bí quyết xin học bổng của bạn không? Theo bạn, điểm nào
đã khiến hồ sơ của bạn nổi bật hơn những đối thủ "nặng kí" khác?
Khi
nộp hồ sơ vào Mỹ, hội đồng tuyển sinh lựa chọn học sinh trên rất nhiều
yếu tố: điểm trên lớp, điểm SAT, TOEFL, hoạt động ngoại khóa, thư giới
thiệu… Và khi học sinh có những thành tích học tập và điểm số tương đối
đồng đều thì phần duy nhất tạo nên sự khác biệt giữa các hồ sơ chính là
bài luận, đó là cái làm cho hội đồng tuyển sinh hiểu hơn về con người
mình chứ không chỉ thông qua những điểm số. Mình khá tâm đắc với bài
luận viết về đàn bầu của mình, qua bài luận đó mình cũng thể hiện được
tính cách của bản thân với nhà trường.
Chỉ còn khoảng hai tháng nữa là bạn sẽ bay sang Mỹ, hiện tại thì bạn đang làm gì trong những ngày hè còn ở Việt Nam?
Mình
vẫn đang duy trì các hoạt động như tập đàn, nhảy, đi bơi... và dành
thời gian chính cho gia đình, bạn bè. Mình cũng sẽ vác máy ảnh đi “thám
hiểm” hết tất cả các ngóc ngách, phố cổ ở Hà Nội và thử các món ẩm thực
Việt Nam trước khi đi nữa chứ (cười).
Quỳnh cảm thấy như thế nào về những tháng ngày du học sắp tới?
Mình cảm thấy khá hồi hộp, chắc chắn những ngày du học sắp tới sẽ là một sự thay đổi lớn so với cuộc sống hiện tại của mình.
Cám ơn Quỳnh, chúc Quỳnh sẽ luôn học tập tốt trong môi trường mới nhé!