Kính gửi các anh chị một phương pháp ... ićh lợi cho ai thấy cần.
Caroline Thanh Hương
Phương pháp Diện Chẩn... ićh lợi cho ai thấy cần.
Giáo trình Diện Chẩn học download miển phí
Nhóm Diện Chẩn AZ-CA xin chân thành cảm tạ Giáo Sư Tiến Sĩ Bùi Quốc Châu,
Lương Y Trần Dũng Thắng, tác giả Hoàng Chu cùng các Học Giả, Tác Giả, Bác sĩ, Dược sĩ, Kỹ Sư, chủ nhân các trang nhà www.cimsi.org.vn,www.ungthu.org, http://vi.wikipedia.org đã cho chúng tôi “vay mượn” những tư tưởng vĩ đại, cùng những hình ảnh thật rõ ràng, để hoàn thành việc biên soạn tập sách này.
Lương Y Trần Dũng Thắng, tác giả Hoàng Chu cùng các Học Giả, Tác Giả, Bác sĩ, Dược sĩ, Kỹ Sư, chủ nhân các trang nhà www.cimsi.org.vn,www.ungthu.org, http://vi.wikipedia.org đã cho chúng tôi “vay mượn” những tư tưởng vĩ đại, cùng những hình ảnh thật rõ ràng, để hoàn thành việc biên soạn tập sách này.
Tất
cả những nghiên cứu, kinh nghiệm lâm sàng, cùng những tư tưởng đầy sáng
tạo và thật tinh tường của quý vị, chỉ được chúng tôi sử dụng cho việc
giảng dậy trong “nội bộ”, chứ không đem ra in, ấn ”kinh doanh” và phát
hành rộng rãi bên ngoài.
Một lần nữa, xin thay mặt tất cả các học viên... Nhóm Diện Chẩn AZ-CA xin chân thành cảm tạ.
Một lần nữa, xin thay mặt tất cả các học viên... Nhóm Diện Chẩn AZ-CA xin chân thành cảm tạ.
T.M. Ngô Hưng Mai
Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa, và mỗi một nền văn hóa lại có một nền y học riêng để tự chẩn trị những bịnh tật nẩy sinh trong quốc gia mình. Riêng đối với nước Việt Nam của chúng ta, hiển nhiên chúng ta cũng có một nền y học, và nền y học đó xem ra cũng thật là “Độc Đáo”. “Ẩn Náu” trong những bài Ca Dao, Tục Ngữ và trong nền văn học của dân gian. Nền Y học “Độc Đáo” đó, cuối cùng đã được nhà nghiên cứu y học dân tộc-Giáo Sư-Tiến Sĩ Bùi Quốc Châu-khám phá và “khai quật” trong một dịp “tình cờ đầy Chánh Niệm” vào năm 1980, và ông đã đặt tên cho môn VIỆT
Y Học cổ, một tên gọi mới là: DIỆN CHẨN-ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP BÙI QUỐC CHÂU.
Trải
qua hơn ¼ thế kỷ, “Rừng Chẩn-Biển Pháp” ấy, càng ngày càng thêm phát
triển rộng lớn, càng thêm phát triển tinh tường. Vì thế, nên trong sự
ứng dụng trị liệu, ngày càng thêm “Thần Kỳ”, “Vô KhảThuyết”. Chính vì
vậy mà những người sơcơ, mới bước vào môn Diện Chẩn hôm nay, đã không
khỏi ngỡ ngàng, băn khoăn, hoang mang, hoảng sợ. Vì đường đi vào thì
“mênh mông-nghìn lối” mà đường đi ra thì cũng “trùng điệp-vạn đường”. Từ
đó, người sơcơ, đã nẩy sinh ra tư tưởng
chán nản, buông xuôi, tạo thêm hiểu lầm, và dễ dàng đánh mất niềm tin nơi môn “Diện Chẩn” thần kỳ này.
Thấu
hiểu những nỗi băn khoăn, khó khăn ban đầu đó, chúng tôi, Nhóm Diện
Chẩn AZ-CA, đã mạo muội dùng hết kiến thức hạn hẹp của mình, để biên
soạn lại tập sách “Diện Chẩn AZ-CA” này, không nhằm mục đích khoa trương
kiến thức, mà chỉ mong sao, với cách trình bầy giản dị- chi tiết đầy
đủ-phân loại rõ ràng, sẽ giúp cho những người sơcơ, mới bước vào môn
Diện Chẩn, có thể nắm được chút căn bản, hầu tạo thêm “Niềm Tin” vào môn
Diện Chẩn, ngày một thêm “Tín Chắc” vững vàng.
Trong tập sách này chúng tôi chia ra làm 2 chương:
Chương I: “DIỆN CHẨN-ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP BÙI QUỐC CHÂU” được khởi đầu với những bài viết của tác giảHoàng Chu, nhằm tăng thêm niềm tin nơi người sơ cơ với môn Diện Chẩn.
Sau đó là toàn bộ Học Thuyết của môn “Diện Chẩn” như: 8 Thuyết Diện Chẩn, 8 Thuyết Điều
Khiển Liệu Pháp, 28 Đồ Hình, 8 bộ Đại Huyệt, Kỹ thuật Đoán và Trị Bịnh, v.v…
Chương II: “CHÌA KHÓA VẠN NĂNG” là phần kinh nghiệm lâm sàng của Lương Y Trần Dũng
Thắng và các thếhệthầy trò trong hai mươi bảy năm trình bầy những cách chữa trị“Những Căn Bịnh của ThếKỷ” nhưnhồi máu cơtim, cao máu, cao mỡ, đau thần kinh tọa, tiểu đường, viêm gan siêu vi A, B, C, v.v…
Với hơn 170 trang “trích góp” này, chúng tôi mong mỏi có thểgiúp các bạn mới, làm quen với
phương pháp Diện Chẩn, bớt ngỡngàng, và có thểhiểu được phần nào căn bản của môn Diện Chẩn, hầu có thểứng dụng hai chữ“Tùy” và “Biến” đến vô cùng.
Dĩ nhiên, với “thời gian eo hẹp, kiến thức chưa tường”, tập sách này không tránh khỏi những sai lầm, sơ sót. Mong thay, các bậc Thiện Tri Thức của môn Diên Chẩn luôn Khai Minh ChỉGiáo.
Thật mong thay!
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire