Kính gửi các anh chị một phương pháp ... ićh lợi cho ai thấy cần.
Caroline Thanh Hương
Diện Chẩn có chữa được bệnh không?
Diện Chẩn thuộc về môn “phản xạ học thần
kinh” và nó có thể là một chương mục của “y học bổ xung”, “chữa bệnh
không dùng thuốc” hay “liệu pháp tự nhiên”, …
Cái tên “y học bổ xung” được đặt ra để
chỉ đến tính độc tôn của “y học chính thống”, tất cả các phương pháp
chăm sóc sức khỏe khác sẽ chỉ được phép bổ xung, chứ không được phép
thay thế y học chính thống.
Y học chính thống, cả Đông y lẫn Tây y,
đều chú trọng đến việc dùng thuốc (hóa-dược), nên việc “chữa bệnh”
thường được ngầm hiểu là phải dùng thuốc. Vì thế các phương pháp sử dụng
tác động cơ học (lý tính) thường được gọi một cách rõ ràng ra là “chữa
bệnh không dùng thuốc”.
Đối với một người bệnh cụ thể, các
phương pháp chính thống có một hệ thống khám bệnh thông qua các xét
nghiệm. Ví dụ một bệnh nhân có chỉ số A vượt quá ngưỡng cho phép, bác sĩ
kết luận bệnh nhân bị bệnh A, và tìm cách điều chỉnh để chỉ số A trở về
ngưỡng cho phép.
Đôi khi việc điều chỉnh này là khá thô
bạo. Trong bối cảnh đó, một “liệu pháp tự nhiên” chính là một liệu pháp
quan tâm nhiều hơn đến các cảm giác và cảm nhận thay vì các chỉ số xét
nghiệm, tức là quan tâm nhiều hơn đến việc tìm cách giảm bớt các căng
thẳng và khó chịu thay vì điều chỉnh bằng được các chỉ số.
Trong thực tế, nhiều khi các chỉ số đã
trở về ổn định, nhưng cơ thể vẫn cảm thấy rất bí bách và khó chịu. Diện
Chẩn có thể giải tỏa những những bí bách và khó chịu này, giúp cơ thể
cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.
Đối với những bệnh nan y và mãn tính,
Diện Chẩn có thể “không chữa được bệnh”, vì chỉ số B nào đấy không thể
trở về được bình thường, nhưng Diện Chẩn có thể giúp cơ thể sống chung
một cách thoải mái hơn với cái chỉ số B không bình thường đấy. Theo cái
cách sống chung với lũ này, Diện Chẩn giúp bệnh nhân rất nhiều trong
cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, thay vì phải uống 3 viên móc-phin một ngày
thì bệnh nhân có thể chỉ phải uống 1 viên hoặc không viên nào sau khi
làm Diện Chẩn.
Đặc biệt, đối với những bệnh thông
thường hoặc những bệnh mới phát, Diện Chẩn giúp khai thông, kích hoạt
khả năng tự chữa bệnh của cơ thể một cách rất hữu hiệu.
Vì thế, chiếu theo các định nghĩa về
việc thế nào là bị “bệnh” và thế nào là “chữa bệnh”, thì Diện Chẩn có lẽ
không hề nhắm tới cái việc “chữa bệnh” đấy, mà giống như các liệu pháp
tự nhiên Yoga, hít thở và thiền, nó chỉ nhắm đến việc hỗ trợ giúp cơ thể
tự điều chỉnh.
Tuy thế, cơ chế tự điều chỉnh, tự chữa
bệnh của cơ thể thần kỳ đến mức chính người làm Diện Chẩn cũng thường
xuyên ngạc nhiên, và người bệnh thì nhiều khi không tưởng tượng nổi làm
sao mà bệnh nó biến đi đường nào mất!
Ai nên học thực hành Diện Chẩn?
Diện Chẩn là một hệ thống các kỹ năng
thực hành tác động lên bề mặt da của cơ thể, giống như xoa bóp thông
thường, nên nó rất lành, phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi và trình độ
học vấn.
Thực tế, những người càng biết ít về các
khái niệm y học chính thống, về Đông và Tây y, lại càng thích hợp với
việc thực hành Diện Chẩn.
Điều kiện duy nhất để bắt tay vào thực
hành Diện Chẩn là cần phải bớt đi một chút sự tin tưởng tuyệt đối vào
thuốc, vốn được quảng bá hàng ngày hàng giờ trên các phương tiện thông
tin đại chúng, và bắt đầu nhen lên một ngọn lửa mới, một niềm tin rất
đáng hy vọng vào chính những cảm nhận của mình, vào cơ chế tự điều chỉnh
thần kỳ của một bộ máy tuyệt hảo là “cơ thể và tinh thần” của con
người.
Ai không nên học thực hành Diện Chẩn?
Những người biết nhiều về Đông và Tây y,
đặc biệt là những thầy thuốc hoặc lương y giỏi, có một niềm tin lớn vào
việc dùng các liệu pháp của mình để điều trị, sẽ rất khó tiếp cận với
Diện Chẩn.
Họ thường có định kiến với những phương
pháp “chưa có cơ sở khoa học” và “chưa được chính thức công nhận”. Đối
với họ, những cái có cơ sở khoa học và đã chính thức được công nhận,
chắc chắn là những cái tốt nhất! những cái khác chắc chắn là chẳng có gì
đáng kể!
Chính vì thế, Diện Chẩn không mong chờ
được công nhận là một phương pháp chữa bệnh, không mong muốn trở thành
một phương pháp cạnh tranh với các phương pháp chữa bệnh chính thống
khác. Diện Chẩn, cũng như Yoga, khí công và thiền, sẽ chỉ là một phương
pháp “hỗ trợ sức khỏe không dùng thuốc”.
Diện Chẩn thực sự khiêm tốn, chỉ muốn là
một công cụ “thể dục hữu hiệu thường xuyên” của mọi nhà, để mọi người
có thể tích cực phòng bệnh, tránh đến mức tối đa việc phải đi chữa bệnh.
Như chúng ta đều biết, phòng bệnh lại
luôn là chỗ yếu nhất của toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe. Chúng ta có
một tâm lý phổ biến, rất tai hại: mình không biết gì và không thể can
thiệp gì được vào cơ thể của mình, nếu bị bệnh nhẹ thì cứ ra hiệu thuốc
mà mua thuốc về uống cho thoải mái! nếu uống thuốc thoải mái mà vẫn
không có kết quả gì thì cứ tìm đến những bệnh viện tốt nhất và đắt tiền
nhất để mà điều trị! nếu điều trị không được thì mới bắt đầu lao tâm khổ
tứ đi tìm cho bằng được một ông lang thật giỏi để mong còn nước còn
tát!
Giới hạn của nhận thức
Bài viết “thầy bói xem voi”
của Phạm Việt Hưng là một bài viết rất hay, nó cho chúng ta thấy rõ
giới hạn nhận thức của con người. Các bạn nên đọc để hiểu rằng tất cả
chúng ta đều là thầy bói mù đang đi xem voi cả thôi!
Những cái đã biết của con người giống
như thể tích bên trong của một quả cầu, những cái chưa biết là phần
không gian bên ngoài. Bề mặt của quả cầu, chính là những phần tiếp giáp
giữa cái đã biết và cái chưa biết. Người ta hay gọi cái phần tiếp giáp
này là nghiên cứu chuyên sâu hay những ngành mũi nhọn. Cái từ “mũi nhọn”
này dễ làm mọi người hiểu nhầm là cái chúng ta chưa biết càng ngày càng
ít đi, chỉ nhỏ như đầu mũi kim thôi. Nhưng thực ra, cái chúng ta chưa
biết là diện tích bề mặt của quả cầu, lại càng ngày càng rộng mãi ra,
khi quả cầu lớn lên theo sự tăng trưởng của nhận thức con người.
Nếu chúng ta chỉ chúi mũi hướng vào tâm
quả cầu, nhìn vào những điều đã biết, thì chẳng mấy chốc chúng ta sẽ tự
vỗ ngực, thốt lên: chà chà chà, sao mà chúng ta biết nhiều thế!
Nhưng hãy ngẩng lên, nhìn ra xung quanh,
lắng nghe những điều tưởng như không thể ở cái bề mặt quả cầu ngày càng
rộng ra ấy, chúng ta sẽ thấy sự mênh mông thực sự của những điều chưa
biết.
Diện Chẩn đang nằm ở bề mặt của quả cầu nhận thức và nó đang chờ các bạn đến khám phá!
Hà Nội, ngày 8/4/2013
Thạc sĩ Nguyễn Văn San
Thạc sĩ Nguyễn Văn San
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire