caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

jeudi 11 septembre 2014

Những hình ảnh không thể nào quên Cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1953–1956)


Cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1953–1956)


Chiến dịch Cải cách ruộng đất.

Nhiều tháng sau khi chiến dịch Giảm tô được triển khai, chương trình Cải cách ruộng đất chính thức bắt đầu, với hình thức tương tự nhưng trên địa bàn rộng lớn hơn, và các gia đình địa chủ có thành tích kháng chiến, kể cả các gia đình có đảng viên, cán bộ, bộ đội phục vụ trong kháng chiến cũng bị đấu tố. Tổng cộng có năm đợt cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3.314 xã. Người đầu tiên bị buộc tội chết trong cải cách ruộng đất là một phụ nữ, bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên, bà là địa chủ kháng chiến có nhiều công lao lớn với cách mạng Việt Nam.



Việc thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam đã gây ra nhiều hậu quả to lớn. Đã có rất nhiều người bị đấu tố oan. Mức 5,68% địa chủ trong dân số địa phương là cao hơn rất nhiều so với thực tế. Tổng số người bị quy trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%.

Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nông dân trong tầng lớp trung nông đã bị đấu tố là địa chủ và việc đấu tố oan là do "bị địch lũng đoạn". Những sai lầm này đã làm Đảng Cộng sản Việt Nam bị mất uy tín đối với nhiều người dân.

Bà Nguyễn Thị Năm cùng các con.
Bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội. Mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập.

Bà đã bị tử hình trong vụ Cải Cách Ruộng Đất vì tội địa chủ, sau khi bà bị ông Hồ Chí Minh viết bài tố "Địa Chủ Ác Ghê" qua bút danh C.B. và đã đăng trên báo Nhân Dân vào ngày 21 tháng 7 năm 1953. 
++++

Địa chủ ác ghê - một bài viết đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 - Người bị "tấn công" là bà Cát-hanh-long Nguyễn Thị Năm, một người có công với cách mạng
– avec Vien Hoang.
Bài viết "Địa Chủ Ác Ghê" của ông Hồ Chí Minh về tội địa chủ bốc lột của bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội. Mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Nội dung của bài viết:
Địa chủ ác ghê

Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !

Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
Địa chủ ác ghê - một bài viết đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953
– avec Vien Hoang.

 
Tòa án "nhân dân"
"Hình ảnh về cải cách ruộng đất do nhiếp ảnh gia Liên Xô Dmitri Baltermants (1912-1990) chụp năm 1955 tại Việt Nam"
– avec Phạm Ngọc Khánh et Vien Hoang.

 (21-7-1953)
Nguồn: http://www.rusarchives.ru/evants/exhibitions/vietnam1/22.shtml

Đồng chí Stalin thân mến:
Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San.
Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh, 31/10/1952




Thư thứ hai:

Đồng chí Stalin kính mến

Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.

- Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.

1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.

2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có ngừơi chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.

3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm

4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau

(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu

Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.

Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất

Hồ Chí Minh
30-10-1952
đã ký

 C.B.
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2011/11/nhin-lai-qua-khu-nguoc-ve-tuong-lai.html#.ULbJz2daf6E
 
Người bên phải là Đức Phú, con trai bà Nguyễn Thị Năm.
Hình trích từ http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=27802#.ULbIrGdaf6E
Trái sang phải:
Trưởng ban chỉ đạo: Trường Chinh (Tổng Bí thư đảng)
Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thái Nguyên: Hoàng Quốc Việt (Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng.
Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: Hồ Viết Thắng (Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương đảng)
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Cải_cách_ruộng_đất_tại_miền_Bắc_Việt_Nam
trường chinh cũng đấu bố cụ thám Oánh đến chết.nay cháu nội có con mẹ khùng khùng (kiến trúc sư gì đó) xây biệt thự khùng ở Đà Lạt. nhơn quả.
Bản đồ cái cách ruộng đất ở miền Bắc (1953–1956)

Danh sách Ủy ban Cải cách ruông đất trên báo "Cứu quốc", năm 1954

(Nguồn: sachxua.net)

Ad DTT


 Anomyous Vyni Bà mình kể là người thì bỏ chạy vào trong rừng sâu rồi chết đói, người thì đâm đầu xuống giếng tự tử. Ko chừa một ai, kể cả những người có công cưu mang cán bộ cách mạng. Ôi cái thời "Con tố cha, vợ tố chồng". Không sống trong thời đấy mà cũng cảm nhận được sự cay đắng. Không có gì đau hơn người trong một nhà lại sát phạt lẫn nhau. Mà hình như cái này ko dc ghi( hay là ghi rõ) trong SGK lịch sử nhỉ?
Địa chủ phải quỳ xuống đất, bị trói 2 tay ra sau lưng nghe kể tội.
Sau khi nghe kể tội sẽ bị xử bắn công khai.
Tòa án trong Cải cách ruộng đất là tầng lớp bần cố nông - những người nghèo, ít học.

Nguồn: Franz Faber, Rot leuchtet der Song Cai, 1955 Kongress – Verlag Berlin.
Một người địa chủ đang bị đấu tố trong Cải cách ruộng đất 1953-1957.

Nguồn: Franz Faber. Rot Leuchtet der Song Cai. 1955. Berlin, Kongress Verlag
 
Một người làm thuê đang đấu tố chủ cũ, sau đấu tố là hành quyết công khai (Cải cách ruộng đất 1953-1957).

Nguồn: Franz Faber. Rot Leuchtet der Song Cai. 1955. Berlin, Kongress Verlag

Gửi thêm những bài trên net viết cùng chủ đề

Vài câu chuyện về Cải cách ruộng đất


“Đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Nhân văn Giai phẩm”, những chuyện quá khứ đi vào lịch sử đầy máu, nước mắt, và chia rẽ dân tộc. Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
Dư chấn thời thơ ấu kéo dài 60 năm chưa dứ
Nếu nói rằng tôi nhớ cuộc đấu tố địa chủ làng khi 3-4 tuổi có lẽ bạn đọc không tin, nhưng tôi từng tham dự và nhớ thật. Chẳng hiểu vì lý do gì mà mẹ tôi cho mấy chị em đi xem đấu địa chủ trên bãi đất rộng toàn cỏ gà, hồi đó là bãi tha ma, trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành ở xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình).
Người xem đông nghịt, tôi nhớ cảnh người “địa chủ cường hào gian ác” bị trói chặt hai tay ra phía sau (giật cánh khuỷu?), quỳ dưới một ô đất 1mx1m đào sâu khoảng vài gang tay. Các bà đứng trên và chỉ tay vào mặt “Mày nhá, ngày xưa mày bóc lột tao, mày cướp đất nhà tao, mày hiếp tao…”. Người quì dưới cúi gằm mặt xuống đất. Cứ thế lần lượt hàng chục người lên xỉa xói.
Nội ngoại nhà tôi đều suýt làm…địa chủ. Ông ngoại từng đi lính đánh thuê cho Pháp, sang tận châu Phi mấy năm. Tiếc là ông đã mất, nếu không, tôi có một nguồn tư liệu quí về một thời toàn cầu hóa của nông dân Ninh Bình. Ông có hai vợ, nhà trên, nhà dưới, nhưng không hiểu sao tránh được địa chủ.
Ông nội từng làm Chánh tổng xã Trường Yên những cuối năm 1930, cũng thuộc hàng giầu có vì ông biết làm ăn, chỉ cho con cái đường đi nước bước. Cha tôi và mấy chú bác đi bộ sang Lào buôn bán từ tuổi thanh niên. Ông có hàng chục ngôi nhà ngói, nhưng Pháp càn đầu những năm 1940 và đốt hết. Vật dụng duy nhất còn lại là cái tràng kỷ bằng gỗ lim không cháy nổi. Hiện người con của bác họ vẫn dùng.
Có lẽ vì thế mà sau cách mạng, với mái nhà ngói bốn gian, và như một sự kỳ diệu, ông bà tôi chỉ bị tố là thành phần trung nông, vì ruộng vườn, nhà cửa chưa đủ ngưỡng địa chủ.
Hình như trước đó ông nội cho bớt nhà cửa cho người khác nên tránh được cuộc cải cách, hoặc do làng tôi làm không dứt điểm “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Tôi nhớ cái nhà sau chính là của ông bà tôi, nhưng người khác đã ở. Sau này lớn lên, tôi cũng không hỏi nữa, vì mỗi lần nhắc đến nhà cửa ruộng vườn, ông nội hay nổi đóa.
Lần đó đi xem đấu địa chủ về, mẹ tôi lại cho các con về thăm ông. Hình như ông tôi gọi mẹ tôi vào trong nhà, vụt cho mấy cái batoong đau lắm. Mẹ tôi giận ông nội mấy năm trời, mãi mới thôi. Có lẽ ông căm thù chuyện đấu tố vì ông bà suýt dính, và không muốn con trẻ dính vào giết chóc, hoặc muốn tuổi thơ được sống trong yên lành. Thời đó ông nội có chữ nhất nhì trong Tổng Trường Yên.
Lũ trẻ thuộc lòng và bắt chước đấu địa chủ vào giờ ra chơi ở trường, khi đi chăn trâu, hoặc ở sân làng. Làm súng trường bằng tầu chuối và bắn bằng mồm “bằng bằng”, bắt “tên địa chủ” là một cậu đồng niên nằm vật ra, nhắm mắt lại, rồi khiêng đi chôn. Dù chưa bao giờ thấy bắn địa chủ như thế nào, chôn người chết ra sao, nhưng ký ức tuổi thơ “đấu cường hào” không bao giờ quên, dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua.
Viết mấy dòng để nói rằng, những gia đình có người thân bị quì dưới đất, bị trói, bị xỉ nhục, bị vu oan và giết oan, họ đã sống như thế nào mới qua những ngày đen tối.
Những thế hệ tài năng bị ruồng bỏ
Người tố giác, người thi hành án tử “kẻ thù của giai cấp” hầu hết đã về với ông bà tổ tiên. Nhưng hệ lụy để lại về lý lịch cho con cháu vô cùng khủng khiếp, đã làm hại nhiều tài năng và tinh hoa của đất nước.
Địa chủ ở làng quê là ai? Có phải tất cả đều độc ác hay không? Có người độc ác, có kẻ giết người, nhưng không phải tất cả. Cùng mảnh ruộng, người biết làm ăn, tính toán thì có của ăn của để. Nhưng người không biết phải chịu đói khát, đành đi làm thuê. Nhưng sau cách mạng, người giỏi hơn thành địa chủ, người kém hơn lên làm chủ, và kết quả thế nào, chẳng cần bàn cãi.
Giầu nghèo trong xã hội nào chả có, sự bất bình đẳng về thu nhập là câu chuyện của ngàn đời và sẽ còn mãi. Người tài năng, có hiểu biết sẽ giầu có hơn người ít kiến thức. Ở nông thôn, “địa chủ” đôi khi là tinh hoa của nền nông nghiệp. Tàn sát lớp người này đã thui chột nền nông nghiệp.
Nếu cha mẹ, ông bà đã chịu tội dù có oan uổng thì ra một nhẽ. Nhưng kiểu quản lý nửa cách mạng, nửa phong kiến “tru di tam tộc”, con cháu của lớp người bị cho là có tội không thể ngóc đầu lên được.
Hè vừa rồi tôi gặp vài người thuộc dòng họ nhà sách Mai Lĩnh nổi tiếng ở Hải Phòng đến DC chơi. Nói chuyện với khách mới biết nhà sách này từng rất giầu có và nổi tiếng vùng Bắc Bộ. Mai Lĩnh là tên ghép của làng Xuân Mai và núi Lĩnh ở Phúc Yên, thuộc dòng họ Đỗ Phúc Lương.
Cụ Đỗ Văn Phong sinh bẩy người con trai, sáu người làm kinh doanh khắp Nam Bắc thời đó. Người con thứ tư là ông Đỗ Như Phượng ở lại quê trông nom gia đình và có một người con là Đỗ Như Lân. Vì ở quê gọi tên cha mẹ theo con trai trưởng và ông Phong là thứ 4 nên gọi là ông Tư Lân.
Là một người hiền từ, biết làm ăn, được dân làng quí mến. Những năm 1939-1945, làng quê nghèo khổ chưa từng có, thấy ông làm ăn phát đạt vì biết qui hoạch ruộng vườn, cả làng nhờ ông Tư giúp đỡ, có người xin làm con nuôi ông cho khỏi bị chết đói, hoặc giúp cho công ăn việc làm.
Nạn đói 1945, chính ông Tư là người mở kho thóc nhà mình để phát chẩn cho dân nghèo, dùng tiền mua thuốc cứu giúp người bệnh. Trang trại Mai Lĩnh từng là cơ sở giúp cho cách mạng như ép dầu, cất tinh dầu giun, mua rượu cồn, vận chuyển lên chiến khu Việt Bắc. Quân Pháp từng đốt phá tan hoang cơ nhà Mai Lĩnh.
Nhưng cuộc bể dâu Cải cách ruộng đất đã đẩy ông Lân xuống bùn đen. Từ một người lương thiện, hết lòng vì dân làng, đóng góp cho cách mạng, nhưng sau một đêm ông Tư Lân biến thành kẻ thù giai cấp vì đã quá giầu.  Có lẽ làng Phúc Yên ngày ấy vẫn còn nhớ hình ảnh những nhân chứng mà ông Tư từng cưu mang đã buộc tội chính ông. Bị tịch thu toàn bộ gia sản, ông bị 15 năm tù đầy. Vợ con bị đẩy ra rìa làng.
Ông đã bị hành hạ về thể xác và tinh thần, cuối cùng đã chết trong tù năm 1955. Nhà sách Mai Lĩnh từ gia đình nổi tiếng ở Phúc Yên cuối cùng cũng bị xóa sổ sau cách mạng.
Con cháu phiêu bạt khắp nơi. Chị Lương (chị tên là Hiền Lương vì ông bố có thói quen đặt tên các con theo địa danh các tỉnh) ở Hải Phòng cưới  anh Tâm cũng con nhà tư sản. Họ học rất giỏi nhưng cuối cùng không được vào đại học chỉ vì lý lịch, cho dù đã sửa sai, nhưng tiếng xấu để lại không ai gột rửa. Nhân chuyện vượt biên những năm 1980 ở miền Bắc, anh chị rủ nhau đi tìm bến bờ khác.
Hiện họ sống ở Canada. Hôm gặp ở Washington DC, anh Tâm chị Lương nhắc mãi Blog Hiệu Minh. Người chị gái của chị Lương cũng vừa tới thăm DC với con gái hiện đang ở bên Anh. Vướng chuyện lý lịch, họ phải bươn chải suốt cuộc đời, bây giờ mới tạm ổn.
Mấy lời cuối
Viết những chuyện như trên có lẽ phải cần hàng ngàn cuốn sách. Cuộc chiến thời Pháp, Nhật, Mỹ và sau này với Trung Quốc đã khiến máu chảy thành sông ở mảnh đất nhỏ bé này. Nhưng máu do chính người Việt tạo ra cũng không ít.
Thời thực dân, luật pháp nằm trong tay kẻ mạnh, sưu cao thuế nặng ở quê, tội ác để lại không nhỏ. Vì thế khi cách mạng nổ ra, hàng chục triệu người đi theo với niềm tin “Công bằng, bác ái, và dân chủ, người cày có ruộng”, khỏi phải bàn cãi về vai trò của ĐCS. Tuy nhiên những gì họ xử lý sau chiến thắng lẫy lừng mới là điều cần bàn.
Sau 1954 là thế, nhưng sau 1975, Cải tạo công thương nghiệp cũng xóa đi một thế hệ tinh hoa biết làm ăn, và hệ lụy rất lớn về lý lịch để lại cho con cháu. Hàng triệu người bỏ tổ quốc ra đi. Nhiều người thành đạt nơi xứ người nhưng không thể đóng góp cho quê hương vì nhiều lẽ mà trong đó dư chấn của Cải cách ruộng đất mà họ cho là một trong những điều mất mát lớn.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội vừa khai trương hôm 8/9 triển lãm “Cải cách ruộng đất 1946-1957″ với mục đích “giúp công chúng tiếp cận với những tài liệu, hiện vật gốc và có cách nhìn thực tiễn, khoa học, khách quan về cuộc vận động cách mạng ruộng đất trong tiến trình lịch sử dân tộc”. Rất có thể triển lãm còn sơ sài, nhưng dầu sao, xã hội đã cởi mở và được quyền nói về những chuyện trong quá khứ.
Những bài học cải cách ruộng đất áp dụng một cách mù quáng từ Trung Quốc và Liên Xô bị trả giá bằng xương máu dân tộc này. Phải chấm dứt sự phụ thuộc vào ngoại bang kể cả ý thức hệ. Sự dốt nát không thể kéo qua hai thế kỷ.
Triển lãm cũng là sự mở đầu cho sự kết thúc một trang sử bi tráng, đầy máu và nước mắt. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, cần bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai.
Đã đến lúc đất nước phải thay đổi, lãnh đạo phải thay đổi và mỗi chúng ta phải thay đổi. Sự mù quáng về ý thức hệ sẽ đưa đến một cuộc cải cách khác, máu đổ và thiệt hại mang tầm quốc gia, đau đớn kéo dài hàng thế kỷ, mà một cậu bé 3-4 tuổi ở Trường Yên nhớ hằn sâu trong trí óc tuổi thơ dù đã sau 60 năm.
Hiệu Minh, 9-9-2014. (nguồn Hiệu Minh blog)

Tại sao phải vội vã đóng cửa Triển lãm về Cải cách ruộng đất?

Kami
2014-09-12
Sáng nay 11.9.2014, bà con dân oan Dương Nội đã đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội để xem triển lãm Cải cách ruộng đất nhưng đã bị ngăn chặn không được vào
Sáng nay 11.9.2014, bà con dân oan Dương Nội đã đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội để xem triển lãm Cải cách ruộng đất nhưng đã bị ngăn chặn không được vào

Những ngày này, vào cái thời điểm sau lễ kỷ niệm 69 năm Quốc khánh, một cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất (CCRĐ) được tổ chức tại Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, sự xuất hiện của bản Google Docs cuốn Đèn cù của tác giả Trần Đĩnh trên mạng internet cũng là một tác nhân khiến chủ đề về CCRĐ càng nóng thêm.
Chủ đề này đang hâm nóng các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, ở đâu đâu cũng thấy người ta nói về chủ đề Cải cách ruộng đất (CCRĐ).
Đôi nét về CCRĐ
Chương trình CCRĐ với mục đích xóa bỏ giàu nghèo - với chủ trương "San bằng giai cấp hóa yên vui" là một bước trong tiến trình tiến lên CNXH của Đảng CSVN tổ chức và thực hiện.
CCRD với khẩu hiệu "Người Cày Có Ruộng" là chương trình bắt nguồn từ đường lối chính sách của Đảng CS Trung quốc, nhằm tiêu diệt các thành phần bóc lột, phản quốc, phản động như địa chủ, cường hào, ác bá v.v.... Vào những
năm 1953–1956 ở miền Bắc Việt nam, khi ấy Đảng CSVN, dưới sự chỉ đạo của các cố vấn Trung quốc đã tổ chức thực hiện việc CCRĐ một cách máy móc, dập khuôn và tràn lan. Thông qua những màn đấu tố phần lớn là oan và sai đối tượng nhằm để đạt chỉ tiêu của cố vấn Trung quốc giao cho. Với những phiên Tòa kiểu vô luật pháp của một nhóm người trong Đội Cải cách, có thể tùy tiện tuyên án để tịch thu tài sản, đất đai của những người này để chia cho bần nông, cố nông. Thậm chí, các bản án tử hình với số lượng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người bị quy kết địa chủ đã bị bắn bỏ ngay lập tức.
Việc thực hiện CCRĐ ở miền Bắc Việt Nam đã gây ra nhiều hậu quả vô cùng to lớn cho xã hội thời ấy. Đã có rất nhiều người bị đấu tố oan, sai. CCRĐ được cho là không chỉ giết dã man nhiều người vô tội. Mà tội ác lớn nhất của nó là nó chà đạp lên luân thường đạo lý, phá hoại toàn bộ nền tảng đạo đức xã hội của người Việt được xây dựng qua biết bao thế hệ. Kể từ đó, đạo đức xã hội đã bị băng hoại, tình người bị chà đạp; những kẻ trắng trợn đổi trắng
thay đen, ngậm máu phun người giành được quyền hành và thao túng, chi phối toàn bộ cuộc sống khiến người lương thiện thì chịu oan khuất, thua thiệt, kẻ bất lương trở thành các vĩ nhân bất khả xâm phạm và còn là tấm gương chotoàn xã hội.
Theo thống kê, tổng số người bị đưa vào danh sách đấu tố vào khoảng 172.000 người; trong đó số người bị oan sai tới khoảng 123.000 người. Cuộc cải cách và đấu tố này đã gây nên biết bao sự oan sai cho những người nông dân hiền lành và vô tội, nhiều ngàn gia đình tan cửa nát nhà. Mà làn sóng người miền Bắc di cư vào Nam trong năm 1954 để chạy trốn Cộng sản là bằng chứng cho thấy hậu quả của những sai lầm này.
Chính điều đó đã làm Đảng CSVN bị mất uy tín đối với nhiều người dân. Trước những sai lầm  nghiêm trọng này, tháng 9 năm 1956, ông Trường Chinh đã buộc phải từ chức Tổng Bí thư và lãnh đạo Đảng CSVN cách chức Bộ Chính trị của ông Hoàng Quốc Việt, cũng như cách chức Ủy viên TW Đảng của ông Hồ Viết Thắng. Đến tháng 10 năm 1956, ông Võ Nguyên Giáp, thay mặt ông Hồ Chí Minh đã phải thừa nhận sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai.
Không ngoa, nếu như ai đó nói rằng CCRĐ những năm 1953–1956 ở miền Bắc là một trong những tội ác chống nhân loại của Đảng CSVN và cần được đưa ra xét xử ở Tòa án Quốc tế.
Mục đích mở triển lãm bị phá sản
Vào ngày 8.9.2014 vừa qua, Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội khai trương một triển lãm về cải cách ruộng đất, mang tên "Cải cách ruộng đất 1946-1957". Theo đánh giá, đây là lần đầu tiên Việt Nam có triển lãm về sự kiện lịch sử được coi là một trong những thất bại trầm trọng của Đảng CSVN.
Theo báo chí, ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, cho biết mục đích của triển lãm là "Muốn đưa đến cho công chúng một cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn, những thành tựu trong giai đoạn đó, cũng có những bước đi sai lầm trong việc tổ chức thực hiện ở cơ sở thì cũng đã có những chỉ đạo từ trung ương trong việc chấn chỉnh khắc phục sai lầm, oan sai.”. Tuy nhiên khi được hỏi về con số người bị xử tử trong cải cách ruộng đất có được nêu ra tại triển lãm này hay không, thì ông Nguyễn Văn Cường cho rằng theo ông quan trọng nhất là thành tựu “người cày có ruộng”, còn những mất mát thì trong những sai lầm và bài học kinh nghiệm Đảng đã có đánh giá và sửa sai.
Điều đó cho thấy cũng gần đúng như dư luận đánh giá, đó là việc nhà nước tổ chức triển lãm về CCRĐ chỉ nhằm mục đích kể công ơn của Đảng CSVN đối với nông dân từ trước đến nay. Nhưng vô tình vấn đề CCRĐ, vốn là một vết thương, một dấu ấn thất bại cay đắng của Đảng CSVN đã bị đào xới lại sẽ tạo ra các phản ứng bất lợi là điều mà họ không lường hết trước được. Đáng tiếc hơn, giữa lúc vấn nạn dân oan mất đất, mất ruộng đang ở giai đoạn cao trào, thì lẽ ra khi động chạm tới vấn đề CCRĐ trong lúc này, thì phía chính quyền cần phải đả động tới cả hai mặt của một vấn đề, cả vấn đề tích cực, những mặt hạn chế và những sai lầm của Đảng CSVN trong vấn đề đất đai để làm dịu long những người dân oan. Nhưng họ quên mất rằng, trong bối cảnh mặt bằng dân trí ngày càng được nâng cao, những vấn đề mất mát, những sai lầm khi nhà nước càng muốn dấu thì người dân càng quan tâm tìm hiểu hơn và điều này sẽ dễ tạo nên phản ứng mạnh mẽ của dân chúng. Và cuối cùng họ đã không làm như thế.
Có ý kiến cho rằng việc nhà nước tổ chức triển lãm về CCRĐ để đối phó với làn sóng đọc và chia sẻ tác phẩm Đèn cù của Trần Đĩnh thì thiết nghĩ rằng không có cơ sở. Vì để tổ chức một cuộc triển lãm về chủ đề này thì người ta phải chuẩn bị trước ít nhất là một năm, thậm chí là nhiều năm. Việc hai sự kiện này xảy ra trong cùng gần một thời điểm đó chỉ là sự tình cờ, một sự ngẫu nhiên.
Sức mạnh của truyền thông xã hội và dân oan
Vào chiều tối 11.9.2014 trên mạng facebook đã có tin nói rằng cuộc triển lãm về CCRD đã tạm không tiếp đón người xem chiều nay đóng cửa, theo đó tin cho biết "Đại diện Ban Tuyên giáo TW và Bộ VHTTDL cùng Bảo tàng tìm lý do hợp lý để đóng cửa. Lệnh cho làm ngay một triển lãm khác, cổ vật để thay thế.". Đến sáng ngày 12.9 thì được biết tấm pano quảng cáo về cuộc triển lãm treo trước cửa Viện Bảo tàng Lịch sử đã được hạ xuống, dù rằng trước đó cuộc triển lãm này dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 12.2014. Một cuộc triển lãm vừa mở cửa vẻn vẹn có 4 ngày đã phải gấp rút đóng cửa với những lý do không thuyết phục càng gây sự tò mò của mọi người.
Vậy lý do gì và nguyên nhân vì sao chính quyền đã vội vã hủy cuộc triển lãm này?
Hiện nay ở Việt nam, thế hệ những người ở lứa tuổi 40 trở xuống hầu như rất ít người có hiểu biết về vấn đề CCRĐ. Những người có thể biết và biết rõ về CCRĐ là do họ tự tìm hiểu trên mạng internet, việc giáo dục và tuyên truyền về vấn đề CCRĐ từ trước đến nay ở VN là hết sức sơ sài và hầu như nhà nước không nói gì đến mặt trái của nó. Tuy vậy, để tìm kiếm các thông tin đa chiều về vấn đề CCRĐ trên mạng internet bây giờ là điều hết sức dễ dàng, với vô vàn thông tin đa dạng. Triển lãm về CCRĐ được tuyên truyền trên truyền thông nhà nước và các mạng xã hội đã vô tình đã kích thích sự tò mò của nhiều người và họ đã bỏ thời gian để tìm kiếm sự thật.
Những ngày này, trên các mạng xã hội vấn đề được người ta bàn luận nhiều nhất là vấn đề CCRD, người ta chia sẻ vô vàn các thông tin - chủ yếu là mặt trái của vấn đề. Số lượng người quan tâm và đến xem đến cuộc triển lãm này cũng khá nhiều, không những thế tại nơi triển lãm người ta có thể bàn luận, chia sẻ quan điểm cá nhân thậm chí viết những suy nghĩ của họ trong sổ lưu. Những ý kiến ghi trong cuốn sổ này khá đa dạng, thậm chí có những ý kiến rất gay gắt. Đây cũng là một điều bất lợi không đáng có mà chính quyền không lường được hết. Đồng thời đây cũng là hệ quả của lối tuyên truyền một chiều, đó là chỉ tuyên truyền những cái tốt vốn rất hiếm hoi trong sự thất bại trầm trọng của công tác CCRD mà không mảy may đề cập tới những sai lầm cần phải được sửa đổi.
Chỉ trong mấy ngày đầu, nhiều biểu hiện cho thấy chính quyền đã sớm phát hiện ra việc làm của họ đã phản tác dụng, trái những gì họ đã dự kiến vì đã tạo dư luận gây xôn xao trong dân chúng. Điều này chứng tỏ chính quyền đã theo dõi diễn biến trên mạng xã hội khá chặt chẽ. Vì họ biết rằng, việc cuộc triển lãm CCRĐ đã và đang khơi dậy những ký ức đau xót và những tội ác mà Đảng CSVN đã gây ra cho dân tộc và đất nước này ở thời kỳ CCRĐ. Những cái đó đã và đang trở thành một trào lưu xã hội quan tâm ở mức cao, đã đẩy chính quyền vào tình thế không biết sẽ còn có những diễn biến gì tiếp sau đó. Và cũng cần phản nói thêm: với đội ngũ tham mưu rất kém, đã không lường hết được phản ứng ngược lại của dư luận xã hội, khi đưa chủ đề hết sức nhạy cảm vốn đã được dấu kín nhiều chục năm.
Việc bà con dân oan Dương Nội mặc áo với các dòng chữ đòi nhân quyền đã đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội trưa ngày 11.9.2014 để xem triển lãm Cải cách ruộng đất là lý do đi đến việc chính quyền ra quyết định đóng cửa triển lãm. Vì họ tin rằng kế tiếp dân oan Dương nội sẽ có hàng nghìn dân oan trên khắp cả nước sẽ đổ về và biến nơi đây thành nơi tụ tập của lực lượng dân oan. Đây là quyết định nhằm "dập lửa ngay từ đầu gió" được đưa ra trong sự lo ngại của phía chính quyền.
Điều đó phần nào cho thấy sức mạnh của truyền thông trên mạng xã hội được tận dụng cùng với sự đoàn kết của dân oan Dương nội, điều này đã gây ra áp lực không nhỏ lên chính quyền, và đây là những lý do để trả lời câu hỏi "Tại sao nhà nước phải vội vã đóng cửa?"
Những bài học kinh nghiệm
Nếu ai có ý định so sánh địa chủ và tư sản ngày xưa với các "đầy tớ" của nhân dân hay các đại gia thời nay, thì không có gì đáng để so sánh, vì sự khập khiễng của nó. Ngày xưa việc tích lũy ruộng đất và của cải của địa chủ hay tư sản đều thông qua việc kinh doanh buôn bán hoặc thậm chí họ còn trực tiếp tham gia lao động như người làm công. Nói chung, những của cải hay tiền bạc mà họ tích cóp được là do công việc hầu hết là chân chính và lương thiện, chứ không phải là những của cải do ăn cướp được như những "đầy tớ" của nhân dân hay các đại gia thời nay.
Nếu mục đích ban đầu của cuộc triển lãm, chính quyền hy vọng rằng để cho người dân thấy sự khác nhau hay nói cách khác là khoảng cách giữa cuộc sống của giai cấp địa chủ và những người bần cố nông trong quá khứ như thế nào. Mà triển lãm này bỗng trở thành tiền đề cho mọi người ta cảm thấy cần suy nghĩ nghiêm túc về khoảng cách giàu nghèo giữa các quan chức đảng viên với những người nghèo khổ hiện nay. Thử hỏi cái khoảng cách đó ngày nay gấp bao nhiêu lần những cái người ta thấy ở ngày xưa qua cuộc triển lãm? Qua đó số đông mọi người đã buộc phải đặt dấu hỏi nghi ngờ vì sự giàu có của các quan chức.
Thông qua vấn đề CCRĐ, thì sự minh bạch về thông tin cũng sẽ giúp giải quyết được rất nhiều vấn đề tồn đọng, những oan khúc chưa có lời giải đáp. Vấn đề then chốt là đúng sai phải rõ ràng, kẻ làm sai phải bị nghiêm trị, người bị oan sai phải được xin lỗi và bồi thường mọi mặt, kể cả danh dự của bản than họ và gia đình. Chứ không thể nhận sai lầm và tuyên bố sửa sai bằng miệng rồi bỏ đấy như Đảng CSVN đã từng làm trong vấn đề CCRĐ từ trước đến nay. Nếu như việc này được xử lý đúng và phù hợp thì có lẽ Đảng CSVN cũng sẽ không mất uy tín trầm trọng như bây giờ.
Nếu chính quyền biết việc đưa thông tin đa chiều, cả mặt xấu lẫn mặt tốt vào trong cuộc triển lãm một cách khéo léo và phù hợp cũng là thể hiện sự tôn trọng đối với người xem. Điều đó có tác dụng xoa dịu lòng dân, vì trong kỷ nguyên thông tin như hiện nay thì không ai, không có bất kỳ thế lực nào có thể che dấu được người dân.
Có không ít người, mà cá biệt có người là con địa chủ bị bắn oan trong thời CCRĐ, gần đây đã từng tuyên bố "Nếu bây giờ có CCRĐ, tôi sẽ là đao phủ". Tôi không biết họ nói thế là nói thật hay nói đùa? Dù sao chăng nữa tôi cũng phản đối những suy nghĩ như trên vì đó là hành động mang tính trả thù, cái tư duy trả thù kiểu mạng phải đổi lấy mạng chắc cũng không còn chỗ đứng trong thế giới văn minh ngày nay. Mà hãy coi những sai lầm trong quá khứ là những bài học để ta tránh không mắc phải hoặc lặp lại những sai lầm như thế.
Bản Google Docs cuốn Đèn cù của tác giả Trần Đĩnh:
<https://docs.google.com/file/d/0B7GMKLKS_qhPa2Z0aXJpZjlZY3c/edit>
Ngày 12 tháng 9 năm 2014
© Kami
*Nội dung bài viết không thể hiện quan điểm của RFA.

++++++

Cải cách hay Đấu tố?

Một hình ảnh trong CCRĐ
Một hình ảnh trong CCRĐ
Thật khó để tìm ra chủ đích của nhà nước CSVN khi họ đem những hình ảnh, tài liệu về cuộc đấu tố, gọi là cải cách ruộng đất 53-56 ra triển lãm vào ngày 8-9-2114. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy, cuộc triển làm này không có chữ lương thiện.
Nó không có lương thiện không phải là vì nhà nước muốn đem những oan hồn các nạn nhân của cuộc cải cách ấy ra đấu tố thêm một lần nữa cho hả dạ, hoặc gây thêm lòng thù hận của dân chúng đối với thành phần này. Bởi vì, nếu có làm như thế, nhà nước cũng không thể tạo ra lòng căm thù của dân chúng đối với những nạn nhân đã chết. Trái lại, sự phẫn uất nếu có, sẽ đổ ngập lên đầu đảng và nhà nước CS. Lý do, xét trên cả hai diện. Sự giàu có của những người này gồm ít nẫu ruộng, mấy dàn trâu cày, nhà có người ăn kẻ ở thì đó cũng chỉ là những tài sản được vun đắp, tích lũy do nhiều đời để lại. Nó chẳng là gi nếu đem so sánh với cái giàu có, cực nhanh chóng của cán cộng. Chỉ trong vòng vài, ba chục năm làm cán, dù là một viên cán cấp thấp nhất ở phường, ở xã, thôn thì họ đã vơ vét được số tài sản, bao gồm đất đai nhà cửa, cơ sở kinh doanh đáng gía gấp cả trăm lần những viên phú hộ bị khép vào tội chết kia. Như thế, công bằng mà nói, những nhà phú hộ kia xem ra chưa đáng tội chết. Tội chết phải dành cho những kẻ khác. Kế đến, họ có độc ác, đánh đập gia nhân thì cũng chả thấm gì nếu đem so với cái tối độc ác và man rợ của Hồ chí Minh và các tầng lờp cán cộng hiện nay. Bởi vì khi người dân bị bắt vào đồn công an cộng sản thì còn khỏe mạnh. Nhưng sau vài ngày hỏi cung, người thì được báo là bị tự tử trong đồn. Lại có người khác được thân nhân đón về và đưa thẳng ra nghĩa địa!
Nó cũng thiếu lương thiện và đầy bất công. Bởi vì, khi nhà nước đem mái tranh vách đất của người bần cố nông ra so sánh với nhà cao cửa rộng, làm bằng gỗ lim lợp ngói của phú hộ cho mọi ngưòi xem, coi đó như là bằng chứng của sự bóc lột dã man sức lao động của bần nông do thành phân địa chủ thực hiện. Nhưng nhà nước lại không đem hình ảnh cái mái che nom thấy cả giời, cả trăng sao của ngườ dân oan, của người nông phu, của em bé, cụ già quanh năm sống nhờ vào đống rác thải bên đường để so sánh với hình ảnh của những ngôi biệt thự, dinh thự của các cấp quận ủy, huyện ủy viên trên toàn qưốc cho nhân dân chiêm ngưỡng, đánh gía xem sự bóc lột, trộm cướp của những quan cán này đã lên đến mức “ vinh quang” tột đỉnh hay chưa? Ở đây, tôi chỉ đan cử đến cấp quận, huyện trở xuống thôi, chứ không muốn đề nghị nhà nước đem hình ảnh những ngôi biệt thự, sơ đồ đất cát, rừng cao su, cơ sở kinh doanh của các quan cán từ cấp tình ủy viên trở lên đến trung ương, hay BCT ra mà so sánh nữa. Bởi vì sợ rằng, khi nhân dân nom thấy những dinh thự, của cải của ác quan cán thì họ hoảng loạn, vỡ mật, ngã lăn ra mà chết!
Rồi cuộc triển lãm cũng thiếu lương thiện đối với người dân (vì chỉ đánh nhân dân) và rất bất công với bác! Bất công vì bác đã lao nhọc, ròng rã không biết bao nhiêu đêm ngày, bao nhiêu tháng năm, quên ăn, quên… lấy vợ, mới viết ra được hai văn kiện làm nền cho cuộc đấu tố, gây ra cái chết cho 200 ngàn nhân mạng, tạo nên một chiến thắng long trời lở đất, mà nhà nước dấu nhẹm nó đi. Không hề đem nó ra cho dân chúng chiêm ngưỡng, để người dân có cơ hội thực tế đánh gía xem nó nhân đạo, nó tàn bạo, nó bất lương và vô đạo đến mức độ nào? Chẳng lẽ nhà nước lại không biết hai văn kiện này ư? Chẳng lẽ họ không biết, nếu không có hai văn kiện này thì làm gì có mùa đấu tố ở đây, làm gì có hàng quan cán như hôm nay? Hai văn kiện đó là:
1. Văn kiện thứ nhất. Đề án gởi Stalin xin tổ chức đấu tố và cải cách ruộng đất tại Việt Nam.
Sau tuần lễ vàng, lừa đảo lòng yêu nưóc của người dân, HCM vơ vét được 20 triệu đồng (tiền Đông Dương) và 370 ký lô Vàng. Sau đó một thời gian ngắn, HCM đã phải tháo chạy rời Hà Nội, trở lại vùng biên giới Trung Việt. Tại đây, do hồn thiêng Trung quốc thúc dục, HCM đã làm ra đề án này. HCM viết:” Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San.
Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn. Gửi lời chào cộng sản. Hồ Chí Minh, 31/10/1952”
2. Văn kiện thứ hai: Bản cáo trạng đã được tuyên đọc vào ngày khai mạc mùa đấu tố ở Đồng Bẩm , nhân vụ xét xử bà Nguyễn thị Năm ở Thái Nguyện, là lao tâm, khổ trí của Hồ chí Minh tạo ra. Nguyên bản như sau,
“ Địa chủ ác ghê
Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
(21-7-1953)
C.B….” ( Hồ chí Minh)
Nhìn chung, hai văn kiện này mang 2 đặc tính khác nhau. Cái thứ nhất: Là tư tưởng thành kế hoạch khủng bố giết người của một tên nô lệ máu lạnh, thủ ác và đầy lòng thù hận, Y viết gởi cho một chủ quan độc ác, xin duyệt, phê chuẩn. Xem ra, tư tưởng và hành vi cũng như kế hoạch của Y không có bất cứ một lý do nào, dù nhỏ, để bào chữa, chạy tội. Bởi lẽ, phàm là nguời thì phải biết qúy trọng sinh mệnh của con người. Không thể vin, viện ra bất cứ một lý do gì để viết thư xin phép một kẻ ngoại nhân để giết hại đồng bào của mình. Trừ ra một trường hợp duy nhất, kẻ làm ra cái đề án ấy không phải là người Việt Nam.
Cái văn bản thứ hai. Sự tích tụ của dòng máu lạnh và ác độc trong văn kiện thứ nhất, nay đã đến lúc nở hoa. Hoa của nó là bản cáo trạng đẫm máu vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Hoa của nó là sự kết tinh là sự tổng hợp của tất cả những gian dối, bịa đặt và vu khống cộng lại. Nó đáng bị lên án. Bất hạnh thay, nó lại triển nở rực rỡ trong lòng đảng cộng sản. Nó trở thành kim chỉ nam, trở thành người hướng dẫn đầy sáng tạo để cho các đoàn đảng viên nhuẫn nhiễn và thi hành. Nó trở thành khung, sưòn cho mọi cuộc đâu tố. Dù ở bất cứ làng nào, xã thôn nào, huyện nào, tỉnh nào, mọi cuộc đấu đều phải rập khuôn theo đúng nội dung trong “địa chủ ác ghê” do Hồ chí Minh đề ra. Nó rập khuôn gian dối, bịa đặt, vu khống đến nỗi, tất cả đều như một. Theo đó, Nó không chỉ là một bản cáo trạng khởi đầu mùa đấu tố, đọc trước mặt nạn nhân Nguyễn thị Năm, nhưng còn là một văn kiện khai mở ra nền tảng luân lý và đạo đức của chế độ cộng sản. Một chế độ phi nhân, sống dựa vào gian dối và tạo ra gian dối.
A. Về hình thức.
Đây là một bản cáo trạng, tuy ngắn, nhưng xem ra đã trình bày rõ ràng tất cả những tội của địa chủ Nguyễn thị Năm. Tuy nhiên, khi đọc, không một người nào mà không rùng mình rợn tóc gáy vì cái ác độc lang sói trong lòng người viết ra nó. Xin nh8ác qua, bà Nguyễn thị Năm còn được gọi là Cát Hanh Long, có thể không được coi là một người phụ nữ yêu nước dười mắt những người CS. Nhưng đã từng bỏ của, bỏ sức ra bao che, nuôi ăn nhiều cán bộ Việt Minh và cộng sản như Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Hoàng văn Hoan, Nguyễn duy Trinh, Võ Nguyên Giáp , Hoàng quốc Việt… Chỉ riêng Tuàn Lễ Vàng, bà đã bỏ ra hơn100 lạng vàng để giúp cho quỹ kháng chiến. Nếu bà ác độc như bản cáo trạng nêu ra thì liệu mạng sống của những ngưòi tôi vừa kể ra ở trên có còn đến ngày bà bị đấu tố hay không?
Khi viết về cuộc đấu tố và văn bản này, Trần Đình, một tên tuổi mà tôi cho rằng, ông là người đã đứng vững trên đôi chân nhân bản của minh đúng như lời người mẹ yêu qúy của ông từng nhắc nhở. Ông đã sống, đã làm việc giữa những hạng mục voi giấy, ngựa giấy, khéo mà có cả chó giấy nữa chạy vòng quanh. Nhưng ông không bị lớp voi giấy, ngựa giấy và chó giấy này làm cho quay quất, tít mù theo chúng. Trái lại, vẫn chững chạc làm người nhân bản, thể hiện một nhân cách, một tầm nhìn chững chạc. Trong Đèn Cù, ông đã ghi lại cái ngày khởi đầu ấy như sau:
“ Cải cách ruộng đất chính thức nổ pháo hiệu đầu tiên ở xã Dân Chủ, Đồng Bẩm, Thái Nguyên. Đối tượng Nguyễn thị Năm, tức Cát Hanh Long, nhân sỹ tên tuổi trong Hội Liên Hiệp Phụ Nữ cũng như Trung Ương mặt trận Liên Việt, người cùng thường họp long trọng với Hồ chí Minh, Tôn đức Thắng, Hoàng quốc Việt. Nay bà trở thành địa chủ phản động, cường hào ác gian lợi dung tiếng thân Sỹ để phá hoại cách mạng…., có nhiều nợ máu với bần cố nông……” trang 82). Trần Đình tiếp: “ Để có phát phát mở đầu cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh chỉ thị báo nhân dân tường thuật vụ đấu Nguyễn thị Năm. Tôi nhận nhiệm vụ( viết tường thuật) vỉ Trường Chinh phân công” Trần Đình không tham dự, nên Chinh bảo ” Chi tiết thì khai thác Văn, người anh nuôi, cấp dưỡngt đi theo Trường Chinh, còn tội ác thì cứ theo tài liệu” … …”Sở dĩ báo chí không tham dự vì ngại Đồng Bẩm cách Hà Nội có vài chục cây số, Pháp có thể nhảy dù xuống đó. Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt:”( Đèn Cù 82)
Như thế là cả hai nhân vật này đã đến dự cuộc đấu. Đây là câu chuyện kể khác biệt với những bài viết của nhiều tác giả đã viết đến chuyện này trước đây. Tuy khác, nhưng tôi cho rằng bài viết của ông đủ khả tìn. Khả tín vì lòng nhân bản và sự mực thước của ông hơn là việc ông là người đã viết phóng sự gần như tận mắt về ngày hôm ấy. Riêng về việc hậu sự, tống tiễn bà Nguyễn thị Năm, Trần Đĩnh kể :
“Dăm bữa sau bài” phóng sự nghe kể lại” tôi xuống Đồng Bẩm, tình cờ gặp Tiêu Lang báo Cứu Quốc, trong đội cải cách về đây còn ở lại lo hậu sự. Tôi hỏi chuyện hắn, anh lẻ lưõi lắc đầu mãi rồi mới kể lại: “
-:”Sợ lắm, tội lắm, đừng có nói với ai , chết tớ. Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta cảm thấy có gì nên cứ van lạy” Các anhlàm gì thì còn bảo em trước để em còn tụng kinh”… Mình được đội phân công ra Chùa Hang để mua áo quan, chỉ thị mua áo tồi nhất…. Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vữa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?”. Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy…. cuối cùng bà ta cũng lọt vào nằm vẹo vọ….” ! (Đèn Cù trang 84),
Thê là quá đủ, Trần Đĩnh đã kể lại chân tướng và hành tung của Hồ chí Minh và Trường Chinh trong vụ đấu tố này. Tuy nhiên, khi đến dự, kẻ phải dấu râu che mặt, người phải đeo kính râm! Sự hiện diện của Hồ Quang ở đấu trường cho thấy chính Y nắm vai trò chủ chốt trong cuộc đấu tố này. Hoặc ít nhất là một động lực lớn để kích động những kẻ bát nháo điên cuồng kia, vì sự có mặt của Hồ chủ tịch nên phải đấu cho long trời lở đất. Đấu cho đến khi địa chủ phải nhận tội chết mới thôi! Đấy, tư cách Hồ chí Minh là thế đấy. Đủ man rợ chưa nào? Nay thì câu chuyện đã rõ trắng đen rồi nhỉ? Chính Hồ Quang viết bản cáo trạng ngậm máu phun người, rồi đích thân Hồ chí Minh che mặt đến tham dự cuộc đấu. Trường Chinh cũng đến dự đấu ngưòi làm ơn cho mình. Hỏi còn có ai bảo Hồ chí Minh không muốn giết bà Năm nữa hay không?
Từ câu chuyện này, tôi nghĩ, những ai còn mơ tưởng về nhân vật máu lạnh này, đừng bao giờ gian dối quanh co lừa dối chính mình và bào chữa cho Y nữa. Thay vào đó là một cách nhìn trực diện vấn đề mà viết. Hơn thế, nay thì cái thân phận, cái lý lịch gốc Tàu của Hồ Quang đã dần ra ánh sáng. Tôi nghĩ, những người này, dù là lớn hay nhỏ, hãy tỉnh ngộ, quay về với đồng bào và đất nước của mình mà vạch trần ra cái tội ác của một kẻ mang dòng máu Hán, Nguyên, Minh, Thanh,…. đã lợi dụng thời cuộc, ẩn mình vào trong tập thể cộng sản dưới danh nghĩa Việt Nam để tận diệt cuộc sống yên lành của dân ta. Hơn là tiếp tục, dù ở trong hay ngoài, làm những ống đu đủ bu quanh cái cái xác vô hồn này để ruớc hoạ cho dân tộc mình.
B. Về Nội Dung
Tuy nhà nước gọi là “ cải cách ruông đất”, trong thực tế lại khác. Theo nghĩa, cải cách là có thay đổi. Có thê là thay đổi lớn nhưng không bao hàm ý nghĩa có sự chết. Trong khi đó, cáo trạng, đấu tố lại là một âm mưu đưa đến việc giết ngưòi, mà có thể là một số lượng lớn.
Với “địa chủ ác ghê” chắc chắn từ người viết cho đến người đọc, tất cả đều nhận ra rằng đây toàn là những lời gian trá, tự nặn ra để vu không cho một người đàn bà. Rồi ai cũng thấy, nếu bài viết này không phải là của Hồ chí Minh thì nó đã bị vất vào thùng phân lâu rồi. Nó không có cơ hội để “ xuất chiêu” tàn ác như thế. Nhưng nó là của Hồ chí Minh nên đã không bị vất vào thùng phân. Trái lại nó nở hoa. Thãnh tài sản trân qúy của nhà nước. Nó không chỉ nhắm vào một mình bà nguyễn thị Năm, nhưng là sách lược chung cho mùa đấu tố với chủ đích là triệt tiêu nền luân lý đạo hạnh của Việt Nam. Rồi thay vào đó là một nền luân lý đạo tặc của Cộng sản đặt căn bản trên dối trá và bạo tàn do Hồ chí Minh chủ sướng.
Thật vậy, nếu không có bài viết này, không có HCM chủ trương, không ai đám đưa cái tên của bà Nguyễn thị Năm vào bảng phong thần địa chủ ác gian rồi đem ra đấu tố. Bởi vì theo Trần Đình “ bà Nguyễn Thị Năm, tức Cát Hanh Long, nhân sĩ tên tuổi trong Trung ương Hội Liên Hiệp Phụ Nữ cũng như Trung ương Mặt trận Liên Việt, người thường cùng họp long trọng với Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt…” (trang 82). Hỏi, ngoài bài viết này ra, ai dám đụng đến bà? Như thế, nếu bảo bài viết này đã trở thành khuôn mẫu. Trở thành kim chi nam trong mọi tư tưởng, sinh hoạt và cuộc sống của người cộng sản không có gì là quá đáng. Trái lại, phải xác định, nó là lịch sử, trở thành lẽ sống của cộng sản mà từ đó, mọi đoàn đảng viên phải nhuần nhiền và thực hành.
Rồi ở một khía cạnh nào khác, bản cái trạng này cũng chỉ ra rằng: Bất cứ một người nào, thành phần nào, một khi đã bị cán cộng vu khống, bị vu oan là cường hào, là ác bá, là phản động thì đều không thoát cái án như bà Nguyễn thị Năm, Có lẽ chính ở cái điểm lờn nhất này mà chỉ trong vòng có 3 năm, 1953-1956, Hồ chí Minh đã chặt đầu, xữ từ, chốn sống đến 200 ngàn người Việt Nam? Sự gian dối và tàn bạo này đã bao phủ lên trên hầu hết mọi phần đất ở miền bắc. Để ở đó chỉ còn lại là một sự sợ hãi. Ở đó, con ngưòi biến thành những cái máy vô tri, tuyệt đối tuân thủ những mệnh lênh của cái mã tấu. Ở đó, những nhân phẩm dần dần bị triệt hạ và được thay thế bằng những hình nộm. Con đấu cha, vợ đấu chồng, anh chị em, họ hàng, làng xóm đấu lẫn nhau theo lệnh đảng. Đấu cho tuyệt tình người. Đấu cho tuỵệt nghĩa đồng bào.
“Đội dạy: “Đấu tranh với địc chủ thì phải có khí thế, chưa quen thì phải tập, chưa có ai xuất hiện để mà đấu thì phải chỉ vào cái cột nhà thay thế. Giơ tay, xỉa xói vào cái cột nhà:” Mày đã cưóp của tao, mày đã đốt nhà tao, mày đã đánh đập ta thật tàn bạo….” Tất cả phải được học tập nhuẫn nhuyễn đê khi ghặp “người thật” thì không lúng túng…” Học đến nỗi, một ngưòi phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha gìa chị chăm xóc hàng ngày. Chỉ hõi ông” “ông có biết tôi là ai không”. Người cha ngậm ngùi trước nhìn đứa con dứt ruột của mình và nói ”Thưa bà, con là người đẻ ra bà a!” ( Chứng từ của một Giám Mục) Hỡi oi, chế độ gì đây? Chế độ CS đấy. “Đạo đức” Hồ chí Minh là thế đấy.
C. Về thành quả.
Kết quả của cái cách ruộng đất sau bài phát động:” địa chủ ác ghê” của Hồ chí Minh là có khoảng 200 trăm ngàn ngưòi bị giết. Họ bị giết chết bằng đủ mọi cách khác nhau. Người bị chặt đầu, người bị bắn, người bị chôn sống, bị treo ngược lên sàn nhà và chết khô. Và có khoảng trên 2 triệu người là thân thích của của các nạn nhân đã bị giết, bị đày lên rừng thiếng nưóc độ. Họ đã rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Tài sản bị tịch thu và cá nhân họ bị đẩy ra bên ngoài cuộc sống của xã hội. Giai cấp bị đấu tố là thế. Giai cấp được đôn lên hàng lãnh đạo của đất nước thì thế nào?
Từ năm 1953-1957, có khoảng 810,000 hecta tuộng đất ở đồng bằng và trung du miền bắc đã được lấy lại và chia cho hơn hai triệu nông dân canh tác, làm chủ (Wikipedia). Tuy nhiên, niềm vui của họ không tầy gang. Quyền tư hữu sớm rời tay họ. Năm 1958, Ủy ban Trung Ương Đảng CS quyết định tập thể hóa các mục tiêu phát triển nông thôn. Hiến pháp VNDCCH năm 1959 hợp thức hóa chính sách đó. Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất tư nhân và thay vào đó là quyền sở hữu tập thể. Đất đai tập trung vào tay Nhà Nước qua việc thành lập những hợp tác xã do nhà nước quản lý. Người dân dị dồn ép gia nhập hợp tác xã . Thế là lại tay trắng. Bần cố nông lại trở về bần cố nông. Lúc trước, bần nông đi cày thuê cuốc mưón, làm canh điền, tá điền cho phú hộ thì còn có míếng cơm manh áo mà ăn mà mặc. Lúc no có, lúc đói có, nhưng niềm vui sau một ngày đồng áng thì không bao giờ thiếu. Họ có được một giấc ngủ thật ngon sau một ngày làm vất vả,
Nay họ được khoác mỹ từ làm chủ đất nước, nhưng thực phận thì không bằng một tên nô lệ. Cuộc sống của họ thì trông cậy vào công điểm được tính là lao động chính hay lao động phụ của nhà nước. Nhìn trưóc nhìn sau, người nông dân vẫn còng lưng trên cánh đồng cạn với đôi mắt trắng. Ở đó. Ngưòi làm “chủ đất nước” thì kéo cày thay cho trâu bò. Phận cán bộ, đảng viên được định nghĩa là những đầy tờ của nhân dân thì tay cầm cái roi dài quất mạnh trên lưng, trên xác của những “ con bò chủ” đã kiệt sức không thể bước đi theo những luống cày. Cơm ăn thì bữa đói nhiều hơn bữa no. Quần áo thì mặc để cả bác ra ngoài cho nó mát. Đã thế, mỗi buổi tối phải đến những địa diễm tập trung để học tập. Khi bước vào học tập thì chả lúc nào mà cán bộ không nhắc nhở phương cách rình rập và vu khống lẫn nhau.. “ Bà con nông dân phải đề cao cảnh giác đấy. vì thằng địch nó ngồi ngay ở sau lưng ta. “ nghe thế chẳng ai không quay lại nhìn xem người ngồi đằng sau mình là ai, Lại có tiếng nhắc nhở thêm: “Bà con nhớ cảnh giác, địch nó ngồi ngay trước mặt ta đấy” Chưa hết run, thì cán lại bảo “ Bà con để ý nhá, nó ngồi ngay bênh cạnh ta đấy” ( CTCMGM)!. Thế là trước sau, tả hữu đều là thằng địch. Nghe xong khi đêm xuống, chỉ còn mỗi đôi mắt trắng nhìn lên trần nhà. Khéo mà bà vợ, hay ông chồng của mình cũng là thằng địch nốt!
Tóm lại, sau 60 năm được tạm yên nghỉ, nay những hình ảnh cuộc đấu tố năm xưa lại được nhà nước đem ra trưng bày, triển lãm. Chẳng một ai tin đó là một hảo ý, trái lại nó còn là một cuộc phỉ báng thô bỉ đến vong linh những người đã chết. Phía dân sự cho là thế. Tuy nhiên, phần nhà nước họ cũng có lý lẽ của họ. Tuy họ không mang cái văn bản” Địa chủ ác ghê “ ra trưng bày, nhưng mọi đoàn đảng viên đã được đảng và nhà nưóc CS nhắc nhở một cách kín đáo và tích cực rằng: CS chì có một con dường duy nhất để tồn tại là gian dối và tạo ra gian dối theo đúng tinh thần của bản văn mà HCM đã vạch ra. Đi ngược lại đường lối này là tự sát, là tự hủy diệt.
Liệu CS có thể thành công với tư duy gian dối và tạo ra gian dối trong thời đại thông tin đại chúng này hay không? Tôi không tin sự bịp bợm, bưng bít ấy rồi ra sẽ lại là một chiến thắng long trời lở đất khác cho họ. Trái lại cha ông ta đã từng dạy ” đưòng đi muôn lối , nói dối có cùng” Và nay cái cùng ấy đã đến chỗ tận cùng của cộng sản. Bởi vì người Việt Nam vì quê hương vì đồng bào của minh hôm nay đã thóat ra khỏi cái áo choàng sợ hãi. Họ đã và đang đi xây dựng lại niềm tin cho nhau. Rồi cùng nhau đi tìm Công Lý cho xã hội, đi tìm sự Thật cho đất nước. Đường dẫu dài, triệu bàn chân vẫn bước, không ai có thể cản trở được sức sống của dân tộc trong ngày mai. Không ai có thể cản trở được điều người dân muốn biết. Họ sẽ đập cho tan những tảng đá cản trên đường mà đi. Tuy thế, dân tộc Việt Nam không bao giờ khép kín vòng tay khi những đứa con hoang trở về. Trái lại, nếu họ tự đắm chìm trong gian dối thì cũng sẽ chết trong sự dối trá!
9-2014
©Bảo Giang
© Đàn Chim Việt
 
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire