caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

jeudi 11 septembre 2014

Nghe Huỳnh Chiếu Đẳng "Nói láo mà chơi, nghe láo chơi đừng có tin"


1. Internet là gì (một cách nôm na):
Xin cho phép tôi nói thật dễ hiểu (mà có khi vì vậy mà sai) như thế nầy.
Một số computer nối với nhau trong phạm vi một tòa văn phòng của một hãng được đặt tên là LAN (Local Area Network). Thí dụ như trong nhà thương, những computer của pharmacy, của phòng bác sĩ, của phòng trực, phòng y tá, phòng hành chánh, phòng cứu cấp, phòng tiếp nhận bịnh nhân…của nguyên cái nhà thương đó nối với nhau thì được gọi là một network. Các computer trong LAN chia sẽ tài liệu qua lại cho nhau mà không cần người “lon ton” như ngày xưa. Hồ sơ bịnh nhân A có mặt khắp mọi computer trong nhà thương (nếu được quyền đọc nó).

Internet thì rộng hơn, toàn cầu, là hệ thống nối hàng trăm ngàn LAN đó vào chung với nhau. Data từ computer nầy có thể chuyển cho computer khác hay ngược lại (toàn cầu) nếu chúng được nối vào Internet. Muốn cho các computer có thể nói chuyện với nhau thì người ta phải làm cho chúng có một tiếng nói theo qui luật nào đó. Bây giờ coi như thế nầy đi, trong một phòng họp có cả trăm người từ cả trăm quốc gia khác nhau đến dự, mỗi người nói một loại ngôn ngữ khác nhau. Muốn cho họ hiểu nhau thì người ta đặt ra một thứ ngôn ngữ mà ai cũng hiểu được. Internet là một tập hợp hàng nghiều triệu computer nằm khắp mọi quốc gia, những computer nầy nói chuyện với nhau theo một qui luật gọi là protocol.

Mỗi người trong buổi họp phải có một cái tên hay ít ra là cái bảng mang trên ngực cho biết rõ ai là ai. Các computer trong hệ thống cũng vậy, mỗi cái phải có một “address hay ID” riêng để chúng biết cái computer nào là cái nào. Các computer nói chuyện với nhau qua “ngôn ngữ, hay qui luật” TCP/IP, chữ tắt của Transmission Control Protocol/ Internet Protocol.

Internet là hệ thống lớn nối hàng ngàn network nhỏ lại với nhau. Tức là có hàng nhiều triệu computer trên khắp thế giới nối với nhau để trao đổi data. Đó là nói cho thật dễ hiểu đi vào chi tiết thì nó rắc rối kinh lắm.
Những computer trong Internet nối với nhau qua giây cable, qua fiber optic, qua sóng radio…



Fiber optic truyền được nhiều data nhất và nhanh nhất. Còn giây điện thoại nhà (2 giây) truyền data chậm nhất. Giây cable coaxial (TV) truyền data nhanh lưng chừng, sóng điện từ thì vừa vừa….



Bỏ hình vô cho quí bạn coi chơi đề thấy nó phúc tạp cở nào.

Khởi đầu Internet là vào năm 1964,trường đại học UCLA gởi mấy hàng chữ cho Stanford Research Institute. Ngày xưa gởi tin nhanh nhất là đánh điện tín. Bây giờ gởi data nhanh nhất là email. Nhanh là một chuyện còn người nhận có xé bao thơ ra đọc hay không là chuyện khác. Ở tại Mỹ gởi cái email về Việt Nam chỉ mất có mấy giây là tới.
2.- Ai là chủ của Internet:
Nói cho gọn thì không ai làm chủ Internet hết. Internet được chia ra cho nhiều công ty khác nhau. Nói chung thì không có một cá nhân nào hay một tổ chức nào làm chủ Internet cả mà nó được điều hành trên khắp thế giới. Chỉ có những cơ quan điều hành thôi.

Thí dụ như cơ quan quản lý IP. Muốn nối computer tại nhà vào Internet thì các bạn phải có Unique Public IP Adress, Internet Protocol address. Cái IP tổng quát được điều hành bởi Internet Assigned Numbers Authority (IANA) cho toàn cầu. Từ đó đưa ra làm năm địa phương, Cái IP của các bạn do hãng Internet service providers tư nhân chỉ định cho các bạn, có khi nó là fixed IP, có khi nó thay đổi được tức là dynamic IP. Cho nên khi các bạn gởi email hay log vô một webpage nào đó, người ta có thể biết được các bạn là ai. Do đó tôi biết được tổng quát là khách hàng vào Quán Ven Đường cư trú nơi nào trên thế giới. Nếu muốn tôi tìm được từng cá nhân một. Nói chung các bạn gởi email đến tôi, nếu muốn tôi có thể tìm được các bạn và biết đại khái là ai ngoài cái tên trong email address có khi rất vô nghĩa, hơi mất công.
Sang chuyện mua đất cất Quán Ven Đường.
Muốn thành lập một webpage thì phải mua domain name. Công ty quản lý ICANN cấp tên miền (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers) chịu trách nhiệm chung trong việc quản lý DNS (domain name system). Để cho dễ hiểu thì domain name mang chữ cuối cùng là tên quốc gia. Thí dụ như Canada thì chữ cuối tên là .ca, domain name của nước Úc thì chữ cuối là au, nước Pháp là .fr, nước Việt Nam là .vn. Thí dụ như “www.netregistry.com.au”; “www.cira.ca”. Nếu webpage nằm trên đất Mỹ thì được miễn chửa chót chỉ quốc gia. Nó có nhiệm vụ quản trị tên miền gốc, giao quyền điều hành mỗi domain name cấp cao nhất cho một cơ quan đăng ký tên miền.
Đối với domain name quốc gia cấp cao nhất, cơ quan đăng ký domain name thường do chính quyền của quốc gia đó thành lập. ICANN giữ vai trò cố vấn trong các cơ quan đó nhưng không được can thiệp vào các điều khoản và điều kiện về việc ủy quyền domain name của mỗi cơ quan đăng ký domain name cấp quốc gia. Dưới tên miền quốc gia là tên nhóm
.com là commercial, .org là tổ chức thường vô vị lợi, .gov là của chánh phủ mỗi quốc gia, .net là network nói chung, .edu là của trường học…

3. Ai trả tiền cho ai:
Thường thì muốn mua domain name thì trả tiền cho tổ chức quản trị một số lệ phí thường rất nhỏ. Còn chúng ta xài Internet phải trả tiền hàng tháng là trả tiền cho hãng Internet provider, nó có thể là Comcast, là Time Warner, là AT&T, là Juno,… nhiều lắm. Cách hãng nầy nối nhà các bạn vào network nên họ tính tiền đường giây cable hay giây điện thoại mà họ làm chủ, những máy móc và tiền lời… Tiền mua domain name chỉ là lệ phí nhỏ, nhưng tiền nối vào internet là của hãng thương mại họ tính rất cao.

Nói là máy chủ thì thật là khó hiểu, thường nó là một hệ thống network của hãng AT&T hay Comcast, hay Juno… Còn data thì được lưu trử cùng khắp, thường trong hard disk của các network, lớn lắm. Thí dụ Megaupload họ mua chỗ chứa ở một tiểu bang của Mỹ nên mới có vụ sập tiệm. Nếu họ mua chỗ chứa bên Tàu hay mấy nước Trung Đông, Đông Âu thì thường an lành hơn. Chỗ chứa cũng là nhiều hard disk hợp lại mà thôi. Còn nói chuyện hard disk nối với nhau ra sao để có sức chứa thật lớn thì rắc rối hơn bỏ qua đi.
 
Khi một data nào đó bỏ vào Internet rồi thì vô phương rút lại hay đính chánh, lý do là nó được nhiều computer download về chứa cùng khắm mọi nơi, không rút lại được. nếu dễ dàng lấy xuống thì chánh phủ Mỹ đâu có chới với với vụ wikileaks. Nội cái vụ 9 người Việt Nam làm vẽ vang dân Việt năm 2011 đã tung tin sai, gia đình em Khang (số 5) đính chánh hoài mà có được đâu. Phe ta cứ vậy mà đưa đi tới khuya đâu cần biết là làm hại người khác. Một toa thuốc email trời đánh đưa ra hại người thì có cả trăm webpage đăng vào. Nếu webpage nầy biết sai có hại lấy xuống thì webpage khác mọc ra đăng tiếp. Cho là tất cả các webpage Việt Nam lấy xuống hết thì phe ta lục trong email cũ mang ra tung lên Internet. Thành thử Internet ngày nay y như con sông Thị Nghè, những thứ có ích thì hiếm, còn rác bẩn thì trôi lềnh bềnh.
HCD (13-Feb-2012).
=========
Phần nầy mới thêm vào (ngày 9-9-2014). Hầu hết các quốc gia trên thế giới bị Mỹ và Trung Cộng cấy sinh tử phù mà đâu có để ý.
 
1. Sinh tử phù trong hệ điều hành
Cái nầy tôi đã nói nhiều lần trước đây rồi nay nhắc lại, nói chơi, biết đâu trúng ngay bóc,. Số là tất cả computer của chánh phủ hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đều xài hệ điều hành là Windows, và số ít nữa là hệ điều hành của Apple. Hai hãng nầy đều là con cưng của Mỹ.

Rồi sao? Thưa nếu tôi là chánh quyền Mỹ tôi không "ngu" tới cái độ là không gài bom ngầm trong hệ điều hành. cái software to lắm, nhiều chi tiết ngỏ ngách như một khu rừng rậm. Dân chuyên môn cấp cao chưa hẳn trong thời gian ngắn mò ra được coi sinh tử phù nằm ở đâu. Nó nằm ngủ trong cả triệu hàng code, biết đâu mà tìm.
Vậy thì sao? Thưa tất cả computer của chánh phủ đều nối vào net work, cho nề Trung Cộng lén chôm tài liệu bí mật của Mỹ, Tổ Sư Mỹ thì chôm tài liệu cả thế giới. Còn computer của Việt Nam ta thì ôi thôi coi như bỏ ngỏ, ai vào cũng được. Việt Nam ta chưa có người tài để bảo vệ, nhưng dư người tài để cấy virus hay lấy chi tiết cá nhân cả thế giới. Cái nầy nó nhỏ như dùng mẹo cờ thước mang ra đánh trận thật.
Kết quả là ngày nào tổ sư Mỹ ra lịnh bí mật cho cái Windows, hệ computer của chánh phủ quốc gia XYZ trong một đêm chuyển hết những thứ quan trọng về cho Mỹ. Ngày hôm sau chuyên viên biết thì trể rồi. Còn nhỏ nhỏ hơn thì trong Windows có cái cửa bí mật, tổ sư Mỹ ngồi nhà hô: "hột vừng hãy mở cửa ra" thì là nó mở cửa cho gián điệp "tin học" Mỹ chui vào lục loại những thứ cần chôm.
Ngoài cái windows ra, thì nhiều software văn phòng khác như Microsoft Office, Adobe Acrobat....hầu như quốc gia nào cũng dùng tới. Gài bom trong đó để dành cho trận chung kết, chưa chắc có quốc gia nào đủ đa nghi (như tôi) để gở ngòi.
Câu hỏi là tại sao tới giờ chưa thấy xãy ra? Thưa vì chỉ nói dối và gạt nhau được có một lần duy nhất thôi, dành lần nầy cho cuộc chiến sinh tử chết sống trong tương lai. Biết người biết ta thì chắc là nắm được phần thắng.
2. Sinh tử phù trong hardware. Hiện nay computer hardware, smartphone, máy printer, máy copy, tablets... một số lớn do Trung Cộng chế tạo, bán ra cả thế giới. Có khi nào Trung Cộng ngu tới cái độ không gài vào sinh tử phù vào hardware không? Khi cần nghe lén ai hay khi cần lén vô hệ computer của chánh phủ nào đó thì hẳn là có cách qua phương tiện hardware.

Rồi còn gì nữa. Thưa hai ba đứa con cưng của Mỹ là Boeing, Lockheed Martin, McDonnell Douglas‎...chuyên chế tạo máy bay dân sự và chiến đấu bán ra cho một số quốc gia trên thế giới. Sao lại không cấy sinh tử phù vào máy ba để dành đó. Thí dụ như chiếc máy bay mất tích Malaysia vừa rồi. Nếu muốn thì Mỹ ngồi nhà ra lịnh cho nó tắt hết mọi liên lạc giữa phi công và mặt đất, rồi lái nó như một chiếc drone, phi công không điều khiển được máy bay, phi hành đoàn và mọi người trên đó dù có la làng cũng chẳng ai nghe. Nó được ra lịnh chuyển mọi data về hãng chế tạo, và để cho người ngồi dưới đất lái đi và đáp vào nơi nào đó theo ý họ.
Còn nữa mà xin dừng lại khi có dịp nói tiếp.
Nói láo mà chơi, nghe láo chơi đừng có tin tôi nghe.
Huỳnh Chiếu Đẳng (9-9-2014)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire