caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 21 novembre 2014

BA VUÔNG SÁNH VỚI BẨY TRÒN…, đọc Blog bs Nguyễn Xuân Quang

Kính gửi quý anh chị đọc 1 trong những bài trích từ Blog bs Nguyễn Xuân Quang.
Caroline Thanh Hương


BA VUÔNG SÁNH VỚI BẨY TRÒN…



Nguyễn Xuân Quang

Ca dao có câu:

Ba vuông sánh với bẩy tròn,

Đời cha vinh hiển, đời con sang giầu.

Tại sao ba lại đi với vuông và bẩy lại đi với tròn? Tại sao ba vuông lại so sánh với bẩy tròn?

Bài viết này xin giải thích ý nghĩa các con số trong dân gian Việt Nam. Các con số mang một ý nghĩa tín ngưỡng, siêu hình học, triết thuyết và toán học… Mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia giải thích các con số theo nền văn mình, văn hóa mà họ thừa hưởng. Vì vậy ngày nay những con số mang những ý nghĩa khác nhau tùy theo ở phương Đông hay phương Tây, tùy theo đạo giáo, tín ngưỡng. Ngay cả theo Dịch, nghĩa các con số cũng có thể khác nhau vì có nhiều loại Dịch, càng về sau, càng cận đại, Dịch càng theo nghĩa duy dương, càng được diễn dịch theo nghĩa duy tục, bói toán, phong thủy, lý số… xa dần ý nghĩa vũ trụ luận, triết lý, khoa học nguyên thủy của Dịch. Các con số hiểu theo bói toán nhiều khi có nghĩa khác với các con số hiểu theo thuyết vũ trụ tạo sinh. Như đã biết nòng O là số không trung tính mà theo duy dương ngành âm cũng có nghĩa là 1, theo một môn phái Ấn Độ nguyên âm O là số 9… (1). Vì thế cùng một con số nhưng có ý nghĩa và giá trị khác nhau ở những nơi khác nhau.

Cùng một con số được diễn tả dưới hình thức ký tự khác nhau ví dụ số 1 chẳng hạn: người Maya số 1 diễn tả bằng vòng tròn rỗng hay đặc, người Thái số 1 là nùng, biến âm với nòng là vòng tròn; số 1 Trung Hoa (chữ nhất) là một que nọc nằm ngang, số 1 của Tây phương hiện nay là một que nọc thẳng đứng. Chúng ta theo Vũ trụ giáo, Mặt trời giáo (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt, KQKTCSHV) nên các con số dựa theo âm dương, theo Dịch. Do đó các con số của chúng ta, nhất là các con số dùng trong tín ngưỡng, trong các ngày lễ lạc, giỗ tết thường mang ý nghĩa theo Dịch nòng nọc. Cũng xin nhắc lại Dịch nòng nọc là Dịch còn coi trọng âm, nòng nên có ký tự hào âm bằng vòng tròn nòng O. Vòng tròn nòng biểu tượng cho hư không trung tính, chuyển qua không gian âm trước rồi mới xuất hiện mầm dương sinh ra mặt trời dương. Trong khi Chu Dịch Trung Hoa đã theo duy dương, dương hóa, hào âm được diễn tả bằng hình que đứt đoạn – – tức là do hào dương hình que nọc liền, đứt ra làm hai đoạn. Không gian âm không còn là vòng tròn nữa. Trong thực tế không gian âm là cái bọc, cái bầu (bầu không gian, bầu trời) có hình vòng tròn, mà lại diễn tả bằng hình que đứt đoạn! Vì vậy các con số dùng trong dân gian Việt phải giải thích theo âm dương theo Dịch nòng nọc.

Theo tinh thần khoa học, tôi chọn cách giải thích các con số theo Dịch lý dựa trên toán học, tránh diễn dịch theo siêu hình học, bói toán, lý số, nhiều khi đã suy diễn xa vời. Dịch nòng nọc có âm dương đề huề. Theo Dịch các số chẵn là số âm, các số lẻ là số dương. Dịch đồ (I Ching diagram) có 64 quẻ, diễn tả theo vòng tròn thì 32 quẻ “thượng” (trên) từ 0 đến 31 ở bên phải đi theo chiều dương tức ngược chiều kim đồng hồ, từ trái qua phải có thể coi là 32 quẻ “dương” và 32 quẻ “hạ” (dưới) từ 32 đến 64 ở bên trái, đi cùng chiều với kim đồng hồ nghĩa là từ phải qua trái là 32 quẻ ‘âm”.

Tục ngữ có câu:

Giai tay trái, gái tay phải.

có thể hiểu theo Dịch là giai (trai) là dương đếm từ bên trái qua phải và gái là âm đếm từ phải qua trái. Ta thấy 32 quẻ thượng khởi sự từ số 0 và 32 quẻ hạ khởi sự từ 32. Như thế 32 theo Dịch tương đương với số 0. Số 32 là số 0 dưới và số 0 là số 0 trên. Điều này thấy rõ trong thực tế là 0 độ bách phân (Celcius) = 32 độ Fahrenheit. Dịch có bát quái có 64 quẻ chia ra làm tám chuỗi, mỗi chuỗi có 8 quẻ. Dịch dựa trên âm dương nên các con số trong Dịch theo hệ thống nhị nguyên (binary system) giống như hệ thống vi tính, điện toán hiện nay. Các con số dùng thường ngày hiện nay theo hệ thống thập phân (decimal system). Vì thế muốn hiểu rõ các ý nghĩa của các con số dân gian Việt Nam dùng ta phải đổi những con số thập phân qua các con số Dịch nhị phân, nói một cách khác là tìm ý nghĩa theo Dịch của các con số dùng trong dân gian hiện nay thì mới hiểu rõ được ý nghĩa của tổ tiên ta đã dùng.

Triết gia kiêm toán học gia nổi tiếng người Đức Leibniz đã đổi 64 quẻ Dịch từ thập phân qua nhị nguyên bằng cách thay số 0 vào hào âm và số 1 vào hào dương (tức ông dùng Dịch nòng nọc).

Ông đã hoán đổi 64 quẻ của Dịch đồ vòng tròn Phục Hy sang Dịch đồ 8 tầng hình vuông của ông.

Sau đây là phương vị của 64 quẻ của Phục Hy so với phép tính nhị nguyên của Leibniz:

clip_image002

Muốn hoán chuyển một con số thập phân qua hệ thống nhị nguyên, qua quẻ Dịch ta lấy con số đó chia lần lượt cho 2 và mỗi lần ghi lại số thừa, nếu chia chẵn nghĩa là con số thừa là 0 (hào âm, nòng), ta viết hào nòng (O), nếu còn thừa lại 1 (hào dương, nọc) ta viết hào nọc (|), tổng cộng lại ta sẽ có quẻ Dịch tương ứng, ví dụ: số 8: ta lấy 8 chia cho 2 được 4 lần còn lại 0 ta viết hào âm nòng (O); lại lấy 4 chia cho 2 nữa được 2 lần còn thừa 0, ta lại viết hào âm nòng (O) như thế ta có hai lần chia còn thừa là (OO), bây giờ cuối cùng ta lấy 2 chia cho 2 được 1 lần còn thừa 0, ta lại viết hào âm nòng (O). Tổng cộng ta có ba con số thừa là ba hào âm (OOO). Đây chính là ba hào âm nòng O tức quẻ Khôn OOO trong Dịch nòng nọc. Số 8 là số Khôn. Dịch có 8 chu kỳ tuần tự, ta suy ra các quẻ do 8 trừ đi 8 hay cộng thêm 8 (bội số của 8) cho ra các số khác cũng vẫn có gốc là Khôn ví dụ 8 – 8 = 0, 8 + 8 = 16, 16 + 8 = 24, 24 + 8 = 32… Ta có 0, 8, 16, 24, 32, 40, 48, 56, 64 đều có gốc Khôn.

Sau đây là vài số thập phân đổi qua hệ thống nhị nguyên Dịch:

Số 1: tương đương 01: 000 001: Chấn (|OO).

Số 2: tương đương 02: 000 010: Khảm (O|O).

Số 3: tương đương 03 tức 000 011: Đoài (| | O).

Số 4: = 000 100: Cấn (OO|).

Số 5: = 000 101: Li (| O |).

Số 6: = 000 110: Tốn (O| |).

Số 7: = 000 111: Càn (| | |).

……

(2)

Chú ý, ở đây, theo duy âm, đọc từ phải qua trái (Gái tay phải…).

Tóm lại trong 64 quẻ Dịch ta có:

– Số Khôn: 0, 8, 16, 24, 32, 40, 48, 56, 64.

– Số Chấn: 1, 9, 17, 25, 33, 41, 49, 57.

– Số Khảm: 2, 10, 18, 26, 34, 42, 50, 58.

– Số Đoài: 3, 11, 19, 27, 35, 43, 51, 59.

– Số Cấn: 4, 12, 20, 28, 36, 44, 52, 60.

– Số Li: 5, 13, 21, 29, 37, 45, 53, 61.

– Số Tốn: 6, 14, 22, 30, 38, 46, 54, 62.

– Số Càn: 7, 15, 23, 31, 39, 47, 55, 63.

Bây giờ ta kiểm điểm ý nghĩa những con số trong ca dao tục ngữ Việt Nam:

Số 3 (Đoài), 4 (Cấn), 7 (Càn) và 0 (Khôn).

Trước hết trở lại với câu:

Ba vuông sánh với bẩy tròn.

Ta thấy số ba đi với vuông. Vuông là hình có bốn góc vuông, có bốn cạnh bằng nhau. Bốn cạnh hình vuông là bốn que nọc ghép lại, một que nọc là một nên vuông có 4 que có nghĩa là 4. Theo v=b (víu = bíu ), ta có vuông = buông, bông, bôn, bốn. Hán ngữ tứ (bốn) viết có cái khung vuông. Ta biết 3 là số Đoài và 4 là số Cấn. Đoài Cấn tương giao hôn phối chồng vợ với nhau thấy qua Tiên Thiên Bát Quái:

clip_image004

Lưu ý

Cần lưu ý là Đoài IIO phân tích ra là thái dương, lửa II của ngành nòng O, có hai khuôn mặt, ở Đại vũ trụ, cõi tạo hóa, Đoài là Đoài vũ trụ là thái dương tức lửa (II) của bọc nòng không gian (O), không gian thái dương, gió dương. Ở cõi đất thế gian là Đoài thế gian, là bọc nòng nước dương, nóng, ấm tức ao, đầm. Dịch Trung Hoa chỉ hiểu Đoài là ao đầm là Dịch thế gian.

Đoài vũ trụ biểu tượng cho vòm trời thế gian và Cấn vuông biểu tượng cho đất âm. Ba vuông Đoài Cấn biểu tượng cho trời đất thế gian.

Còn bẩy tròn với 7 là số Càn và tròn là O, là số không (zero), là số Khôn vũ trụ. Càn tương giao hôn phối vợ chồng với Khôn: ta có Càn Khôn. Khôn có một khuôn mặt là không gian. Càn Khôn là âm dương vũ trụ. Khôn đi với Càn là Khôn thuần âm, siêu âm, không gian âm, biển vũ trụ. Khôn không nhất thiết là đất, càn khôn không nhất thiết là trời đất như các nhà nghiên cứu dịch hiện nay hiểu theo Chu Dịch. Nòng Khôn O, ít nhất có ba diện: trung tính, dương và âm như thế số 0 tương đương với nòng O, ít nhất cũng phải hiểu theo ba diện: một là trung tính không âm không dương, O lúc này có nghĩa là số không 0 biểu tượng vô cực, hư vô trung tính; hai là theo duy âm O là nòng âm cái, cực âm, không gian nòng âm nguyên tạo; ba là theo duy dương O là nòng dương, đực, mặt trời đĩa tròn nòng âm nguyên tạo hay không gian dương, cực dương của ngành nòng vì thế mà O có một nghĩa là một. Tùy theo mỗi trường hợp ta chọn một nghĩa. Do đó mỗi tượng (quẻ) có những nghĩa khác nhau tùy theo vị trí của tượng đó ở trong 64 tượng. Mỗi tượng mỗi quẻ phải hiểu nghĩa ít nhất theo các nghĩa lưỡng nghi âm dương, các nghĩa tứ tượng dương Càn, Li, Chấn, Đoài hay tứ tượng âm Khôn, Khảm, Tốn, Cấn. Phần lớn các nhà Dịch học hiện nay chỉ diễn giải Dịch theo một diện, thường diễn giải theo Chu Dịch, ví dụ Khôn chỉ hiểu là Đất và Càn hiểu là Trời (heaven). Hiểu như vậy là hiểu theo Dịch muộn, giới hạn vào cõi thế gian. Càn và Khôn phải hiểu theo vũ trụ giáo, phải hiểu theo ba cõi, theo 8 tầng của 64 quẻ như vừa thấy ở trên.

Như thế ta hiểu rõ tại sao ba lại vuông và bẩy lại tròn. Ba Đoài đi với vuông bốn Cấn là hôn phối nòng nọc, âm dương, chồng vợ cõi thế gian và bẩy Càn đi với tròn Khôn là hôn phối nòng nọc, âm dương cõi vũ trụ. Phân tích thêm ta thấy rất rõ Càn | | | là Chàng (|) lửa (| |) thái dương hôn phối với Khôn OOO là Nàng (O) nước OO, thái âm. Đoài ||O là Chàng (|) gió (|O), thiếu âm hôn phối với Cấn OO| là Nàng (O) đất (O|), thiếu dương. Ta có sự lưỡng hợp chàng thái dương- nàng thái âm kiểu “Bồ nông là ông bổ cắt” cõi trên tạo hóa tức lưỡng hợp đại vũ trụ, tạo hóa (thái là đại) và lưỡng hợp chàng thiếu âm-nàng thiếu dương kiểu “Bổ nông là ông bồ cắt” cõi trên thế gian tức tiểu vũ trụ (thiếu là tiểu). Về số học ta thấy “ba vuông”, nếu cộng lại 3 + 4 = 7 đem so “sánh với bẩy tròn”, nếu cộng lại 7 + 0 = 7, rõ ràng bằng nhau, cả hai đều bằng 7. Rõ ràng:

3 + 4 = 7 + 0 tức ba vuông = bẩy tròn.

Theo Dịch số 7 là Càn có một nghĩa là sinh tạo, tạo hóa (creative). Hôn phối nòng nọc, âm dương, chồng vợ mang nghĩa sinh sản, sinh con đẻ cái, sinh tạo vì thế trong bát quái, hai quẻ ở dưới dạng hôn phối đều mang nghĩa sinh tạo tức về số học cộng lại đều là 7 Càn sinh tạo:

Càn 7 + Khôn 0 = 7; Li 5 + Khảm 2 = 7; Chấn 1 + Tốn 6 = 7; Đoài 3 + Cấn 4 = 7.

Tóm lại “ba vuông” đem so “sánh với bẩy tròn” về số học bằng nhau, đều bằng Càn 7 sinh tạo, về Dịch lý “ba vuông” là hôn phối âm dương chồng vợ cõi trời đất thế gian tức hôn phối tiểu vũ trụ (giữa thiếu âm với thiếu dương) còn “bẩy tròn” là hôn phối âm dương cõi vũ trụ tạo hóa tức hôn phối đại vũ trụ (giữa thái dương với thái âm).

Câu ca dao:

Ba vuông sánh với bẩy tròn,

Đời cha vinh hiển, đời con sang giầu.

ý nói nếu sống hợp với lẽ giao hòa âm dương, thuận với tương giao đại vũ trụ Càn Khôn và tiểu vũ trụ trời đất Đoài Cấn thì sẽ sinh sôi nẩy nở, sinh tạo bội phần toàn vẹn vì thế mà đời đời vinh hiển sang giầu.

Tại sao lại chọn Đoài Càn? Đoài | |O là thái dương (| |) ngành nòng (O) và Càn | | | là thái dương (| |) ngành nọc (|), cả hai đều là khuôn mặt “lửa”, “thái dương” của hai ngành nên chọn làm đại biểu. Đây là chọn theo duy dương.

-Ba Đoài đi với bẩy Càn

cũng thấy qua các câu:

Ba bè bẩy bối.

hay

Ba chìm bẩy nổi.

hay

Ba đời, bẩy họ nhà tre,

Hễ cất cái gánh nó đè lên vai.

Phù Đổng thiên vương có mạng Sấm dông gió Đoài, trước khi ra trận đánh giặc Ân, ông ăn liền một lúc:

Bẩy nong cơm, ba nong cà,

Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông.

Tại sao ông không ăn mười nong cơm, năm nong cà? hay tám nong cơm, bốn nong cà? mà ông ăn Bẩy nong cơm, ba nong cà?

Xin thưa 7 là số Càn, lửa vũ trụ và 3 là số Đoài (| |O) là lửa (| |) không gian (O), khí gió. 7 với 3 là lửa gió, dông gió tức Đoài vũ trụ, bổn mạng của Phù Đổng Thiên vương (xem Ông Đổng Mà Đúc Trống Đồng).

……

Ngoài ra ca dao tục ngữ cũng còn có những câu “vuông tròn” như:

Mẹ tròn con vuông.

Như trên đã thấy “ba vuông”, “bẩy tròn” mang nghĩa hôn phối âm dương vợ chồng, sinh sản, sinh tạo hợp với sự giao hòa vũ trụ Càn Khôn, Trời Đất nên “vuông tròn” cũng mang ý nghĩa như vậy. Vuông tròn mang nghĩa sinh tạo, sinh thành trọn vẹn vì thế mới có câu “Mẹ tròn con vuông” là vậy.

– Số 2 (Khảm tầng 1 vũ trụ).

Theo tục lệ cứ đến ngày 23 tháng chạp ông Táo về chầu trời để báo cáo chuyện thế gian xẩy ra trong năm đó của chủ nhà Thần Táo và đến ngày 30 lại trở về thế gian. Ông Táo là Thần Bếp lửa (xem Thế Gian Một Vợ, Một Chồng, Không Như Vua Bếp Hai Ông Một Bà). Ngày 23 với 23 là Càn tầng 3 (7, 15, 23) vùng nước thế gian. Càn là lửa trời hiển nhiên liên hệ với Thần Bếp lửa. Tháng chạp là tháng gì? Với h câm, ta có chạp = cạp, cặp. Tháng chạp là tháng cặp, tháng hai. Người Việt chúng ta gọi tháng 11 ta là tháng một và tháng 12 ta là tháng chạp, tháng cặp, tháng hai và tháng một ta gọi là tháng giêng:

Tháng giêng ăn tết ở nhà

Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà.

…….

Tháng một, tháng chạp nên công hoàn toàn.

Tháng chạp là tháng cặp, tháng 2 với 2 là số Khảm vũ trụ, tương giao hôn phối với Li, lửa đất thế gian. Ta cũng thấy Li, lửa đất thế gian liên hệ với Thần Bếp lửa. Ngày 23 Càn vùng nước và tháng chạp là tháng Khảm-Li cũng là lửa đi với nước ăn khớp với ông Thần Bếp lửa. Ta cũng thấy bếp lửa đi với nước qua từ bếp núc, bếp nước. Ông Thần Bếp lửa trở về thế gian ngày 30 là ngày Tốn tầng 4 (Tốn tầng 1 là 6, tầng 2 là 14, tầng 3 là 22, tầng 4 là 30). Tốn O| | là nòng (O), thái dương (| |) (Âu Cơ có một mạng Tốn, là Nàng Lửa, Nữ Thần Thái Dương). Hiển nhiên Tốn cũng ăn khớp với ông Thần Bếp Lửa.

– Số 5 (Li).

. Năm đi đôi với mười:

Năm là số lẻ tức dương và mười là số chẵn tức âm. Năm đi đôi với mười là dương cặp với âm theo tương giao hôn phối, chồng vợ. Thật vậy, số 5 là số Li lửa thế gian tương giao hôn phối vợ chồng với Khảm nước 10 tầng 2 đất thế gian. Ở Tiên Thiên Bát Quái ở trên ta thấy Li hôn phối với Khảm; trong truyền thuyết Việt Nam: Kì Dương Vương  LI lấy bà Thần Long Khảm. Vì thế ta thường thấy 5 Li đi đôi với 10 Khảm trong cách so sánh của dân gian Việt:

Năm thương mười nhớ.

hay

Năm thì mười họa.

hay

Năm con, năm nhớ, mười vợ, mười thương.

Trong Kiều của Nguyễn Du cũng có câu:

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

.Năm đi với bẩy:

Năm là số Li, bẩy là số Càn. Đây là dạng kết hợp hai khuôn mặt nọc dương của ngành nọc dương họ nội Li Càn. Nói theo Dịch là kết hợp của Li thiếu dương với Càn thái dương, kết hợp ngành dương, kết họp lửa Càn vũ trụ, mặt trời vũ trụ với lửa đất thế gian:

Hai tay cầm đôi ống tơ,

Dù năm bẩy mối, cũng chờ mối nhau.

hay

Đàn bà, năm bẩy đàn bà,

Chồng dặn mua gà, mua phải cuốc con.

hay

Một cành tre, năm bẩy cành tre,

Lấy ai thì lấy, đừng nghe họ hàng.

……

.Năm đi với ba:

Năm cũng đi với ba. Năm và ba là hai số lẻ, nghĩa là hai số dương. Số 5 Li biểu tượng đất dương thế gian hay dương thế. Số 3 Đoài biểu tượng gió dương thế gian, vòm trời dương thế gian. Năm ba biểu tượng trời đất thế gian theo duy dương. Nói theo Dịch 5 Li là thiếu dương, 3 Đoài là thiếu âm. Năm đi với ba là dạng thiếu dương đi với thiếu âm. Dạng kết hợp “thiếu” tức cõi “nhỏ” thế gian, tiểu vũ trụ.

Năm ba thấy trong ca dao tục ngữ như:

Con cò chết tối hôm qua,

Có dăm hạt gạo với ba đồng tiền…



hay

Ai ơi đừng lấy học trò,

Được năm ba chữ, thêm lo vào người.

hay

Trầu này ăn thật là say,

Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồng,

Dù chẳng nên vợ, nên chồng,

Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương.

hay

Chẳng tham bồ lúa anh đầy,

Tham năm ba chữ cho tầy thế gian.

……

-Ngày mồng 5, 14, 23

Dân dã Việt Nam thường kiêng kỵ những ngày mồng 5, 14, 23:

Mồng năm, mười bốn, hăm ba,

Đi chơi cũng lỗ nữa là đi buôn.

Số 5 là số Li (|O|), lửa đất thế gian, 14 là Tốn (O||) tầng 2, âm thái dương, và 23 là Càn lửa vũ trụ, tầng 3 tức Càn vùng nước thế gian. Tốn OII nòng thái dương, Càn là III nọc thái dương. Như thế cả 3 số đều là Lửa của ba vùng trời, đất và nước. Ngày xưa đi chơi hay buôn bán thường đi bằng thuyền bè, đường thủy. Hỏa khắc thủy. Đó là lý do dân ta kiêng cữ những ngày hỏa mà phải đi đường thủy là vậy.

Số 9: Chấn.

Mồng bẩy hội Khám, mồng tám hội Dâu,

Mồng chín đâu đâu trở về hội Dóng.

Ngày hội Ông Dóng Phù Đổng thiên vương là ngày mồng chín tháng tư ta. Tháng 4 với số 4 là Cấn. Theo Dịch, Cấn 4 (đất) tương giao vợ chồng với Đoài 3 gió dương (trời) (ba vuông) và ngày 9 với số chín là Chấn. Chấn có một khuôn mặt là sấm mưa như thấy qua từ đôi “chấn động”. Động là sấm. Chấn vi lôi: Chấn là sấm. Ông Dóng Sấm Dông là hóa thân của Sấm mưa Lạc Long Quân. Ông Dóng là thần Sấm Dông nên chọn ngày giỗ vào tháng Cấn 4  tương giao với gió Dông Đoài 3. Ông Dóng Sấm Dông là hậu thân, hóa thân của Sấm mưa Lạc Long Quân mạng Chấn nên chọn ngày 9 là ngày Chấn (xem Ông Đổng Mà Đúc Trống Đồng).

Số 9 Chấn là lửa nước, lửa thái âm có một khuôn mặt rồng long (rắn nước dương, rắn có sừng biết bay) nên đất “Rồng Lên Trời” Thăng Long đi với con số 9: “Thăng Long, Cổ Bi… là đất chín rồng” và Thăng Long có câu ca dao:

Chín con ăn ở thong dong,

Một con ăn ở ra lòng bất nhân.

Rồng đi với chín thấy qua tên Cửu Long, và thấy qua “Chín rồng”:

Nhớ ngày mồng tám tháng tư,

Chín rồng lấy nước, gió mưa âm ầm.

Người Thái thuộc dòng nước họ ngoại Lạc Long Quân nên truyền thuyết Thái cho rằng “quê hương người Thái ở nơi chín ngọn sông”. Chấn cũng có một khuôn mặt nước cõi âm (Lạc Long Quân là Long Vương có thủy phủ ở Vịnh Hạ Long) nên cõi âm có tên là “chín suối”.

– Số 10 (Khảm tầng 2).

Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ về giỗ Tổ mồng mười tháng ba.

Số 3 là số Đoài tầng 1 tức Đoài vũ trụ và số  11 là số Đoài tầng 2 tức Đoài thế gian (11 = 3 + 8). Như thế   giỗ Tổ Hùng Vương vào tháng 3 là tháng Đoài vũ trụ ứng với khuôn mặt Đoài vũ trụ của Hùng Vương. Ngày giỗ là ngày10 tức Khảm tầng 2 thế gian (số 2 là Khảm tầng 1 và 10 = 2 + 8). Ta thấy Khảm 10 bước thêm một bước nữa về phía tay phải tức chiều dương là số Đoài 11, nói một cách khác, Đoài thế gian 11 là khuôn mặt dương của số  Khảm thế gian 10 (Đoài IIO là thiếu âm IO, nguyên thể của khí gió của nọc dương I trong khi Khảm OIO là thiếu âm IO, nguyên thể của khí gió của nòng âm O). Như thế suy ra số Khảm 10 tầng 2 đất thế gian là khuôn mặt âm của Đoài đất thế gian 11. Do đó ngày giỗ Tổ Hùng Vương mồng 10 là khuôn mặt âm của Đoài đất thế gian 11 và tháng 3 âm lịch ứng với Đoài vũ trụ tạo hóa dương. Ngày tháng giỗ Tổ ứng với hai khuôn mặt âm dương của Tổ Hùng Vương có bản thể là Đoài vũ trụ thích hợp với hai khuôn mặt âm duơng của Hùng Vương chia ra làm hai ngành là ngành Nước, âm cha Lạc Long Quân xuống biển và ngành Lửa, dương mẹ Âu Cơ lên núi (xem Ý Nghĩa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương).

Hùng Vương cũng thường thấy đi với con số 99 như: 99 cái ao của vua Hùng; 99 cái giếng của vua Hùng, 99 con voi dẫy núi Nghĩa Lĩnh của vua Hùng, 99 con phượng xây dựng kinh đô nhà Hùng… Bây giờ ta đổi số thập phân 99 qua hệ thống nhị phân của Dịch: ta lấy 99 chia cho 2 = 49, còn lại 1 là nọc quẻ dương (|); 49 chia cho 2 = 24, còn lại 1 là nọc quẻ dương (|) thứ hai và 24 chia cho 2 = 12, còn lại 0 là nòng quẻ âm (O), gộp lại ta có | | O, Đoài vũ trụ (gió, bầu trời). Rõ như dưới ánh sáng mặt trời, 99 là con số biểu của Hùng Lang mạng Đoài vũ trụ.

Tóm lại

Ý nghĩa các con số trong ca dao, truyền thuyết, cổ sử Việt phải hiểu theo Dịch lý. Trong ví von, so sánh, các con số thường đi với nhau theo :

– Tương giao hôn phối nòng nọc, âm dương, vợ chồng như ba-vuông Đoài- Cấn, năm- mười Li- Khảm, bẩy-tròn Càn- Khôn…

– Tương hợp cùng ngành ví dụ ngành nọc dương như năm Li-bẩy Càn.

– Tương hợp thiếu âm-thiếu dương như năm ba (năm Li thiếu dương, ba Đoài thiếu âm).

– Tương hợp cõi trên của hai ngành nòng nọc, âm dương như ba-bẩy [ba Đoài | | O, lửa (thái dương) của nòng và bẩy ||| Càn là lửa (thái dương ngành nọc)]. Đoài vũ trụ là khuôn mặt thái dương, lửa cõi trên, vòm trời thế gian ngành nòng, Càn là khuôn mặt thái dương, lửa cõi trên vũ trụ ngành nọc. Cả hai đều có khuôn mặt thái dương ở cõi trên của hai cực âm dương theo duy dương.

……

Trống đồng là giáo biểu, bang biểu, tộc biểu dựa trên vũ trụ tạo sinh nên những con số tia sáng mặt trời trên trống đồng Đông Sơn, cũng phải hiểu theo Dịch lý (xem GIẢI ĐỌC TRỐNG ĐỒNG NÒNG NỌC ÂM DƯƠNG ĐÔNG NAM Á,).

Những con số dùng trong dân dã là một ví dụ cho thấy Dịch đã ăn sâu vào di thể của người Việt. Chúng ta cũng có Dịch đó là Việt Dịch nòng-nọc viết bằng chữ nòng nọc vòng tròn và cái que. Chứng tích còn ghi rõ rành rành trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Trong thư tịch cổ Trung Hoa: sách Thông Chí của Trịnh Tiều đã chép: “Về đời Đạo-đường phương Nam có họ Việt-thường dùng người thông ngôn hai lần đến chầu dâng rùa thần chừng nghìn tuổi, vuông hơn ba thước, lưng có chữ khoa đẩu (nòng nọc) — chép từ khi mở ra trời đất trở về sau. Vua Nghiêu sai sao lấy, gọi là lịch rùa”. Chữ Nòng Nọc viết trên lưng rùa “vuông ba thước”, “chép từ khi mở ra trời đất trở về sau” Đây chính là Việt Dịch Nòng Nọc. Lưng rùa hình vuông là ma phương (magic square) có cạnh là ba thước tức có diện tích là 3 x 3 = 9 thước vuông. Chín thước vuông là chín ô vuông một thước vuông. Đây là chín ô của ma phương trong có 9 con số. Lưng rùa mang ma phương Lạc thư, nền móng của Dịch nòng nọc. Cũng qua hai từ “bẩy tròn” mang nghĩa “càn khôn” cho thấy Khôn là vòng tròn, là nòng, là hư không, hư vô, không gian, không nhất thiết là “đất” như thường hiểu theo Chu Dịch “càn khôn” là “trời đất”. Khôn (âm, nòng) là “tròn” là vòng, là nòng cho thấy chúng ta theo Dịch nòng nọc, hào âm diễn tả theo hình tròn, hình vòng tròn, hình nòng trong khi Chu Dịch hào âm được diễn tả bằng hình que đứt đoạn.

———

Tài Liệu Tham Khảo:

1. The vowel O represents the numeral 9: Naghaha. Shobhana Laxman, Indian Numerals, Gokhala.

Điều này cũng dễ hiểu, Việt ngữ chín là số 9 và cũng có nghĩa là chín (ripe, cooked) ngược với sống (unripe, uncooked). Ta cũng có sống ngoài nghĩa sống (unripe, uncooked) còn có nghĩa là sống (life, live).

So sánh:

Chín > < sống

(Ripe, cooked) (unripe, uncooked)

Chết > < sống

(Death) (Live)

ta có: chín = chết

Thật vậy chín cũng hàm nghĩa già, chết, hủy diệt như chín thối, chín rữa, chín luỗng… Chết là hết, là trở về số 0 (zero) trở về hư không O. Vì thế mà nguyên âm O biểu tượng cho 9.

2. Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch, nxb Văn Nghệ, 1991.

(Trích trong Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt, có nhuận sắc thêm).

Rảnh rỗi xin mời đọc số blog hôm nay. Sau số này tác giả đi chơi xa, ba bốn tuần nữa mới có số blog mới.









Trong số này:
  • GƯƠNG ĐỒNG TRUNG QUỐC... (phần 5 và hếtGIẢI ĐỌC...(3).


.HÌNH TIÊU BIỂU THÁNG 12, 2014: NORMANDY, 'NGÀY DÀI NHẤT'.




Mộ Tướng Theodore Roosevelt Jr., 'so hàng' với  hàng hàng lớp lớp mộ các binh sĩ Hoa Kỳ ở Nghĩa Trang Hoa Kỳ ở Normandy, Pháp.



Xin mời vào link:

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire