MỘT CHUYỆN THƯƠNG TÂM
VÀO CUỐI NĂM
EM BÉ BÁN VÉ SỐ
Trời giá lạnh, mưa phùn, tăm tối
Vào một chiều u ám, cuối năm
Đi trong gió rét căm căm
Một em bé gái, chân không, đầu trần
Tay bé ôm vé in, nặng trĩu
Trong túi, trên khăn vải trước mình
Đầy tập đem bán, mặc tình
Gió xua, rét đuổi, em hình đã quen
Suốt ngày bán, người mua ít có
Tội cho em, đói, lạnh, co ro
Lết lê đường phố, âu lo
Thê lương, ảm đạm, thương cho kiếp nghèo
Từng cửa sổ, ánh đèn le lói
Vọng bay xa, hương khói cuối năm
Mùi thơm gia vị, gà hầm
Khiến em ngẫm nghĩ, quên thân ốm gầy
Trong góc tường hai nhà chập lại
Em cuộn tròn, ngồi vậy, khép chân
Càng ngày càng lạnh, tội thân
Em đâu còn dám lần khân về nhà
Vì ông cha, đang tay đánh đập
Nếu tiền thu có ít, nộp trình
Lại thêm nhà cửa rỗng rinh
Gió càng có chỗ lọt mình mà vô
Và giờ đây, co ro tay lạnh
Em vội vàng quẹt mạnh một diêm
Chao ôi ! Ấm quá, thần tiên
Như ngồi lò sưởi, triền miên, hết ngày
Nhưng diêm bỗng thoáng ngay, vụt tắt
Trên tay còn, chỉ đám tàn bay
Lò đâu, chẳng thấy, lay hoay
Em quẹt chiếc nữa, lửa say hương nồng
Bỗng đâu, vụt bức tuờng chuyển động
Đổi ra thành trong vắt, như mơ
Trên bàn, khăn trắng, lơ thơ
Con gà còn nóng, thèm sờ, muốn ăn
Ô kìa lạ, gà lăng xăng chạy
Trên mình còn dao, đũa cắm theo
Phục phịch, leo đến chỗ em
Nhưng diêm lại tắt, tối đen bức tường
Chiếc diêm nữa, sáng soi trở lại
Lần này thì, thấy một cây thông
Đẹp ôi, quá đẹp, em trông
Trên cành trĩu nặng : kẹo, bông, giấy hồng
Trên đỉnh cây, ngôi sao sáng chói
Vút bay lên tới tận tầng mây
- " Đấy là ai mất, đâu đây "
Bà em thường bảo, trước khi từ trần
- " Bà ơi bà ! " , bé kêu thảm thiết
Vì chỉ còn bà biết, bà thương
Quẹt diêm, bỗng thấy bà đương
Nhìn em, lòng dạ vấn vương khôn cùng
Em khóc lóc " Bà ơi ! Bà hỡi !
Cho con theo, chớ bỏ con đây ! "
Vì khi ánh lửa tắt ngay
Lò, thông, kẹo, bánh, gà, bay không còn
Từ lúc đó, diêm càng cháy sáng
Bà đưa tay, ôm cháu vội vàng
Bay lên đến đỉnh thiên đàng
Không còn đói, lạnh, lang thang dãi dầu
Sáng hôm sau, ngày đầu năm mới
Khách bàng quan lui tới cạnh tường
Thấy em ngồi dựa, như dường
Vui thay, hồn, quỉ Vô Thường mang đi
Trần Trọng Thiện
VỚI NHỮNG ĐƯỜNG NGANG LỐI DỌC
đặt dài trên đời, mỗi chặng tuổi, quan niệm
hạnh phúc thay đổi, nên đã có những lời
khuyên khác nhau, và đây là một trong số
những lời khuyên ấy :
LỐ I TẮT
Con đường nhỏ vào vùng Hạnh phúc
Chẳng khó tìm, chúc bạn biết xoay
Không mong toại nguyện chất đầy
Chỉ cần yên tĩnh phủ dầy tâm can
Con đường ấy :
Không nhằm vào quyền cao đảm lược
Cũng không là vọng ước giàu sang
Bạn cố tri sách vở, ngàn vàng
Đẹp thùy mị, cánh hoa vô giá
Lời động viên, vững lòng sắt đá
Khoẻ lâu dài, chấp cả thời gian
Tình yêu thương, tỏa rộng bạt ngàn
Đấy, lối tắt, vô vàn hạnh phúc
Trần Trọng Thiện
NHÌN NHỮNG MÙA ĐÔNG SANG
GIẤC MỘNG CUỐI NĂM
NHÌN NHỮNG MÙA ĐÔNG SANG
NÉT ĐẸP TIẾT ĐÔNG
Đông vừa len lén bước vào
Lửa hồng tỏa ngọn, xì xào dấy lên
Bên lò sưởi nóng, ấm êm
Nghe như gió lạnh ngoài hiên, tuyết về
Gió dồn từng đợt, ven hè
Buốt, tê, lạnh, cóng, tràn trề bên song
Trỗi lên từng cuộn bòng bong
Đóng trên ngưỡng cửa, trắng trong, chập chờn
Nhũ băng, những chiếc giáo, vờn
Trên khung cửa sổ, gọi hồn vào tranh
Đông, ngàn nét vẽ tinh anh
Gợi bao hình ảnh vây quanh tình người
Trần Trọng Thiện
GIẤC MỘNG CUỐI NĂM
MỘNG TRẺ THƠ
Em cứ nghĩ, đôi khi em cứ nghĩ
Có một ngày, em giống bé Ét Ki Mô
Dẫn một đàn chó khoẻ, xướng lại hô
Kéo xe trượt, xô bồ, trên đất lạnh
Hoặc là trẻ thông minh, hữu hạnh
Trên đường làng, hay trên phố Chicago
Vui vẻ cùng cha mẹ, quanh co
Trong sở thú, viện bảo tàng, hay thư viện
Hoặc ở nơi đủ đầy phương tiện
Như Đài Loan, Hàn Quốc, trẻ em ngoan
Sách lồng đèn cùng đi dạo, hân hoan
Thật vui vẻ, thật đậm đà, muôn vạn
Hoặc đến một phương trời, ngàn cảnh lạ
Giữa Phi Châu, xa mạc, rộng bao la
Cưỡi lạc đà, hằng trăm dặm, em vượt qua
Nhìn khung cảnh gần thiên nhiên, hoang dã
Và Hoàng Hạc, bạn em, cũng đã
Bảo : đến mùa hoa đào nở, sẽ sang
Đất Phù Tang, tay phẩy quạt, lưng mang
Kimônô, áo nhẹ nhàng, mầu sặc sỡ
Nhưng kể chuyên vui chơi, em chẳng nỡ
Quên bao điều khốn, khó, ở trời quê
Trẻ em nhà đói khổ, phải làm thuê
Còn gì để . . . mong đề huề hạnh phúc !
Trần Trọng Thiện
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire