TRƯỜNG VIỆT NGỮ TRƯNG VƯƠNG: EM HỌC VỀ NGÀY
30/4
Sĩ số học
sinh của trường khá khiêm nhượng. Khoảng trên dưới 200 em. Là một trong 3 trường
dạy tiếng Việt vào cuối tuần ở Brisbane. Ở một vùng không phải là có mật độ
người Việt đông nhất. Vì thế nên có – hay giữ – được một số học sinh như thế là
quá hay rồi.
Tôi dùng động
từ “giữ” vì khi tôi rời trường cách đây khoảng 12, 13 năm, số học sinh cũng tròm
trèm bao nhiêu đó. Hơn một thập niên sau, phụ huynh vẫn còn có lòng gởi con em
đến học tiếng Việt như thế ắt hẳn đã là điều khích lệ vô cùng cho Ban Giảng
Huấn.
Lúc nhận được
lời mời đến dự buổi lễ tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30/4, tôi xúc động một cách bất
ngờ. Vì thấy ý kiến đó hay quá. Từ trước đến nay, tôi chỉ được biết các trường
tiếng Việt có tổ chức các buổi lễ như Giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Trung Thu, hay như
mái trường này có thêm lễ Hai Bà Trưng vì trường mang tên của Hai Bà.
Vậy
thôi ! Chứ còn 30/4 ! Lần đầu tiên, tôi đến dự một buổi tưởng niệm 30/4 ở một
trường Việt ngữ ở hải ngoại !
Chào hỏi các
thầy cô cũ và được giới thiệu với các thầy cô mới, tỉ lệ chừng khoảng 50 – 50
mỗi bên. Chợt nhớ đến thầy LNN và cô VTH, hai trong số 3 sáng lập viên của
trường, nay đã vĩnh viễn ra đi. Nhưng rồi lại cảm thấy mừng vì đã có lớp trẻ
hơn, nay lên thay thế. Một hai em phụ giáo vốn đã từng là học trò cũ của trường.
Tre tàn, năng mọc như vậy thì lo gì, tiếng Việt sẽ còn và từ đó, nuớc Việt sẽ
còn mãi với thời gian.
Một em học
sinh tuyên đọc chương trình và sau đó điều khiển phần nghi thức. Hai trăm mái
đầu xanh, trong chiếc áo đồng phục màu vàng, cùng hơn chục thầy cô và một số phụ
huynh nghiêm chỉnh hướng về cột cờ. Đích thân các em hát hai bài quốc ca của Úc
và Việt Nam Cộng Hòa trong khi hai lá quốc kỳ bắt đầu tung bay trước gió.
Sau phút mặc
niệm, thầy Phạm minh Hùng bắt đầu phần thuyết trình về lịch sử cận đại của Việt
Nam. Từ hiệp định Geneve 1954, sang đến các vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, Cải Cách
Ruộng Đất ở miền Bắc, rồi đến cuộc chiền Quốc Cộng, đến ngày miền Nam thất thủ
vào tay CS BV, dẫn đến phong trào vượt biển, vượt biên làm chấn động lương tâm
nhân loại. Thầy Hùng đã dùng những hình slides để giúp các em hiểu rõ bộ mặt
thật của chế độ tàn ác CSVN.
Cô Phó Hiệu
trưởng Du Nguyệt Chi đã tiếp tục phần nói chuyện bằng cách kể lại cho các em học
sinh nghe về các cuộc vượt biên, với thí dụ của một gia đình người bạn bị kẹt
trên đảo san hô hết 36 ngày và chỉ được cứu sống bằng một phép lạ. Cô kể lại
chuyện chồng cô bị CS lừa gạt, nói chỉ đi “học tập cải tạo” 10 ngày nhưng phải
mấy năm sau mới được tha về. Cô kết luận “Chúng ta chỉ còn là cờ Vàng và
tiếng Việt của người quốc gia. Chúng ta phải gìn giữ hai bảo vật đó bằng mọi
giá”.
Sau đó, thầy
Trương văn Thiệt và phụ huynh tên Liêm đã trả lời các câu hỏi của các em học
sinh về ngày 30/4.
Một em hỏi :”Tại sao trước khi đi vượt biên, biết là rất nguy hiểm mà thầy và các người tỵ nạn khác cũng vẫn đi ?”
Một em hỏi :”Tại sao trước khi đi vượt biên, biết là rất nguy hiểm mà thầy và các người tỵ nạn khác cũng vẫn đi ?”
Câu trả lời
của thầy Thiệt rất ngắn gọn “Vì thầy cũng như họ đã đi tìm sự sống từ cái
chết”. Đến đây thì giọng nói của thầy có vẻ như bị xúc động nên cô Hiệu
trưởng Trương Khánh Tiên đã phải đỡ lời để giải thích tiếp.
….
Không thể nào
không xúc động khi nhìn thấy các em ngồi yên lặng, ngoan ngoản lắng nghe những
lời trình bày của các thầy cô về biến cố lịch sử quan trọng này của nước Việt
Nam.
Tôi muốn chúc
mừng Ban Giảng Huấn đã có sáng kiến mỗi năm, đến mùa Quốc Hận, lại có một buổi
lễ như vậy. Có thể những em thuộc các lớp nhỏ đã không thu thập được gì nhiều
trong một tiếng đồng hồ qua. Nhưng đó là một giờ đồng hồ quan trọng
trong việc giáo dục các em nếu chúng ta quan niệm giáo dục không phải
chỉ vào lớp ê a vần tiếng Việt. Học Việt ngữ là quan trọng. Học về văn hóa cũng
tối cần thiết. Nhưng các em không thể nào không hiểu về cội nguồn của
mình. Các em phải biết tại sao ông bà, cha mẹ lại dắt dìu nhau, sang
sinh sống ở một quốc gia xa lạ như thế này. Nếu không ở tuổi này thì 15 năm nữa,
20 năm nữa, các em cũng sẽ tự hỏi mình từ đâu đến. Như các nhà xã hội học đã
từng chứng minh về những hoài niệm về nguồn cội của thế hệ di dân thứ hai, thứ
ba, thứ tư trở đi.
Hôm nay các
em tan học, trên đường về nhà, sẽ kể lại cho mẹ cha nghe về những điều đã học
được trong một tiếng đồng hồ sang nay. Nếu tôi là một trong số những phụ huynh đó,
tôi sẽ cám ơn nhà trường. Đã giúp cho con tôi hiểu được vì sao có những buổi
chiều, có những buổi tối, nhứt là những ngày gần cuối tháng Tư, cha mẹ của nó
thường nhìn qua cửa sổ với những ánh mát buồn đăm đăm
!
HƯNG VIỆT (Brisbane)
27/04/2013
HƯNG VIỆT (Brisbane)
27/04/2013
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire