Kính gửi quý anh chị bài viết về Cung Trầm Tưởng kỳ 4/4 của tác giả Văn Nguyên Dưỡng.
Gửi lại đây bài đã post trước đây.
Caroline Thanh Hương
Clic vào đường dẫn bên dưới để đọc bài.
TẢN MẠN VỀ CUNG TRẦM TƯỞNG (KỲ 1) của tác giả Văn Nguyên Dưỡng.
TẢN MẠN VỀ CUNG TRẦM TƯỞNG (KỲ 1) của tác giả Văn Nguyên Dưỡng, pdf
"TẢN MẠN VỀ CUNG TRẦM TƯỞNG của tác giả "VĂN NGUYÊN DƯỠNG (KỲ 2/4).
TẢN MẠN VỀ CUNG TRẦM TƯỞNG VĂN NGUYÊN DƯỠNG (KỲ 3/4)
Gửi lại đây bài đã post trước đây.
Caroline Thanh Hương
Clic vào đường dẫn bên dưới để đọc bài.
TẢN MẠN VỀ CUNG TRẦM TƯỞNG (KỲ 1) của tác giả Văn Nguyên Dưỡng.
TẢN MẠN VỀ CUNG TRẦM TƯỞNG (KỲ 1) của tác giả Văn Nguyên Dưỡng, pdf
"TẢN MẠN VỀ CUNG TRẦM TƯỞNG của tác giả "VĂN NGUYÊN DƯỠNG (KỲ 2/4).
TẢN MẠN VỀ CUNG TRẦM TƯỞNG VĂN NGUYÊN DƯỠNG (KỲ 3/4)
TẢN MẠN VỀ CUNG TRẦM TƯỞNG Ky`4/4 cho't của tác giả Văn Nguyên Dưỡng.
TẢN MẠN VỀ CUNG TRẦM TƯỞNG Ky`4/4 cho't của tác giả Văn Nguyên Dưỡng pdf
với những vần thơ Cung Trầm Tưởng phổ nhạc
( Mùa Thu Paris /Mùa Thu Không Trở Lại /Tiễn Em /Kiếp Sau )
LTS: Cuối năm, Toà
soạn xin gởi đến quý độc giả một bài viết về Văn Học, Học Thuật, tác giả
là Huynh Trưởng của chúng tôi, năm nay đã trên 80 tuổi, nhưng Ông vẫn còn
tráng kiện và muốn đóng góp một chút gì“ cho nền Văn Học tại Hải Ngoại…
Bài viết được chia
làm bốn (4) kỳ. Xin mời quý độc giả thưởng lãm và theo dõi.
TẢN MẠN VỀ CUNG TRẦM TƯỞNG
NHÀ THƠ LỚN CỦA NHÂN LOẠI
QUA “MỘT HÀNH TRÌNH THƠ” VÀ VĂN HỌC VIỆTNAM
VĂN NGUYÊN DƯỠNG
(KỲ 4/4)
... Sau cùng chúng tôi đã dạn dày hơn và đã chiến thắng tử thần.
Nhưng Cung Trầm Tưởng đã vượt lên cao ngoài vòng cương toả của cảnh
giới và thân phận một người tù chính trị. Trên những triền dốc vầu
đó chúng tôi vật vã trong những ngày tháng đầu nhưng thời gian sau đó đã có thể lợi dụng
buổi lao động chiều mà “du lãm” xa vùng chặt vầu đôi chút, rồi dần
dần đi xa xa thêm, kể cả việc đi tìm thêm thứ thực phẩm tươi “cải
thiện” –nói trắng ra là tự tìm thứ gì đó ăn thêm cho đỡ đói. Cơm tù
chỉ là khoai sắn lát mốc meo”. Đói lắm. Ngược lại, CTT chắc đã làm
khác hơn chúng tôi. Có thể ở những buổi chiều ông trở lên núi để
nhìn lại phong quang đọng lại của con đường cõi chết và những dấu
chân ngang của mình mà định lại thế đứng của mình trong cõi đất
trời. Ông đã vượt qua tất cả mọi gian khồ, tủi nhục, nguy hiểm,
thương tật, chết chóc trên những triền dốc vầu đó. Vượt xa, nên mới
có thề viết nổi bài thơ “Biểu Tượng” ở trên --một tâm trạng mặt nổi
ấp ủ những nỗi ngậm ngùi và những niềm uất hận không nguôi. Mặt
trái của bài thơ trên có thề nhìn thấy trong bài thơ dưới đây.
NHƯ CÂY LAU CÚI BẠC ĐẦU
Mấy năm đày xứ chon von,
Sương lam khí chướng xói mòn ruột gan.
Đá tênh hênh lắm mưa ngàn,
Đã lao đao lắm suối tràn khe sâu.
Sắt se lau cúi bạc đầu,
Lom khom núi cáng đáng vầu trên lưng.
Nai kêu đau nức nở rừng,
Lá lao xao rụng, mây lừng khừng trôi.
Năm chung tháng tận đây rồi!
Tết chi Tết vẫn chưa hồi sinh xuân.
Thương con tim xót trăm lần,
Nhớ em lòng đứt muôn phần lẻ loi.
Tết về tìm mảnh gương soi,
Nhà tan nước mất, thiệt thòi là ta.
Chút cơm khê nguội ngắt và,
Nuốt cho tận nghĩa đậm đà xót thương.
Và đi cho tới cùng đường
Của heo hút xứ khôn lường khổ đau.
Thoắt đi tóc đã phai màu
Như nghìn tang trắng quấn đầu vi lô.
Chiều tê sương sập nấm mồ
Vùi chôn chú bé mơ hồ năm xưa.
Bài thơ
này (MHTT, trang 156) CTT làm ở Hoàng Liên Sơn, miền Bắc, năm 1978, hơn
hai năm sau khi bị chuyển từ Long Giao miền Nam ra thụ đày ở đó và
đã trải mấy độ mùa điêu đứng sống chết trên các triền dốc
vầu. Ông viết bài này chỉ vài tháng trước bài “Biểu Tượng”. Thời
gian cách nhau ngắn ngủi nhưng CTT đã vượt qua định mệnh, từ một
giác đấu bất đắc dĩ –buồn thảm và tủi nhục-- trở thành một trượng
phu kiên cường. Hơn thế nữa, ông đã nung nấu tư tưởng và uyên hoá thi
ngôn đến độ hung vàng trên các triền dốc vầu đó, biến các triền này
thành những thứ “triền” khác trong thơ để trở thành một đại thi hào
với nghĩa chín chắn của từ này, mặc dù trước đó ông đã là một
nhà thơ lãng mạn nổi tiếng. Nhưng lúc đó chúng tôi chưa nhìn thấy CTT
là một đại thi hào. Bài thơ trên đây mang đúng tâm trạng của nhà thơ
“còn chưa lớn” mà chính CTT tự gọi là “chú bé mơ hồ”. Sự thực thì
“chú bé mơ hồ” đã thành một Phù Đổng Thiên Vương sau khi giặc Hồ
tràn vào miền Nam và đưa cả một lớp người trí thức miền Nam vào
cảnh lao lý tử sinh như vậy. Nếu ông không là một phù đổng của trận
mạc khói lửa thì ông cũng là một phù đổng --của nền thi ca
Việt Nam hiện đại-- đánh một trận giặc lớn lao của một trăm năm vừa
qua khi người ta dùng quốc ngữ mà viết văn chương: đó là trận giặc
“mặc cảm tự thị” của những ai đó chưa thực sự muốn cho chúng ta lớn
trên phương diện tư tưởng và ngôn ngữ thơ, nói riêng, và nền văn học
Việt Nam nói chung. Đó cũng là trận đánh lớn lao chống thứ “lương tri
thế tận” của các tay trùm chính trị, quân sự và văn học nô dịch
CSVN.
Xin đọc kỹ MHTT của CTT, chỉ riêng một câu thơ “quỷ hận rống ven đô”
cũng là một nhóm từ vô cùng dữ dội gấp nhiều lần so với nhóm từ
“những tên khổng lồ không tim” --đã từng được một nhà văn Nhân Văn
& Gia Phẩm dùng-- để chỉ những người CSVN. Khi viết về “bộ đội
hung hãn của CSVN tấn công dữ dội ven đô Sài-Gòn, Tết Mậu Thân, 1968”
không câu thơ nào đẹp hơn câu thơ của CTT. Xin đọc kỹ sẽ thấy nhóm chữ
“quỷ hận rống” là nhóm chữ của thơ, rất thơ, dù thanh âm mạnh bạo
nhưng không phải loại chữ nào đó kêu gọi sư giết chóc của những văn
nô miền Bắc như Tố Hữu, Chế Lan Viên, kể cả Xuân Diệu hay một nhóm
từ nào đó của tâm lý chiến miền Nam, mà là một ngữ sự riêng của CTT
--làm thơ với thứ chữ của thơ, chọn lọc, chính xác-- để chỉ một
“loại vật” khủng khiếp với tiếng rống dã man hơn loàì thú rừng dữ
tợn hung hãn nhất --những người CSVN-- đến mức đó là tinh luyện, là
tuyệt vời.
Nhờ CTT mà chúng tôi chợt hiểu ra rằng những triền núi với con
đường mòn “dốc vầu” vô hình chung đã trở thành đại lộ biến chúng
tôi --những tù nhân chính trị tầm thường-- bước đi và để trở thành
những con người bất trị, vững vàng hơn về tinh thần và lớn mạnh hơn
về tri thức. Đó cũng là con đường đưa chúng tôi đi tìm chân giá trị
của cuộc sống và biết sống hữu ích hơn cho bản thân, gia đình và
đất nước..
Riêng
CTT, các triền dốc vầu đó còn có thể là con đường ngắn nhất đưa ông
vào lịch sử bất diệt của riêng ông. Trong mùa đông rét buốt, trên các
triền dốc vầu này, trời gần, mây lộng, gió chuyển, rừng chao, hay cả
trong cái hoang vắng tịch mịch của đồi cao, lũng thấp chúng tôi chỉ
nhìn thấy hay nghe được sự hiển nhiên hữu hình, hữu sắc, hữu thanh
của núi rừng và nhiều khi cảm thấy cả sự sợ sệt trước cảnh thiên
nhiên huyền hoặc ảm đạm đó và nỗi cô đơn của mình, nhưng nhà thơ của
chúng ta khác hơn. Ông ta đã chẳng những nắm bắt được cái quán tính
vật lý của khoa học, mà còn nắm bắt được cái quán tính của thời
gian và không gian vô lượng của triết học Đông, Tây. Ông đem những thứ
đó vào văn học làm rực rỡ thi ca hơn bất cứ một thi hào hiện đại
nào. CTT đã lắm lần, từ các triền núi từ miền Bắc đến miền Nam,
chỉ trong một sát-na của thiên thu vô tận, bắt được cái tinh thể --hay
cái hồn không thấy được-- của núi rừng, trời đất, rồi viết thành
tấu khúc thơ với một ngữ sự lộng lẫy:
Hãy nhìn Núi lung linh bất diệt
Tóc nửa đời ngời chói sương mai.
Rễ bắt sâu
đáy tầng địa chất,
Nên nắng mưa Núi cũng chẳng sờn.
Hãy lắng nghe bằng lăng dìu dặt,
Suối vỗ về tình tự ngân trong,
Sáo trên tre hót nhảy vào lòng
Bài mi thứ mang mang trừu tượng.
Mỗi sớm trong nhà chung tâm tưởng,
Anh quỳ làm lễ hỏi lòng em.
Ánh sao xanh, nước thánh rẩy môi mềm,
Tàn vũ trụ bay trong trời mắt thẫm.
Các khổ thơ trên trích trong bài thơ “Núi và Suối, Một
Huyền Sử” (trang 444, MHTT) là một tầm nhìn xoáy sâu vào cái hữu
thức ẩn chìm như “rễ của núi” bắt sâu trong lòng đất mà chúng ta
thường không nhìn thấy hay nghĩ tới. Thử hỏi làm sao CTT thấy và
nghĩ tới? Đồng thời cả khổ thơ bốn câu này lại ấp ủ một thứ tình
cảm thiêng liêng siêu thức là tình yêu núi sông mà cũng chỉ riêng
những ai nhìn được chiều sâu tư tưởng thơ của CTT mới nhìn thấy chiều
sâu của thi ngôn thể hiện một biến tự độc đáo và siêu thực của ông.
Rễ của núi Mây Tào, rễ của dãy Trường Sơn, rễ của ngọn Hồng Lĩnh
hay rễ của rặng Hoàng Liên Sơn đều bắt sâu vào các tầng địa chất
của Đất Mẹ; sư gợi ý về tấm tình cao vọi ấy được thể hiện ngay
trong tựa của bài thơ. Còn câu trích dẫn cuối trên đây “tàn vũ trụ bay
trong trời mắt thẫm” thật đẹp. “Trời mắt thẫm”, theo tôi hiểu, là
vòm trời rộng bao la, là không gian đầy màu sắc, nhưng “tàn vũ trụ” luân
lưu trong vòm trời đó thì chỉ riêng CTT mới nhìn thấy. Lạ thực. Tầm
nhìn của một đại thi hào là xuyên suốt, siêu việt như vậy sao? Nhóm
từ “tàn vũ trụ” là những thứ gì đây? Nhóm từ này không định nghĩa
được. Ngược lại có thể định nghĩa là những vụn vỡ của một hình
thành tuyệt đại vĩ mô mà theo khoa học đó là những vụn vỡ của một
“Big Bang” tạo nên vũ trụ và nói theo tín ngưỡng đó là “Sự Sáng
Thế” của Đấng Tạo Hoá --Đức Chúa Trời. Với thuyết nào đi nữa “tàn
vũ trụ” có thể là thứ hữu mục quan chiêm cũng có thể là thứ hữu
thể vô mục như các hành tinh chết, mảnh vụn của một hành tinh đã tan
vỡ hay hạt nguyên tử luân lưu trong vũ trụ. Nó có thể là tinh thể
tồn tại hay tro bụi của không gian vô lượng, vô thời gian. Nói rõ hơn
là một chuyển động của những vật thể hữu quan hay vô mục luân lưu
trong vũ trụ miên viễn –a motion of a visible or invisible natural object
has permanently circulated in space. Bài thơ này dài 30 khổ thơ bảy chữ
và hai câu thừa gồm tất cả 92 câu như một tấu khúc đột biến tuyệt
vời của âm giai từ một gam tuyệt thấp đến một gam tuyệt cao như kết
hợp của một hình nhi hạ [rễ của núi, tầng địa chất] cực thấp với
một hình nhi thượng cực cao [Núi; vũ trụ”, trời mắt thẫm] như ở khổ
thơ thứ ba khi hai người yêu đang ở trong “nhà chung tâm tưởng” thi nhân
bỗng đổi gam cho tình yêu vút vào không gian với tàn vũ trụ bay trong
trời mắt thẫm làm cho người đọc nghĩ đến và hiểu rằng “tàn vũ
trụ” cũng là một sót lại của một hình thành đẹp đẽ của một tấm
tình –một tình yêu với vô vàn định nghĩa-- trong dĩ vãng từ trước
đến nay không thi nhân nào nói, cũng không có người đã nhìn thấy hay
nghĩ đến cái cực nhỏ ở trong một vũ trụ thơ cực lớn như vậy. Một
motion của vật thể khoa học hay sự rung động tâm thức triết học trong
tầm mắt CTT nhìn thấy đã trở thành những dòng thơ tuyệt mỹ. Bài thơ
này còn rất nhiều khổ thơ đẹp nữa, như:
Hiện hữu thai sinh từ ký ức:
Môi dường hư cấu ở trong tranh,
Mi như đã vẽ trước sinh thành,
Mẫu nữ qua em thành hiện thể.
Một khổ thơ nữa:
Rồi sớm đến thơm nguyên, siêu thực,
Đội nâng trời, bất chấp thời gian,
Cao, xanh hơn, chất ngất nồng nàn,
Núi mẫn đạt hồn người ngát trẻ.
Và:
Sự tích truyền lan qua thế hệ:
“Nàng là Thần Suối, bạn bầy chim;
Suối reo con cắt cũng gù mềm;
Trời mới lại như bảy ngày Sáng Thế.
Một khổ thơ khác chứng tỏ được sự giải trình về một thương
đau sót lại của một hình thành thương yêu trong dĩ vãng như những
“tàn vũ trụ” trong sự hình thành vĩ mô của khoa học hay huyền thoại:
Rồi tất yếu chia ly tan tác,
Suối buồn mi ướt lệ mùa thu,
Mang thai bên gối chiếc lao tù,
Tình Núi nuôi trong bầu khắc khoải.
Từ tâm trạng thương nhớ một người yêu với những nét diễm kiều
của một giai nhân nào đó trong quá khứ, CTT đã nâng nàng lên thành
một “Nữ Thần”, ít nhất là cho riêng mình, mặc dù Núi Mây Tào cũng
có huyền thoại “Thần Suối”. Tấu khúc tuyệt vời này được CTT viết
sau khi bị đưa từ các trại tù vùng thượng du tây bắc Bắc Việt
về các trại Z-30 (A, B, C, D) gần vùng Núi Mây Tào thuộc tỉnh Bình
Tuy, miền Nam. Tuy nhiên, ngữ sự siêu hình của ông đã được hoài thai
trên các triền dốc vầu Hoàng Liên Sơn mà tôi nói ở trên. Các bài thơ
làm trong thời gian những năm còn ở trong trại tù vùng núi cao nầy
được CTT đưa vào một tập riêng --Tập Bốn: “Những Dấu Chân Ngang Trên
Một Triền Phiếm Định”.Tập thơ nầy mang tên là “Một Triền Phiếm Định”
nhưng độc giả còn đọc thấy những triền khác nữa trong tập thơ đó,
như Triền Tư Lự”, “Triền Ái Dấu”, “Triền Ngữ Sự”, “Triền Mộng Thức” và
v.v... Nơi nào cũng mang dấu chân ngang của ông. Trên các triền này, CTT
viết những bài thơ đẹp mang chứng tích của những hiện thể vô hình
luân lưu trong vũ trụ hay cái rung động thương đau sót lại của một quá
vãng đã hình thành với những khối tình bất diệt thoáng chốc đã tan
biến. Cái thự̣c thể vô hình, cái chuyển thái siêu vi của cảnh vật,
và cái rung chuyển thầm lặng của lòng người –cũng là invisible
motion-- hoà thành những tấu khúc với âm thanh lạ, nhưng đẹp. Xin đọc:
NHỮNG DẤU CHÂN NGANG TRÊN MỘT
TRIỀN TĨNH LỰ
Gửi lại bờ dấu chân ngang,
Mắt chong âm bản ngỡ ngàng hoàng hôn.
Gửi heo may phấn màu hồn
Rắc trong u tịch thoáng bồn chồn đen.
Gửi sông hồ không thân quen
Lăn tăn luyến nhớ đan xen hãi hùng.
Gửi sương giăng tang mông lung
Một sao hôm khóc thẹn thùng mù khơi.
Gửi lao đao rớt một lời
Con chim cô thốt bão trời cuồng phong.
Gửi thu vần vần long đong,
Nhấp nhô bằng trắc trên dòng thơ xanh.
Gửi môi săn cổ tự lành
Nhắn lên cho bớt tròng trành cô phiêu.
Gửi lai do có một điều
Đớn đau rồi cũng hoá trừu tượng bay.
Gửi phong thanh nốt điệu này
Gói trong dấu lặng đủ đầy duyên cơ.
Bài nầy (MHTT, trang 369) là một trong các bài thơ đầu của tập thơ
“Những Dấu Chân Ngang Trên Một Triền Phiếm Định”. Riêng, trên “triền
tĩnh lự” này CTT đã nhìn thấy huyền cơ của cõi trời và kiếp người
cũng như đã tìm thấy được mặt sau của sự rung chuyển trong vũ trụ “gửi
sương giăng tang mông lung” tuy rằng “trong dấu lặng” mà huyền cơ của
đất trời đã được gói trọn trong tầm nhìn của CTT: một motion vô hình
và mầu nhiệm hiện hữu trong trời đất và trong tâm thức của ông. Ông
cũng thấy được cái nghịch lý của tạo vật:
NGHỊCH
Đổ trọn sức xuân xanh
Cho thu vàng chín mọng.
Kết ngọt tặng vô ơn
Mật đáy lòng đau thắt
Chua dào dạt.
Bàng vùng lên đỏ ngát
Chết trước lúc tàn đông.
Đêm hắt đen diệu ảo
Cho long lanh những diện mạo.
Dồn ấm ran sót chót
Làm nắng hạnh khuyên quanh.
Nỗi niềm tây giá lạnh
Kiệt kiệt vàng hôn ảnh.
Ngậm hoà tan đối lập
Vào uyên áo huyền vi.
Kề màu thiêng liêng rêu cố xanh rì...
Bài thơ trên đây (MHHT, trang 370) mang diện mạo của chúng tôi
--những tù nhân chính trị-- chân cứng đá cũng mềm. Chúng tôi mò mẫm
trên con đường mòn dốc vầu tối tăm như đi qua vùng đêm đen mới có thể
trở thành những con người lớn hơn, long lanh, như giải trình thơ của
CTT: “đêm hắt đen diệu ảo cho long lanh những diện mạo.” Chiếc áo tù
có sự huyền vi của nó. Ngậm câm, chịu đựng, kể cả sự nhận chịu
cái chết mà lòng không thay đổi. Diện mạo của tác giả dĩ nhiên có
cung cách riêng, thật lớn mà tôi từng nói ở trên và sẽ nói thêm.
Xin đọc các dòng thơ này:
Đi vào đường ngắn nhất,
Băng băng ánh bôn tinh.
Một lát điên thần tình:
Ô kìa! phản vật chất.
Rơi nơi không là đất,
Nhẹ tếch và vô can,
Buông quán tính trần gian,
Tháo đồ dằn lịch sử.
Bằng
thuần khiết tạo sinh
Như Đức Mẹ Đồng Trinh.
Các
đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Đường Vào Trong Veo” (MHTT, trang 382).
Hai câu thơ cuối của đoạn trích dẫn trên, tô đậm (những chữ tô đậm
trong các đoạn thơ trích hay các chỗ khác cũng do người viết bài này
tô để trình bày rõ hơn một quan điểm hay ý nghĩ nào đó về CTT-MHTT
hoặc một vấn đề đáng lưu ý khác), ai đọc cũng thấy rõ CTT viết về
một thuần khiết tạo sinh mà Đức Mẹ ĐồngTrinh Maria “thụ nhiệm” như
một sứ mệnh huyền vi được giao phó bởi Đấng Tạo Hoá tạo một huyền
cơ --thuần khiết hoài thai-- đưa đến sự “Giáng Sinh” của Đấng Cứu Thế
Jésus Christ. Đây là huyền vi thứ hai sau huyền vi thứ nhất là bảy
ngày “Sáng Thế” của Đấng Tạo Hoá, hay Đức Chúa Trời, theo niềm tin
Cơ Đốc Giáo --Catholicism. [Một huyền vi khác của Đấng Cứu Thế
là sự “Phục sinh”.]
Nhưng hình như CTT nhìn thấy, ngoài huyền cơ thụ nhiệm trên, một cõi
thiên đường nào đó có một sự “Thuần Khiết Tạo Sinh” không theo nguyên
lý vật chất mà “phản vật chất”: một cõi “rơi nơi không là đất, nhẹ
tếch và vô can, buông quán tính trần gian, tháo đồ dằn lịch sử”.
Phải chăng cõi đó là cõi không bị gắn chặt vào quán tính thời gian
và không gian, vô can, vô nhiễm, hữu thể mà vô thể hay ngược lại, hữu
tạo sinh mà bất huỷ, bất diệt, chỉ có hoá thân; phiêu diêu, phiêu
hốt. Sự thực ông đã nhìn thấy hay ông đang mơ ước và đang đi tìm
nguồn tạo sinh thuần khiết đó?
Trước khi nói tiếp về sự lớn lao diệu kỳ của thơ CTT, thử
nghĩ nên nói qua về sự “sinh và diệt”, sự “tái sinh” và sự “hoá
sinh” của vạn vật trong vũ trụ không phản vật chất theo quan niệm tạo
thành và huỷ diệt của triết học phương Đông, Phật và Lão: “hữu sinh,
hữu diệt”. Trong vũ trụ là âm dương luân lưu và trong mọi vật thể là
sự tàng trữ các “hạt nhân” trái nghịch va chạm, xung khắc nhau, tạo
thành sự sinh tồn và huỷ diệt: đó là nguyên lực khai sáng lẫn đối
lực tàn phá –force of creation and its opposite, force of destruction. Phật
cho rằng mọi vật, mọi loài hiện hữu được sinh ra từ bốn cửa, gọi
là “tứ sinh” gồm: thai sinh, noãn sinh, thấp sinh và hoá sinh. Trời
đất gồm sáu cõi, gọi là “lục đạo”: thiên, thần, nhân, địa ngục,
ngạc quỷ và súc sinh. Trong sáu cõi này chỉ có hai cõi nhìn thấy
được là nhân [con người] và súc sinh [muông thú]. Nghiệp căn “luân hồi”
--hay sự “tái sinh” trong sáu cõi chi phối bởi luật “nhân quả”.Trong
khi đó thì Lão cho rằng “vạn vật đồng nhất thể”, chết ở kiếp này
thì sẽ “hoá sinh” thành một thứ vật chất khác, bùn đất, cỏ cây, côn
trùng và v.v... Theo Lão “cõi sống hữu thường” như vậy trở thành cõi
tạm hữu hình trong hoá thân vô vi, vô lượng, vô thường, từ một nhất
thể sinh ra âm dương quyện nhau luân chuyển tạo thành cội nguồn của vũ
trụ [nhất thể, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái và v.v... [Kinh Dịch
--về sự sáng lập và luân lưu vũ trụ].
Có
lẽ CTT hợp với Lão Trang hơn nên chúng ta thấy ông đang đi tìm siêu
thực trong cõi hữu hình như ngày xưa LãoTử đã lang bạt tìm cõi Tiên
nơi rừng sâu, núi thẳm. Tuy nhiên CTT còn tiến lên một mức cao hơn. Tuy
chấp nhận thai sinh --nhưng không hi vọng tái sinh theo Phật hay “đường”
hoá sinh theo Lão-- CTT nói đến một sự kiến tạo hay sáng tạo siêu
hình khác ở một bậc khác hơn là:“Thuần Khiết Tạo Sinh” dựa trên sự
sáng tạo huyền vi Cơ Đốc Giáo. Không thể khẳng định nhưng có thể
hiểu đó là niềm tin của một “tạo sinh mầu nhiệm”. Và đó là phạm
trù duy linh thuần khiết, một “thụ nhiệm”mới tạo sinh một thiên đường
mới trong sáng hơn, thanh khiết hơn, hoà lương hơn, khác hơn cõi tạo
hiện hữu hiện nay đầy dẫy giông tố bão bùng, chiến tranh chết chóc,
tàn phá và đau khổ triền miên...
Không
rõ cõi tạo sinh này của CTT có khác gì hơn cõi vô hình chuyển động
miên viễn mà “nhẹ tếch” như một “permanent motion” luân lưu trong vũ trụ
là nguyên uỷ tạo sinh của vạn vật hay không? Hình như CTT nắm bắt
được cái huyền lý nào khác ngoài tri thức của khoa học và triết
học, nên trước đây trong một bức thơ viết cho tôi, Cung Trầm Tưởng nói:
“Tầm hiểu biết của khoa học và triết học đã tỏ ra bất cập trước
sự thách thức ghê gớm của những vấn nạn siêu hình, nên cần sự tiếp
tay của những cơn giật mình siêu hình phi thường và hữu ích của trí
tưởng thi nhân dám phá chấp, giũ bỏ những giá trị truyền thống đóng
cặn, nằm ì trong thời gian để phiêu hốt đến những vùng tân biên
unground, nơi không là đất, không có bất cứ điểm tựa hay hệ quy chiếu
nào khác hơn cái linh tri, linh thị, linh cảm của lãng thi nhân. Nơi
của sự cô đơn tuyệt đối. Ngọn nguồn của sáng tạo.”
Có
lẽ Cung Trầm Tưởng thấy cõi đó, muốn du nhập vào, trước tiên bằng
ngữ sự thi ca “đỉnh nguồn tinh tuyền” --source éthérée, ethereal
fountain.” Nghệ thuật sáng tạo “nghệ thuật” của ông có triết lý riêng
và nhân sinh quan riêng, cũng như “thuần khiết tạo sinh” là thứ quan
điểm duy linh riêng của ông. Cái nghệ thuật đó là nắm bắt và định
hình ngôn ngữ cho một cái lý siêu nhiên, siêu hình, siêu thực --là mặt
ẩn chìm của tạo vật-- chỉ có những đầu óc phi thường và sự tưởng
tượng vô cùng phong phú của một thi triết nhân mới bóc trần cái tạo
thể để thay bằng tinh thể thuần khiết của mọi vật trong vũ trụ. CTT
làm được điều này như chính ông viết: “Làm được hiểu ở đây theo
nghĩa tích cực là thay đổi một nguyên trạng hay tạo ra cái gì mới”
(trong “Lời Tựa” của MHTT, trang 33).Từ đó ông phiêu hốt vào cõi luân
lưu “nhẹ tếch và vô can” không còn hệ luỵ mà vào cõi siêu hình trong
thi ca.
Không biết tôi đã chứng minh được tầm thi ca vượt thời
gian không gian của CTT hay chưa? Chưa đâu, vì thơ CTT còn quá nhiều điều
để nói vượt ngoài tầm hiểu biết của tôi. Trên các triền của con
đường dốc vầu này CTT đã làm rất nhiều bài thơ lớn đẹp vô cùng như
những tấu khúc mới, lạ, phá vỡ cái du dương của âm giai như Derrida
nói, như những bức tranh lập thể của Picasso... không thể trong thoáng
chốc đọc mà hiểu, nghe mà cảm, hay nhìn mà thấy ngay cái diệu
ảo tuyệt vời ẩn chìm của những tác phẩm nghệ thuật của các bộ môn
nghệ thuật này. Dĩ nhiên trong toàn tập MHTT có những bài thơ khó
hiểu, khó thưởng thức. Thiển nghĩ, một cá nhân dù lỗi lạc thế nào
đi nữa cũng không thể đọc thấy hết, hay nghiên cứu xuyên suốt và phân
tích thấu đáo toàn bộ ngữ sự, tư tưởng và triết lý trong thơ của
CTT. Cần một nhóm học giả hàn lâm mới làm nổi các công việc này.
Cũng xin lưu ý, ở đây tôi viết về CTT chỉ là một bài tản mạn, không
phải là một bài phê bình hội tụ một hình thức cần và đủ với một
nội dung lý luận được trình bày khoa học, tuần tự, lớp lang của một
khuôn mẫu trong một nghiệm xét chặt chẽ và nghiêm cẩn của sự phê
bình văn học mang tính hàn lâm bác học. Nếu tôi viết về thi ca CTT mà
nói lan đến nền thi ca trong văn học Việt Nam tất sẽ không tránh được
vì cái tính tản mạn vòng vo của nó. Nghĩ đến đâu thì viết đến đó
miễn sao thấu lý đạt tình là đủ rồi. Lý do cũng bởi tư tưởng thơ
của CTT lớn quá; cái triết lý sáng tạo, sinh tạo và siêu tạo vũ
trụ và con người của CTT độc đáo và lạ lẫm quá; và, ngữ sự rất
đặc thù dù rất thơ, rất đẹp, mới mẻ nhưng cũng rất nhiêu khê.
Nhân tiện, nói đến đây, chúng tôi xin góp ý về một biệt ngữ --a
phoneme-- của CTT trên các “triền” này, ít nhất có thể giúp các bạn
yêu thơ trẻ hiểu nhiều bài thơ khác của Cung. Đó là tĩnh từ “phiếm
định”. Biệt ngữ nầy mới đọc rất khó hiểu. Hãy diễn giải như thế
nầy. Từ trước trong ngôn ngữ viết hay nói của Việt ngữ có một tĩnh
từ, hay hình dung từ, dễ hiểu và thông dụng là “khẳng định”. Tĩnh
từ này đôi khi cũng được dùng như một động từ như trong câu sau đây:
“Chúng tôi khẳng định ngôn ngữ thi ca CTT khác hẳn những nhà thơ đồng
thời”. Ở một câu khác, chữ nầy là tĩnh từ như trong câu: “Cho rằng
‘ngữ sự’ thi ca CTT khác hẳn mọi thi nhân đồng thời là điều khẳng
định.” Tĩnh từ ngược lại của khẳng định là “bất định”, và cao hơn
một bậc là “vô định”. Hai chữ nầy không thấy ai dùng làm động từ. Do
đó phải coi “khẳng định” phản nghĩa của hai tĩnh từ trên là một
tĩnh từ. Cung Trầm Tưởng không thích dùng các tĩnh từ “bất định” hay
“vô định” mà dùng chữ “phiếm định” để chỉ sự ngược lại tĩnh
từ khẳng định. Vô định và bất định là thứ triết lý buông xuôi cho
định mệnh, khẳng định là triết lý của sự hiện hữu tuyệt đối bất
di dịch, đáng lẽ không thể có trong ngôn ngữ vì thực ra khẳng định
không hề có bất cứ ở đâu trong vũ trụ ngoài tiếng nói và hành động
của những tên độc tài khát máu: một Hitler, một Lenin, một Staline,
một MaoTrạch Đông, hay một Hồ Chí Minh.
CTT dùng chữ “phiếm định” để chỉ “thứ-không-hẳn-là-nó”-- của bất
cứ vật thể hữu hình hay một vi mô vô mục nào –[nhỏ nhất như một
nguyên tử và các phản hạt của nó --neutron and its antimatter:
antineutron, chưa kể những hạt và phản hạt khác của electron là
antielectron, của proton là antiproton; tất cả các hạt và phản hạt vi
mô này một ngày nào biến thái, chuyển thể, khi luân lưu có thể kết
hợp hay xung khắc nhau có thể làm nổ tung vũ trụ hiện hữu gây nên
một Big-Bang mới để hình thành một vũ trụ vĩ mô mới] và tất cả
những thứ đó đều có thể nắm bắt được. Tức là, đối với ông không
có thứ vật thể nào là hiện thực mà chính là cái nó giấu –la chose
est ce qu’elle cache-- cái không hiện diện này mới chính là cái hồn
của nó hay cái phần vô thể kết tinh bằng tinh tuý ẩn chìm trong nó.
Ẩn chìm và hằng sống luân lưu trong vũ trụ với những quỹ đạo khác
nhau. Bóc cái vỏ ngoài bằng đôi mắt, sự tưởng tượng và cảm tính
thụ mẫn siêu thức mới cỏ thề nhìn ra cái motion,--cái luân lưu-- của
tinh thể, tinh tuý của vạn vật-- là những gì mà một nghệ sĩ tài
hoa “có thề nắm bắt được” rồi “định hình thứ hồn ấy vào một ngôn
ngữ thơ, một tấu khúc, một bức tranh, một sáng tạo nghệ thuật mà
“một trăm năm sau, khi kẻ lạ ngắm nó, nó sẽ chuyển động trở lại vì
nó là sự sống.” như William Faulkner nói [“The aim of every artist is to
arrest motion, which is life, by artificial means and hold it fixed, so that a
hundred years later, when a stranger looks at it, it moves again since it is
life.” [MHTT, trang 29].
Sau khi ra khỏi các trại tù CSVN, tôi nghĩ rằng CTT đang đi trên con
đường tiếp tục bắt cái luân lưu của vạn vật mà ông đã luyện nhãn,
luyện thức và luyện ngôn từ các triền phiếm định của những
dốc vầu Hoàng Liên Sơn, chẳng những định hình được chúng trong thi ca
mà còn muốn hoà nhập vào các thứ ấy như một phục sinh hay một hoá
sinh, siêu của siêu hình. Ông còn muốn bay xa hơn nữa như một thiên sứ
thơ, mang du thi vào cõi vô tận miên viễn, dựng cho mình một thiên
đường mới “thuần khiết tạo sinh” với ngữ sự lạ lùng nhưng mới mẻ,
mang âm điệu tuyệt vời và đầy sức sống mãnh liệt theo cái triết lý
vượt lên vượt lên mãi để vào cõi bất diệt của ông.
Nếu đúng như vậy, tiếng thơ từ cõi thiên du miên viễn ấy sẽ không
còn là “ngữ sự” của thi ca mà là tiếng khải huyền siêu thanh vọng
lại của một Cung-Thơ thiên sứ không dễ cho nhà tân Tử Kỳ của thời
đại này tìm được một Bá Nha tri âm. Tất nhiên CTT sẽ phủ nhận một
anh Tử Kỳ vô tích sự, vì ông là một nhà thơ. Hơn nữa, tiếng thơ
huyền ảo có sức truyền cảm sâu thẳm và miên viễn hơn tiếng nhạc dù
là những khúc nghê thường đi nữa. Nhạc có thể tái tạo âm thanh của
thiên nhiên mà không thể tái tạo âm thanh của tâm hồn. Thử hỏi âm thanh
của tâm hồn là gì? Phải chăng là tiếng run rẩy siêu thanh? Và đó là
thơ. Thơ đến mức siêu thanh một lần khởi phát, sẽ mãi còn văng vẳng
trong tai nhân loại yêu thơ; mãi mãi. Và, nếu thơ được coi là một rung
động siêu thanh của tâm hồn thi nhân thì thơ là đỉnh nguồn của nhân
loại vì sự rung động là một “motion” siêu thức nào khác gì “motion”
dù là của một vi thể hay sự giao thoa của âm dương trong vũ trụ, không
thể tự nhiên mà có. Phải do một ĐấngTạo Hoá dựng nên. Và, phải
chăng tạo hoá, người, và thơ chỉ là một --nhất thể, nhất nguyên-- mà
Lão Trang nói? Phải chăng thơ là huyền vi Levi-Strauss đã nói? Người ta
đang đi tìm chân lý. Phải chăng CTT cũng đang đi tìm... một thiên đường
“thuần khiết tạo sinh” mà thực chất là đi tìm quê hương của thơ?
CTT tự nhận đang đi tìm một thiên đường mới và đã ngậm ngùi đánh mất thiên đường cũ. Thôi
xin cứ biết như vậy cho đến khi có một phản biện nào đó sau nầy.
Hãy chấp nhận một khải huyền của một Cung-Thơ hiện nay.
Trên tiến trình đó của Cung Trầm Tưởng, người yêu thơ không thể
quên bài thơ khởi đầu các hành trình phục sinh và khải huyền của
Cung. Bài thơ siêu thực này là một điển tụ, nếu không kể những bài
phong phú khác tản mạn trong CTT-MTTT:
MỘT CHUYẾN HẢI HÀNH
Người sau
cơn địa chấn
Tìm về trái đất hoang.
Ngẩng xem trời lốc bụi
Tôi quên lối thiên đàng.
Lưới xanh dù lớn mắt,
Ý nào thoát được đây!
Tôi giong con tàu biển
Đi xuyên áng mịt mù
Với cô đơn cờ suý
Treo cao đỉnh buồn phiền.
Tàu đi không la bàn,
Âu lo làm viễn kính,
Tôi soi tôi-cùng-thẳm,
Thấy nghìn trùng hư vô.
Vừa cầm lái vừa xúc than,
Tôi cùng tôi-hành khách
Nửa đêm ngồi đối thoại
Bằng tiếng lời lặng im.
Sớm mai khi ngủ dậy,
Muối nồng trái tim căng,
Cầm tiêu tôi phiêu hốt
Thổi gọi bầy hải nga.
Mây bay trời xanh biếc,
Trên lưng sóng bạc ngời
Thảnh thơi tàu rẽ lái
Cập bờ đảo hoang vu.
Nằm phơi thân phiến đá,
Phập phồng thở nắng mưa,
Sương trinh làm dưỡng cốc,
Tôi hoá gốc cây rừng.
Quanh tôi đời bầu bạn,
Mú gấc ửng vây cam,
Ốc bồ quân yếm thắm,
Rùa bông vân hồng thạch
Phơi huyết phách san hô.
Khí lang thang vạn đại,
Giờ nguội tụ lao xao.
Mưa tuôn liền thế kỷ,
Đá rữa thành phù sa.
Mùa xuân tôi nảy lộc,
Môi bung đoá anh đào,
Ủ ươm mình lá nõn
Phất nên lên thơ ca.
Đầu tôi non búp huệ,
Uyên ương hót gọi đàn,
Cỏ kim thành mái tóc
Ấm thịt da thơm lừng.
Nghìn sau còn bận rộn
Mầm mộng cấy trồng tôi
Sần sùi da trái đất
Phổng pháp hồn thanh miêu.
Thanh miêu CTT ghi chú là mạ xanh. Những biệt ngữ (phonemes) như vậy
có quá nhiều trong tập thơ CTT-MHTT. Sức gợi cảm của thi ngữ và thi
ý mới mẻ trong những đặc phẩm (mythemes) viết hai tay và thời gian sau
đó của Cung càng đọc càng thấy thấm và đáng được chú trọng. Triết
lý trong tư tưởng thơ của ông thực lớn lao, hướng thượng vươn lên mãi
để tiến xa hơn và cao hơn không phải là thứ triết lý tiêu cực, buông
xuôi cho định mệnh, cho số phận, nổi chìm mặc cho sóng nước: “Thân như
chiếc bách giữa dòng.” Xin suy nghĩ về hai thái cực này mặc dù cái
tuyệt vời của thi ca vẫn phải là thứ thi ngôn đẹp đẽ nhất. Chỉ
nói riêng về phương diện này thì cái ngữ sự mới, lạ lẫm, nhưng lộng
lẫy của thi ca CTT cũng vượt trội hơn gấp nhiều lần. Còn triết lý
thì cách biệt nhau xa lắm giữa CTT và tác giả câu thơ trên. Một nghìn
trùng xa cách.
Cái tư tưởng rộng lớn, cái triết lý vượt cao “thuần khiết
tạo sinh”, siêu của siêu thực, sự nắm bắt và định hình những tinh
thể trong vắt hay ẩn chìm trong vũ trụ được thể hiện trong nhiều bài
thơ ở các tập thơ khác ngoài Tập IV, nhưng những bài đặc sắc nhất
nằm trong tập sau cùng là Tập VII. Trong tập này, chúng tôi còn ghi
nhận ngay được đến những “Khối Tình” lớn hay nhỏ của CTT –nhất là
hình ảnh những nàng thơ của ông đã được “tinh ròng hoá”, hay nói
cách khác là “thanh khiết hoá” như những thánh nữ, thần nữ, đẹp từ
làn da đến một “kết thể nữ” lộng lẫy, long lanh như những tượng
ngọc, thể hiện sức quyến rũ mãnh liệt mà nhiệm mầu để tạo sự
trường sinh của con người trong vũ trụ. Một tạo sinh truyền giống
trong tình yêu giao hợp thần thánh, đầy sự hàm ơn của thi nhân –“một
ân cảm siêu hình.” Xin đọc những dòng thơ nầy:
LINH SỬ CA MỘT SÁNG THÀNH
TẤU KHÚC 06
Huyền đồ giải thai đố:
Gió tạnh, tuyết ngừng rơi;
Mây quang, nắng về trời
Vàng muôn tia rạng rỡ.
Về đây miền đất hứa
Con hộc gặp con hồng
Nhịp nhàng cánh thinh không,
Hai tim một luồng thở
Của tân hôn đôi lứa
Nõn trắng và nguyên trinh:
Một vũ điệu tượng hình
Của giao thoa phân tử.
Như hạt móc rung rinh
Với lung linh cỏ chỉ.
Như cái búng thần tình
Của con quay thuật sĩ.
Như có đấng thần linh
Lấy tinh tuý con hộc
Cấy vào noãn con hồng
Ủ ấm lửa hừng đông,
Kết thành gien, thành nhựa,
Mộng mầm đời bất tử.
Ngày ấy nghìn sau vang
Trong thi nhân tiềm thức
Viết nên tiếng hát vàng
Nồng nàn tình tưởng nhớ.
Thuở hồng nguyên rạng rỡ,
Vàng reo nắng tinh tuyền,
Sinh lý học thần tiên
Của lưỡng nghi hạnh ngộ.
Từ
hiệu ứng con quay
Tay ai búng trên trời
Hình thành một văn hoá
Của nghĩa đền ân trả.
Nước nguồn gom làm suối;
Suối cuốn góp làm sông;
Đem sông ra làm biển;
Biển sâu muối mặn nồng
Hoá thành dông, thành chớp
Mang mưa trở lại nguồn.
Mưa nuôi đời phồn thực,
Làm thành thế giới xanh.
Người ngoan, đất cũng lành
Vì Trời hằng muốn thế.
Trời Đất chỉ biết cho
Nên Đất Trời bất tử.
Bài thơ này (MHTT, trang 582-584) là một chứng minh về sự “giao
thoa” của sinh tồn, nói riêng về sinh tồn của con người” lên đến mức
như một huyền vi hay một “thụ nhiệm” mới để sáng tạo một cõi thiên
đường mới trong sáng hơn, thanh khiết hơn và hoà lương hơn –một “sáng
tạo thuần khiết”--mà trong đó loài chim quí trống mái hồng và hộc
đã trãi qua. Tiếc thay loài chim quí này hình như đã tuyệt tích rồi
nên thi nhân của chúng ta mong mỏi tạ̣o lại cõi thiên đường đó –là
một trong những lớn lao mà tôi nói ở phần trên về CTT. Từ những
thánh thể tạo sinh lộng lẫy “nõn trắng và nguyên trinh” này không thể
nào một thi nhân lớn như tầm cỡ CTT mà không biết tri ân. Vâng, nhà thơ
của chúng ta tri ân đời và tri ân những ai đã cho ông những khối tình
lớn nhất của đời ông --một người, một đại thi hào có một nhân cách
sống động nhưng rất hiền hoà chỉ sống một kiếp, bất tử:
Hồng hộc khuất từ lâu
Dư âm cơ duyên ấy
Còn vang thấu nghìn sau
Một hồn nồng chung thuỷ.
Một niệm tưởng thiên thu
Trong ân ca thi sĩ.
Đoạn trích này trong Tấu khúc 07 (MHHT, trang 585) của bài thơ trên
là dấu mốc cuối cùng của tôi viết về Cung Trầm Tưởng. Không biết bao
giờ tôi sẽ gặp lại ông, sau khi đã biết nhau tay bắt mặt mừng từ hơn
nửa thế kỷ qua. Tri âm đên đây âu cũng đủ cơ duyên rồi! Mình sẽ giã
từ nhau chăng? Tôi mong chỉ có một kiếp như ông. Khó lắm! Vì vậy mà
sẽ không gặp nhau nữa trong cõi Đất Trời này hay ở một cõi thiên
đường nào đó! Sự tồn tại và huỷ diệt là quán tính của trần gian.
Nhưng trong quán tính này nên kể cả sự bất diệt. Phải không CCT? Ông
đã bất diệt rồi. Tôi nào phải như ông đâu!
Tôi thành thực mong mỏi giới thi nhân trẻ nên nghiên
cứu nhiều thi ca Cung Trầm Tưởng và từ đó canh tân thi ca Việt
Nam trong tương lai. Cuộc cách mạng xã hội, chính trị hay văn học
thường không được nhiều người thích nhưng cũng không ít người theo.
Thiển nghĩ, lý thuyết văn học của một Ferdinand de Saussure,
một Claude Lévi-Strauss, một Roland Barthes hay một Jacques Derrida có
thể giúp chúng tôi phương thức giải mở thi ngữ của Cung Trầm Tưởng
--một trong bốn nhà thơ lớn nhất từ xưa đến nay-- hay các nhà tư
tưởng lớn khác của nhân loại, cũng có thể trao cho các nhà văn hoá
trẻ tân học Việt Nam chiếc chìa khoá mở lại những trang sử bất
khuất của tiền nhân trong thời kỳ hơn một nghìn năm bị trị vì sao
không bị đồng hoá, và trong thời kỳ một nghìn năm tự chủ tại sao
các thế lực chính trị trong nước giành quyền lực tạo sự chia rẽ
gần như là thứ đặc tính cố hữu của tộc Việt Nam, và tại sao có
những triều đại hưởng thạnh trị. Trên hết, triết lý của lý thuyết
văn học hiện đại cũng có thể là chiếc chìa khoá mở lại kho tàng
văn học cổ điển và hiện đại của ngôi nhà văn học Việt Nam. Nhập
thức và canh tân các lý thuyết nầy là cần thiết, từ đó chúng ta hi
vọng sẽ có được những tác phẩm phê bình xác đáng và nền văn học
Việt Nam sẽ lớn mạnh với những tác phẩm văn chương và thi ca ngang
tầm với nền văn học thế giới.
Cá nhân chúng tôi muốn mở hai dấu ngoặc lớn, viết nhiều hơn
về văn học Việt Nam, chớ không chỉ tản mạn bấy nhiêu ý ghi ở phần
trên về Cung Trầm Tưởng. Nhưng, ở cái tuổi bát thập làm sao chúng tôi
còn đủ sức làm cái việc như vác thánh giá mở cho được cánh cửa
của ngôi nhà văn học Việt Nam còn thiếu dầu mỡ, hay khép cho gọn lại
cánh cửa văn học thế giới đã và đang mở rộng ở mọi chiều mọi
hướng. Xin mong nhờ thế hệ trí thức trẻ hơn hôm nay và ngày mai mà
thôi!
VĂN NGUYÊN DƯỠNG
Trung tuần tháng 11, năm 2012
~~~~~~~~~~~~~~~
GHI CHÚ
Tài liệu Việt và Anh ngữ tham khảo:
(1). -TS. Nguyễn Minh
Triết: Derrida và học thuyết Huỷ Tạo, Đặc San Trung
Tâm Văn Bút Nam Hoa Kỳ, Texas, 2003. Các trang
40-59.
(2). -Terry Eagleton:
Literary Theory, University of Minnesota Press, 1996.
- Hazar Adams & Leroy Searle: Critical Theory Since
1965, University of
Florida Press, 1986.
- Peter Barry: Beginning of Theory, Manchester
University Press 1995.
- Julie Kivkin and Michael Ryan: Literary Theory: An
Anthology,
Massachusetts Blawell Publishers Ltd, 1998.
(3). Peter
Barry: Beginning Theory, 1995, Chương 2, 3 và 4. Các trang 39-80.
(4). Peter
Barry, trang 50.
(5). Peter
Barry, trang 67.
(6). Cung
Trầm Tưởng - Một Hành Trình Thơ, (California: Tủ Sách Quê Hương,
2012), trang 533.
(8). - http.//www-personal.usd.edu.au/-cdao/booksv/lybach/lybachleft.htm.
- R. Ernest Dupuy & Trevor N. Dupuy: “The
Harper Encyclopedia of Military
History”, Fourth Edition 1993, trang
260.
- R. Ernest Dupuy & Trevor N. Dupuy: “The
Harper Encyclopedia of Military
History”, Fourth Edition 1993, trang 332
và 336.
(10). - httm://www.nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/1913/tag…
(11). - Nguyễn Cẩm Xuyên:
“Người Cung nữ Trong Cung Oán Ngâm là Nhân Vật
Ước Lệ” (Tân văn 63, thang 10/2012) tt. 20-24;
- Trịnh Bá Đinh: http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=326
(12). - Peter Barry, trang 184
và 185.
(13). - Cung Trầm Tưởng - Một
Hành Trình Thơ (2012), trang 30.
(14). - Claude Lévi-Strauss:
“The Structural Study of Myth”, Chương V của
quyển Literary Theory: An Anthology của Julie Rivkin và Michael Ryan
- (Blackwell Publishers Inc., Massachusetts, 1998), các
trang 101-115.
(15). - Nguyễn Thanh Nhã, CTT-
MHHT (2012), các trang 359-365.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire