http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/08/truyen-ngan-song-voi-nguoi-chet-5-tac.html
Chút Nghĩa Cũ Càng
(tiếp theo Loạt: Chôn Đứng)
Kỳ 6
* Bút Xuân Trần
Đình Ngọc
Dì ruột ông Tú có hai con trai và ba cô con gái di tản
sang Na Uy từ năm 1982 trong đợt vượt
biên chui. Tất cả 5 người này đều đã có vợ chồng con cái.
Bốn người không thích về Việt Nam chơi nhưng người con
trai thứ hai, hình như khi xưa (trước khi vượt biên) có quen và yêu một cô gái
lúc đó là nữ sinh viên trường Đại học Tổng hợp Saigon. Vì không có cách gì đưa
người yêu đi, vả lại không chắc cha mẹ cô gái bằng lòng, anh Tony ra đi mà lòng
bồi hồi nhớ nhung cô gái đến quên ăn quên ngủ. Sau 7 năm ở Na Uy, anh đã học
xong bằng Kỹ sư cơ khí có việc làm trong một công ty chuyển vận quốc tế của Na
Uy. Nghe theo lời cha mẹ và anh chị em, anh đã cưới một cô gái Na Uy gia đình
giầu có và thế gia vọng tộc.
Nhưng anh càng có người vợ bên cạnh, anh càng nhớ
người yêu năm xưa tha thiết. Anh giữ được một tấm ảnh của người yêu, ngày nào
trước khi ngủ, anh cũng mang ra hôn, ngắm chê chán không thôi.
Điều này làm cô vợ người Na Uy điên tiết. Cô ta gây gổ
mỗi ngày khi hai vợ chồng dùng bữa tối với thằng con nhỏ mới lẫm chẫm biết đi.
Một bữa khi Tony đi làm, cô vợ cậy được cái ngăn kéo,
cô thấy ngay tấm ảnh cô gái mà chồng mình ngày nào cũng mang ra ngắm nghía. Cô
xé tan tấm hình vứt vào sọt rác, khóc một hồi rồi bế con về nhà mẹ đẻ chơi.
Khi Tony đi làm về, anh thấy ngăn kéo bị phá; anh coi
tấm hình không thấy đâu, anh nhìn trong sọt rác thì thấy hình đã bị xé nhỏ. Anh
tức điên lên, chửi mắng con vợ một hồi. Anh gọi lại nhà bà nhạc. Anh xin gặp
Velina, tên cô vợ. Anh giả vờ giã lả cho vợ tin là anh không buồn giận, yêu cầu
nàng về.
Velina về tới nhà, anh đóng cửa lại rồi trói vợ vào
thành giường. Anh không đánh nhưng bắt vợ ngồi suốt đêm với hai tay hai chân
cột lại, mồm bị nhét giẻ không kêu la được.
Thằng con thấy mẹ thế thì nó khóc quá, hàng xóm gọi
Cảnh sát. Cảnh sát đập cửa đòi phải mở. Họ giải thoát Velina và đem Tony đi
nhốt. Qua 12 tiếng đồng hồ, Tony được thả cho về nhưng phải đóng tiền tại ngoại
là một số tiền tương đương với 10,000 đôla.
Người vợ đâm đơn ra toà xin li dị, đòi chia gia tài và
xin giữ con. Tony quá đau khổ vì đã mất hết. Anh ta trả tiền luật sư, mọi chi
phí bằng nửa gia sản, mọi việc xong xuôi anh ta chỉ còn được một món tiền nhỏ
trong túi.
Không còn con đường nào khả dĩ, Tony mua vé máy bay về
Việt Nam.
Việc đầu tiên là anh ta đi kiếm người yêu khi xưa, Đỗ
thị Thanh Hà. Sau khi nhờ người dò hỏi, Tony gặp lại người yêu. Thanh Hà vẫn
còn khá đẹp nhưng chưng diện loè loẹt và hở hang như gái gọi. Trong một bữa đi
chơi với mấy người bạn cũ khi xưa, những người này đều biết Thanh Hà và ngay
đêm đó họ gọi Thanh Hà đến cho Tony gặp.
Tony gặp lại người xưa yêu dấu thì mừng khôn tả, nhưng
cách cư xử của nàng khác xa khi xưa. Nàng có vẻ gì hơi là lạ, ăn nói sống
sượng, chửi thề, nói tục khi bực mình, cô nữ sinh viên ngây thơ trong trắng khi
xưa không còn nữa mà là một cô gái gọi từng trải kinh nghiệm với đủ loại đàn
ông. Cô gái e dè hay mắc cở khi xưa thì nay là một phụ nữ dạn dĩ lì lợm, làm
cái gì cũng mà cả trước, tiền trước đụng sau, bao nhiêu? đưa ngay! không tiền
chớ đụng mà gẫy xương bởi vốn liếng buôn bán chỉ có vậy!
Tony cảm thấy quá thất vọng nhưng không lẽ cất công từ
Na Uy về đây, đã gặp lại nàng lại bỏ đi ngay? Vả lại những gì còn trên thân thể
Thanh Hà vẫn là những gì Tony mơ ước đến se sắt cả lòng từ gần chục năm nay.
Đôi mắt buồn vời vợi ấy, đôi môi cong cong lúc nào cũng như hờn dỗi, hàm răng
đều với một cái răng khểnh thật duyên, người tròn lẳn, bộ ngực nổi cộm đầy hứa
hẹn những đêm ân ái vỡ bờ, nước da trắng mát và nhất là giọng nói, Tony si mê
giọng nói sang cả và đầy truyền cảm của Thanh Hà. Tony mê Thanh Hà, chết cả cõi
lòng vì nàng không phải là vô lý!
Hai đêm sau, Tony bao luôn một đêm, ân ái với nàng cho
thoả tình mơ ước. Nàng cũng đồng ý dành cho chàng luôn một đêm trọn.
Sau bữa ăn tiệm thật sang tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh,
bến cảng Saigon, taxi đưa cặp nhân tình về khách sạn Mỹ Kim ở đường Hồng thập
tự, một khách sạn 3 sao mới xây, sạch và đẹp nhất nhì Saigon.
Trong căn phòng sang trọng đèn mờ, nệm gối trắng tinh,
giường mua từ Đại Hàn, trên chiếc bàn nhỏ có chai Moet Chandon ướp lạnh và hai
cái ly, một đĩa nho, cam, táo...Ngà ngà say, Tony nằm trên sofa gối đầu lên đùi
Thanh Hà, bảo Thanh Hà kể lại cho nghe quãng đời truân chuyên từ khi chàng rời
Saigon. Thanh Hà giọng buồn buồn kể:
“Khi anh đi rồi, em như người mất hồn. Em trách anh tệ
bạc không thông báo cho em sớm để em xoay xở cùng đi với anh vì em không muốn
sống nơi em đã quá nhờm gớm. Có lúc buồn, em muốn mua vài chục viên thuốc gì
thật mạnh, uống rồi ngủ đi luôn cho xong một kiếp người khốn khổ. Rồi em nhận
được thư anh từ người bạn của anh nhờ trao.
Mỗi lần muốn quyên sinh, em lại nhìn thấy mẹ em, mẹ em
gầy guộc, đau bệnh, lo nghĩ vài năm mà tóc bạc trắng, khi xưa còn bố em, gia
đình em đến nỗi nào. Vì lý lịch của bố em, Sĩ quan khi xưa, mẹ đi nhiều trường
xin dạy tiểu học, nghề nghiệp mẹ đã làm nhiều năm nhưng thảy đều bị từ chối.
Đối đế quá, mẹ phải đi bán chợ trời.
Em là đứa chị lớn nhất trong 6 đứa, em phải có trách
nhiệm cùng mẹ lo cho các em của em. Vì cuộc mưu sinh, em phải xăng xái ra đời
làm việc kiếm miếng cơm manh áo, phụ mẹ em nuôi đàn em dại vì bố em mất sau khi
anh đi được ba tháng. Lo xong cái đám ma cho bố em, mấy mẹ con em tay trắng.
Em đi xin việc nhưng nơi nào cũng từ chối. Người ta
bảo để lại đơn và số phôn, hễ có chỗ, họ gọi cho đi phỏng vấn nhưng em đã để cả
trăm lá đơn khắp nơi, cả tư nhân và nhà nước mà không thấy nơi nào gọi sau một
năm trời.
Trường Đại học cho em tiếp tục học lên nhưng anh coi,
sách vở, tiền ăn, tiền xe cộ, tiền quà sáng, ngay vé xe buýt cũng tăng chóng
mặt và với tâm trạng khốn đốn ấy, em có thể nhồi nhét bài vở nhà trường được
không? Em đành bỏ học, hai ba con bạn em cũng bỏ học. Chúng em giữ liên lạc với
nhau. Rồi một bữa, chúng em gặp nhau, con Liên , anh không biết nó đâu, bảo hai
đứa tụi em có muốn có tiền không, mà nhiều là đàng khác. Em hỏi nó:
“Mày nói giỡn hay nói chơi?”
Nó bảo:
“Chơi cái gì. Tao nói thiệt đó, nếu không làm được bà
lớn của ông lớn thì làm bà bé ông lớn cũng sướng chán.”
Con kia, Đoan Trinh, bảo:
“Mày nói rõ hơn đi. Tao ghét những đứa nói lấp lửng!”
Con Liên bảo:
“Chúng mày nên nhớ, dù chúng mày có đẹp chim sa cá lặn
mà không ai biết đến thì cũng chết già, đói khổ. Thời này cái gì cũng cần phải
có cò, tức là môi giới, nên có câu thành ngữ:”Không cò đố mày làm nên”. Chịu
cho cò ăn phần trăm không?”
Em và Đoan Trinh, chưa hiểu lắm nhưng cũng nói “chịu”
cho con Liên vui lòng.
Con Liên lại nói:
“Bây giờ cò bỏ tiền ra cho chúng mày bồi dưỡng vài
tháng cho người tỉnh táo, đẹp đẽ lên, lại đưa tiền để chưng diện quần áo, cho
tiền đến Đại học ghi danh lại, hay làm sao kiếm cái thẻ Sinh viên niên khoá
này. Xong mấy chuyện đó là bắt đầu có lợi nhuận. Khi lợi nhuận bắt đầu, cứ tứ
lục mà chia. Mình được sáu, cò bốn, không sai suyển tí nào. Phải nhớ một điều
này, chớ có ý nghĩ phản bội cò, dù chúng mày ba đầu sáu tay, dù lúc đó chúng
mày có ông chồng làm rất lớn nhưng ổng không bảo vệ chúng mày được đâu. Chúng
mày phản bội, không sòng phẳng tiền bạc là mất mạng như chơi, nghe kịp không?”
Em và Đoan Trinh trả lời: “Nghe kịp.”
Liên lại nói tiếp:
“Chắc chúng mày đang muốn biết ai là cò của chúng mày?
Tạm thời, tao là cò và tao cũng sẽ lấy một ông lớn, có nghĩa tao vừa là cò vừa
là gái. Về nhà suy nghĩ kỹ, không ai bắt buộc chúng mày hết. Nếu đồng ý thì
phone cho tao. Tao sẽ gặp riêng từng đứa để làm việc. Chúng mày sẽ có tiền để
sắm sửa chưng diện ngay. Cần nhất là người ngợm phải cho tươi trẻ, thơm tho,
xinh gái, đôi môi, khoé mắt cho hấp dẫn, ăn mặc cho bắt mắt, hở hang một chút,
không ai ăn cắp đâu mà sợ, tập thêm thể dục cho cái bụng thực bé càng tốt. Trau
chuốt đôi chân, hai cái mông và bộ ngực. Mấy con tao quen con nào cũng độn vú,
nâng mũi, cắt mắt, bơm cằm. Có đứa sửa cả âm đạo cho nhỏ. Tóm lại món hàng càng
cao giá thì tiền càng lắm. Cơ hội không có nhiều, bỏ qua là sẽ mất luôn.”
Kể từ đó, em bước chân vào một cuộc đời làm gái bao
cho một ông lớn, khá lớn, ông không cho biết tuổi nhưng em nghĩ không thua gì
tuổi bố em.
Em ở được với ông gần ba năm, ông yêu chiều em như
viên ngọc quý, em muốn cái gì được nấy vì ông có rất nhiều tiền. Em không biết ở
đâu mà ông lắm tiền thế! Có bữa ông nhờ em đếm để đi gửi ngân hàng cả vài triệu
đôla.
Nhưng rồi do một đứa xấu bụng ghen ghét hay thù em, bà
vợ cả biết, cho gia nhân đến tận nơi tổ ấm của em và ông già, bảo em phải dứt
ông già không thì hoặc mất mạng hoặc cụt tay hay cụt chân, hoặc tạt át xít.
Điều kiện là bỏ ra đi không cho ông già biết đi đâu! Chúng cũng bảo thế là chúng
tốt với em lắm rồi. Một con ca sĩ đã có con với một ông già chức vị rất lớn, bữa
đó đi tập thể dục thẩm mỹ, giờ nghỉ uống ly nước ngọt, lăn quay ra, sùi bọt mép.
Đó là con vợ cả nó cho người đầu độc! Thưa kiện ai? Thằng con vài tuổi thì ông
già đem về nuôi.
Vì vậy khi em thấy bọn người này dữ quá, em đành lẳng
lặng bỏ đi không một lời từ biệt.
Sau đó, túng thế quá, em phải làm gái gọi cho đến
nay.”
Thanh Hà nói từ đó nàng không có tự do nữa vì cuộc đời
đã bán cho một tú bà. Giao kèo đã ký, lương bao hàng tháng đã thuận (dù ế dù
đắt vẫn có), con người của Thanh Hà nay không phải là của nàng nữa mà là của mụ
Chín Sặc. Tiền những tay chơi góp mua tháng, mua đêm, mua ngày, mua giờ là góp
cho Chín Sặc. Chỉ tiền “boa”, các cô gái mới được hưởng. Nếu làm sai hợp đồng,
mụ Chín có quyền sai đàn em mụ tát sưng mặt, đánh què giò những cô gái gian trá
và phạt lương tức bị trừ lương không có quyền khiếu nại.”
Tony nghe xong câu chuyện bảo:
“Chuyện của em làm anh cảm động lắm và thương em lắm.
Nếu anh xoay được giấy tờ đem em sang Na Uy với anh, làm vợ anh, ở với anh suốt
đời thì em bằng lòng không?”
“Thôi hãy coi nhau như bạn, hãy giữ những kỷ niệm đẹp
nơi nhau, như thế quý hơn. Bây giờ em đâu còn là Thanh Hà của anh khi xưa. Em
đã xuống đống bùn nhơ, đáy của xã hội. Em không còn xứng đáng với anh nữa. Ở
lại Việt Nam thì nghèo túng cả đời nhưng theo anh đi, rồi anh khinh em, em
không chịu được!”
Tony rót rượu Moet & Chandon lạnh ngắt trong cái xô
đá ra hai cái ly, trao cho Thanh Hà một:
“Thương em không hết sao lại khinh em? Vì hoàn cảnh
chứ có phải tự em muốn đâu?”
“Đành là vì hoàn cảnh anh ạ. Nhưng tại sao em không đi
làm những nghề tầm thường như buôn bán lăng nhăng ở chợ, bán xôi, bán chè, bán
bún riêu rong ngoài đường chờ anh mà lại lao đầu vào cái nghề tồi tệ này?”
Tony nắm hai bàn tay Thanh Hà:
“Thôi em đừng tự trách em nữa. Cũng tự anh một phần.
Lúc đi vượt biên, anh đã ích kỷ không lo cho em cùng đi với anh. Sang đến Na
Uy, anh viết thư cho em, cho bạn quen để tìm dùm em nhưng thảy đều thất bại.Vì
thế mà em lận đận. Ngoài ra gia đình bắt anh phải lấy vợ. Hiện anh đã có một
cháu trai.”
“Thế vợ con anh đâu hả anh?”
“Vì gây gổ, tụi anh li dị rồi. Cô ấy bắt đứa con. Cô
ấy là người địa phương.”
Có ly rượu, Tony hứng khởi hết sức còn mặt Thanh Hà
cũng hồng lên. Tony ôm thật chặt Thanh Hà, môi chàng tìm môi nàng. Hai người
hôn nhau say đắm. Tony bồng Thanh Hà đặt nhẹ Thanh Hà trên tấm nệm trắng tinh.
Chàng lần giở từng cái cúc áo của nàng nhưng Thanh Hà đưa tay chận lại:
“Không, em không tiếc gì anh nhưng em không còn gì để
cho anh nữa. Chúng ta chỉ đến thế này mà thôi. Tiền anh cho em, lát về em gửi
lại anh!”
Tony hơi ngạc nhiên:
“Sao vậy Thanh Hà? Em có biết vì em mà bao nhiêu năm
nay anh mất ăn mất ngủ không? Vì em mà gia đình anh tan nát? Vì em mà hai vợ
chồng anh li dị, anh mất cả sản nghiệp và cả thằng con mới lẫm chẫm biết đi? Vì
em mà anh lận đận về đây đi kiếm em! Hãy tận hưởng niềm vui với anh!”
“Em van anh,” Thanh Hà năn nỉ,”em không tiếc anh đâu
nhưng con người em đã quá ô uế, dơ dáy, hoàn toàn không xứng đáng với tình anh.
Buông em ra, chúng ta ra sofa ngồi nói chuyện. Em không thể ...cho anh được!”
Nhưng lửa tình nơi Tony hừng hực như hoả diệm sơn,
Tony háo hức hưởng thụ thân xác người yêu, anh hôn khắp người Thanh Hà như mưa
bấc khiến Thanh Hà bị kéo vào cuộc vui hồi nào không hay. Một lúc lâu sau, hai
người mới buông nhau ra. Thanh Hà vào nhà tắm xong ra thì thấy Tony đã ngủ li
bì rồi!
%%%
Từ hôm về Sàigòn, ông Tú chỉ ngủ ở nhà bà Thặng, dì
ruột ông, ba đêm. Nhờ được săn sóc thuốc men bằng tiền của bốn người con ở Na
Uy gửi gấp về, ông Tú cũng biếu dì dăm trăm đôla, bà Thặng đã khá nhiều, ông Tú
cũng yên tâm. Nghe bà Thặng nói Tony đã về sáu tháng nay nhưng chưa một lần ông
Tú gặp người em đôi con dì ấy. Khi ông Tú hỏi thì bà Thặng chỉ nói bà chẳng
hiểu Tony (tên Việt là Tôn) sinh hoạt ra sao và về lâu như thế thì lấy tiền bạc
đâu mà tiêu pha. Tony không hề nói cho mẹ nghe những dự định của mình như sẽ
trở lại Na Uy để làm việc vì tấm bằng Kỹ sư của anh chỉ thích hợp với một nước
đã có những đội thương thuyền vĩ đại, vận chuyển hàng hoá cho Âu châu đi khắp
thế giới như Na Uy. Ở Việt Nam, dù anh có vác đơn đi xin việc mỏi chân cũng
không có việc, vả lại lương trả rất thấp.
Từ ngày về, gặp lại Thanh Hà, Tony đã đi chơi với
Thanh Hà nhiều lần. Dù Thanh Hà muốn “bao” anh, tức anh không phải trả tiền
nhưng không được vì Thanh Hà đã “bán độ” cho tú bà Chín Sặc, thời giờ và con
người của Thanh Hà không còn là của Thanh Hà nữa. Thanh Hà đi đâu, làm gì, với
ai đều phải báo cáo đầy đủ và dưới sự quyết định của tú bà. Nếu Thanh Hà tìm
cách dối trá thì bọn tay chân của chị Chín Sặc cũng sẽ tìm ra và Thanh Hà sẽ bị
phạt tiền, bị kỷ luật nặng nề tức mất tự do hơn nữa.
Nếu Tony muốn độc quyền Thanh Hà cũng được. Tony phải
đóng tiền cho Chín Sặc mỗi ngày là bao nhiêu, thí dụ 24 giờ là 300 đôla, cứ thế
mà tính ra, tiền trao cháo múc, kể từ lúc đó, Tony tức kẻ đã mua đứt Thanh Hà
từ ngày, giờ nào đến ngày, giờ nào mới có quyền dắt Thanh Hà đi đâu thì đi như
ý muốn.
Tony làm gì có tiền để làm chuyện đó. Tay khứa lão ở
bên Anh khá nhiều tiền mà cũng chỉ dám “bao” Thanh Hà 3 tuần; ông này đã chi
tiêu một số tiền xấp xỉ 20,000 đô mới đi tour cùng Thanh Hà ra Hà Nội, đi nhiều
nơi khác rồi đi vịnh Hạ Long! Tony đau khổ vì nhìn người yêu đi chơi với hết
người đàn ông này đến người đàn ông kia mà không làm gì được. Nếu Tony muốn cho
Thanh Hà cùng sang Na Uy dưới một tấm giấy giá thú (nay anh đã li dị) anh phải
có tiền để đóng cho Chín Sặc những món Thanh Hà còn nợ Chín Sặc, sau đó mới
chạy giấy tờ hôn thú và xuất ngoại, nghĩa là anh phải có nhiều tiền để tung tẩy
mới xong.
Nhưng hiện nay anh không có tiền. Số tiền đem về từ Na
Uy đã tiêu hết trong những cuộc du hí, những quà tặng Thanh Hà, tiền khách sạn,
ăn uống, di chuyển, mẹ bệnh mà Tony mới trao mẹ được 300 đôla.
Tony đã gọi điện thoại sang cho hai cô em gái, nói vay
10,000 đô nhưng hai người này chỉ gửi cho Tony 3,000 nói họ cũng đang kẹt tiền.
Số tiền này nếu chỉ tiêu vào việc ăn, ở cho Tony thì cũng được khá lâu nhưng vì
phải trả cho chị Chín để Thanh Hà được tự do đi chơi, Tony hết tiền sớm. Thanh
Hà là cô gái đắt giá nhất của Chín Sặc nên ong bướm dập dìu, chẳng những “Việt
kiều” hải ngoại về nghe tiếng tìm chơi mà con các đại gia hay chính đại gia
cũng tìm đến Chín Sặc nên Thanh Hà không lúc nào rảnh.
(còn tiếp)
Bút Xuân Trần Đình Ngọc
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire