caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 6 août 2014

Nghệ thuật điêu khắc tre Việt Nam Vietnamese Bamboo Sculptures




Nghệ thuật điêu khắc tre Việt Nam
Vietnamese Bamboo Sculptures
***




VIDEO



1/. Nghệ nhân điêu khắc tre Lê Mưu.
Lão Mưu tỉ mỉ săn tìm từng gốc tre có bóng dáng hình đầu rồng.
2/. Nghệ nhân điêu khắc tre Huỳnh Phương Đỏ (Hội An).

Anh Đỏ bên các tác phẩm bằng gốc tre.
Báo chí Rumani mới có bài viết về vẻ đẹp cuốn hút, độc đáo của những tác phẩm điêu khắc trên gốc, rễ cây tre của nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ (Hội An). Ông bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình hoàn toàn tình cờ. Huỳnh Phương Đỏ đã làm công việc chạm khắc gỗ từ năm 15 tuổi. Nhưng do sống ở Hội An – mảnh đất nổi tiếng được gọi là Làng Tre của Việt Nam, ông đã gặp khó khăn bởi nơi đây có hàng chục thợ thủ công và nghệ nhân điêu khắc tài năng khác.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi vào một ngày, cách đây khoảng 7 năm, trận lũ lụt ở thượng nguồn sông Thu Bồn đã cuốn rất nhiều gốc tre trôi dạt vào bờ sông trước cửa nhà ông. Khi nhìn thấy chúng, ông lóe lên ý tưởng tạo nên những tác phẩm điêu khắc từ những gốc tre trên. Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ không hề biết đó là những "viên gạch" đầu tiên đặt móng cho sự nghiệp nghệ thuật thành công vang dội sau này của ông.  Nhìn những gốc tre có vẻ ngồ ngộ, vốn là thợ điêu khắc gỗ, theo học nghề trong làng mộc Kim Bồng từ năm 15 tuổi, anh Đỏ dễ dàng với những nét đục đẽo đơn sơ, biến những gốc tre bỏ đi ấy thành các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Một trong số những tác phẩm điêu khắc tre tuyệt đẹp của nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ được báo chí Rumani khen ngợi.
Đến thăm nơi sản xuất và trưng bày các tác phẩm điêu khắc từ gỗ, gốc tre của anh Huỳnh Phương Đỏ, 39 tuổi, ở số 26 đường Bạch Đằng, TP Hội An (Quảng Nam), mới thấy hết những nét tinh tế, hài hòa giữa “rễ” và “râu”… trên từng bức tượng bằng gốc tre rất có hồn. Hình như “tượng tre” biết nói, biết cười, biết cả suy tư!


Hiện, nghệ nhân điêu khắc tre tài năng này đã có một phòng trưng bày những tác phẩm điêu khắc tâm huyết của mình. Du khách có thể nhìn thấy những “đứa con tinh thần” của ông ở hơn 20 cửa hàng lưu niệm khắp phố cổ Hội An.
Ông dành toàn bộ thời gian của mình để tìm cách tạo ra những tác phẩm chân thực nhất trong hình dáng của con con người và dốc sức làm từ 200-300 tác phẩm điêu khắc mỗi tháng để đáp ứng nhu cầu rất lớn của khách du lịch.
Những ngày gần đây, những gốc, rễ tre không trôi dạt theo sông đến trước cửa nhà nữa. Vì vây, ông phải “săn lùng” chúng trong các khu rừng gần đó. Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ thường xuyên sử dụng máy ủi và máy xúc để lấy những gốc tre từ dưới đất lên. Sau đó, ông rửa sạch và phơi khô chúng trước khi bắt đầu quá trình điêu khắc, tạo hồn cho tác phẩm.
Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ chạm khắc khuôn mặt của các vị thần.
Tuy nhiên anh Đỏ cũng phải khắc phục nhiều hạn chế với các nghệ nhân cao tuổi ở ngôi làng điêu khắc gỗ nổi tiếng Kim Bồng, Việt Nam trong nhiều năm liền.

Mỗi gốc tre dưới bàn tay tài hoa của anh đều trở thành một tác phẩm không bao giờ “đụng hàng". Tài tình hơn, nghệ nhân đã dùng rễ cây tre làm râu, lông mày và tóc cho kiệt tác của mình, khiến chúng thêm phần sống động, chân thực. 
Anh Đỏ cho hay, khi mang gốc tre về nhà, anh cẩn thận lấy đất trong các gốc bằng cách dùng máy bơm nước loại thật mạnh để xịt vào từng “ngõ ngách”, như vậy phần rễ sẽ không bị hư hỏng. Sau đó dùng cưa, đục tách ra từng gốc, rửa sạch sẽ. Lúc rảnh rỗi, ngắm nghía, cân nhắc gốc này có rễ dài nên khắc ông nào, gốc kia có rễ ngắn nên khắc ông nào… Nhiều tác phẩm không chỉ làm râu mà còn làm lông mày, tóc nữa.
Mỗi ngày cơ sở của anh sản xuất được chừng 10 tác phẩm tượng gốc tre. Hiện nay, ở Hội An, cơ sở của anh sản xuất 80% tác phẩm từ gốc tre. Chỉ riêng ở thành phố Hội An có khoảng 20 điểm và thành phố Đà Nẵng có 2 điểm nhận làm đại lý bán tượng gốc tre của anh cho du khách. Trung bình mỗi tháng, anh bán từ 300 đến 400 tượng gốc tre. Giá cả còn tùy thuộc vào độ tinh xảo của từng tác phẩm, trung bình từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng /sản phẩm.
Một tác phẩm của nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ.
“Kho tàng nghệ thuật dân gian” của anh Đỏ đã lên đến 200 tác phẩm tượng gốc tre. Đó là các tác phẩm như: Chư vị thập bát La Hán, Quan Vân Trường, Trương Phi, Phước Lộc Thọ, Đạt Ma tổ sư, Hải Thượng Lãn ông, Bùi Giáng… với những kiểu dáng khác nhau.  Anh còn có thể chạm trổ hình dáng khuôn mặt của khách hàng lên rễ, gốc tre. Đây là một trong những kỹ năng đặc biệt của anh nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của họ.
Những năm qua, anh đã dạy nghề miễn phí cho khoảng 70 thanh niên. Đã không thu tiền “truyền thụ” mà anh Đỏ còn hỗ trợ cho mỗi người mỗi tháng khoảng 2, 5 triệu đồng/ tháng để thuận lợi trong việc học nghề.
***

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire