Caroline Thanh Hương.
Được mệnh danh là nữ hoàng tiểu thuyết trinh thám, Agatha Christie là nhà văn người Anh ăn khách nhất trên thế giới trong thể loại này. Theo sách kỷ lục Guinness, tính đến nay đã có hơn 2 tỷ quyển sách của bà đã được xuất bản trên thế giới. Lần đầu tiên tại Pháp, nhà xuất bản Editions du Masque cho ra mắt Những quyển sổ tay bí mật của Agatha Christie.
Hơn 3 thập niên sau ngày bà qua đời, dường như chưa có tác giả nào soán ngôi Agatha Christie, trong lãnh vực tiểu thuyết trinh thám. Nhà văn này được xem như là một hiện tượng văn học và được giới chuyên gia dày công nghiên cứu không kém gì tác giả Arthur Conan Doyle, cha đẻ của thám tử tài ba Sherlock Holmes. Vào lúc mà mọi người tưởng chừng như đã biết hết mọi chuyện về bà, thì bất ngờ thay vào năm 2004, người cháu ngoại của bà (Matthew Prichard) phát hiện ra các quyển sổ tay bị bỏ quên trong một chiếc rương tại ngôi nhà của bà là Greenway House, ở vùng Devon.Tính tổng cộng có đến 73 quyển tập như vậy, trong đó nhà văn ghi chép tất cả những chi tiết trong cuộc sống thường ngày, những ý tưởng vừa nẩy sinh trong tâm trí, cách phác họa một câu chuyện, lối tạo dựng các nhân vật hư cấu. Do là sổ chép tay, cho nên có những đoạn rất khó đọc, khi thì bị gạch xóa, lúc thì viết tắt, đánh dấu hay chú thích bằng ký hiệu. Điều đó cũng có nghĩa là tất cả những quyển sổ tay này không có mục đích được phổ biến cho người đọc.
Vì thế cho nên nhà nghiên cứu John Curran đã mất khá nhiều thời gian để giải mã tất cả các quyển sổ tay, rồi chắt lọc tập hợp lại thành một quyển sách dày hơn 500 trang. Sau khi được phát hành bằng tiếng Anh dưới tựa đề Agatha Christie's Secret Notebooks, nay quyển sách này mới được dịch sang tiếng Pháp. Bà Marie Caroline Aubert, giám đốc nhà xuất bản Editions du Masque cho biết cảm nhận của mình về Những quyển sổ tay bí mật của Agatha Christie (Les carnets secrets d’Agatha Christie).
Khi đọc quyển sách này, tôi khám phá tác giả Agatha Christie dưới một góc độ mới. Người ta thường nói các nhà văn ít nhiều đưa mình vào trong các nhân vật mà họ tạo dựng. Đằng này, tánh tình phong cách các nhân vật chính trong tiểu thuyết rất khác với bà ở ngoài đời. Ở trong truyện, thám tử người Bỉ Hercule Poirot luôn luôn tuyên bố : ông làm việc có trật tự và phương pháp, mọi cuộc điều tra phải được tiến hành đúng theo quy trình. Đọc sổ tay của Agatha Christie, tôi mới nhận thấy là bà không có phương pháp làm việc, một nhà văn dồi dào tư tưởng sáng tạo, nhưng lại không biết thế nào là trật tự ngăn nắp. Do hay mau quên, cho nên bà ghi chép tất cả những gì cần phải nhớ vào sổ tay, từ chuyện đi chợ cần mua những gì, cho đến ngày sinh nhật của một người bạn, những chi tiết đôi khi nhỏ nhặt, nhưng bà sợ quên nên vẫn ghi.
Vấn đề ở đây là bà không chỉ có một quyển sổ tay, mà lại có đến hàng chục quyển khác nhau. Có quyển thì để ở trong phòng khách, một quyển khác ở trong nhà bếp, rồi phòng ngủ, phòng tắm, hay ở ngoài vườn. Khi cần phải ghi chép thì bà lấy ngay cái quyển sổ tay nào gần nhất, nằm ngay ở trước mắt chứ không hề có ghi ngày tháng, hay đi theo một trình tự nhất định nào cả. Do đó, nhà nghiên cứu John Curran buộc phải sàng lọc lại, sắp xếp các lời ghi chép theo chủ đề và giữ lại những gì quan trọng nhất đối với người đọc, chẳng hạn như các ý tưởng liên quan đến diễn tiến hay bối cảnh của một câu chuyện, tâm lý cũng như cá tính của từng nhân vật mà Agatha Christie đang xây dựng trong tiểu thuyết của bà.
Tác giả thích giết người bằng thuốc độc
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều quyển tiểu thuyết trinh thám của Agatha Christie được dựng thành phim. Cốt truyện hấp dẫn nhờ nhiều tình tiết thú vị, kịch bản gói ghém chặt chẻ nhờ diễn biến liền mạch, lối mô tả chi tiết của bà cũng giúp cho các nhà làm phim dễ hình dung ra bối cảnh và môtíp nhân vật. Theo bà Marie Caroline Aubert, tất cả những ưu điểm đó là do óc sáng tạo khác thường của nhà văn người Anh.
Như tôi đã nói, nhà văn Agatha Christie không làm việc theo phương pháp. Nơi bà không hề có chuyện ngồi vào bàn giấy mỗi buổi sáng rồi viết tay hay đánh máy trong vòng vài tiếng đồng hồ. Ngược lại, bà viết theo ngẫu hứng bất chợt, tư tưởng sáng tạo của nhà văn này dựa trên trực giác và linh cảm vì bà quan niệm rằng nếu quá bám theo lô gíc của câu chuyện, thì sự hợp lý đó đâm ra dễ suy đoán. Cảm hứng của Agatha thường nẩy sinh trong những tình huống mà bà bắt gặp trong đời thường, bà ghi chép nó vào sổ tay chứ không dùng ngay, và đến một lúc nào đó thì chi tiết này lại được đưa vào tiểu thuyết như thể nó cần một thời gian để được tiêu hoá nghiền ngẫm.
Lối quan sát tinh tế tỉ mỉ của nhà văn giống như là một cái tật, buộc bà phải bà ghi chép đủ mọi thứ. Thời còn trẻ, bà làm việc trong một bệnh viện rồi sau đó trong một cửa hiệu bán thuốc tây. Điều đó có thể giải thích vì sao nhiều vụ án mạng trong tiểu thuyết của bà thường là bằng thuốc độc. Trong quyển sổ tay, Agatha lập ra một danh sách của đủ loại thuốc độc có thể tìm thấy, ở trang 21 của quyển sách bà liệt kê tất cả những nhân vật có thể trở thành nạn nhân, cũng như những nguyên nhân thúc đẩy thủ phạm ra tay giết người. Bằng cách này, tác giả muốn tạo ra sự bất ngờ nơi người đọc, bởi vì bất cứ nhân vật nào cũng có thể là hung thủ, cũng có đủ lý do để gây ra án mạng. Quyển sổ tay cũng cho thấy là đôi khi bà bỏ hẳn nhiều đoạn để viết lại từ đầu, có lẽ cũng vì Agatha Christie muốn chọn cái kịch bản khó suy đoán nhất, và như vậy buộc độc giả phải tự suy nghĩ cùng một lúc về nhiều giả thuyết khác nhau.
Giai thọai ly kỳ về sự mất tích của Agatha
Sinh thời, Agatha Christie tuy rất nổi danh nhưng lại có một phong cách khiêm tốn kín đáo. Tác giả này ít khi nào khoe khoang hay phô trương đời tư của mình. Nhưng theo bà Marie Caroline Aubert, nhà văn người Anh thật ra là một phụ nữ đầy cá tính. Bề ngoài có vẻ dững dưng lạnh lùng, nhưng bên trong lại đầy nhiệt huyết đam mê, một mạch nước ngầm dữ dội dưới mặt hồ phẳng lặng.
Có một giai thoại được giữ kín trong cuộc đời của Agatha Christie mà cho đến sau này người ta mới biết. Nhưng giai thoại ấy đủ để nói lên bản lĩnh của một người đàn bà cầm bút. Số là Agatha không có nhiều hạnh phúc trong đời tư. Thời còn trẻ bà thành hôn với một sĩ quan không quân (đại tá Archibald Christie), hai người chỉ có một đứa con gái duy nhất trong vòng 14 năm chung sống. Vào cuối năm 1926, Agatha phát hiện chồng mình có quan hệ ngoại tình với một phụ nữ khác. Nhưng thay vì đánh ghen và trả đũa ông chồng ăn vụn, Agatha Christie đột nhiên mất tích trong vòng nhiều ngày liền. Vào thời đó, sự kiện này đã khiến cho dư luận bàn tán xôn xao. Báo chí tìm thấy chiếc xe của bà bị đổ ở ngoài đồng, cửa xe mở toang như thể bà bị kẻ lạ mặt bắt cóc.
Đến 10 ngày sau, người ta mới tìm thấy bà đang ở trọ trong một khách sạn. Bà mướn phòng trọ dưới một cái tên khác lạ. Khi được hỏi vì sao, Agatha nói rằng tinh thần của bà bị suy sụp sau cái chết của người mẹ, đến nổi mất trí nhớ. Nhưng thật ra cái tên mà bà đã dùng để mướn phòng khách sạn chính là cái tên của người phụ nữ dan díu với chồng mình. Do sự kiện này được đăng tải trên báo chí, nên dĩ nhiên là chồng của bà Agatha khi đọc báo hoảng hồn hiểu ngay là vợ ông muốn nói gì. Vào lúc đó, chỉ có những người ở trong cuộc mới hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện. Hai vợ chồng ly dị đúng hai năm sau. Giai thoại này cho thấy trí tưởng tượng khác thường của Agatha Christie. Bà thường hay nói là bà bị ám ảnh bởi các nhân vật trong tiểu thuyết, và bà so sánh lối sáng tác của mình như một cái nồi đang để ở trên bếp đun lửa nhỏ, thức ăn trong nồi không bao giờ bị khét nhưng điều đó luôn buộc bà phải quan tâm canh chừng.
Ngoài các mẫu chuyện thú vị, cũng như các chi tiết liên quan đến hai nhân vật chính trong tiểu thuyết của Agatha Christie là hai thám tử Hercule Poirot và Miss Marple, các quyển sổ tay bí mật chủ yếu giúp độc giả hiểu thêm về tác giả, với một góc nhìn từ hậu trường. Trong các quyển sổ tay, bà thường ghi chép nhiều dòng cảm nghĩ về các nhân vật chính cũng như nhân vật phụ mà bà đang tạo dựng, từ thân thế, tiểu sử cho đến tánh tình và sở thích. Điều đó phần nào cho thấy nỗi ám ảnh của tác giả đối với các nhân vật hư cấu, họ có bề dày và chiều sâu y như là người thật mà ta có thể bắt gặp ở ngoài đời.
Tưởng chừng viết thử, nào ngờ quá hay
Trí tưởng tượng phong phú dồi dào Agatha Christie khiến cho người đọc có cảm tưởng có mặt tại chỗ như trong quyển Án mạng trên sông Nil, (Death on the Nile) hay trong tác phẩm Vụ án trên chuyến tàu tốc hành phương Đông (Murder on the Orient Express). Các cuộc điều tra ly kỳ của Hercule Poirot hay của Miss Marple tạo ra nhiều sự gay cấn hồi hộp, khiến người đọc khi cầm sách trong tay muốn đọc liền một mạch, như thể cặp mắt bị dán vào các dòng chữ sinh động. Bà vào nghề sáng tác một cách khá ngẫu nhiên : từ thời còn nhỏ Agatha Christie được gia đình khuyến khích viết văn, nhưng chỉ thật sự cầm bút sáng tác sau khi bị người chị ruột thách thức có dám chọn nghề viết lách hay chăng.
Tưởng chừng làm thử một cú, nào ngờ trở thành bậc thầy. Khi còn sống, tác giả đã cho phát hành gần 70 quyển tiểu thuyết, hơn 50 truyện ngắn, 30 vở kịch cũng như hai tập hồi ký và nhật ký. Quyển sách vừa được trình làng của nhà xuất bản Editions du Masque còn bao gồm thêm hai truyện ngắn chưa từng được phổ biến của Agatha Christie. Điều đó làm giàu thêm tủ sách của tác giả này. Sinh thời, bà đã được đăng quang, lên ngôi nữ hoàng tiểu thuyết trinh thám. Đúng 35 năm sau ngày qua đời, ngòi bút đầy ma lực của Agatha tiếp tục hớp hồn nhiều thế hệ độc giả, trẻ cũng như già.
Khi đọc quyển sách này, tôi khám phá tác giả Agatha Christie dưới một góc độ mới. Người ta thường nói các nhà văn ít nhiều đưa mình vào trong các nhân vật mà họ tạo dựng. Đằng này, tánh tình phong cách các nhân vật chính trong tiểu thuyết rất khác với bà ở ngoài đời. Ở trong truyện, thám tử người Bỉ Hercule Poirot luôn luôn tuyên bố : ông làm việc có trật tự và phương pháp, mọi cuộc điều tra phải được tiến hành đúng theo quy trình. Đọc sổ tay của Agatha Christie, tôi mới nhận thấy là bà không có phương pháp làm việc, một nhà văn dồi dào tư tưởng sáng tạo, nhưng lại không biết thế nào là trật tự ngăn nắp. Do hay mau quên, cho nên bà ghi chép tất cả những gì cần phải nhớ vào sổ tay, từ chuyện đi chợ cần mua những gì, cho đến ngày sinh nhật của một người bạn, những chi tiết đôi khi nhỏ nhặt, nhưng bà sợ quên nên vẫn ghi.
Vấn đề ở đây là bà không chỉ có một quyển sổ tay, mà lại có đến hàng chục quyển khác nhau. Có quyển thì để ở trong phòng khách, một quyển khác ở trong nhà bếp, rồi phòng ngủ, phòng tắm, hay ở ngoài vườn. Khi cần phải ghi chép thì bà lấy ngay cái quyển sổ tay nào gần nhất, nằm ngay ở trước mắt chứ không hề có ghi ngày tháng, hay đi theo một trình tự nhất định nào cả. Do đó, nhà nghiên cứu John Curran buộc phải sàng lọc lại, sắp xếp các lời ghi chép theo chủ đề và giữ lại những gì quan trọng nhất đối với người đọc, chẳng hạn như các ý tưởng liên quan đến diễn tiến hay bối cảnh của một câu chuyện, tâm lý cũng như cá tính của từng nhân vật mà Agatha Christie đang xây dựng trong tiểu thuyết của bà.
Tác giả thích giết người bằng thuốc độc
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều quyển tiểu thuyết trinh thám của Agatha Christie được dựng thành phim. Cốt truyện hấp dẫn nhờ nhiều tình tiết thú vị, kịch bản gói ghém chặt chẻ nhờ diễn biến liền mạch, lối mô tả chi tiết của bà cũng giúp cho các nhà làm phim dễ hình dung ra bối cảnh và môtíp nhân vật. Theo bà Marie Caroline Aubert, tất cả những ưu điểm đó là do óc sáng tạo khác thường của nhà văn người Anh.
Như tôi đã nói, nhà văn Agatha Christie không làm việc theo phương pháp. Nơi bà không hề có chuyện ngồi vào bàn giấy mỗi buổi sáng rồi viết tay hay đánh máy trong vòng vài tiếng đồng hồ. Ngược lại, bà viết theo ngẫu hứng bất chợt, tư tưởng sáng tạo của nhà văn này dựa trên trực giác và linh cảm vì bà quan niệm rằng nếu quá bám theo lô gíc của câu chuyện, thì sự hợp lý đó đâm ra dễ suy đoán. Cảm hứng của Agatha thường nẩy sinh trong những tình huống mà bà bắt gặp trong đời thường, bà ghi chép nó vào sổ tay chứ không dùng ngay, và đến một lúc nào đó thì chi tiết này lại được đưa vào tiểu thuyết như thể nó cần một thời gian để được tiêu hoá nghiền ngẫm.
Lối quan sát tinh tế tỉ mỉ của nhà văn giống như là một cái tật, buộc bà phải bà ghi chép đủ mọi thứ. Thời còn trẻ, bà làm việc trong một bệnh viện rồi sau đó trong một cửa hiệu bán thuốc tây. Điều đó có thể giải thích vì sao nhiều vụ án mạng trong tiểu thuyết của bà thường là bằng thuốc độc. Trong quyển sổ tay, Agatha lập ra một danh sách của đủ loại thuốc độc có thể tìm thấy, ở trang 21 của quyển sách bà liệt kê tất cả những nhân vật có thể trở thành nạn nhân, cũng như những nguyên nhân thúc đẩy thủ phạm ra tay giết người. Bằng cách này, tác giả muốn tạo ra sự bất ngờ nơi người đọc, bởi vì bất cứ nhân vật nào cũng có thể là hung thủ, cũng có đủ lý do để gây ra án mạng. Quyển sổ tay cũng cho thấy là đôi khi bà bỏ hẳn nhiều đoạn để viết lại từ đầu, có lẽ cũng vì Agatha Christie muốn chọn cái kịch bản khó suy đoán nhất, và như vậy buộc độc giả phải tự suy nghĩ cùng một lúc về nhiều giả thuyết khác nhau.
Giai thọai ly kỳ về sự mất tích của Agatha
Sinh thời, Agatha Christie tuy rất nổi danh nhưng lại có một phong cách khiêm tốn kín đáo. Tác giả này ít khi nào khoe khoang hay phô trương đời tư của mình. Nhưng theo bà Marie Caroline Aubert, nhà văn người Anh thật ra là một phụ nữ đầy cá tính. Bề ngoài có vẻ dững dưng lạnh lùng, nhưng bên trong lại đầy nhiệt huyết đam mê, một mạch nước ngầm dữ dội dưới mặt hồ phẳng lặng.
Có một giai thoại được giữ kín trong cuộc đời của Agatha Christie mà cho đến sau này người ta mới biết. Nhưng giai thoại ấy đủ để nói lên bản lĩnh của một người đàn bà cầm bút. Số là Agatha không có nhiều hạnh phúc trong đời tư. Thời còn trẻ bà thành hôn với một sĩ quan không quân (đại tá Archibald Christie), hai người chỉ có một đứa con gái duy nhất trong vòng 14 năm chung sống. Vào cuối năm 1926, Agatha phát hiện chồng mình có quan hệ ngoại tình với một phụ nữ khác. Nhưng thay vì đánh ghen và trả đũa ông chồng ăn vụn, Agatha Christie đột nhiên mất tích trong vòng nhiều ngày liền. Vào thời đó, sự kiện này đã khiến cho dư luận bàn tán xôn xao. Báo chí tìm thấy chiếc xe của bà bị đổ ở ngoài đồng, cửa xe mở toang như thể bà bị kẻ lạ mặt bắt cóc.
Đến 10 ngày sau, người ta mới tìm thấy bà đang ở trọ trong một khách sạn. Bà mướn phòng trọ dưới một cái tên khác lạ. Khi được hỏi vì sao, Agatha nói rằng tinh thần của bà bị suy sụp sau cái chết của người mẹ, đến nổi mất trí nhớ. Nhưng thật ra cái tên mà bà đã dùng để mướn phòng khách sạn chính là cái tên của người phụ nữ dan díu với chồng mình. Do sự kiện này được đăng tải trên báo chí, nên dĩ nhiên là chồng của bà Agatha khi đọc báo hoảng hồn hiểu ngay là vợ ông muốn nói gì. Vào lúc đó, chỉ có những người ở trong cuộc mới hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện. Hai vợ chồng ly dị đúng hai năm sau. Giai thoại này cho thấy trí tưởng tượng khác thường của Agatha Christie. Bà thường hay nói là bà bị ám ảnh bởi các nhân vật trong tiểu thuyết, và bà so sánh lối sáng tác của mình như một cái nồi đang để ở trên bếp đun lửa nhỏ, thức ăn trong nồi không bao giờ bị khét nhưng điều đó luôn buộc bà phải quan tâm canh chừng.
Ngoài các mẫu chuyện thú vị, cũng như các chi tiết liên quan đến hai nhân vật chính trong tiểu thuyết của Agatha Christie là hai thám tử Hercule Poirot và Miss Marple, các quyển sổ tay bí mật chủ yếu giúp độc giả hiểu thêm về tác giả, với một góc nhìn từ hậu trường. Trong các quyển sổ tay, bà thường ghi chép nhiều dòng cảm nghĩ về các nhân vật chính cũng như nhân vật phụ mà bà đang tạo dựng, từ thân thế, tiểu sử cho đến tánh tình và sở thích. Điều đó phần nào cho thấy nỗi ám ảnh của tác giả đối với các nhân vật hư cấu, họ có bề dày và chiều sâu y như là người thật mà ta có thể bắt gặp ở ngoài đời.
Tưởng chừng viết thử, nào ngờ quá hay
Trí tưởng tượng phong phú dồi dào Agatha Christie khiến cho người đọc có cảm tưởng có mặt tại chỗ như trong quyển Án mạng trên sông Nil, (Death on the Nile) hay trong tác phẩm Vụ án trên chuyến tàu tốc hành phương Đông (Murder on the Orient Express). Các cuộc điều tra ly kỳ của Hercule Poirot hay của Miss Marple tạo ra nhiều sự gay cấn hồi hộp, khiến người đọc khi cầm sách trong tay muốn đọc liền một mạch, như thể cặp mắt bị dán vào các dòng chữ sinh động. Bà vào nghề sáng tác một cách khá ngẫu nhiên : từ thời còn nhỏ Agatha Christie được gia đình khuyến khích viết văn, nhưng chỉ thật sự cầm bút sáng tác sau khi bị người chị ruột thách thức có dám chọn nghề viết lách hay chăng.
Tưởng chừng làm thử một cú, nào ngờ trở thành bậc thầy. Khi còn sống, tác giả đã cho phát hành gần 70 quyển tiểu thuyết, hơn 50 truyện ngắn, 30 vở kịch cũng như hai tập hồi ký và nhật ký. Quyển sách vừa được trình làng của nhà xuất bản Editions du Masque còn bao gồm thêm hai truyện ngắn chưa từng được phổ biến của Agatha Christie. Điều đó làm giàu thêm tủ sách của tác giả này. Sinh thời, bà đã được đăng quang, lên ngôi nữ hoàng tiểu thuyết trinh thám. Đúng 35 năm sau ngày qua đời, ngòi bút đầy ma lực của Agatha tiếp tục hớp hồn nhiều thế hệ độc giả, trẻ cũng như già.
Những quyển sổ tay bí mật của Agatha Christie
Tuấn Thảo RFI
Agatha Christis ...
RépondreSupprimerĐược mệnh danh là nữ hoàng
Tiểu Thuyết Trinh Thám ...
CÓ GÌ TRONG QUYỂN SỔ TAY CỦA
AGATHA CHISTIE ?
Cám ơn Chị Caroline Thanh Hương đã
giới thiệu ...
Mời Quý Vị cứ thong thả xem những điều
thú vị trong quyển sổ tay ...này
Cuối tuần vẫn còn đó ...
Mh
Cám ơn MC Nguyễn Mạnh Hùng đã giới thiệu thật hay.
SupprimerCRTH