caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 1 octobre 2014

1 góc nhìn về vũ khí thế kỷ 21 (6) tiếp theo


Kính gửi quý anh chị những hình ảnh tài liệu về vũ khí thế kỷ thứ 21 lần 6.

Caroline Thanh Hương.

1 góc nhìn về vũ khí thế kỷ 21 (4) tiếp theo 

 

1 góc nhìn về vũ khí thế kỷ 21 (5) tiếp theo

Những sát thủ phòng không tầm thấp đáng sợ nhất

Sự kết hợp giữa hai pháo bắn siêu nhanh 30 mm cùng 12 tên lửa đánh chặn biến Pantsir-S1 thành sát thủ phòng không tầm thấp đáng gờm.
Rapeir là một hệ thống phòng không tầm thấp độc đáo được phát triển bởi
Rapier phục vụ trong lực lượng phòng không quân đội Hoàng gia Anh từ năm 1971 đến nay. Nhiệm vụ của Rapier là đối phó với các mục tiêu bay siêu âm ở độ cao thấp. Hệ thống có thể gắn trên bệ phóng bán cố định hoặc xe kéo bán di động, mỗi giá phóng lắp 4-8 đạn tên lửa trên đó tích hợp một hệ thống nhắm mục tiêu quang học về sau được bổ sung một radar. Rapier có tầm bắn từ 400-8.200 mét, trần bay 3.000 mét. Ảnh: Getty Images
9K33
9K33 Osa (SA-8 Gecko) là hệ thống phòng không tầm thấp di động đầu tiên được tích hợp sẵn radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực trên cùng một xe mang phóng. SA-8 có nhiệm vụ đánh chặn các mục tiêu đường không tầm thấp như trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, máy bay cánh cố định bay thấp. Mỗi xe mang phóng được trang bị một radar tìm kiếm mục tiêu 1S51M3-2, radar có một ăng-ten lớn ở giữa đảm đương nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 30 km, hai ăng-ten nhỏ hơn ở hai bên làm nhiệm vụ dẫn đường cùng lúc 6 đạn tên lửa. Hệ thống điều khiển hỏa lực của SA-8 có thể cung cấp kênh dẫn hướng cho hai tên lửa đánh chặn mục tiêu cùng lúc. Đạn tên lửa 9M33M3 có tầm bắn từ 10-15.000 mét, độ cao 12.000 mét. Xác suất tiêu diệt mục tiêu của hệ thống được đánh giá ở mức 55-85%. Ảnh: Wikipedia
Crotale
Crotale được đưa vào sử dụng trong quân đội Pháp từ năm 1978, một sản phẩm của tập đoàn Thomson CSF. Hệ thống được chế tạo để đối phó với các mục tiêu đường không tầm thấp như máy bay và đánh chặn tên lửa chống hạm. Crotale có thể sử dụng trên xe phóng di động trên mặt đất hoặc trên tàu chiến. Mỗi xe phóng trang bị đi kèm một radar điều khiển hỏa lực, một hệ thống quang truyền hình cùng 8 đạn tên lửa. Biến thể hiện đại hóa Crotale-NG bổ sung radar tìm kiếm mục tiêu Shikra gắn trên đỉnh giá phóng. Crotale có phạm vi tác chiến tối đa 15 km, tầm cao 9 km. Ảnh: Baha
Roland
Roland là một sản phẩm liên doanh giữa Pháp và Đức. Hệ thống được đưa vào sử dụng trong quân đội Pháp từ năm 1977. Roland có thể tấn công các mục tiêu đường không tầm thấp bay với tốc độ tối đa 1.500 km/h ở độ cao từ 50-5.500 mét. Hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải 8x8 bánh. Mỗi xe mang phóng có một radar tìm kiếm - chỉ thị mục tiêu gắn giữa hai giá phóng, radar có phạm vi theo dõi mục tiêu từ 15-18 km. Một hệ thống quang học đi kèm để dẫn đường cho tên lửa trong điều kiện bị gây nhiễu nặng. Biến thể nâng cấp gần đây thay thế hệ thống quang học cũ bằng hệ thống tìm kiếm - chỉ thị mục tiêu FLIR cho phép tác chiến bất kể ngày đêm. Roland có phạm vi tác chiến 8.000 mét, độ cao 5.500 mét. Ảnh: Slovenskavojska
Hệ thống Adats
Hệ thống phòng không tầm thấp Adats được sản xuất bởi công ty nổi tiếng Oerlikon Contraves, Thụy Sĩ, nay là một phần của Rheinmetall Defence, Canada. Hệ thống đầu tiên được chuyển giao cho quân đội Canada từ năm 1988. Adats thiết lập một chiếc ô phòng thủ tầm thấp bảo vệ các khu vực quan trọng trước các mục tiêu đường không tầm thấp. Adats có thể gắn trên khung gầm xe thiết giáp M113 hay M2 Bradley. Hệ thống được trang bị kèm theo một radar tìm kiếm mục tiêu cùng một hệ thống điều khiển hỏa lực quang - điện tử. Hệ thống quang - điện tử này tương tự như hệ thống TADS/PNVS trang bị trên trực thăng tấn công Apache. 8 đạn tên lửa bố trí trong hai cụm phóng gắn hai bên tháp pháo. Mỗi khẩu đội Adats gồm 6 xe phóng có thể kiểm soát đồng thời 48 mục tiêu cùng lúc. Adats có phạm vi tác chiến 10 km tầm cao 7 km. Điểm độc đáo của hệ thống này là nó có thể tấn công cả mục tiêu đường không lẫn mục tiêu mặt đất. Ảnh: Army-technology
9K22 Tunguska là một sự kết hợp độc đáo giữa 2 pháo bắn siêu nhanh cùng 8 đạn tên lửa
9K22 Tunguska là sự kết hợp độc đáo giữa hai pháo bắn siêu nhanh cùng 8 đạn tên lửa mang lại hiệu quả tiêu diệt mục tiêu rất cao. Tunguska thiết lập một chiếc ô phòng không bảo vệ các đơn vị bộ binh cơ giới trong mọi điều kiện thời tiết. Hệ thống 9K22 gồm một radar tìm kiếm mục tiêu gắn phía sau tháp pháo cùng một radar điều khiển hỏa lực gắn phía trước. Radar có phạm vi phát hiện mục tiêu 18 km, theo dõi ở khoảng cách 16 km, hai pháo bắn siêu nhanh 2A38 30 mm tốc độ bắn 5.000 viên/phút. Pháo có tầm bắn 4 km với các mục tiêu mặt đất, 3 km với các mục tiêu đường không. 8 đạn tên lửa 9M311 có tầm bắn 1,5-8 km, tầm cao 5-3.500 mét. Ảnh: Wikipedia
Tor
Hệ thống tên lửa Tor (SA-15 Gauntlet) được thiết kế để đối phó với một loạt mục tiêu đường không từ trực thăng, máy bay cánh cố định bay thấp, tên lửa hành trình, UAV cũng như các loại vũ khí dẫn đường công nghệ cao khác. Mỗi xe mang phóng có một radar tìm kiếm mục tiêu 3D gắn phía sau tháp pháo, phía trước là radar điều khiển hỏa lực, 8 đạn tên lửa bố trí trong các ống phóng thẳng đứng giữa hai radar. Hệ thống điều khiển hỏa lực của SA-15 có thể dẫn hướng đồng thời 4 tên lửa với biến thể M1, 8 tên lửa với biến thể M2E. Đạn tên lửa 9M330 có tầm bắn tối đa 12 km, tầm cao 6 km. Hệ thống Tor có xác suất tiêu diệt mục tiêu từ 60-95%. Ảnh: Wikipedia
Spyder-SR là một hệ thống phòng không tầm thấp hiện đại do Rafael, Israel sản xuất.
Spyder-SR là một hệ thống phòng không tầm thấp tiên tiến do Rafael, Israel sản xuất. Hệ thống cung cấp một giải pháp phản ứng nhanh với các mục tiêu đường không tầm thấp như máy bay, trực thăng, UAV và vũ khí dẫn đường công nghệ cao. Spyder-SR có một hệ thống tìm kiếm - chỉ thị mục tiêu quang - điện gắn trên nóc cabin xe mang phóng cùng 4 đạn tên lửa Python-5. Đây là một loại tên lửa không đối không được sử dụng để phóng từ ống phóng trên mặt đất, tên lửa được dẫn hướng bằng hồng ngoại và cảm biến quang - điện tử. Python-5 được đánh giá là một trong những tên lửa không đối không tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Tên lửa có tầm bắn 15 km, tầm cao 9 km. Spyder-SR được đưa vào sử dụng trong quân đội Israel từ năm 2010 và được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao. Ảnh: Wikipedia
Sự kết hợp giữa 2 pháo bắn siêu nhanh cùng 12 đạn tên lửa đánh chặn siêu thanh mang lại cho hệ thống Pantsir-S1 hiệu suất tiêu diệt mục tiêu cực kỳ ấn tượng.
Sự kết hợp giữa hai pháo bắn siêu nhanh cùng 12 đạn tên lửa đánh chặn siêu thanh mang lại cho hệ thống Pantsir-S1 hiệu suất tiêu diệt mục tiêu cực kỳ ấn tượng. Pantsir-S1 là một phát triển sâu rộng hơn nữa từ hệ thống 9K22 Tunguska do Phòng thiết kế máy móc công cụ KBP Tula thực hiện. Hệ thống bao gồm một radar tìm kiếm mục tiêu cùng một radar điều khiển hỏa lực băng tần kép. Radar có phạm vi phát hiện mục tiêu 36 km, theo dõi  ở cự ly 28 km với mục tiêu có diện tích phản hồi radar RCS 2m2, một hệ thống điều khiển hỏa lực quang - điện tử cho phép dẫn hướng độc lập bằng radar, hai pháo bắn siêu nhanh 2A38M 30 mm tốc độ bắn 5.000 viên/phút tầm bắn 4 km, tầm cao 3 km, 12 đạn tên lửa đánh chặn siêu thanh 57E6 hoặc 57E6-E, tên lửa có tầm bắn 20 km, tầm cao 15 km. Pantsir-S1 được các chuyên gia quân sự đánh giá là sát thủ phòng không tầm thấp đáng sợ nhất thế giới. Ảnh: Wikipedia
Đức Hả

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire