So sánh máy bay chiến đấu Su-30MK2 mới của Việt Nam với Su-35 Trung Quốc
Su-30MK2
mới của Việt Nam được tối ưu hóa cho nhiệm vụ không chiến, dường như là
sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc đối đầu và đánh thắng Su-35 của Trung
Quốc.
Đầu
tháng 9 vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức đến Trung Quốc,
Tổng giám đốc Tổng công ty “công nghệ Nga” Sergei Chemezov cho biết,
thương vụ mua sắm máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4++ là Su-35 giữa Nga
và Trung Quốc vẫn đang trong quá trình đàm phán chứ chưa đến giai đoạn
ký kết hợp đồng
Điều này trái ngược với tuyên bố được
đưa ra vào cuối tháng 5 của ông Mikhail Pogosyan, giám đốc tập đoàn
sản xuất máy bay Sukhoi.
Khi đó, ông Pogosyan cho biết, các
cuộc đàm phán mua bán máy bay chiến đấu Su-35 giữa Nga và Trung Quốc
đã sắp hoàn thành và hợp đồng mua số lượng lớn máy bay chiến đấu
Su-35 có thể được ký kết vào tháng 6 tới.
Theo một số nguồn tin của Nga, có một
số trở ngại trong các cuộc đàm phán khi mà Trung Quốc muốn được mua
máy bay chiến đấu Su-35 được lắp ráp động cơ AL-41F1S (117S).
Xem thêm:
|
Đây là loại động cơ thậm chí còn có
sức mạnh hơn cả động cơ F119-PW-100 dùng trong máy bay chiến đấu
tàng hình F-22 của Mỹ, nên Nga không muốn cung cấp chúng cho Trung
Quốc.
Hiện quá trình đàm phán vẫn chưa ngã ngũ
nên chưa rõ cấu hình máy bay chiến đấu Su-35 Nga định bán cho Trung
Quốc có sức mạnh thế nào khi so với loại đang trang bị trong không quân
Nga. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, các máy bay chiến đấu
Su-30MK2 của Việt Nam cũng hoàn toàn có khả năng quật ngã Su-35 Trung
Quốc.
Su-35 của Nga có tính năng rất tiên tiến
Sau khi định hình thiết kế Su-27, không
quân Nga nhận thấy thiết kế này rất hoàn hảo và có nhiều không gian để
nghiên cứu, phát triển vì vậy họ đã không ngừng cải tiến, cho ra đời
hàng loạt các phiên bản dành cho không quân, hải quân, bao gồm các biến
thể chuyên dụng và cả các tiêm kích đa năng.
Là phiên bản nâng cấp mạnh nhất của dòng
Su-27, trên cơ sở vẫn giữ nguyên bộ khung của của nó và được lắp đặt
thêm hàng loạt các hệ thống điện tử, dẫn đường, bay tự động, điều khiển
các loại vũ khí tiên tiến nhất, Su-35 xứng đáng được coi là đỉnh cao về
mặt công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 trên thế giới.
Sau 20 năm mài giũa, Su-35 đã xuất hiện
với tư cách là máy bay chiến đấu hoàn thiện nhất trong thế hệ thứ 4. Các
chuyên gia quân sự cho rằng nó đã vượt trội hơn rất nhiều so với các
máy bay cùng thế hệ của Mỹ và NATO, xứng đáng với hai dấu cộng (+) đằng
sau.
Trước hết, Su-35 đã kế thừa toàn bộ
những thiết kế ưu việt về hệ thống hỏa lực của Su-27 với 1 khẩu pháo
30mm, 12 điểm treo vũ khí và lượng bom đạn mang theo tối đa là 8 tấn,
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tác chiến đa nhiệm trên không, mặt đất và
chống hạm.
Ngoài hệ thống tên lửa không đối không
chủ lực, Su-35S cũng được trang bị tất cả các loại vũ khí tối tân nhất
của Nga, như tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không, tên lửa chống
hạm, tên lửa chống radar, bom điều khiển chính xác và bom không điều
khiển.
Về tham số kỹ thuật, tính năng cơ động,
khả năng tàng hình và hệ thống radar, Su-35 cũng có những ưu điểm nổi
bật. Nó có tầm bay tối đa 3400km, trần bay 19km, bán kính tác chiến
1500km, nếu được tiếp dầu trên không 1 lần, nó có phạm vi hành trình
chẳng kém gì chiếc máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc.
Su-35 sử dụng động cơ thế hệ mới nhất
117S thuộc chương trình nghiên cứu, chế tạo động cơ cho máy bay thế hệ
thứ 5. Động cơ phản lực Vector 117S (định danh AL-41F-1S) thuộc thế hệ
AL-41F, được thiết kế trên khung động cơ AL-31F nhưng trình độ công nghệ
thì vượt trội so với thế hệ trước đó với lực đẩy 14.500kg (hơn thế hệ
AL-31F khoảng 2000kg).
So với thế hệ động cơ AL-31F hiện đang
sử dụng, tuổi thọ của động cơ 117S cao hơn từ 2 - 2,7 lần, kéo dài
khoảng thời gian giữa 2 lần đại tu từ 500 lên 1000h, tăng tuổi thọ của
động cơ từ 1500h lên ít nhất là 4000h, nếu có nâng cấp có thể tăng lên
7000h. Đây là một kỷ lục, không chỉ với động cơ hàng không Nga, mà còn
trên toàn thế giới.
Thân máy bay được gia cố hợp kim Titan,
cùng với thiết kế 3 cánh nổi tiếng là cánh nhỏ phía trước, cánh chính và
cánh đuôi bằng phía sau khiến cho Su-35 có khả năng cơ động tuyệt vời,
với tốc độ tối đa lên tới 2,25Mach, ngang ngửa với tốc độ máy bay chiến
đấu thế hệ thứ 5 là F-22 của Mỹ nhưng vượt trội về khả năng linh hoạt.
Về hệ thống radar điều khiển hỏa lực,
Su-35 sử dụng radar mảng pha thụ động IRBIS-E, cự ly phát hiện máy bay
thông thường lên tới 350km, tàu chiến cỡ lớn là 400km. Đặc biệt nó có
khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar
dưới 3m ở khoảng cách xa 100 - 150 km.
Radar IRBIS-E trên Su-35 là công nghệ
đỉnh cao trên thế giới vượt trội hơn rất nhiều so với các radar AESA của
Trung Quốc. Với mô hình thiết kế vừa sục sạo vừa theo dõi, Su-35 có thể
cùng lúc bắt chết 30 mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa dẫn
đường bằng radar thụ động, để tấn công 8 mục tiêu khác nhau.
Có thể khẳng định là Su-35 có sức mạnh
vượt trội so với các thế hệ tiền nhiệm của nó là Su-27 và Su-30. Tuy
nhiên, việc Trung Quốc sở hữu Su-35 không có nghĩa là họ có thể áp đảo
hoàn toàn các loại máy bay tiêm kích khác vì dù sao Su-35 cũng vẫn thuộc
thế hệ máy bay chiến đấu thứ 4, chỉ hơn Su-30 hơn nửa thế hệ.
Hơn nữa, theo thông tin từ Tổ hợp công
nghiệp quốc phòng Nga cho biết, nước này sẽ bán cho Trung Quốc phiên
bản “giản hóa”, tức là sẽ rút bớt một số tính năng vượt trội. Trong đó,
tập trung chủ yếu là lược bỏ một số tính năng của động cơ phản lực
vector 117S và radar mảng pha thụ động AESA (Active Electronically
Scanned Array radar) IRBIS-E.
Su-30MK2 mới Việt Nam mạnh không kém Su-35 “giản hóa” Trung Quốc
Theo tin của Tạp chí quốc phòng Canada
Kanwa Defence Riview cho biết, trước khi ký hợp đồng bán Su-35 cho Trung
Quốc, giới công nghiệp quốc phòng Nga đã tiến hành thảo luận một số
phương án “giản hóa” Su-35, đề xuất lên chính phủ. Phiên bản Su-35 dùng
để xuất khẩu (không chuyển giao công nghệ) sẽ bao gồm một trong số 4
phương án sau đây:
Phương án 1: Chỉ lắp đặt động cơ 117S, không áp dụng kỹ thuật đẩy vector, không có radar mảng pha IRBIS-E.
Với phương án này thì Su-35 chỉ có tốc
độ cao nhưng không linh hoạt, không có radar IRBIS-E làm cho khả năng
phát hiện mục tiêu trên không kém đi rất nhiều, Su-35 cũng trở nên bình
thường như Su-30. Nếu áp dụng phương án này, chắc chắn Trung Quốc sẽ
không mua Su-35.
Phương án 2: Không lắp đặt động cơ 117S, còn lại giống phiên bản sử dụng trong quân đội Nga.
Phương án 2: Không lắp đặt động cơ 117S, còn lại giống phiên bản sử dụng trong quân đội Nga.
Với phương án này thì Su-35 trở nên rất
bình thường, tốc độ thấp, tính linh hoạt không cao, không vượt trội hơn
nhiều so với dòng Su-30MK2. Chắc chắn là Trung Quốc cũng sẽ phản đối
kịch liệt phương án này.
Phương án 3: Chỉ loại bỏ hệ thống động lực vector, còn lại giống như phiên bản của Nga.
Với phương án này, Su-35 có hệt hống
radar mạnh nhưng động cơ 117S không có hệ thống động lực vector làm
Su-35 chỉ đạt tốc độ cao nhưng không linh hoạt. Tuy nhiên, phương án này
có thể sẽ được Trung Quốc chấp nhận.
Phương án 4: Giữ nguyên động cơ nhưng đổi sang dùng loại radar khác kém hơn hoặc Trung Quốc sẽ lắp đặt radar AESA quốc nội.
Đây là phương án có khả năng sẽ được
Trung Quốc chấp nhận vì họ cũng đã sản xuất được loại radar mảng pha
điện tử cho máy bay chiến đấu.
Với cả 4 phương án trên, Su-35 cũng sẽ
giảm sức mạnh nhiều so với nguyên bản của Nga. Nhìn chung, nó sẽ không
thể quá áp đảo so với chiến đấu cơ Su-30MK2 đã trang bị trong không quân
Việt Nam. Tuy nhiên, trong tương lai, các máy bay chiến đấu Su-30MK2
mới mua của Việt Nam sẽ không hề kém cạnh so với Su-35 của Trung Quốc.
Một thông tin mới nhất vừa được giới
chức công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ là hế hệ Su-30 tiếp theo của
Việt Nam sẽ do Nhà máy Irkut sản xuất chứ không phải là sản phẩm của tổ
hợp Komsomolsk-on-Amur như trước đây. Điều này tưởng chừng bình thường
nhưng trên thực tế, nó là sự điều chỉnh mới nhất, có chủ đích của Việt
Nam.
4 chiếc Su-30MK2 này nằm trong hợp đồng
mua 12 chiếc, trị giá 600 triệu USD, mà Việt Nam đã ký kết với Nga
vào tháng 8-2013. Đây là hợp đồng mua máy bay Su-30MK2 thứ 3 của Việt
Nam, sau 2 hợp đồng trước đó ký năm 2009 mua 8 chiếc và 2010 mua 12
chiếc, cả hai hợp đồng này đã được hoàn tất.
Theo hãng tin RIA Novosti, hợp đồng
không chỉ quy định việc cung cấp máy bay, mà còn cả các thiết bị kỹ
thuật và vũ khí. giá trị mua 12 chiếc Su-30MK2 chỉ là 450 triệu USD,
nhưng cùng với các vũ khí và thiết bị kỹ thuật khác, đã đẩy giá trị
hợp đồng lên trên 600 triệu USD.
Theo các điều khoản của hợp đồng được ký
vào tháng 8-2013, số máy bay chiến đấu này sẽ được bàn giao làm 2
loạt, trong 2 năm 2014 và 2015.
Theo thông tin của Tập đoàn xuất khẩu vũ
khí quốc doanh Rosoboronexport của Nga, 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên,
được chuyển giao trong tháng 11 và 12-2014 sẽ có những bước tiến lớn về
tính năng chiến đấu.
Theo thông tin này, Su-30 MK2 do Irkut
sản xuất sẽ thiên về chức năng không chiến do được trang bị radar mảng
pha thụ động (PESA - Passive Electronically Scanned Array radar) N-011
BARS.
Đây là loại radar hàng không xuất khẩu
mạnh nhất của Nga, có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 350 - 400 km
với các vật thể bay cỡ lớn, theo dõi ở cự ly 200 km, phát hiện được máy
bay cỡ F-16 ở cự ly từ 140 - 160 km.
Radar này có thể giám sát 15 mục tiêu
trên không và dẫn đường cho tên lửa tấn công đồng thời 4 mục tiêu cùng
lúc. Ngoài ra, N-011 BARS còn giúp Su-30 có thể đảm đương chức năng của
một máy bay cảnh báo sớm mini (Mini AWACS). Như vậy, tính năng của radar
trên Su-30MK2 Việt Nam cũng đã tiệm cận tính năng của radar trên Su-35.
Trong không chiến tầm gần không gian
hẹp, kết cấu cánh mũi cùng động cơ AL-31FP có điều khiển vector định
hướng 2 chiều giúp cho Su-30MK2 có vận tốc rất cao, khả năng cơ động cực
kỳ linh hoạt.
Điểm đặc biệt lưu ý là động cơ AL-31FP
(FU) là phiên bản tiên tiến nhất nhất của dòng AL-31F, có lực đẩy
14.500kg/1chiếc, ngang với lực đẩy của 117S (AL-41F-1S) trên Su-35, độ
linh hoạt cũng không hề kém.
Có thể nhận định, hợp đồng mua sắm 12
chiếc Su-30MK2 mới được ký kết tháng 8-2013, với yêu cầu tăng cường mạnh
chức năng không chiến cho lực lượng không quân Việt Nam là sự thay đổi
hoàn toàn so với tiêu chí đa năng, nhưng mạnh về tác chiến biển của các
lô máy bay trước, giúp Su-30MK2 Việt Nam không thua thiệt nhiều về tính
năng so với Su-35.
Dường như Việt Nam đã lường trước được
cái ngày tiêm kích hàng đầu Việt Nam phải đối chọi với máy bay chiến đấu
hiện đại nhất của Nga bán cho Trung Quốc nên đã có sự điều chỉnh về
yêu cầu kỹ thuật, giúp cho Su-30MK2 Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn trong
không chiến, đủ khả năng đối đầu và đánh thắng Su-35 nếu áp dụng chiến
thuật hợp lý.
Theo ĐẤT VIỆT ONLINE
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire