caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 26 septembre 2012

CÂY TRỨNG CÁ GIỜ ĐÂY ĐÃ THẬT SỰ RA HOA KẾT QUẢ / Kim Trọng par ICH


CÂY TRỨNG CÁ GIỜ ĐÂY ĐÃ THẬT SỰ RA HOA KẾT QUẢ
Nhà tôi có hai cây Trứng Cá ra trái đỏ au và thơm ngọt vô cùng . Sau
khi bị tập đoàn lợi ích nhóm cướp đất , cướp nhà . sáu đứa con cùng
dồn về một chỗ để mưu sinh . Con gái đầu bán cà phê ở sân nên trồng
cây trứng cá cho mát , ai tới uống cà phê cũng nhìn lên cây và vặt vài
quả bỏ miệng thơm tho . Hôm nay đọc bài thơ CÂY TRỨNG CÁ của Kim Trọng
tôi thấy dường như chúng tôi có những điều đồng cảm nên mạo muội phân
tích bài thơ này nếu chưa hiểu hết ý của Kim Trọng mong anh và bạn bè
thông cảm sẻ chia .
Bài thơ viết theo thể ngủ ngôn 20 câu chia làm 5 khổ bốn câu đầu anh viết
Nhà em bên kia sông,
Trứng cá trổ đầy bông,
Lá xanh như nhung mượt,
Trái chín nhỏ hồng hồng…
Trong đoạn này tác giả chỉ giới thiệu về cây trứng cá của nhà em bên
kia sông, có lẽ anh thường lui tới nên giờ phút trổ bông anh đã để ý
ít nhiều .. Nhất là quan sát rất kỷ lá xanh như nhung mượt, trái chín
nhỏ hồng hồng .
Phải chăng tự dưng cây trứng cá lại được quan tâm đặc biệt
thế chắc là có vấn đề mà tôi nghĩ ở đây tình yêu là mấu chốt để anh
hướng về bên kia sông đi tìm nàng thơ trong đó .
Tình yêu là mảnh lực mà không có cây bút của nhà thơ nhà văn nhà báo
nào nói hết .Có một danh ngôn tình yêu đã nói : Ái tình là một liều
thuốc đắng , song không mấy ai có đủ can đảm chối từ ( Montesquieu)
Biết đâu Kim Trọng của chúng ta muốn gì với Cây Trứng Cá
bên kia sông .
Em ngồi dưới gốc cây,
Bóng mát che gần đầy,
Mấy con ong bay lượn,
Ngân nga nói gì đây…
Em ngồi dưới gốc cây mà có mấy con ong bay lượn thì tình tứ biết chừng
nào biết đâu trong những con ong đó có những con mà Kim Trọng đã nuôi
dưỡng thật chí tình . Tác giả còn nhân cách hóa tiếng kêu của ong bằng
lời rất tình mà những câu tục ngữ dân gian khi nói về sự đàm tiếu
thường gọi là lời ong tiếng ve
Gió thổi tóc em nghiêng,
Mắt sâu vạn nỗi niềm,
Ngày mai vào lớp học,
Đem theo mãnh tình riêng…
Bây giờ thì mọi việc đã quá rõ ràng con ong đã quan sát thật kỷ và
còn nhìn kỷ gió thổi tóc em nghiêng mắt sâu vạn nỗi niềm ngày mai vào
lớp học đem theo mảnh tình riêng
Trong đoạn này tôi cho rằng tác giả đã rất thành công trong nghệ thuật
ướm tình . Nhất là câu : Mắt sâu vạn nỗi niềm .
Con mắt là cửa sổ của linh hồn . Ở đây Kim Trọng đã nhận ra nàng
thơ có con mắt chứa vạn nỗi niềm làm tôi nhớ lại bài thơ khuyết danh
nói về đôi mắt :
Đôi mắt đẹp đã làm anh xao xuyến
Thuở ban đầu chưa tính chuyện trăm năm
Anh yêu em trong nín lặng âm thầm
Chưa dám nói bởi còn e ngại quá .
Có lẽ cũng chính vì thế mà Kim Trọng đã mất đi mối tình đầu đầy tiếc
nuối để anh phải nhớ mãi đến bây giờ .

Nhìn em dáng ngây thơ,
Hồn anh dệt ước mơ,
Trải trên đường đất đỏ,
Con tim thoáng dại khờ…
Một tình yêu đơn phương vô cùng đẹp đẽ khiến cho anh mãi để người yấy
vào tim đi suốt dặm dài của cuộc đời anh mà hôm nay mới có bài thơ hay
đến ai cũng không ngờ .
Bước theo tà áo trắng,
Lòng thấp thỏm bâng khuâng,
Muốn nói lời thương nhớ,
Lại sợ em nghĩ rằng…

Liverpool.13/9/2012.
Song Như.
Tình yêu của ngày thơ ai mà trong chúng ta chẳng có . Yêu đến da diết
vẫn ngại ngùng không dám nói . Vì sao ? Danh dự con người chúng ta
ngày ấy rất lớn . Làm một điều gì cũng ngại người ta cười chê . Khác
với tuổi trẻ bây giờ nó được đào tạo trong cái nôi vật chất sinh ý
thức , Chẳng biết ngại ngùng thậm chí còn sổ sàng miễn chiếm được mục
đích . Kim Trọng ở thời mà nhân cách con người rất cao quý theo nho
giáo : Nhân , nghĩa , Lễ , trí , tín . Giống như tình yêu của thi sĩ
Xuân Diệu :
Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá
Ánh sáng tuôn tràn cả lối đi
Tôi với người yêu qua nhè nhẹ
Im lìm không dám nói năng chi
Và Kim Trọng thì : Bước qua tà áo trắng
Lòng thấp thỏm bâng khuâng
Muốn nói lời thương nhớ
Lại sợ em nghĩ rằng .,.
Dù sao mỗi ngày Kim Trọng đã nhanh chóng hòa nhập cùng anh chị em
chúng ta trong Chân Trời Thầm Lặng và Thơ Ca âm Nhạc bằng những bài
thơ đã thật sự đi vào lòng người , chúc mừng anh .
Nguyễn Tấn Ích ( Mặc Hàn Vi)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire