Những nhà toán học lỗi lạc của nhân loại
Họ chính là một minh chứng tiêu biểu cho câu nói “Khi ta sinh ra ta khóc
còn mọi người cười, hãy sống làm sao để khi ta chết đi mọi người khóc
còn ta thì cười”.
Pythagoras (Pi-ta-go) là nhà toán học người Hy Lạp,
và là một trong những nhà toán học vĩ đại đầu tiên của nhân loại, sống
trong khoảng từ năm 570 đến năm 495 trước công nguyên. Ông là người đã
tạo ra giáo phái Pythagore, được Aristotle (nhà khoa học, triết gia nổi
tiếng người Hy Lạp) công nhận là một trong những nhóm người đầu tiên chủ
động nghiên cứu và phát triển ngành toán học.
Alan Turing
Nhà giải mã và khoa học máy tính Alan Turning là
một trong những bộ óc vĩ đại nhất thế kỷ XX. Trong suốt thời gian thế
chiến thứ II, ông đã làm việc tại văn phòng mật mã Chính phủ, và có khám
phá quan trọng tạo ra phương pháp phá mật mã bí ẩn của người Đức. Chắc
chắn, điều đó có ảnh hưởng đến kết quả của cuộc chiến tranh, hoặc ít
nhất là ảnh hưởng đến thời gian chiến tranh.
René Descartes
Pythagoras
Ông nổi tiếng với định lý Pythagore trong lượng
giác. Tuy nhiên, một số người nghi ngờ liệu ông có phải là người đã đưa
ra các chứng minh hay không vì họ cho rằng người đã đưa ra các chứng
mình là học trò của ông có tên là Baudhayana, sống tại Ấn Độ khoảng 300
năm về trước.
Thực sự, Định lý Pythagore là một phát minh có vai
trò quan trọng đối với sự phát triển của hình học, mở ra những nghiên
cứu sâu và có ý nghĩa to lớn. Chính vì vậy Pythagore được công nhận là
cha đẻ của Toán học hiện đại.
Andrew Wiles
Andrew Wiles, nhà toán học duy nhất còn sống trong
danh sách này, là một người nổi tiếng với chứng minh Định lý cuối cùng
của Fermat: "Không tồn tại các nghiệm nguyên khác không a, b, và c thoả
a^n + b^n = c^n trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2."
Sau gần 8 năm nghiên cứu. Mặc dù những đóng góp của
Andrew Wiles chưa thể sánh với những cái tên trong danh sách ở đây,
nhưng ông là người đã "phát minh" ra phần lớn toán học mới để chứng minh
các định lý.
Ngoài ra, ông cũng là một trong những người có cống
hiến đáng ngưỡng mộ, như đã tự giam mình trong 7 năm để nghiên cứu giải
pháp toán học. Khi nhận thấy lỗi trong các giải pháp, ông lại một mình
tìm ra giải pháp hoàn chỉnh trong một năm trước khi chúng được thế giới
chấp nhận.
Isaac Newton và Wilhelm Leibniz
Đây là hai nhà khoa học được vinh dự trở thành
người sáng tạo ra toán học vi phân. Leibniz đã phát minh ra vi phân độc
lập Isaaw Newton, với những kí hiệu được sử dụng phổ biến. Bên cạnh đó
Leibiniz đã khám phá ra hệ thống số nhị phân, tạo nền tảng phát triển
máy tính hiện đại.
Trong khi đó, nhà thiên tài Isaac Newton, cũng để
lại cho nhân loại một gia tài tri thức vĩ đại. Cùng với Leibiniz, Newton
đã phát triển phép tính vi phân và tích phân.
Leonardo Pisano Blgollo
Blgollo (1170-1250), còn được biết đến với tên gọi
là Leonardo Fibonacci, được coi là một trong những nhà toán học vĩ đại
nhất thời trung cổ. Người ta vẫn ca ngợi ông là một nhà toán học Ấn Độ
lừng lẫy từ khoảng 200 năm trước Công nguyên, và còn đóng góp rất nhiều
cho sự ra đời của hệ thống đánh số Ả Rập. Với những đóng góp của mình
ông đã được công nhận là ngươi có vai trò quan trọng trong sự phát triển
toán học hiện đại.
Alan Turing
Sau khi kết thúc chiến tranh, ông dành thời gian
của mình để nghiên cứu máy tính, và trở thành nhà khoa học máy tính thực
sự đầu tiên của thế giới. Ông có rất nhiều tài liệu quan trọng vẫn còn
áp dụng trong thời đại mới.
Ông đã đưa ra công thức cho khái niệm thuật toán và
tính toán với máy Turing (một mô hình về thiết bị xử lý các ký tự, đơn
giản, nhưng có thể thực hiện được tất cả các thuật toán máy tính), đồng
thời đưa ra phiên bản của "Turing" được sử dụng cho tới ngày nay.
René Descartes đã có những đóng
góp đột phá đối với Toán học. Cùng với Newton và Leibniz, René Descartes
đã cùng sáng tạo ra nền tảng cho phép tính hiện đại, mang rất nhiều ý
nghĩa to lớn đối với đời sống con người ngày nay.
Đóng góp quan trọng nhất của René
Descartes đối với lĩnh vực Toán học có lẽ là những đóng góp trong lĩnh
vực hình học giải tích. Tên của ông được đặt cho hệ trục tọa độ vuông
góc (Trục tọa độ Đề-các vuông góc). Bên cạnh đó ông còn góp phần vào sự
phát triển của các kí hiệu toán học hiện đại.
Euclid
Thật không may, chẳng mấy ai biết
đến sự tồn tại của ông cũng như sự nghiệp của ông cho tới sau khi ông
qua đời. Với những ai chưa từng biết đến ông, thì đây là cơ hội để nói
lời cám ơn đối với sự cống hiến khai phá kiến thức nhân loại tuyệt vời
của Euclid.
G. F. Bernhard Riemann
G. F. Bernhard Riemann, sinh ra
trong một gia đình nghèo vào năm 1826, và được nuôi dưỡng trở thành một
trong những nhà toán học nổi tiếng thế giới của thế kỷ 19. Tên của ông
nằm trong danh sách những người có những đóng góp to lớn cho Hình học,
phải kể đến là Hình học Riemann, mặt Riemann và tích phân Riemann. Nhưng
có lẽ điều làm cho ông trở nên nổi tiếng nhất (hoặc là “tai tiếng”) đó
là Giả thuyết Riemann - nói về vấn đề phân bố của các số nguyên tố - làm
đau đầu nhân loại suốt hơn 150 năm qua. Ông đã giới thiệu hàm số
Riemann zeta và áp dụng để hiểu được sự phân bố của số nguyên tố.
Carl Friedrich Gauss
Thần đồng Gauss được người đời
gọi là “Hoàng tử Toán học” đã có những khám phá đầu tiên khi mới chỉ là
một cậu thiếu niên. Nhiều người đã thực sự ngỡ ngàng trước cậu bé Gauss
tuổi với khả năng tính tổng 100 số chỉ trong… vài giây.
Gauss có nhiều đóng góp rất quan
trọng cho toán học đại số và lý thuyết số. Ngoài ra ông còn đưa ra hằng
số Gauss, nghiên cứu về hiện tượng từ tính, và tên của ông đã được đặt
cho đơn vị từ trường. Tất cả những điều này được thực hiện trước sinh
nhật lần thứ 24 của ông. Và cho đến cuối đời, ông vẫn miệt mài nghiên
cứu và cống hiến cho nhân loại. Ông qua đời ở tuổi 77.
Leonhard Euler
Nếu Gauss được gọi là “Hoàng tử”
thì Euler xứng đáng được gọi là “Vị vua của toán học”. Euler sinh năm
1707 và mất năm 1783, được công nhận là nhà toán học vĩ đại nhất hành
tinh.
Người ta kể rằng tất cả các công
thức toán học được đặt theo tên của những người còn đứng sau cả Euler.
Trong thời đại của mình, Euler đã có những đóng góp đột phá và được sánh
ngang bằng với nhà bác học đại tài Einstein về trí tuệ.
Ông đã giới thiệu hệ thống các kí
hiệu toán học kèm với các định nghĩa của công thức (chẳng hạn như
f(x)), chữ viết tắt hàm lượng giác, chữ “e” là cơ sở của logarit tự
nhiên (Hằng số Euler), chữ cái Hy Lạp Sigma biểu thị “Tổng kết”, biểu
tượng Pi thể hiện tỉ lệ của chu vi hình tròn đối với đường kính của nó…
Tất cả còn được áp dụng cho tới ngày nay.
Ông là người đã giải quyết vấn đề
đặt ra trong bài toán “Bảy chiếc cầu ở Koenigsberg” nổi tiếng, tạo nền
tảng liên kết số đỉnh, cạnh và bề mặt của đối tượng. Ông cũng là người
đã chứng minh rất nhiều lý thuyết nổi tiếng của thế giới.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire