Anh , người lính còn rất trẻ , vừa mới ra trường đã lăng vaò cuộc chiến trong những lúc đẫm máu nhất và giờ phút cuối là một trong những người còn lại sau cùng và cũng mang bao nhiêu tâm trạng tù như bao đồng đội khác của anh
Bài thơ này may mắn được lưu giữ trong email cũ , nay post lại cho mọi người cùng thưởng thức
CRTH
www.youtube.com/watch?v=YulHrpWsjSU
THĂM LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA
Ta trở về thăm lại Kontum
Nơi gửi lại một thời tuổi trẻ
Nơi ấp ủ một tình yêu nhỏ bé
Dòng Dakbla cuồn cuộn khói sương mờ.
Ngang qua đồi Chưpao(1)
Nghe đâu đây văng vẳng tiếng khóc trẻ thơ;
Vành khăn tang trên đầu người thiếu phụ.
Cơn mưa mấy mùa chưa xóa đi dấu cũ,
Chiến trường xưa còn âm ỉ vết thương đau...!
"Marilou" ngày ấy tìm nhau (2)
Khu định cư một thời ly loạn
Thương quê hương tháng năm chìm trong lửa đạn.
Mà tình em cũng lạc nẻo tình anh !
Nắng đổ vàng trên đồng lúa xanh
Đôi bờ sông Phương Hòa - Phương Qúy
Đêm Tây nguyên
Đêm rừng huyền bí
Tay súng lăm lăm thức trắng đợi giặc về.
Chuông Giáo đường thánh thót tỉnh cơn mê;
Tòa Giám mục già nua hơn thế kỷ!
Trường Teresa hai bên đường giao cành phượng vỹ.
Em co ro trong sương gió trời chiều.
Theo em về Phương nghĩa thương yêu,
Ngôi nhà nhỏ giữa vườn cây xanh tứ qúy.
Em có bao giờ em thầm nghĩ
Chiến tranh qua để lại cảnh tang thương?
Mùa hè đỏ lửa em ơi !
Máu - nước mắt - đoạn trường!
Đêm chuyển dân di tản
Đạn pháo "Một trăm hai mươi hai ly" ! (3)
Chúng nã vào sân bay hung hãn...
Tiễn em đi trong tầm lửa đạn;
Hỏa châu mờ soi rỏ lòng nhau.
Ta về đây hơn ba mươi năm sau
Chiếc nón sắt đã nhạt màu hoen rỉ;
Đồng đội cùng thời lưu lạc về đâu nhỉ...?!
Ta thẩn thờ đếm bước giữa trời khuya.
Canh cánh tình em trong nỗi cách chia
Nước mất nhà tan - bóng chim tăm cá
Cảnh tù đày xóa nhòa đi tất cả,
Sự ngiệp,ân tình còn có gì đâu !
Trời quê hương chở trăm vạn nỗi sầu - uất hận !
Ta - con chim bị thương...
Trú thân nơi xứ người lận đận,
Ôm ấp trong lòng những hình ảnh thân yêu.
Ta về đây - Đi thăm lại thật nhiều...
Những địa danh một thời còn đó:
Căn cứ Charlie - Anh hùng mũ đỏ
Từng lời ca nức nở gọi anh Đương (4)
Ta cũng đi lên :
Konhring - Diên bình - Tân cảnh - thân thương (5)
Vào Ben Hét thăm tiền đồn Bạch Hổ.
Trở lại Dakto
Chinh chiến điêu tàn,
Máu xương,gian khổ...
Chiến trường xưa Dakpet - Toumơrong.
Mưa rừng - gió núi : Ve, Vắt, Muỗi, Mòng...!
Đêm tỉnh lặng: Vọng tiếng chày dã gạo.
Người con gái Rơ Ngao;
Em Sê Đăng lưng gùi nắng xôn xao
Ché rượu cần bập bùng lửa ấm.
Đêm lễ hội điệu Cồng chiên lạ lẫm.
Đường qua Man Đen dốc đứng cao thăm thẳm.
Ngước mặt nuốt mây trời !
Ghé Võ Định - Tri Đạo nhớ thương ơi! (6)
Tô Mì quảng đậm tình xứ Quảng.
Kẻ tha phương ôm nỗi sầu năm tháng.
Nghe giọng quen tay bắt mặt mừng...
Thương Mẹ gìa nước mắt rưng rưng
Đứa con trai đã ra người thiên cổ !
Nén nhang thơm,tấm ảnh thờ: Mờ, ố !
Bóng thời gian oằn xuống mái tranh.
Đứng ở nơi đây nhìn đồi Charlie;
Đỉnh cao "Ngàn lẻ một"
Nuối tiếc tuổi xanh,
Thương Cha bỏ mình trong nắng hạ !
Ta về đây cũng như người xa lạ
Nhớ mùa hè đỏ lửa cháy khung trời!
Quay lại dòng Dakbla
Đi trên cầu bồi hồi ngắm mây trôi.
Ngó xuống sông - Nước sông cạn kiệt
Xơ xác rừng hoang lòng buồn da diết
Ta lại ra đi không một ai tiễn biệt !!
Trang Y Hạ
Viết tại Kontum 2007
(1) Chưpao ranh giới giữa Pleiku - Kontum
(2) Marilou tên trại tỵ nạn cho dân chạy loạn tại Kontum
(3) VC pháo kích vào sân bay Kontum nhằm cắt đứt đường tiếp vận
và đưa dân di tản bằng đường Hàng không.
(4) Những baì hát ca ngợi anh Đương -Anh Bảo hy sinh trong trận Charlie.
(5) Trận Tân Cảnh do Đại Tá Đạt Trung đoàn trưởng Trung đoàn
42 thuộc Sư đoàn 22 trấn giữ. Trước sức tấn công của Sư đoàn 320 VC và xe
tăng.Trung đoàn tan rã. Đaị tá Đạt tử trận năm 1972!
(6) Bộ chỉ huy Lữ đoàn 2 Dù đóng tại cầu Tri Đạo và Võ Định chỉ huy
trận Charlie mùa hè đỏ lửa 1972.
Nuối tiếc tuổi xanh,
Thương Cha bỏ mình trong nắng hạ !
Ta về đây cũng như người xa lạ
Nhớ mùa hè đỏ lửa cháy khung trời!
Quay lại dòng Dakbla
Đi trên cầu bồi hồi ngắm mây trôi.
Ngó xuống sông - Nước sông cạn kiệt
Xơ xác rừng hoang lòng buồn da diết
Ta lại ra đi không một ai tiễn biệt !!
Trang Y Hạ
Viết tại Kontum 2007
(1) Chưpao ranh giới giữa Pleiku - Kontum
(2) Marilou tên trại tỵ nạn cho dân chạy loạn tại Kontum
(3) VC pháo kích vào sân bay Kontum nhằm cắt đứt đường tiếp vận
và đưa dân di tản bằng đường Hàng không.
(4) Những baì hát ca ngợi anh Đương -Anh Bảo hy sinh trong trận Charlie.
(5) Trận Tân Cảnh do Đại Tá Đạt Trung đoàn trưởng Trung đoàn
42 thuộc Sư đoàn 22 trấn giữ. Trước sức tấn công của Sư đoàn 320 VC và xe
tăng.Trung đoàn tan rã. Đaị tá Đạt tử trận năm 1972!
(6) Bộ chỉ huy Lữ đoàn 2 Dù đóng tại cầu Tri Đạo và Võ Định chỉ huy
trận Charlie mùa hè đỏ lửa 1972.
28 Oct., 2010
Thêm chi tiết của anh Trang Y Hạ
Chào chị Carol!
Trang Y Hạ vô cùng cảm động khi được chị cho bài thơ "Thăm lại chiến trường xưa" vào trang báo của chị. Sau mấy mươi năm xa cách - trong năm 2007 TYH trở lại để thăm những nơi đã từng một thời đi qua và chiến đấu. Những địa danh với những trận đánh kinh thiên động địa từ năm 1967 đến 1972, mà TYH là một trong những chứng nhân. Viết lại những dòng nầy không cầm được nước mắt! TYH trân trong và biết ơn chị cho bài thơ vào trang báo của chị - chắc hẳn những người chiến binh năm xưa - cùng thời với TYH nếu có đọc được họ sẽ ngậm ngùi! Năm 1972 TYH mới có 22 tuồi với 4 tuổi lính!
Sau đây có một chi tiết xin chị chỉnh dùm -Chú thích bên dưới -số 5, Đại Tá Lê Đức Đạt Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn Sư Đoàn 22. Trang Y Hạ đã ghi sai là Trung Đoàn Trưởng. Trong mùa hè đỏ lửa chính Đại Tá Lê Đức Đạt có mặt tại BCH Trung Đoàn 42 Dakto - Tân Cảnh để chi huy trận đánh và hy sinh
Vậy nhờ chị sửa lại dùm Đại Tá Lê Đức Đạt là Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 22 để gia đình của Đại tá khỏi buồn lòng!
Một lần nữa TYH cảm ơn chị!
Kính!
Trang Y Hạ
trangyha.blogspot.com
Thêm chi tiết của anh Trang Y Hạ
Chào chị Carol!
Trang Y Hạ vô cùng cảm động khi được chị cho bài thơ "Thăm lại chiến trường xưa" vào trang báo của chị. Sau mấy mươi năm xa cách - trong năm 2007 TYH trở lại để thăm những nơi đã từng một thời đi qua và chiến đấu. Những địa danh với những trận đánh kinh thiên động địa từ năm 1967 đến 1972, mà TYH là một trong những chứng nhân. Viết lại những dòng nầy không cầm được nước mắt! TYH trân trong và biết ơn chị cho bài thơ vào trang báo của chị - chắc hẳn những người chiến binh năm xưa - cùng thời với TYH nếu có đọc được họ sẽ ngậm ngùi! Năm 1972 TYH mới có 22 tuồi với 4 tuổi lính!
Sau đây có một chi tiết xin chị chỉnh dùm -Chú thích bên dưới -số 5, Đại Tá Lê Đức Đạt Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn Sư Đoàn 22. Trang Y Hạ đã ghi sai là Trung Đoàn Trưởng. Trong mùa hè đỏ lửa chính Đại Tá Lê Đức Đạt có mặt tại BCH Trung Đoàn 42 Dakto - Tân Cảnh để chi huy trận đánh và hy sinh
Vậy nhờ chị sửa lại dùm Đại Tá Lê Đức Đạt là Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 22 để gia đình của Đại tá khỏi buồn lòng!
Một lần nữa TYH cảm ơn chị!
Kính!
Trang Y Hạ
trangyha.blogspot.com
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire