http://youtu.be/FsLGCeXjPek
KINH PHÁP CÚ BẰNG THƯ PHÁP CHỮ VIỆT LỚN NHẤT CHÂU Á
***Quyển kinh Pháp Cú độc bản đượcan vị tại chánh điện Chùa Tuệ QuangẢnh: Trần Phước Bảo
Bộ khóa của Quyển Kinh
Bìa kinh là Tôn dung củaĐức Thích Ca do Trần Quốc Âu thực hiện.
Những trang đầu của quyển kinh độc bản
Pháp Cú là bản kinh ngắn thuộc Tiểu bộ kinh,
Kinh tạng Nikàya – Pâli tạng, kết tập những lời dạy ngắn gọn của Đức Phật về
các giáo lý và pháp hành rất nền tảng, được gồm vào 423 bài Kệ - thường là 4
câu – phân thành 26 phẩm nhỏ. Pháp Cú được giới thiệu rộng rãi trong các nước
Phật giáo Nam và Bắc truyền qua nhiều thế kỷ, bằng nhiều thứ tiếng.
Ở Việt Nam có rất nhiều bản dịch Việt ngữ Pháp
Cú, dịch từ Pâli, Hán hay Anh, Đức ngữ, Nhật ngữ, hầu hết được trình bày theo
thể Kệ (câu ngắn gọn nhưng ít vần điệu).
Kinh Pháp Cú là một bộ
sưu tập và hẳn là kim chỉ nam cho mỗi phật tử. Nội dung bản kinh nên được đọc
đi, đọc lại, nghiên cứu, quán triệt và, trên hết, là phải áp dụng hằng ngày.
Những câu danh ngôn vàng
ngọc được thể hiện trong bản Kinh này đã minh chứng hùng hồn những lời dạy đạo
đức và triết học của Ðức Phật.
Ðộc giả sẽ nhận thấy sự
so sánh giản dị được Ðức Phật ứng dụng trong Kinh Pháp Cú mà ngay cả một em nhỏ
cũng có thể hiểu được. Ví dụ như so sánh bánh xe bò, bóng người, căn nhà lợp
vụng, ngôi làng đang ngủ, hồ nước sâu thẳm v.v... Sự vĩ đại của Ðức Phật là ở
chỗ Ngài trình bày những sự thật uyên thâm bằng những ngôn từ giản dị.
Trong Kinh Pháp Cú có
nhiều trường hợp cho thấy Ðức Phật không những thuyết giảng cho giới trí thức
và hàng trưởng lão, mà còn giáo dục trẻ em bằng ngôn ngữ của riêng chúng.
Nay, nhà thư pháp Đăng Học đã phát tâm viết lại
kinh Pháp Cú bằng nghệ thuật thư pháp Việt rất công phu, trang trọng
và đóng thành quyển sách độc bản có kích thước “khủng”: ngang 2m1, dọc
1m6, nặng 1 tấn (phiên dịch: Tịnh Minh; viết lời giới thiệu: Thầy
Thích Pháp Chơn – USA, Hòa thượng Thích Hải Ấn, Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh;
bìa kinh : Trần Quốc Âu; hộp gỗ và đế đựng quyển kinh do các nghệ nhân tại Đà
Lạt thực hiện).
Cuốn sách được hoàn thành sau 1 năm ròng rã và
muốn di chuyển phải sử dụng đến…xe cẩu! Thật không thể nghĩ bàn!
Quyển kinh với sức nặng khác thường, sức nặng ấy
ngoài của trọng lượng, còn là tấm lòng của tác giả và các liên hữu đã đồng tâm
thực hiện.
Hiện quyển Kinh Pháp Cú
độc bản đầy tâm huyết của tác giả Đăng Học đang được tôn trí tại chùa Tuệ Quang
- Đà Lạt. Và cho đến thời điểm này, là chưa công bố. Nhưng với tâm
chia sẻ những tinh hoa văn hóa của Phật giáo, Làng A Di Đà xin trân trọng giới
thiệu đến đại chúng để cùng hân thưởng.
Kinh Pháp CúViệt dịch: Tịnh MinhThư Pháp: Đăng HọcDiễn đọc: Đăng Học & Lâm Ánh Ngọc
DIỄN ĐỌC KINH PHÁP CÚ - ĐĂNG HỌC - LÂM ÁNH NGỌC 1
DIỄN ĐỌC KINH PHÁP CÚ - ĐĂNG HỌC - LÂM ÁNH NGỌC 2
DIỄN ĐỌC KINH PHÁP CÚ - ĐĂNG HỌC - LÂM ÁNH NGỌC 3
DIỄN ĐỌC KINH PHÁP CÚ - ĐĂNG HỌC - LÂM ÁNH NGỌC 4
DIỄN ĐỌC KINH PHÁP CÚ - ĐĂNG HỌC - LÂM ÁNH NGỌC 5
DIỄN ĐỌC KINH PHÁP CÚ - ĐĂNG HỌC - LÂM ÁNH NGỌC 6
DIỄN ĐỌC KINH PHÁP CÚ - ĐĂNG HỌC - LÂM ÁNH NGỌC 7
Đăng Học - “Chàng trai vàng” của Thư pháp Việt
***
Nếu gặp Đăng Học ngoài đường, bạn sẽ dễ lầm tưởng anh với một
diễn viên điện ảnh đẹp trai nào đó. Sở hữu một khuôn mặt sáng, nụ cười rộng...
có lẽ Đăng Học hợp với những vai diễn hơn là ngồi phía sau bàn gỗ với những
nghiên mực...
Đăng Học
Một người “tham lam” nghệ thuật
Đăng Học tự nhận mình là người tham lam tất thảy những điều có
liên quan đến nghệ thuật. Từng là sinh viên trường cao đẳng Sân khấu điện ảnh
khoa diễn viên, từng đóng kịch, học cắm hoa và cả thiết kế thời trang, Đăng Học
còn là một chàng trai đa tài với khả năng chơi đàn piano và giọng hát ấm với
những bản nhạc Trịnh đầy những ý tứ sâu xa.
Đăng Học từng biểu diễn nhạc trên vài sân khấu nhỏ trong những
quán bar ở Sài Gòn. Tình yêu dành cho Thư pháp cũng được sinh ra từ những tháng
ngày êm đềm ở Việt Nam... Thế nhưng khi quyết định đi Mỹ cùng gia đình năm 21
tuổi, Đăng Học đã bỏ lại tất thảy những điều đam mê thuộc về nghệ thuật ở lại
sau lưng.
Cuộc sống ở Mỹ cũng có những khó khăn buộc Đăng Học phải cố
gắng. Trong những tháng ngày ở đây, Đăng Học lại học thêm về ngành đồ họa, và
học cả cách xây hòn non bộ.
Những ngày bươn chải trên đất Mỹ thật sự là những tháng ngày
mang nhiều khó khăn, thời gian này Học đã trau dồi được rất nhiều kinh nghiệm
không chỉ trong kiến thức mà còn trong cuộc sống hằng ngày.
Học làm tất thảy những công việc có liên quan đến nghệ thuật: từ
thiết kế sân khấu, bày trí cửa hàng cho đến chuẩn bị cho cả một cuộc triển
lãm... Đăng Học chia sẻ.
Nhưng tình yêu dành cho Thư pháp không ngừng lớn lên trong Học,
anh tự tìm tòi, đọc và nghiên cứu thêm về những nét chữ mang đậm chất dân tộc.
Viết Thư pháp là niềm yêu thích của chàng trai trẻ Đăng Học
Những ngày ở đất Mỹ, Học cũng tự sáng tác thơ, chia sẻ những
điều đó lên trên một mạng cộng đồng. Rồi Học trở thành thành viên của hội thư
pháp quốc tế, với những mày mò tự nghiêng cứu, Học để lại dấu ấn trong lòng
những thành viên khác.
Sau đó Học được một đài truyền hình ở Mỹ phỏng vấn, và khi
chương trình được phát sóng trên toàn Mỹ và Canada, cái tên Đăng Học được nhiều
người biết đến nhiều hơn với vị trí một chàng trai Việt yêu Thư pháp Việt.
Kỷ lục Guiness Việt Nam
Quyết định quay về Việt Nam để sống và theo đuổi công việc có
liên quan đến Thư pháp đã khiến ba mẹ, lẫn bạn bè đều ngạc nhiên và phản đối.
Bởi thứ công việc của Học dễ khiến người ta có cảm giác không
đem lại sự ổn định lâu dài cho tương lai. Nhưng với niềm đam mê và tuổi trẻ,
cùng với kinh nghiệm cóp nhặt được khi sống ở xứ người, Đăng Học giữ vững ý chí
của mình cho con đường mà mình đã chọn.
Khi được hỏi về quyển sách lập kỷ lập Guiness Việt Nam về Thơ -
Thư - Họa, Đăng Học chia sẻ, để có thể thực hiện được quyển sách này, Học phải
trải qua hai giai đoạn.
Giai đoạn của 10 năm kể từ những ngày đầu tiên Học gieo những
vần thơ đầu tiên, những bài thơ được gom góp suốt quãng thời gian dài đó đã
khiến cho Học muốn tạo riêng cho mình một quyển sách để lưu lại tất thảy những
cảm xúc ấy.
Và giai đoạn thứ hai là khi Học muốn làm một điều gì đó góp vào
nền nghệ thuật thư pháp của nước nhà. Thật ra thì vì nhà Học bé quá, nếu treo
hết 108 bức tranh họa quanh nhà thì không đủ, thế nên Học mới nghĩ ra việc đóng
lại một cuốn sách. Cũng chính nhờ ý tưởng đó mà Học có được quyển sách với khổ
thật lớn với Thơ - Thư - Họa có tên Cái nhìn của riêng mình.
Bức Thư pháp do Đăng Học thực hiện
Và để hoàn thành quyển sách lập kỷ lục của mình, Học mất ròng rã
8 tháng để viết những con chữ bay bổng mang đầy nét nghệ thuật trên trang giấy.
Từ những ý tưởng về việc viết thơ của mình bằng Thư pháp lên
giấy, rồi thấy vẫn còn trống trải quá nên Học vẽ thêm vào. Rồi lại thêm suy
nghĩ muốn chụp ảnh thu nhỏ để in sách, nên Học phải vẽ lên khổ to.
Rồi tất cả những điều đó đã tạo nên một cuốn sách mang đầy đủ
Thơ - Thư - Họa của riêng Học. Tất nhiên, cũng có những trang Học không vừa ý,
lại bỏ đi, nắn nót viết lại. 108 trang sách là 108 bài thơ mang chất riêng của
Học. Mỗi trang là một bức tranh, một bài thơ, một khuôn hình bao gồm cả ánh
nhìn lẫn tâm hồn trong đó. Đó là sách của Học.
Gieo mầm Thư pháp đến với các bạn trẻ
Dù không ai trong gia đình theo nghệ thuật, nhưng Học lại đam mê
tất thảy những điều có liên quan đến nghệ thuật. Khi nói về điều khác biệt này,
Học cười bảo: “Có lẽ tại Học có gốc ở làng Vũ Trạch, nên tính sâu xa là có gốc
gác nghệ thuật, cho đến đời của Học thì “gen trội” xuất hiện cũng nên”.
Học bắt đầu viết cuốn sách đầu tiên năm 23 tuổi, từ sự tìm tòi
về những nét thư pháp có liên quan đến cây bút lông, từ nơi khởi nguồn thư pháp
như Trung Quốc, rồi từ đó có lý luận về thư pháp của riêng mình.
Rồi từ đó phát triển thành những hướng dẫn để các bạn trẻ từ sử
dụng viết bi, chuyển qua bút lông một cách dễ hiểu và dễ dàng hơn.
Đến nay, cuốn sách nghiên cứu lý luận thư pháp của Học mang tên
Hồn Chữ Việt đã được nhiều người đón nhận và tái bản đến lần thứ 3. Và từ quyển
sách đầu tiên ấy, Học nghiên cứu sâu hơn, kỹ hơn và viết tiếp cuốn sách thứ 2
mang tên Thư Pháp Việt. Và mới đây, quyển sách Cái nhìn - thu nhỏ từ cuốn sách
lập kỷ lục Guiness của Học cũng đã được xuất bản.
Học cùng bạn bè mở một công ty mang tên Thăng Hoa chuyên về hoạt
động Thư pháp, dùng những sản phẩm vẫn được dùng để bán trên thị trường như
Thiệp, những sản phẩm in ấn hay đồ lưu niệm để ứng dụng thư pháp vào đó, gọi
một cách trần trụi là “kinh doanh thư pháp”.
Học hi vọng công việc này sẽ đem lại thu nhập để thay đổi lại bộ
mặt thư pháp để nó nề nếp hơn và bài bản hơn, đồng thời cũng giới thiệu rộng
rãi thư pháp được đến mọi người hơn.
Đăng Học và bìa sách của mình
Ngoài ra, Đăng Học còn tiết lộ mới đóng trong một bộ phim ngắn
mang tên Đạo Đời do Huỳnh Như - cháu gái của diễn viên Nguyễn Chánh Tín làm đạo
diễn.
Trong phim này vẫn nổi trội với Thư pháp và trà đạo, Học thiết
kế cảnh trí, có phần góp ý được cho kịch bản, hợp với Học nên Học nhận lời.
Hiện Đăng Học đang mở một lớp dạy thư pháp tại gia, lớp học này
là bước đầu thử nghiệm cho học mở ra một trung tâm chuyên về thư pháp.
Theo Học, thư pháp tức là nghệ thuật chữ viết. Và nghệ thuật là
cả một rừng sáng tạo muôn màu muôn vẻ, Học chỉ đang từng bước cặm cụi gom nhặt
từng chiếc lá khô trong khu rừng bao la đó...
Đăng Học cũng không mong muốn gì hơn cùng với mỗi người dân
Việt, mỗi bàn tay vun xới và chăm sóc cho vườn hoa nghệ thuật truyền thống của
dân tộc ngày càng đậm hương khoe sắc.
Hà Phan
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire