Quán "Không"
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay
trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không
ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra
cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử.
Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy
một thiếu nữ đang ngồi khóc thả m thiế t, anh bèn đến hỏi cô gái:
- Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
Cô gái buồn bã nói:
- Tôi bị người yêu ruồng bỏ, tôi không muốn sống nữa, bởi vì không có anh
ấy tôi không sống nỗi.
Vị thương gia vừa nghe xong lập tức nói:
- Ồ! Lạ nhĩ, sao lúc chưa có bạn trai, cô có thể tự sống được.
Cô gái vừa nghe xong liền bừng tỉnh và bỏ ngay ý định tự tử.
Ngay lúc đó vị thương gia nọ cũng chợt nhận ra rằng: Khi chưa giàu có ta
vẫn sống bình thường, ta cũng tay trắng làm nên mà!
Lúc đó cô gái quay sang hỏi vị thương gia:
- Đêm hôm lạnh lẽo như vậy, anh ra đây để làm gì?
Vị thương gia ậm ừ trả lời:
- Ừ… đâu có làm gì, chỉ là ...tản bộ chút vậy thôi”.
Thì ra, dù đã mất tất cả nhưng thực sự cũng chỉ bằng lúc ta chưa có mà
thôi. Đây là một tuệ giác lớn! Phần lớn thế hệ chúng ta từng sinh ra trong
chiến tranh, lớn lên trong giai đoạn đất nước đói nghèo, gia sản chỉ gói gọn
trong một chiếc ba lô nhưng vẫn yêu đời, tin tưởng vào tương lai tươi sáng thì
giờ đây rủi thời dẫu có thất thế sa cơ đến tay trắng cũng chẳng đến nỗi nào, vì
trước đây ta có cái gì đâu! Ai thấy được điều này là có trí tuệ. Vì khổ đau,
vật vả, thù hận thậm chí quyên sinh khi mất mát xảy ra, xét cho cùng cũng chỉ
thiệt cho mình.
Nhờ quán không nên người con gái trong câu chuyện trên khi mất người yêu
nghĩ rằng không có người yêu thì không sống nỗi, chợt thấy rõ rằng trước khi
chưa gặp “kẻ phản bội” kia thì ta vẫn sống vui, liền lập tức đổi ý không trầm
mình xuống sông nữa. Người thương gia trắng tay cũng đổi ý khi ngộ ra rằng
trước đây ta cũng từ tay trắng mà lên. Bây giờ trắng tay nhưng cũng chỉ bằng
ngày xưa chứ chưa mất mát tí gì.
Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại
thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có
không, vì vô thường thay đổi vốn là bản chất của cuộc đời này. Chúng ta
hãy quán chiếu thật sâu sắc vào sự chuyển biến vô thường của cuộc đời để sống
bình thường trước mọi biến động có thể xảy đến với ta bất cứ lúc nào.
Không sanh cũng không diệt
RépondreSupprimerKhông thị cũng không phi
Không đến cũng không đi
Như như bất khứ lại
Tất như thị quán
Nhon Nguye
Chị Thanh Hương,
RépondreSupprimerVì tôi có tật " sính họa " nên khi đọc bài nói về
tuệ giác dưới đây tôi họa lại bằng bài thơ sau đây, cũng
lấy tên Quán " Không " và gửi về CATBUI .
Bài thơ tóm tắt câu chuyện :
QUÁN " KHÔNG " **
Một thương chủ, vốn người giầu sụ
Bỗng xa cơ, sản nghiệp tịch thu
Ngồi bờ sông vắng, lù đù
Tính đem kết liễu đủ, đời thảm thê :
Từ tay trắng, trắng tay, như thể
Giấc Nam Kha, kể quá bất bình
Đất đen lên đỉnh quang vinh
Nay lại thành kẻ cùng đinh, não nề
Kìa một nàng, ngẩn ngơ quá ể
Đang đi tìm cái chết để quên
Chàng trai tình phụ, không tên
Vì yêu anh quá, sống ên, ích gì
Ông xực nổi xót thương nhi nữ
Tuổi còn xanh, chết uổng, mà chi
Khi chưa có bạn, cũng thì
Vẫn hằng sống khoẻ, có gì khác đâu
Nghe khuyên bảo, đầu cô sực tỉnh
Ừa, sao ta đến độ dại khờ
Đời còn bao cảnh đợi chờ
Vực người đi đến bến bờ yên vui
Nhưng ông cũng khui ra sự thật
Mật nuốt rồi, miệng đắng chẳng còn
Vẫn ăn, vẫn uống của ngon
Tội gì ta phải lon ton bỏ đời
Đấy câu chuyện đời, về " tuệ giác "
Để ta nên nghĩ đến " sắc, không "
Không không, sắc sắc, mịt mờ
Cao siêu giáo lý, bao giờ được thông
** Tạm dịch :
Tìm biết cái " Không "
có sai xin quí vị lịch lãm bổ túc
TRẦN TRỌNG THIỆN