Chữ
Ngũ Âm ở đây muốn nói đến 5 âm sắc trong tiếng Việt: sắc, huyền, hỏi,
ngã, nặng. Nhìn những nét đẹp trên khuôn mặt của người-phụ-nữ-yêu-thương
để gán vào đó hình dáng của những âm sắc phù hợp nên mới gọi là Ngũ Âm
Tình cho thi vị trong cõi thơ.
Tôi đưa ra một chữ NHƠ. Nếu không dấu sẽ ghép thành chữ NHƠ BẨN, thêm âm huyền thành chữ NHỜ CÂY, thêm âm nặng thành chữ DÂY NHỢ, thêm âm
ngã thành chữ NHỠ NHÀNG. Thế thì khi làm thơ tình, tôi bèn thả vào đó âm sắc ghép thành chữ NHỚ THƯƠNG để nói về tâm trạng của một kẻ khi yêu. Đó có phải là một trong NGŨ ÂM TÌNH không các bạn?
Song kiếm tình của nàng không giống như cây kiếm thẳng băng của Triệu Minh trong tác phẩm Cô Gái Đồ Long của Kim Dung đâu.
Nó giống cây kiếm của Ả rập đầy huyền bí có dáng cong cong như đôi chân mày vòng nguyệt của giai nhân. Lợi hại ở chỗ nếu nàng chỉ vung tay nhẹ thì lưỡi kiếm phớt qua một vạch nhỏ đủ làm vết thương rướm máu, nhưng nếu nàng long lanh mắt phượng, trầm cổ tay xuống nữa thì sẽ làm một vết thương đủ dài, đủ sâu làm tan nát mộng sông hồ.
Tại sao lại nói “Song kiếm tình chém nát mộng sông hồ”?
Có vẻ cường điệu quá chăng?
Không đâu, một người đàn ông nếu chỉ quanh quẩn trong nhà thì còn đâu hào khí của đấng nam nhi. Cuộc sống phải năng động, bước chân phải đi tứ phương tám hướng mới thoả chí tang bồng. Nhưng chỉ cần một ánh mắt nhìn theo vời vợi nhớ thương thì mộng sông hồ nào cũng phải tạm lắng xuống để được ở bên nàng mà bù đắp cho tấm tình mong đợi.
Nó giống cây kiếm của Ả rập đầy huyền bí có dáng cong cong như đôi chân mày vòng nguyệt của giai nhân. Lợi hại ở chỗ nếu nàng chỉ vung tay nhẹ thì lưỡi kiếm phớt qua một vạch nhỏ đủ làm vết thương rướm máu, nhưng nếu nàng long lanh mắt phượng, trầm cổ tay xuống nữa thì sẽ làm một vết thương đủ dài, đủ sâu làm tan nát mộng sông hồ.
Tại sao lại nói “Song kiếm tình chém nát mộng sông hồ”?
Có vẻ cường điệu quá chăng?
Không đâu, một người đàn ông nếu chỉ quanh quẩn trong nhà thì còn đâu hào khí của đấng nam nhi. Cuộc sống phải năng động, bước chân phải đi tứ phương tám hướng mới thoả chí tang bồng. Nhưng chỉ cần một ánh mắt nhìn theo vời vợi nhớ thương thì mộng sông hồ nào cũng phải tạm lắng xuống để được ở bên nàng mà bù đắp cho tấm tình mong đợi.
s@...
From: huhao nguyen
1. hahaha hỏng biết bài thơ này có thể dùng để giảng dạy cho thiếu nhi học tiếng Việt và viết cho đúng chính tả không ? như là cái quy luật cỏn con mà Sãi học hồi nhỏ, đã giúp Sãi rất nhiều trong việc tránh lầm lẫn dấu hỏi hay dấu ngã của từ: không sắc hỏi và huyền nặng ngã. Thường thì từ có dấu hỏi đi chung với từ không dấu hay dấu sắc, còn từ có dấu ngã đi chung với từ mang dấu nặng hay dấu huyền. Chẳng hạn như thơ thẩn, hơi thở, thả nổi ... và dễ dàng, ngỡ ngàng, lở làng ...
2. Điều thứ hai Sãi nghĩ đến khi đọc bài thơ này là thứ tiếng manh trong lòng của nó nhiều nhạc tính như tiếng Việt. Hẳn nhiên người Việt mình nói chuyện không lên giọng xuống giọng như người Tây Phương (ai nói tiếng Việt mà lên giọng xuống giọng kiểu này thì người nghe tưởng họ đang sửa soạn ... vô 6 câu giọng cổ hay bắt đầu lấy giọng để hát xướng gì đó. Tệ lậu hơn thì họ sẽ được người đối diện tặng cho câu: nói chuyện kiểu gì mà muốn ... chảy nước luôn). Tuy nhiên không vì vậy mà tiếng Việt mất âm vận của nó khi nói chuyện. Sãi nhớ có vài người bạn Tây có nhận xét rằng người Việt mình nói chuyện nghe như chim hót vậy dù họ không hiểu mình nói gì ha. Thành ra không biết tác giả có ẩn ý gì khác ở đây, chẳng hạn như muốn đề cao âm sắc phong phú trong tiếng mẹ đẽ của mình khi ví von cái đẹp trên khuôn mặt mỹ nhân như ngũ âm sắc có trong tiếng Việt ha.
3. Cũng may là tác giả có đề cập đến âm không ở phần cuối của bài thơ, nếu không bài thơ đã không hoàn toàn rồi.
Bao trùm cả là âm không lồng lộng
chữ tình em bát ngát rộng vô bờ
thêm ngũ âm anh viết nốt bài thơ
ru em ngủ trong cơn mơ tình ái.
Sãi rất hoan nghinh về suy nghĩ của tác giả bài thơ nói về âm không, chính là âm sắc bao trùm cả ngũ âm và lồng lộng. Tuy nhiên, âm không trong cái nghĩ của Sãi chính thị là không, cái không của tình yêu vô tận và không có gì hết, cái không của người nghệ sĩ dâng hiến cho cái đẹp của cuộc đời qua hình ảnh của mỹ nữ. Cái không đó chính thị là không, khác với tác giả là còn cơ may để "ru em ngủ trong cơn mơ tình ái" ha.
4. Tác giả đưa ra một chữ NHƠ. Không dấu thành NHƠ BẨN, thêm dấu huyền thành NHỜ CẬY, thêm dấu nặng thành DÂY NHỢ, thêm dấu ngã thành NHỠ NHÀNG, và thêm dấu sắc thành NHỚ THƯƠNG. Ở đây, không thấy tác giả nói đến thêm dấu hỏi thì sao ..? Trong bài thơ thì ngủ âm là sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã nhưng ví dụ tác giả đưa ra thì không thấy nói đến dấu hỏi và ngủ âm ở đó là không, sắc, huyền, nặng, ngã. Dấu hỏi thêm vào chữ NHƠ thành NHỞ, mà NHỞ này không biết chữ nào khác có ý nghĩa để đi kèm ..?
Ví dụ lấy một chữ khác - TRƠ. Nếu không dấu thành TRƠ TRẺN, thêm dấu huyền thành TRỜ TỚI, thêm dấu sắc thành TRỚ TRÊU, thêm dấu hỏi thành TRĂN TRỞ, thêm dấu nặng thành TRỢ GIÚP, còn thêm dấu ngã thành TRỠ, mà TRỠ này thì Sãi không dám chắc có thể nói là TRỠ NGẠI, TRỠ LỰC hay gì gì khác ha.
5. Nối liền với ngủ âm này, điều kỳ diệu của tiếng Việt còn nằm ở điều sau đây: trong 6 phụ âm có trong tiếng Việt cũng như mẫu tự latin là a, e, i, u, o, và y thì chỉ có các phụ âm như a, e, u và o là có thể gắn thêm móc hay cho đội nón trên đầu đó ha. Chẳng hạn như chữ a thì có â, ă và e thì chỉ có ê. Còn u thì có thêm dấu móc thành ư. Duy chỉ có chữ o thì có thể đội nón thành ô mà cũng có thể thêm dấu móc thành ơ. Và chữ O thì tròn như con số không bất tận, vô thủy vô chung vậy. Như vậy thêm một bằng chứng về cái âm không bao trùm và lồng lộng mọi thứ âm khác, phải không ?
6. Bài thơ hoạ sẽ gởi sau, dựa trên nhận xét về sự nới rộng của âm sắc trong tiếng Việt đến các dấu â, dấu ă và dấu ư có ở trên ...
My 2 cents
+++++++
huhao Nguyen
Reply-To: oliver vu
Mình
đồng ý với Sãi là "âm không" là cái chính để từ đó phát triển ra các âm
khác, nó lồng lộng và bao la nhất, bao trùm lêm mọi âm.
Mình viết thử một version khác với ngũ âm " sắc , huyền , ngã, nặng, hỏi" để phác họa lại cái đẹp của thiếu nữ trong tranh.
Đúng là :
"Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay chăng?"
Tóc mây ngã xuống bờ vai
Bên gò má trắng sáng ngời tình em
Mắt huyền rực rỡ sao đêm
Long lanh dưới trán một vầng trăng thu
Vành tai vang nặng lời ru
Đưa em vào chốn thiên thu tình đầu
Sắc hồng môi đượm một mầu
Thì thầm muốn hỏi "anh yêu em nhiều?"
Không nói nhưng chứa chan nhiều
Bao la vũ trụ tình yêu chúng mình.
Vừa viết vừa run, chỉ sợ vợ wính ôm đầu máu vì dám viết thư tình cho người đẹp trong tranh.
From: huhao nguyen
1. hahaha hỏng biết bài thơ này có thể dùng để giảng dạy cho thiếu nhi học tiếng Việt và viết cho đúng chính tả không ? như là cái quy luật cỏn con mà Sãi học hồi nhỏ, đã giúp Sãi rất nhiều trong việc tránh lầm lẫn dấu hỏi hay dấu ngã của từ: không sắc hỏi và huyền nặng ngã. Thường thì từ có dấu hỏi đi chung với từ không dấu hay dấu sắc, còn từ có dấu ngã đi chung với từ mang dấu nặng hay dấu huyền. Chẳng hạn như thơ thẩn, hơi thở, thả nổi ... và dễ dàng, ngỡ ngàng, lở làng ...
2. Điều thứ hai Sãi nghĩ đến khi đọc bài thơ này là thứ tiếng manh trong lòng của nó nhiều nhạc tính như tiếng Việt. Hẳn nhiên người Việt mình nói chuyện không lên giọng xuống giọng như người Tây Phương (ai nói tiếng Việt mà lên giọng xuống giọng kiểu này thì người nghe tưởng họ đang sửa soạn ... vô 6 câu giọng cổ hay bắt đầu lấy giọng để hát xướng gì đó. Tệ lậu hơn thì họ sẽ được người đối diện tặng cho câu: nói chuyện kiểu gì mà muốn ... chảy nước luôn). Tuy nhiên không vì vậy mà tiếng Việt mất âm vận của nó khi nói chuyện. Sãi nhớ có vài người bạn Tây có nhận xét rằng người Việt mình nói chuyện nghe như chim hót vậy dù họ không hiểu mình nói gì ha. Thành ra không biết tác giả có ẩn ý gì khác ở đây, chẳng hạn như muốn đề cao âm sắc phong phú trong tiếng mẹ đẽ của mình khi ví von cái đẹp trên khuôn mặt mỹ nhân như ngũ âm sắc có trong tiếng Việt ha.
3. Cũng may là tác giả có đề cập đến âm không ở phần cuối của bài thơ, nếu không bài thơ đã không hoàn toàn rồi.
Bao trùm cả là âm không lồng lộng
chữ tình em bát ngát rộng vô bờ
thêm ngũ âm anh viết nốt bài thơ
ru em ngủ trong cơn mơ tình ái.
Sãi rất hoan nghinh về suy nghĩ của tác giả bài thơ nói về âm không, chính là âm sắc bao trùm cả ngũ âm và lồng lộng. Tuy nhiên, âm không trong cái nghĩ của Sãi chính thị là không, cái không của tình yêu vô tận và không có gì hết, cái không của người nghệ sĩ dâng hiến cho cái đẹp của cuộc đời qua hình ảnh của mỹ nữ. Cái không đó chính thị là không, khác với tác giả là còn cơ may để "ru em ngủ trong cơn mơ tình ái" ha.
4. Tác giả đưa ra một chữ NHƠ. Không dấu thành NHƠ BẨN, thêm dấu huyền thành NHỜ CẬY, thêm dấu nặng thành DÂY NHỢ, thêm dấu ngã thành NHỠ NHÀNG, và thêm dấu sắc thành NHỚ THƯƠNG. Ở đây, không thấy tác giả nói đến thêm dấu hỏi thì sao ..? Trong bài thơ thì ngủ âm là sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã nhưng ví dụ tác giả đưa ra thì không thấy nói đến dấu hỏi và ngủ âm ở đó là không, sắc, huyền, nặng, ngã. Dấu hỏi thêm vào chữ NHƠ thành NHỞ, mà NHỞ này không biết chữ nào khác có ý nghĩa để đi kèm ..?
Ví dụ lấy một chữ khác - TRƠ. Nếu không dấu thành TRƠ TRẺN, thêm dấu huyền thành TRỜ TỚI, thêm dấu sắc thành TRỚ TRÊU, thêm dấu hỏi thành TRĂN TRỞ, thêm dấu nặng thành TRỢ GIÚP, còn thêm dấu ngã thành TRỠ, mà TRỠ này thì Sãi không dám chắc có thể nói là TRỠ NGẠI, TRỠ LỰC hay gì gì khác ha.
5. Nối liền với ngủ âm này, điều kỳ diệu của tiếng Việt còn nằm ở điều sau đây: trong 6 phụ âm có trong tiếng Việt cũng như mẫu tự latin là a, e, i, u, o, và y thì chỉ có các phụ âm như a, e, u và o là có thể gắn thêm móc hay cho đội nón trên đầu đó ha. Chẳng hạn như chữ a thì có â, ă và e thì chỉ có ê. Còn u thì có thêm dấu móc thành ư. Duy chỉ có chữ o thì có thể đội nón thành ô mà cũng có thể thêm dấu móc thành ơ. Và chữ O thì tròn như con số không bất tận, vô thủy vô chung vậy. Như vậy thêm một bằng chứng về cái âm không bao trùm và lồng lộng mọi thứ âm khác, phải không ?
6. Bài thơ hoạ sẽ gởi sau, dựa trên nhận xét về sự nới rộng của âm sắc trong tiếng Việt đến các dấu â, dấu ă và dấu ư có ở trên ...
My 2 cents
+++++++
huhao Nguyen
Phiền bạn Hương chuyển dùm Sãi chút suy nghĩ của mình, gởi đáp lại thịnh tình của bạn Hùng Bi đã dành thời giờ "phiếm" với những thắc mắc của Sãi. Cảm ơn bạn nhiều ...
1. Đúng là Sãi không dám chắc dấu ngã đặt lên chữ TRƠ để thành chữ TRỠ thì có làm thành từ nào có ý nghĩa không. TRỞ LỰC, TRỞ NGẠI vẫn là dấu hỏi, và TRỠ khơi khơi không có nghĩa gì hết mà cũng không có từ nào được làm thành với chữ TRỠ hết. Cũng như trường hợp chữ NHƠ thì chúng ta lại không thể bỏ dấu hỏi thành chữ NHỞ vì chữ này cũng không có nghĩa gì mà cũng không có từ nào được làm thành với chữ NHỞ. Nên kết luận như bạn Hùng Bi: "Thôi thì ta bằng lòng đưa âm không để "điền" vào chỗ trống cho hợp "nghĩa" là xong!".
2. Dù sao thì điều ở trên vẫn còn lấn cấn trong suy nghĩ của Sãi ít nhiều. Như vậy không lẽ tiếng Việt của mình không có từ nào có thể dùng đủ 6 âm sắc cho nó hay sao ? Cho phép Sãi lấy một ví dụ khác, chẳng hạn như chữ MƠ - thêm dấu sắc thành MỚ TẠP NHAM, thêm dấu hỏi thành MỞ MANG, thêm dấu huyền thành MỜ ẢO, thêm dấu nặng thành MỢ, thêm dấu ngã thành MẦU MỠ ... Không biết MỠ trong từ MẪU MỠ có phải là dấu ngã ? Nếu không thì Sãi xin nhìn nhận cái hiểu sai lạc của mình về ý nghĩa 'ngũ âm tình' của bài thơ. Và bạn Hùng Bi đã rất tế nhị và rộng lượng đã không bắt lỗi này của Sãi mà còn dễ tính cho qua - "Ngũ âm tình" không nhất thiết phải là sắc, hỏi, huyền, nặng, ngã mà có thể là bất cứ năm sắc âm trong 6 sắc âm có trong tiếng Việt: không, sắc, hỏi, huyền, nặng, ngã. Vì bạn Hùng Bi đã nhìn ra trong từ tiếng Việt đã không có từ nào có thể dùng hết 6 sắc âm được ..?
3. Sãi hoàn toàn tán đồng với nhận xét của bạn Hùng Bi về sự phức tạp của tiếng Việt khi sử dụng và phát âm. Lý do đơn giản: Sãi là người miền Nam nên hiểu thấm thía việc phát âm không chuẩn xác của mình, thường đồng hoá việc phát âm dấu hỏi và dấu ngã ở các từ tiếng Việt. Bởi vậy, như Sãi đã nói, cái quy tắc cỏn con "không sắc hỏi" và "huyền nặng ngã" đã giúp Sãi rất nhiều không mắc nhiều lỗi chính tả về hỏi ngã khi viết.
4. Sãi đã gõ lộn dấu khi đưa ra chữ lỡ làng. Thêm nữa, xin sửa đoạn "Điều thứ hai Sãi nghĩ đến khi đọc bài thơ này là thứ tiếng MANH trong lòng của nó ..." thành "Điều thứ hai Sãi nghĩ đến khi đọc bài thơ này là thứ tiếng MANG trong lòng của nó ...".
5. Bài thơ này của bạn Hùng Bi rất hoàn toàn và rất hay. Ý tưởng so sánh những cái đẹp (hìhìhì Sãi chưa dám gọi là "nhan sắc" ở đây) trên gương mặt của mỹ nữ trong bức hình đính kèm với 5 sắc âm của tiếng Việt thật độc đáo. Bởi vậy nói là họa với bạn bài thơ này thì thật tình Sãi đã hàm hồ lắm vì mình sẽ không đủ khả năng để hoạ cho ra hồn. Sãi chỉ có thể dựa trên ý tưởng của bạn và bài thơ mà ghi lại một ít thơ theo cái cảm của mình thôi, hy vọng sẽ hoàn thành sớm để gởi đáp lại thịnh tình của bạn.
2. Dù sao thì điều ở trên vẫn còn lấn cấn trong suy nghĩ của Sãi ít nhiều. Như vậy không lẽ tiếng Việt của mình không có từ nào có thể dùng đủ 6 âm sắc cho nó hay sao ? Cho phép Sãi lấy một ví dụ khác, chẳng hạn như chữ MƠ - thêm dấu sắc thành MỚ TẠP NHAM, thêm dấu hỏi thành MỞ MANG, thêm dấu huyền thành MỜ ẢO, thêm dấu nặng thành MỢ, thêm dấu ngã thành MẦU MỠ ... Không biết MỠ trong từ MẪU MỠ có phải là dấu ngã ? Nếu không thì Sãi xin nhìn nhận cái hiểu sai lạc của mình về ý nghĩa 'ngũ âm tình' của bài thơ. Và bạn Hùng Bi đã rất tế nhị và rộng lượng đã không bắt lỗi này của Sãi mà còn dễ tính cho qua - "Ngũ âm tình" không nhất thiết phải là sắc, hỏi, huyền, nặng, ngã mà có thể là bất cứ năm sắc âm trong 6 sắc âm có trong tiếng Việt: không, sắc, hỏi, huyền, nặng, ngã. Vì bạn Hùng Bi đã nhìn ra trong từ tiếng Việt đã không có từ nào có thể dùng hết 6 sắc âm được ..?
3. Sãi hoàn toàn tán đồng với nhận xét của bạn Hùng Bi về sự phức tạp của tiếng Việt khi sử dụng và phát âm. Lý do đơn giản: Sãi là người miền Nam nên hiểu thấm thía việc phát âm không chuẩn xác của mình, thường đồng hoá việc phát âm dấu hỏi và dấu ngã ở các từ tiếng Việt. Bởi vậy, như Sãi đã nói, cái quy tắc cỏn con "không sắc hỏi" và "huyền nặng ngã" đã giúp Sãi rất nhiều không mắc nhiều lỗi chính tả về hỏi ngã khi viết.
4. Sãi đã gõ lộn dấu khi đưa ra chữ lỡ làng. Thêm nữa, xin sửa đoạn "Điều thứ hai Sãi nghĩ đến khi đọc bài thơ này là thứ tiếng MANH trong lòng của nó ..." thành "Điều thứ hai Sãi nghĩ đến khi đọc bài thơ này là thứ tiếng MANG trong lòng của nó ...".
5. Bài thơ này của bạn Hùng Bi rất hoàn toàn và rất hay. Ý tưởng so sánh những cái đẹp (hìhìhì Sãi chưa dám gọi là "nhan sắc" ở đây) trên gương mặt của mỹ nữ trong bức hình đính kèm với 5 sắc âm của tiếng Việt thật độc đáo. Bởi vậy nói là họa với bạn bài thơ này thì thật tình Sãi đã hàm hồ lắm vì mình sẽ không đủ khả năng để hoạ cho ra hồn. Sãi chỉ có thể dựa trên ý tưởng của bạn và bài thơ mà ghi lại một ít thơ theo cái cảm của mình thôi, hy vọng sẽ hoàn thành sớm để gởi đáp lại thịnh tình của bạn.
Bạn Sãi đã phát triển ý về ngũ âm trong tiếng Việt rất hay!
RépondreSupprimerRất mong chờ bài thơ họa của bạn.
Thắc mắc của bạn về việc tôi đưa ra chữ NHƠ để ghép các âm sắc vào làm ví dụ đã thiếu dấu hỏi thì đúng. Đổi lại, bạn đưa chữ TRƠ thì nó lại không thể nào ghép vào dấu ngã bởi trong tiếng Việt không hề có chữ TRỠ. Thôi thì ta đành bằng lòng đưa âm không để “điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa” là…xong!
Theo suy nghĩ của riêng tôi, trong các âm sắc của tiếng Việt có một sự phức tạp khi sử dụng và phát âm mà đa số các anh Nam Bộ hay mắc lỗi là dấu hỏi và dấu ngã.
Đã đành mỗi âm sắc có nghĩa riêng của nó và khi người miền Bắc phát âm thì nghe phân biệt rõ ràng: CỦ KHOAI và CŨ MỚI. Nhưng với anh Nam Bộ thì chuyện nầy khó đây! Bản chất vốn đơn giản nên chữ nào cũng đưa vào âm hỏi hết…cho nó tiện.
Không biết bạn Sãi có gõ lộn dấu không khi đưa ra chữ LỞ LÀNG. Nó phải là LỠ LÀNG mới đúng, còn chữ LỞ thì
“Sông sâu bên lở bên bồi
Thấy anh mắc cỡ, lấy nồi nấu cơm”
Tất nhiên là “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời” như ca từ trong bài hát Tình ca của Phạm Duy (cái nầy hơi cường điệu vì mới ra đời thì biết nghe biết nói gì mà gọi là yêu). Chính nhờ những âm sắc riêng ấy mà người Việt ta khi nói chuyện không cần phải lên xuống giọng như người Tây Phương mà nghe vẫn véo von. Còn nếu muốn gọi là “nói như chim hót” thì phải nghe những người Nghệ An, Hà Tĩnh nói chuyện với nhau mới đúng. Nghe họ nói chuyện với nhau mà nhiều khi tôi cũng…thua! Không hiểu hết kịp.
Bài thơ về NGŨ ÂM dựa trên dung nhan của người thiếu nữ của bạn Oliver Vu cũng QUÁ TUYỆT!
Thật là một dịp tốt để ta cùng…phiếm về cái gọi là “nhan sắc” đây.
Bạn Sãi đã phát triển ý về ngũ âm trong tiếng Việt rất hay!
RépondreSupprimerRất mong chờ bài thơ họa của bạn.
Thắc mắc của bạn về việc tôi đưa ra chữ NHƠ để ghép các âm sắc vào làm ví dụ đã thiếu dấu hỏi thì đúng. Đổi lại, bạn đưa chữ TRƠ thì nó lại không thể nào ghép vào dấu ngã bởi trong tiếng Việt không hề có chữ TRỠ. Thôi thì ta đành bằng lòng đưa âm không để “điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa” là…xong!
Theo suy nghĩ của riêng tôi, trong các âm sắc của tiếng Việt có một sự phức tạp khi sử dụng và phát âm mà đa số các anh Nam Bộ hay mắc lỗi là dấu hỏi và dấu ngã.
Đã đành mỗi âm sắc có nghĩa riêng của nó và khi người miền Bắc phát âm thì nghe phân biệt rõ ràng: CỦ KHOAI và CŨ MỚI. Nhưng với anh Nam Bộ thì chuyện nầy khó đây! Bản chất vốn đơn giản nên chữ nào cũng đưa vào âm hỏi hết…cho nó tiện.
Không biết bạn Sãi có gõ lộn dấu không khi đưa ra chữ LỞ LÀNG. Nó phải là LỠ LÀNG mới đúng, còn chữ LỞ thì
“Sông sâu bên lở bên bồi
Thấy anh mắc cỡ, lấy nồi nấu cơm”.
Tất nhiên là “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời” như ca từ trong bài hát Tình ca của Phạm Duy (cái nầy hơi cường điệu vì mới ra đời thì biết nghe biết nói gì mà gọi là yêu). Chính nhờ những âm sắc riêng ấy mà người Việt ta khi nói chuyện không cần phải lên xuống giọng như người Tây Phương mà nghe vẫn véo von. Còn nếu muốn gọi là “nói như chim hót” thì phải nghe những người Nghệ An, Hà Tĩnh nói chuyện với nhau mới đúng. Nghe họ nói chuyện với nhau mà nhiều khi tôi cũng…thua! Không hiểu hết kịp.
Bài thơ về NGŨ ÂM dựa trên dung nhan của người thiếu nữ của bạn Oliver Vu cũng QUÁ TUYỆT!
Thật là một dịp tốt để ta cùng…phiếm về cái gọi là “nhan sắc” đây.
Á à! Bạn Sãi ơi!
RépondreSupprimerTôi đã tìm được một từ tiếng Việt có thể ghép đủ các âm sắc đây: MƠ
MƠ MỘNG
MẮC MỚ
MỜ ẢO
MỞ RỘNG
MỠ MÀNG
MỢ TÔI