caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 25 octobre 2013

So sánh bảo hiểm y tế giữa Mỹ và Canada


So sánh bảo hiểm y tế giữa Mỹ và Canada
 
Canada có thật sự là “thiên đường y tế”?
 
Từ năm 2010 cho đến nay, cả nước Mỹ đã ồn ào quá nhiều xung quanh vấn đề bênh hay chống Luật Cải Tổ Y Tế. Cuộc khảo sát của ABC News / Washington Post cho hay 36% công dân có ý kiến thuận lợi với luật cải tổ y tế bị kiện lên Tối Cao Pháp Viện (TCPV) - nhưng, hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện hành cũng chỉ được 39% chấp nhận. Tuy đa số không thấy hài lòng nhưng có đến 75% đánh giá phẩm chất chăm sóc sức khỏe hiện tại của họ là “tốt” - nên, điều khó là làm sao thực hiện các giải pháp mà không khiến cho người dân cảm thấy sợ mất loại dịch vụ mà họ xét là tích cực.

Người cao tuổi ở những nước xã hội chủ nghĩa như Canada và Châu Âu thường hưởng lợi nhiều hơn người trẻ trong mức độ chăm sóc y tế - ảnh: Vi Lang/Viễn Đông

ABC News và Washington Post nhận thấy 38% kịch liệt chống luật cải tổ (gọi tắt ACA), 52% không tán đồng và 12% không ý kiến. Trong giới đánh giá thấp hệ thống y tế hiện hành, chỉ 35% chấp nhận ACA - với những người không bằng lòng hệ thống hiện hành, cũng chỉ có 32% ủng hộ ACA. Vào tháng 4-2012 chỉ 38% nghĩ rằng TCPV nên loại bỏ hoàn toàn ACA, 25% muốn giữ lại tất cả và 29% tin rằng nên giữ lại một phần.
Và rồi hôm Thứ Năm, 28-6-2012, Chánh Thẩm TCPV (Chief Justice hay Justitiarius) John Roberts, đại diện pháp đình đã đọc bản phán quyết: Đạo Luật Bảo Vệ Bệnh Nhân Và Chăm Sóc Y Tế Vừa Tầm Khả Năng Tài Chánh (ACA) không đi ngược lại hiến pháp. Đạo luật cải tổ y tế - với biệt danh là “Obamacare” - được xem là một trong những thắng lợi chính trị lớn lao nhất của ông Obama. Mặc dù phải chờ cho tới ngày 1-1-2014 thì ACA mới bắt đầu có hiệu lực, nghĩa vụ cá nhân phải mua bảo hiểm y tế sẽ đòi hỏi bất cứ người nào ở Hoa Kỳ đủ khả năng tài chánh trả cho các dịch vụ săn sóc y tế, ngay cả khoản bảo hiểm tối thiểu thấp nhất, đều phải có bảo hiểm, bằng cách mua theo cá nhân hoặc thông qua người chủ tuyển dụng của mình. Nếu không có bảo hiểm y tế, họ sẽ bị phạt, bằng biện pháp là tiền của họ bị rút ra từ những ngân khoản hoàn thuế.
Tuy nhiên nếu hỏi kỹ một côngdân Mỹ, nhất là những người di dân, tị nạn gốc Việt, thì dường nhưcó rất nhiều người còn khá mù mờvề khái niệm cải tổ y tế. Đặc biệt các ông bà cao tuổi thường hay bình phẩm: “Y tế Mỹ không bằng Canada”, rồi có người kết luận: “Obama đang bắt chước Canada”. Sự thật như thế nào?

Chăm sóc sức khỏe tại Canada
Thật ra thì từ lâu người dân Mỹ đã nghe nhiều về chế độ bảo hiểm y tế toàn dân tại Canada. Người thán phục, kẻ ước ao, nhưng cũng có không ít những nghi ngờ, thắc mắc: “Tiền đâu mà chính phủ Canada chi trả nổi?”.
Người dân Canada, cũng như dân Mỹ, đều phải trả thuế lợi tức cho 2 chính phủ: liên bang và tiểu bang. Thuế suất được tính tùy thuộc vào 4 nhóm lợi tức (income bracket). Thuế liên bang: Nhóm lợi tức thấp nhất (dưới 37.885 Mỹ kim) thuế suất 15%, nhóm lợi tức cao nhất (trên 123.184 Mỹ kim) thuế suất 29%. Thuế tiểu bang: thay đổi theo tiểu bang, nhưng cao nhất là 18% và thấp nhất là 10%. Như thế, người dân Canada chịu mức thuế lợi tức tối đa là 47%. Nhưng đây là mức thuế cho nhóm dân có lợi tức cao nhất, sống tại tiểu bang đánh thuế cao nhất, chứ đa số dân Canada chỉ trả thuế suất khoảng 25%.
Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là tất cả mọi người dân đều được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việc làm hay lợi tức. Trên nguyên tắc, người dân phải đóng tiền bảo hiểm y tế hàng tháng. Nhưng nếu lợi tức sau khi trừ thuế (net income) của gia đình dưới 28.000 Gia kim/năm thì được giảm và dưới 20.000 Gia kim/năm thì được miễn đóng. Còn lương trên 28.000 Gia kim thì mỗi tháng cũng chỉ đóng 54 Gia kim cho cá nhân hay 96 Gia kim cho vợ chồng, hay 108 Gia kim cho gia đình (3 người trở lên).
Những người đi làm việc thì tùy theo cơ quan hay công ty, có thể được chủ nhân trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. Như vậy, vì số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng quá thấp, chỉ có tính chất rất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí thì cũng không sai, và toàn bộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế: đi khám bệnh miễn phí, làm các xét nghiệm y khoa miễn phí, sinh đẻ miễn phí, chữa trị bệnh viện miễn phí, gần như cái gì liên quan đến y tế thì đều miễn phí.

Hệ thống bệnh viện Canada
Bác Sĩ P. N. V. Trang, hiện đang sinh sống tại miền Nam California nói với nhật báo Viễn Đông: “Mình từng là bác sĩ, sống cùng bố mẹ ở Vancouver, Canada. Sau đó mình lập gia đình với ông xã mình, anh Hưng, là bác sĩ hành nghề tại vùng Riverside và mình quyết định qua Hoa Kỳ định cư luôn. Có hai lý do khiến mình sang Mỹ.Thứ nhất là tại Canada, mức lương bác sĩ bị hạn chế chứ không như tại Mỹ, mình lại thuộc vào thành phần lợi tức cao, nên phải đóng thuế ở mức tối đa, trong khi tại Mỹ thì mức thuế thấp hơn. Thứ hai là khi đó mình còn trẻ, 30 tuổi nên sức khỏe tốt, đó là lý do mình không muốn trả thuế quá cao khi mình hầu như không bao giờ cần đến các dịch vụ y tế. Cho nên khi sang Mỹ, tuy mình không lấy lại được bằng hành nghề bác sĩ (các bác sĩ từ các nước khác hầu như không thể lấyđược bằng tương đương để hành nghề vì các điều kiện khá gắt gao của Bộ Y Tế Hoa kỳ nhằm hạn chế số lượng bác sĩ từ nước ngoài), mình vẫn chấp nhận bỏ nghề và cho đến nay mình vẫn hài lòng với quyết định này. Từ đó đến nay mình làm thư kýtại phòng mạch của ông xã”.
Khi được hỏi về bảo hiểm y tế tại các bệnh viện Canada, cô Trang cho biết: “Trước kia, khi sống tại Vancouver, mình làm việc tại bệnh viện và còn có phòng mạch riêng nên mình biết khá rõ về nền bảo hiểm y tế của Canada. Người dân đất nước này, khi bệnh thìđi gặp bác sĩđể được khám bệnh miễn phí. Còn nếu bệnh nặng phải vào nhà thương, những người dân thường chỉ hơn người ăn welfare (tiền trợ cấp xã hội) ở chỗ là họ có thể được nằm một phòng riêng, còn những ai ăn welfare phải nằm chung phòng với vài người khác, nhưng chữa trị và thuốc thang như nhau. Ngay cả người homeless (không nhà cửa) cũng có thể nằm cùng bệnh viện với một triệu phú, hay thậm chí với vị Thủ Tướng vì Canada không có bệnh viện tư và không có bệnh viện riêng dành cho các quan chức. Mộtkhi đã vào bệnh viện, không người dân nào trả một đồng xu. Đây là điểm mà người dân Canada thường tự hào về phương diện y tế”.

Phẩm chất phục vụ ở Canada
Khi được yêu cầu so sánh về phẩm chất phục vụ giữacác bệnh viện tại Canada và Mỹ,cô Trang cười: “Thế nếu như bạn phải trả 10 ngàn, thậm chí hai, ba chục ngàn đô la để được ở tại khách sạn 5 sao, và được cho ở free trong một khách sạn 3 sao thì bạn chọn cái nào? Theo cái nhìn rất cá nhân, cho phép mình tạm xếp loại phẩm chất các bệnh viện tại Mỹ và tại Canada như thế”.

Bác sĩ Canada lãnh lương như thế nào?
Cô Trang tiếp: “Tuy y tế Canada theo xã hội chủ nghĩa nhưng không phải toàn bộ bác sĩ y tá lãnh lương cố định như công nhân viên chức. Thay vì có hàng trăm hãng bảo hiểm y tế chi trả cho bác sĩ nhà thương như ở Mỹ, chính quyền các tiểu bang ở Canada đóng vai trò medical insurer (nhà bảo hiểm y tế). Chính quyềnquyđịnh cácchi phí dịch vụ, khám bệnh bao nhiêu tiền, một lần thử máu bao nhiêu tiền, một ca phẫuthuậtbao nhiêu tiền... và trả cho bác sĩ, nhà thương thực hiện cácdịch vụ đó. Thay vì gởi hóa đơn tính tiền cho các hãng medical insurance (bảo hiểm y tế) như ở Mỹ, bác sĩ và nhà thương ở Canada gởi bill tới cho Bộ Y Tế tiểu bang. Do đó, giữa các bác sĩ vẫn có sự chênh lệch lợi tức, ít bệnh nhân thì lợi tức thấp, nhiều bệnh nhân thì lợi tức cao.Bệnh viện đông bệnh nhân, khéo quản lý thì thặng dư ngân sách, ngược lại thì chính phủ phải bù lỗ, nhưng nếu bệnh viện bị thâm hụt quá thì rất có thể sẽnằm trong danh sách bị đóng cửa nếu có cắt giảm ngân sách".
Tuy nhiên, bác sĩ ở Canada không kiếm được nhiều tiền như bác sĩ ở Mỹ, vì giá cả dịch vụ do chính phủ ấn định. Theo Viện Thông Tin Y Tế Canada (Canadian Institute for Health Infomation) thì trung bình bác sĩ gia đình (family doctor) tại Canada có mức thu nhập hằng năm chừng 240 ngàn Gia kim, trong khi bác sĩ chuyên môn (specialist) kiếm chừng 340 ngàn Gia kim, là mức thu nhập thua xa nếu so với các bác sĩ tại Hoa Kỳ.

Ngành dược tại Canada
Người viết bài này, đã hành nghề dược sĩ tại Québec, Canada, trong 12 năm, và sang Mỹ tiếp tục với nghề này cho đến nay thêm 12 năm nữa. Gần 13 năm sống tại Canada, tôi chưa hề, dù chỉ một lần, cần đến dịch vụ y tế (đi bác sĩ, mua thuốc, chích ngừa, vào bệnh viện, vân vân). Với nghề dược sĩ, tôi thuộc vào thành phần lợi tức khá, và phải đóng thuế 44%, trong khi tại California thì chỉ đóng 30%. Nếu tính theo mức lương dược sĩ thì 14% chênh lệch thuế tương đương chừng 1.300 Mỹ kim một tháng. Cứ xem như số tiền này người dược sĩ mang quốc tịch Canada tự mua bảo hiểm y tế cho mình (health insurance), coi như họ mua sự an tâm vì e rằng mai này khi về già đổ bệnh ra thì sẽ có chính phủ đài thọ. Chắc chắn ai cũng phải nhìn nhận rằng số tiền đóng hằng tháng này (1.300 Mỹ kim) là “vô cùng đắt đỏ” cho một người trong độ tuổi từ 20 đến 35. Đó chính là câu trả lời vì sao tôi cùng hằng ngàn dược sĩ khác đã rời bỏ Canada vào cuối thập niên 1990 để nhập vào Mỹ khi “cơn đói” dược sĩ lên cao nhất tại khắp nước Mỹ.
Theo Bộ Y Tế Canada thì hiện nay tỉ lệ dược sĩ nằm trong lứa tuổi từ 23 đến 45 (lứa tuổi được xem là có xác suất bệnh tật thấp) là 42% và từ 46 đến 65 tuổi là 54%. Và chính nhờ thu số tiền này của những ngườiđi làmđóng thuế hàng năm mà chính phủ có khả năng chi trả cho những bệnh nhân lớn tuổi đang cầnđượcđiều trị.

Người dân Canada mua thuốc ra sao?
Khi bị bệnh thì người dân Canada đi gặp bác sĩ miễn phí. Khi được bác sĩ cho toa mua thuốc, nếu thuộc vào thành phần lợi tức thấp thì người bệnh hoặc làkhông phải trả hay trả rất ít. Nếu là thành phần tự làm chủ (self-employed) sẽ phải móc tiền túi ra trả, còn những người đi làm thuê và trong nơi làm việc có bảo hiểm y tế phụ trội (extended medical insurance plan) thì sẽ phải trả 20% tiền thuốc thôi, chương trình bảo hiểm y tế phụ trội trả 80%. Có thể nói là hầu hết bệnh nhân mua thuốc đều được bảo hiểm bởi chính phủ, người chủ nhà thuốc chỉ cần gửi hóa đơn cho chính phủ hằng tháng, và sẽ được trả một số tiền cố định cho một toa thuốc, nghĩa là cho dù dược sĩ bán một món thuốc X trị giá 10 Mỹ kim hay thuốc Y trị giá 1.000 Mỹ kim thì cũng sẽ được nhận một số tiền lệ phí phục vụ bằng nhau.

Lạm dụng và gian lận
Ông Tim Menke - cố vấn của phòng Tổng Thanh Tra thuộc Bộ Y Tế Xã Hội Hoa Kỳ có cho biết: “Theo ước lượng, các vụ gian lận Medicare tại Mỹ đã gây thiệt hại cho quỹ thuế do công dân đóng góp khoảng 60 tỉ Mỹ kim hàng năm”. Khi còn làm việc tại bệnh viện và các nhà thuốc tại Montréal trong những năm 1990, người viết cũng đã từng đọc nhiều bài báo về các trường hợp gian lận khi một vài bệnh viện hay dược phòng gửi hóa đơn tính tiền chính phủ, nhưng trên thực tế họ không hề thực hiện các dịch vụ như trên giấy tờ. Nhưng vì đã lâu và không đi sâu vào các con số thống kê, nên không còn nhớ được là vấn đề này gây thiệt hại bao nhiêu cho đất nước Canada, nhưng chắc chắn phải là một con số không nhỏ.
Gian lận thường xuất phát từ hai lý do: thứ nhất là vì không đủ lợi tức (profit) nên con người phải gian lận để duy trì thương vụ của mình mà tồn tại, thứ hai là vì lòng tham. Nếu gạt bớt động lực vì lòng tham thì theo ý kiến cá nhân của người viết, hiện nay các bệnh viện, phòng mạch, nhà thuốc không cần phải gian lận, chỉ vì số lượng người bệnh đã quá đông đúc rồi, nên không cần thiết phải gian lận mới đủ sống hay có lời nhiều. Nếu tính trung bình thì hiện nay các nhà thuốc tây tại miền Nam Cali bán thuốc cho hơn 100 toa một ngày (tiệm nào được chừng hơn 200 thì khá lắm rồi đó), trong khi tại Montréal hiện nay, 400, 500 toa là chuyện thường ngày, thậm chí có tiệm đến 800 toa, một điều mà các chủ nhân nhà thuốc tại Mỹ “không dám mơ tới nổi”. Lý do: Số người già tại Canada đông quá mức nên nhu cầu thuốc men gia tăng mau như diều gặp gió.

Cầm giữ bệnh nhân...
Ở Canada, khingười sản phụsinh con,đa sốbệnh viện đều có khuynh hướng kéo giữ bệnh nhân nằm lại thật nhiều ngày để"theo dõi bệnh tình", mặc dùngười phụ nữhoàn toàn khỏe mạnh và xin cho về nhà sớm. Lý do bệnh viện chưa cho về đôi lúc khá buồn cười, như vì bệnh nhân còn "hơi táobón" nên cần ở lại để được điều trị. Thật ra, đó chỉ là cái cớ để bệnh viện tiếp tục gửi hóa đơn cho chính phủ.

Người bệnh thường xuyên đi bác sĩ
Còn người bệnh ở Canada thì động tí là đi bác sĩ, vàdùbác sĩ có cho biết rằng "Ông/Bà không sao, không bệnh gì nặng, chỉcần về nghỉ ngơi",thì bệnh nhân vẫn luôn luôn kỳ kèo bác sĩ cho mộttoa thuốc "gì đó" mới an tâm. Thế là để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, các bác sĩ thường cho 100 viên Tylenol (thậm chí nhiều bác sĩ đã in sẵn trên toa, chỉ cần ký tên), mua về để cho chật tủ thuốc. Còn nếu bác sĩ để bệnh nhân ra về"tay không" thì rất dễ mất khách, nhất là khách Việt Nam. Thế là các nhà thuốc tây hầu như nơi nào cũng đếm sẵn trước 100 viên Tylenol, hễ khách vào đưa toa ra thì có ngay lọ thuốc, chỉ cần dán nhãn vô thôi. Mà Tylenol thì giá vốn rất rẻ, cứ gửi hóa đơn cho chính phủ lấy tiền lệ phí bán thuốc, hóa ra cả 3 đàng đều lợi (bệnh nhân, bác sĩ, dược sĩ).
Nói thì có người không tin, hơn 15 năm trước, chính phủ Canada còn “khá giả” nên trả luôn tiền thuốc vitamin, calcium, thứ gì cũng trả... nên người ta thường giả bộ bệnh, đi bác sĩ xin các loại thuốc này để... gửi về Việt nam làm quà cho thân nhân, bè bạn. Nói chung, đây là hiện tượng lạm dụng nền y tế công cộng tràn lan tại Canada.

Nạn "chảy máu chất xám"...
Anh V. John Bình, kỹ sư điện toán đang làm việc tại miền Bắc California, kể lại: “Tôi rời Toronto năm 1998 để sang San Jose làm việc khi cơn sốt computer lên đỉnh điểm ở cả hai nước. Tại xứ sở Canada, nơi mà rất nhiều người ca ngợi là thiên đường y tế, và thậm chí từ vài năm nay toàn nước Mỹ đang ồn ào tranh luận, và hằng triệu người Hoa Kỳ đang tự vẽ ra một viễn cảnh an nhàn kiểu như Tôi làm việc tàng tàng, đóng thuế chút chút, thậm chí không cần làm, nhưng hễ bệnh tật thì đã có chính phủ lo. Nếu chỉ suy nghĩ thô thiển như thế thì Canada đâu có tình trạng chảy máu chất xám nhức nhối từ gần 15 năm nay. Giới trẻ (với nhu cầu y tế thấp nhất) vàgiới trí thức (thành phần đóng thuế cao nhất) đều cảm thấy bất bình khi họ phải đóng thuế quá cao, làm bao nhiêu đều phải nộpcho chính phủ để mà nuôi những ai không làm việc được, dùvì lý do bệnh tật hay thất nghiệp. Tuy rằng ai già cũng sẽđến lúc đó, nhưng tuổi trẻ không nghĩ như vậy”.

Đòi hỏi sự công bằng...
Anh Bình nhận xét: "Với họ, đó không phải là sự công bằng. Mỉa mai nhất cho chính phủ Canada là khi các tầng lớp trí thức (còn được gọi là tầng lớp chất xám) (bác sĩ, dược sĩ, y tá, nha sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, vân vân...) được đào tạo hầu như miễn phí (hay với tiền học phí rất thấp so với Mỹ), thì khi vừa tốt nghiệp đi làm việc vài năm là họ nhận ra ngay sự bất công này. Thế là đất nước Canada với nền y tế tuyệt vời không còn cầm giữ nổi chân họ nữa. Và đó chính là nguyên nhân gây ra nạn chảy máu chất xám (giới trẻ và thành phần trí thức ồ ạt bỏ Canada sang Hoa Kỳ làm việc) đã khiến chính phủ Canada nhức đầu và bất lực. Và tôi nằm trong số đó. Tôi rời Toronto năm 28 tuổi, khi hầu hết các bạn bè đều rời đất nước lá phong để tìm đến xứ sở cờ hoa - quốc gia biểu tượng cho sự công bằng. Tôisiêng năng thìtôi giàu, cònanh làm biếng thì anh nghèo, anh khổ. Với tôi, Hoa Kỳ làđất nướccủa những người siêng năng và thành công, chứ không phải của những ai nằm đó chờ đợi người khác đóng thuế nuôi mình".
 
Trong số báo ngày Thứ Năm tuần qua 12-7-2012, nhật báo Viễn Đông đã giới thiệu sơ bộ về nền bảo hiểm y tế toàn dân tại Canada với hệ thống bệnh viện miễn phí, việc mua thuốc của người dân được chi trả bởi chính phủ, cũng như tình trạng chảy máu chất xám (giới trẻ và thành phần trí thức ồ ạt bỏ Canada sang Hoa Kỳ làm việc) trầm trọng tại Canada trong hai thập niên qua, với ý kiến của bác sĩ P.N.V. Trang, từng là bác sĩ tại Vancouver, Canada, hiện đang sinh sống tại Riverside, California, và anh V. John Bình, kỹ sư điện toán rời bỏToronto năm 28 tuổi để sang San Jose làm việc.

Đôi bạn già - ảnh: Vi Lang/Viễn Đông

Để giúp độc giả tiện việc theo dõi, ViễnĐông xintóm tắt lại kỳ 1: Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là tất cả mọi người dân đều được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việclàm hay lợi tức. Trên nguyên tắc, người dân phải đóng tiền bảo hiểm y tế hàng tháng. Nhưng nếu lợi tức sau khi trừ thuế (net income)của gia đình dưới 28.000 Gia kim/năm (tên gọi tiền đô la của Canada, chuyển âm sang tiếng Việt là Gia Nã Đại) thì được giảm và dưới 20.000 Gia kim/năm thì được miễn đóng. Còn lương trên 28.000 Gia kim/năm thì mỗi tháng cũng chỉ đóng 54 Gia kim chocá nhân hay 96 Gia kim (vợ chồng) hoặc 108 Gia kim cho gia đình (3 người trở lên).
Những người đi làm việc thì tùy theo cơ quan hay công ty, có thể được chủ nhân trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. Như vậy, vì số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng quáthấp, chỉ có tính chất rất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí thì cũng không sai, và toànbộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế: đi khám bệnh miễn phí, làm các thử nghiệmy khoamiễnphí, sinh đẻ miễn phí, chữa trị bệnh viện miễn phí, gần như cái gì liên quan đến y tế thì đều miễn phí.

Những lạm dụng y tế tại Canada
Khi được hỏi về tình trạng "Cha chung không ai khóc", liệucó khe hở nào khiếnngười dân và thành phần bác sĩ, dược sĩ, vân vân, lạm dụng (abuse) hệ thống y tế được không, anh V. John Bìnhtâmsự: "Tôi xin kểmột chuyệntức mình đã và vẫn tiếp tục xảyra cho chính người thân trong gia đình. Mẹtôi hằng năm đều đi gặp bác sĩ để được khám tổng quát (general check up). Cứ mỗi lần đến gặp bác sĩ, điều kiện đầu tiên là mình phải chìa tấm thẻbảo hiểm y tế mà mỗi người dân Canada đều có. Cô thư ký quẹt ngang vô máy, thì coi như vị bác sĩ đã được chính phủ chấp nhận sẽ gửi tiền trả rồi đấy (một số tiền cố định cho mỗi lần khám một bệnh nhân). Điều bất bình ở đây là hơn 23 năm qua, năm nào cô thư ký cũng gọi mẹ tôi, kêu bà lên lấy kết quả. Mẹtôi hỏi: Kết quả tốt không cô?. Cô ta đáp: Bà phải đến gặp bác sĩ để biết kết quả. Thế là mẹtôi lấy hẹn, rồi sau đó đón 2, 3 chặng buýt (tại Canada ngườidân đi lại bằngxeđiện ngầmvà xe buýt rất thường), đến văn phòng ngồi chờ mấy tiếng đồng hồ (vì số bệnh nhân quá đông), để rồi sau cùng khi bước vào phòng mạch, vị bác sĩ tuyên bố: Kết quả tốt. Bà về đi. Mất bao nhiêu công sức và thời gian của một bà già. Mẹtôi đã nhiều lần năn nỉ xin cho biết kết quả qua phone, ngay cả vào các mùa Đông trời tuyết, bà nói: Xin cô hỏi dùm bác sĩ, nếu có gì không ổn thì tôi sẽ lấy hẹn đến gặp, còn nếu tốt thì chỉ cần cho biết, tôi không phải đến gặp vì chân tôi đau quá. Nhưng trăm lần như một, năm nào bà cũng phảichống gậy đón buýt mà đến nghemột chữTốt chưa đầy một giây của vị lương y nọ”.

Bác sĩ lạm dụng
CôP.N.V. Trang (từng là bác sĩ tại Vancouver, Canada) cho biết: "Nói về vấn đề lạm dụng y tế là có thật. Khi còn làm bác sĩ tại Canada, chính ông bác mình, cũng là bác sĩ, đã nhiều lần kể rằng ông có rất nhiều bạn bè trước kia tại Việt nam, sau qua định cư tại Canada. Thay vì gặp bạn bè trong quán nước, ông đã luôn luôn xếp hẹn cho các bạn tại phòng mạch. Vừa tiện(có thể ngồilâutùyý), vừa lợi (bạn bè sẵn sàng chìa tấm thẻ y tế cho ông quẹt để ăn tiền chính phủ) và lại vừa một công hai việc vì ôngvừa làm việc lạivừasẵn dịp tán chuyện trên trời dưới đất giúp mọi người... xả stress. Từng làbác sĩ, mình cảm thấybuồn và lodùm cho chính phủ Canada, chắc chắn cái ngày mà chính phủ phải tuyên bố khánh tận sẽ không xa”.
Ông bà ta có câu: "Con sâu làm rầu nồi canh", nhưng phải nhìn nhận rằng những “con sâu” trong ngành y tế đã và đang làm rầu "nồi canh" của Canada không phải là ít.Người viết bài này cũngđã từng hành nghề dược sĩ tại Montréal,Canada tạicác clinic pharmacy. Các ông bác sĩ ghé qua nói chuyện hoài, có khi rất lâu.Có lầntôi hỏi Bác Sĩ N.T.T (nayđã về hưu):"Hôm nay bác sĩ ít bệnh nhân hay sao mà rảnh vậy?". Ông cười: "Hôm nay tôilàm cho CLSC (phòng mạch khám bệnh công cộng của chính phủ) nên người nào tôi cũng cho hẹn cách nhau 30 phút (nghĩa là chỉ khám được tối đa 16 bệnh nhân trong vòng 8 giờ đồng hồ). Làm cho chính phủ, tội gì khám nhiều cho mệt, trong khi lương ăn theo ngày?". Ông còn tiếp: "Ngày nào trong tuần mà tôi khám tại các phòng khám tư nhân, tôi cho hẹn cứ 5-10 phút một người". Bác Sĩ N.T.C.B,bạn của người viết, đã tiết lộ như sau: "Bác sĩ xứ này dại gì mà viết toa cho nhiều refill? Cho 1-2 tháng thôi là tối đa, buộc bệnh nhân phải trở lại xin thêm refill để cà thẻ chứ!". Từng làm trong các nhà thuốc, người viết cũng đã gọi điện thoại các văn phòng bác sĩ để xin thêm thuốc refill cho bệnh nhân thì mấy ông đốc tờ chỉ cho thêm 1-2 lần là cùng, lại còn cẩn thận dặn thêm câu: "Nhắn bệnh nhân trở lại tái khám. Lần tới gọi, tôi không cho nữađâu".

Bệnh nhân lạm dụng
Anh John Bình nói với nhật báo Viễn Đông: "Mẹ tôi thì bị mấy ông đốc tờ đì, trong khi bố tôi thì lại tha hồ lạm dụng , tôi khuyên nhiều lần vẫn không nghe.Nhiều lúc một tháng mà bố đi bác sĩ xin đo đường huyết đến 3, 4lần,dùôngkhông mắc bệnh tiểuđường (bác sĩ dùng test stripđođường cho bệnh nhân, dù rằng việc này người bệnh có thể tự làmở nhà,và bác sĩcà thẻ y tếđể gửi hóa đơn cho chính phủ lấy tiền lệ phí).Lý dotheo bố nói:Chính phủ trả, tội gì không đi?.Những ngườicao niên, như ông cậu tôi chẳng hạn, thường gọi cho nhiều văn phòngbác sĩkhác nhau để lấy hẹntừ vài tháng trước,để rồi khiđến ngàyhẹn thìđến gặpbác sĩ chỉđể nhờđo huyếtáp, hay chỉ hỏi vài câu vu vơ về sức khỏe mà họ đọc trên Internet. Nói ra thì đụng chạm,nhưng nhiều người lớn tuổi gốc Việttại Canada thường quá rảnh rỗi, không có việc gì làm, nên cứ xem đi gặp bác sĩ là một thú tiêu khiển,dù rằng phải lấy hẹn trước rất lâu và phải chờ đợi, nhưthể chohọ có dịp đi ra ngoài dạo chơi cho khuây khỏa (?).
“Bà côtôi thì hết ý kiến. Năm nào cũng vậy, cô luôn đi khám sức khỏe tổng quát 2 lầnđể cho chắc ăn, dù rằng kết quả lúc nào cũng tốt từhơn 20 năm nay.Hỏi ra mới vỡ lẽ, thì ra ông bác sĩ gia đình của cô khuyên bệnh nhân nên làm như vậy. Nghe cô kể lại,tôi hiểu ra ngay chẳng qua ông đốc tờ nọ chỉ muốn cà thẻ y tế mỗi bệnh nhân ít nhất 4 lần mỗinăm (mỗi bệnh nhân đến xin giấy đi check up, rồi phải đến gặp ông nghe kết quả, tức 2 lầnx 2/năm).Người người, nhà nhà màđều như thế thì dù có in tiền đi chăng nữa, chính phủ Canada cũng không thể nào chi trả nổi cho các sự lạm dụng kém ý thức đến vậy”.

Những khuyết điểm của y tế Canada
Ngoài vấn đề lạm dụngtràn lanra, thì y tế tại Canada còncó khuyếtđiểm gì khác không?

Chờ dài cả cổ
Cô Trang nhận xét: “Khuyết điểm lớn nhất của hệ thống y tế công cộng Canada là tình trạng chờ đợi. Phòng mạch, bệnh viện lúc nào cũng đông nghẹt vì số lượng bệnh nhân quá tải. Nhưng khổ nhất là khi phải lấy hẹn để được chụp nội soi (CT scan,MRI scan) và mổ xẻ. Điều này có thể hiểu được vì y tế chiếm một khoản khổng lồ trong ngân sách chính phủ, trong khi số người già mỗi ngày một đông, gánh nặng y tế càng ngày càng nặng. Thông thường phải chờ 3 tháng mới được CT scan xương sống. Nếu MRIthì phải chờ 6 tháng, vì MRI tốn kém hơn. Mổ thì thời gian chờ đợi nhanh hay lâu tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹcủa bệnh, cókhẩn cấp hay không. Những chuyện có người đã chết vì bệnh biến chứng trước khi đến lượt được cho hẹn kêu mổ là có thật. Chuyện phải chờ đợi lâu lắc dài cả cổ ở Emergency Roomlà chuyện thường ngàyở nhiều nơi trên Canada.

Thiếu máy móc đặc trị hiện đại
“Khuyết điểm thứ hai là vì chínhphủ độc quyền trong lãnh vực y tế, không cho tư nhân kinh doanh y tế, cho nên chínhphủ cũng không chịu mua sắm những máy móc tân tiến nhất, đắt tiền nhất trong mọi lãnh vực bệnh lý (vì không còn tiền).Ví dụ như Canada chưa có máy để chữa bệnh đĩa đệm thoát vị (bulging disc) bằng radio wave như bệnh viện tại Mỹ, Âu Châu và thậm chí cả Việt Nam.Hiện naybệnh viện Việt Pháp tại Việt Nam đã có máy này trong khi Canada thì chưa có”.

Cơ sở y tế cũ kỹ
Về thăm gia đình gần như hằng năm, phải nói là người viết bài này vô cùngthất vọng. Các bệnh viện Canada trông cũ kỹ, "già cỗi" hẳn đi (vì khôngcó tiềnđểtu bổ) và mức độ sạch sẽ thoáng mát rộng rãi thì không sao sánh kịp với Hoa Kỳ. Có thể nói là hạ tầng cơ sở các bệnh viện ở Canada đang xuống cấp trầm trọng. Bề ngoài các bệnh viện trông không được sạch sẽ, tường vôi không được quét sơn tu bổ. Bên trong cũng không khá gì hơn. Nói điều này thì có lẽ những ai đang sống tại Canada cho rằng không chính xác. Nhưng bởi vìhọ chưa bước chân vào các bệnh viện tại Hoa Kỳ. Các bệnh viện tại Mỹ cho người bệnh có cảm giác tin tưởng hơn về khả năng được điều trị thành công. Điều này cũng dễ hiểu vì córất nhiều bệnh viện tư nhân tại Mỹ, mà chủ nhâncác bệnh viện luôn luôn làm mọi cáchđểthu hút,kéo bệnh nhân về bệnh viện mình càng nhiều càng tốt. Điều ngược đời là các bệnh viện tại Mỹ rộng, đẹp, thoáng nhưng các phòng hầu như rất hiếm khi đầy bệnh nhân, vì hãng bảo hiểm tư cố gắng hạn chế tối đa thời gian người bệnh ở tại bệnh viện, trong khi ở Canada thì số bệnh nhân gần như phát ngộp, bệnh viện nào cũng đầy ứ kinh hồn.

Hậu quả: Tự nguyện xin trả tiền
Anh John Bình nói tiếp: "Tôi vừa đọc một tờ báo tại Toronto vớimẩu tin giật mình. Tại vài phòng mạch ở Canada, người bệnh đãđề nghịcác bác sĩ cho họ được trả tiền, để có một cái hẹn sớm hơn (thay vì từ4 đến 6 tháng). Và hiện nay đã có một clinic tại vùng Québec thử nghiệm dịch vụ mới là thu 12 Gia kim (thay vì miễn phí) nếu bạn muốn gặp bác sĩ sớm hơn (nghĩa là trong vòng1-2 tuần). Khi được phỏng vấn, một bệnh nhân nữ tâm sự: Tôi rất sẵn lòng trả hơn thế nữa, như 20 Gia kim chẳng hạn để khỏi phải chờ đợi. Ở tuổi tôi (bà không cho biết số tuổi), sức khỏe và thời gian chờ đợi tỉ lệ nghịch với nhau. Thời gian để có được một cái hẹn càng dài thì sức khỏe và tuổi thọ của tôi càng ngắn lại. Và một ngày không xa, người dân Canada sẽ không còn đi khám bệnh miễn phí nữa, mà sẽ phải tranh nhau nânglệ phímỗi lần gặp bác sĩ lên ngày càng cao, như trong các cuộc đấu giá vậy”.

Vấn nạnđiên đầu của chính phủ
Chođếnnay chính phủ Canada vẫnđang nhức đầu để tìm ra đáp số cho câu hỏi "Tiền đâu?". Vì không phải trả tiền nên động một tí làdân Canadađều đi bác sĩ, hắt hơi sổ mũi là gặp ngay ông đốc tờ, có khi một ngày màđi 2, 3bác sĩ khác nhau cho chắc ăn, cho nên nói chung bệnh tật được phát giác rất sớm. Vì vậy việc chữa trị thường xuyên kịp thời và đó là lý do mà người dân Canada sống quá... thọ.Đất nước này đang đối diện với nạn lão hóa từhai thập niên qua. Dân Canada có tuổi thọcao đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Những bệnh nhân ung thư, AIDS, các bệnh nan y khácnói chungđềuđược"vị cha già chính phủ" nuôi miễn phí cho tớihơi thở cuối cùng.Và một điều rất đặc biệt là tất cả các bệnh nhân này không hề một ai phải phá sản vì chi phí trị bệnh, kể cả nhiều người có lợi tức cao, có nhà, có xe, có tài sản.
Nhưngđã nghèo lại còn mắc eo,Canada cònphải đối diện với nạn thiếu nhân lực trầm trọng khi hơn một phần ba tuổi trẻ khi ra trường đều rời bỏ đất nướctừng cưu mangmình một thời sinh viên mà sang Mỹđi làm, dùng kiến thức phục vụ cho đất nước cờ hoa này, để rồi đóng thuế,tậu nhà, mua sắm, vân vân, góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế Hoa Kỳ.

Cảm nghĩ của bệnh nhân
Nói tóm lại, hệ thống y tế Canada không toàn hảo như mọi người cứ cho rằng là "thiên đường y tế", nhưng dù có những khuyết điểm như đã nêu, thìđối với đại đa số dân chúng, nền y tế công cộng của Canada vẫn bảo đảm một đời sống khoẻ mạnh, không ai phải lo lắng không có tiền chữa bệnh hay phá sản vì bệnh hoạn. Xin trích dẫnlờicámơncủa bà Sarah McCann, một bệnh nhân Canada vẫn còn sống sót sau khi mắc phải3 căn bệnh ung thư vú, tử cung, cổ tử cung từhơn 14 năm nay:"Cảm ơn Chúa đã sinh ra tôi là một công dân Canada. Tôi đã trải qua quá nhiều đau khổvề vấn đề sức khoẻ của mình nhưng tôi vẫn sống còn. Nếu bạn không tin rằng có Thiên Đường trên mặt đất, thì tôi xin thưa với bạn rằng Có. Thiên đường chính là đây: Canada. Ngàn lời cám ơn để tri ân chính phủ và những người dân Canada đã ban giúp tôi có được sức khỏe ngày hôm nay - (Thanks God I am a Canadian citoyen. Ihave been going throughalltrouble withmy health but I still survive. If you don't believe Heaven on Earth, I am telling you: Heaven is here: Canada. Thanks a million tothe Goverment andall Canadian citoyens!" - (TV)

(Kính mời quý độc giả xem tiếp kỳ 3 trong số báo Thứ Năm tuần tới)

Ghi chú: Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân ghi nhận từ các người được phỏng vấn, không nhất thiết là ý kiến hay nhận xét của nhật báo Viễn Đông.
Thanh Võ/Viễn Đông

Viendongdaily.com Thanh Võ/Viễn Đông

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire