TPP, DARWIN : CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU MỚI CỦA HOA KỲ CHỐNG / CHIẾN LƯỢC “ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA” MỚI CỦA TRUNG QUỐCNGUYỄN CAO QUYỀN
Trong thời gian Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh chống Iraq, các nước thân Mỹ và đồng minh trên thế giới đều có chung một lo ngại vì họ thấy vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ có triệu chứng yếu dần. Cho nên khi tiếp nhận di sản của TT Bush để lại, TT Obama và các cộng sự viên đã phải tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ và đưa ra một đường lối lãnh đạo theo cách khác, chứ không theo cách Mỹ đã từng làm trong lịch sử.
Trong thời gian Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh chống Iraq, các nước thân Mỹ và đồng minh trên thế giới đều có chung một lo ngại vì họ thấy vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ có triệu chứng yếu dần. Cho nên khi tiếp nhận di sản của TT Bush để lại, TT Obama và các cộng sự viên đã phải tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ và đưa ra một đường lối lãnh đạo theo cách khác, chứ không theo cách Mỹ đã từng làm trong lịch sử.
Theo cách mới này Hoa Kỳ sẽ tập trung vào những giá trị quan trọng nhất của nước Mỹ và sẽ sử dụng sức mạnh một cách thận trọng nhằm xây dựng một mạng lưới liên kết vững bền hơn. Điểm trọng yếu nhất là Hoa Kỳ sẽ gia tăng mức độ quan tâm đối với Á Châu vì coi đó là một vùng đất của cơ hội và đồng thời cũng là vùng đất bị đe dọa.
Hoa Kỳ sẽ nhìn thẳng vào những cơ hội đó để đề ra cung cách lãnh đạo mới. Trong vụ Lybia, nước Mỹ hoàn toàn đã đóng vai trò lãnh đạo ở tuyến đầu. Nếu không thì làm gì có Nghị Quyết 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Với thắng lợi gặt hái được tại Lybia Hoa Kỳ đã thuyết phục được nhân dân các nước khác đi theo một cách rất hiệu quả. Nói khác, Hoa Thịnh Đốn đã đạt tới một trong những mục tiêu chính trị quan trọng là làm cho nhân dân nhiều nước lựa chọn con đường đồng hành với Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ không có sức mạnh tuyệt đối vì trên thực tế sức mạnh đó bao giờ cũng liên quan đến ngân sách. Ngày nay Hoa Kỳ không còn khả năng dùng ngân sách để làm những chương trình theo kiểu kế hoạch Marshall trước đây nữa mà phải nhắm vào điều gì được coi là quan trọng nhất đối với nhân dân các nước cần giúp đỡ.
Thỏa Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement: TPP).
Một trong những sáng kiến mới nhất của Mỹ theo chiều hướng nói trên là việc ký kết vào ngày 12/11/2011 Thỏa Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tháng 11/2011 tại Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC 19, nhóm họp tại Hawai, TT Obama đã cố gắng đẩy mạnh sự hình thành của tổ chức này.
Tiền thân của TPP là Hiệp Định P4 (Pacific 4) do sự đề xuất của bốn nước: Chile, Singapore, New Zealand và Brunei vào ngày 3/6/ 2005. Tháng ̣9/2008 Hoa Kỳ xin đàm phán để gia nhập. Tháng 10/2008, các nước Peru, Úc và Việt Nam theo chân Hoa Kỳ. Tháng 10/2010 Malaysia xin tham dự. Sau đó, Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Canada, Philippines cũng làm đơn xin vào tổ chức. Hiện nay có chín quốc gia đã qua bảy vòng đàm phán để đi đến việc ký kết hiệp định thương mại chung.
Tầm quan trọng của TPP sẽ ngang ngửa với G8, G20, EU và BRIC. Trung Quốc đang miệt mài tổ chức một khối đối trọng Đông Á để tranh ảnh hưởng với TPP. Điểm đặc biệt cần lưu ý: đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia một tổ chức kinh tế-chính trị mà không có sự tham gia của Trung Quốc. TPP bảo vệ quyền lợi trí tuệ, luật đầu tư, luật cạnh tranh và chống xí nghiệp quốc doanh là những rào cản Mỹ đưa ra để gạn lọc không cho Trung Quốc tham gia.
Nước cờ lớn trên bàn cở Đông Á: căn cứ Darwin
Khu vực Á Châu-Thái Bình Dương là trọng tâm kinh tế, quân sự trong chiến lược mới của Mỹ. TT Obama nói: “Hoa kỳ sẽ chuyển nội lực từ Trung Đông sang ÁChâu-Thái bình Dương để bảo vệ công pháp quốc tế, luật biển và những quy tắc tiêu chuẩn cần phải được duy trì cho giao thông hàng hải”. Đằng sau cách nói mang tính ngoại giao này, nước Mỹ vừa đề ra chiến lược bao vây Trung Quốc ở Thái Bình Dương về cả bốn mặt ngoại giao, kinh tế, chính trị và quân sự.
Trên thực tế, Mỹ chưa bao gìờ rời khỏi Á Châu-Thái Bình Dương kể từ sau Thế Chiến II. Mỹ vẫn duy trì các căn cứ tại Nam Hàn, Okinawa (Nhật), Guam, Utapao (Thái Lan) và vẫn hiện đại hóa các căn cứ quân sự đó. Đệ thất ham đội vẫn tuần hành thường trực trên mặt biển Thái Bình Dương. Gần đây, Trung Quốc đã đề nghị chia đôi vùng biển này nhưng đã bị Hoa kỳ bác bỏ. Sự kiện này chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ vị thế và quyền lực độc tôn tại vùng đất này của thế giới.
Trước thái độ chao đảo của chính quyền Úc từ khi Trung Quốc trỗi dậy, Hoa Kỳ quyết định đi một nước cờ lớn trên vũ đài Châu Á. Tháng 12 năm 2011, nhân chuyến viếng thăm châu Úc, TT Obama phát biểu trước quốc hội Úc như sau: “Những lợi ích lâu dài của chúng tôi trong khu vực đòi hỏi sự hiện diện lâu dài của chúng tôi ở đây. Hoa kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương…và chúng tôi sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc định hướng tương lai cho khu vực”.
Học thuyết Obama đưa ra một nhận thức làm phấn khởi lòng người. Ông nói: “Sự thịnh vượng không có tự do chỉ là một hình thức khác của nghèo đói. And prosperity without freedom is just another form of poverty”). Nhận định này đã gây thêm nhiều thiện cảm với Hoa Kỳ.
Trước mặt của thủ tướng Úc Julia Gillard, TT Obama khẳng định là mặc dù Hoa Kỳ đang gặp khó khăn ngân sách nhưng điều này không ảnh hưởng gì đến sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Được sự cam kết này nữ thủ tướng Úc Gillard tuyên bố bắt đầu từ năm 2012 nước Úc chấp nhận cho Washington triển khai 2500 quân ở căn cứ Darwin.
Căn cứ Darwin nằm ngoài tầm phi đạn của Trung Quốc và là địa thế chiến lược thuận lợi cho không quân và hỏa tiễn tầm xa của Hoa Kỳ. Từ Darwin, lực lượng quân sự Hoa Kỳ có thể tỏa ra như hình nan quạt để từ Đông sang Tây đặt Đài Loan, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Tân Gia Ba, Thái Lan, Mã Lai Á, Việt Nam trong tầm xạ kích của Hoa Kỳ. Nhiều người cho rằng con số 2500 quân mà Hoa Kỳ được phép mang đến Darwin là qúa ít nhưng đúng ra con số đó phải coi là qúa đủ trong thời đại chiến tranh kỹ thuật.
Darwin nâng cao giá trị của hiệp ước quân sự Mỹ-Phi Luật Tân và mang lại nhiều tin tưởng cho các đối tác mới trong đó có Việt Nam. Hoa kỳ dự tính đặt dưới quyền sử dụng của các đối tác mới này kho vũ khí khổng lồ chưa dùng đến của mình để thỏa mãn nhu cầu phòng thủ Á châu. Chiến lược mới này là nương theo nguyện vọng của đa số người dân trong khu vực. Kinh nghiệm đó được rút ra từ chiến thắng Lybia tiêu diệt nhà độc tài Gaddaffi trong Mùa Xuân Ả Rập.
Bắc Kinh dành ưu tiên xây dựng hai “Con Đường Tơ Lụa”
Bắc Kinh ngày càng khẳng định ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới về cả hai phương diện kinh tế và quân sự. Dấu ấn rõ nét nhất mà Bắc Kinh để lại trên thế giới ngày nay là những sự viện trợ và đầu tư dồi dào tại Phi Châu qua phương cách mgoại giao.
Người ta thấy Bắc Kinh đang manh nha xây dựng và hiện đại hóa hai “Con Đường Tơ Lụa Mới” (New Silk Roads) : một con đường trên đất liền và một con đường thứ hai trên biển. Hai con đường này sẽ giúp Bắc Kinh liên hệ rộng rãi hơn với những vùng khác trên trái đất. Trên thực tế, hai con đường đó đã được Bắc Kinh thực hiện từ nhiều năm nay, nhưng mới chỉ vào mùa xuân 2014 Bắc Kinh mới công khai hóa ý kiến chiến lược này.
“Con Đường Tơ Lụa” cổ xưa gồm một số trục lộ thương mại trên đất liền kết nối những nền kinh tế khác nhau tại Á Châu, Âu Châu và vùng Địa Trung Hải. Giờ đây Bắc Kinh đang nói đến một ưu tiên đặc biệt dành cho sự trẻ trung hóa và hiện đại hóa con đương trên bộ này, và khai thông một con đường mới trên biển.
Dưới con mắt của những nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay thì con đường trên bộ sẽ đước nới rộng qua Trung Á (Central Asia), rồi tiến vào Iran, Iraq, Syria, Tutkey và chấm dứi tại Âu Châu. Con đường trên biển sẽ chạy qua eo biển Malacca đến Ấn Độ, qua Kenya thuộc Phi Châu, rồi vòng tới Địa Trung Hải trước khi chấm dứt tai thành phố Venise của Ý Đại Lợi.
Trong kế hoạch xây dựng “Con Đường Tơ Lụa” thứ hai trên biển Bắc Kinh hiện đang gây xích mích với một vài quốc gia trong vùng chẳng hạn như Việt Nam và Phi Luật Tân. Bắc Kinh đe dọa dùng “sức mạnh cứng” để giải quyết những vụ đụng chạm này, trong khi vẫn khôn khéo dùng ngoại giao và “sức mạnh mềm” đối vơi các nước phi Châu.
Đằng sau lý do phát triển là lý do an ninh
Trung Quốc muốn phổ biến “tiền tệ “ (currency) của họ tại một số quốc gia nằm trên những con “Đường Tơ Lụa Mới”. Liên lạc mật thiết với những quốc gia này, đồng thời sẽ là những bảo đảm cho nền an ninh Trung Quốc, và tránh cho Trung Quốc bị cô lập với thế giới bên ngoài nếu TPP của Mỹ thành công.
Chủ tọa lễ khai mạc Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC 2014 hiện đang nhóm họp tại Bắc Kinh ông Tập Cận Bình thông báo sẽ sẵn sàng chi 40 tỷ đô la để phát triển cơ sở hạ tầng khu vực. Để tranh thủ sự tín nhiệm của các thành viên tham dự Hội Nghị APEC lần này, Tập Cận Bình tuyên bố tỷ lệ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay là không đáng lo ngại.
Sự cạnh tranh Trung Mỹ trong vấn đề thành lập các khu vực tự do mậu dịch (FTAAP).
Đỉnh cao của Hội Nghi APEC năm nay là hai ngày Thứ Hai và Thứ Ba 10/11 và 11/11/2014 có hai ông Obama và Tập Cận Bình tham dự.
Vào mùa xuân năm nay, Bắc Kinh đã đề nghị thành lập một nhóm công tác để tiến hành nghiên cứu tính “khả thi” về một Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP, Free Trade Area of the Asia-Pacific}, trong khi TPP của Mỹ thì vẫn dậm chân tại chỗ.
Các ngoại trưởng của 21 quốc gia APEC kêu gọi cân nhắc sao cho FTAAP từ tầm nhìn chiến lược trở thành hiện thực. Tuy nhiên hội nghị chỉ đồng ý tiến hành nghiên cứu “chiến lược” từ nay đến cuối năm 2015, cho nên dự án FTAAP của Trung Quốc sẽ chỉ được nhắc đến trong phần phụ lục của Thông Cáo Chung vào tối thứ Ba tới {11/11/2014}
Liệu thượng đỉnh APEC năm nay sẽ là đấu trường hay là nơi dung hòa xung khắc của ba dự án mang tầm vóc “chiến lược” của Hoa Kỳ, của ASEAN và của Trung Quốc :
- TPP của Hoa Kỳ đang tiếp tục tiến triển. TPP có 12 thành viên tham dự nhưng không có Trung Quốc.
- Mười quốc gia ASEAN muốn thành lập Đối Tác Kinh Tế Toàn Cầu và Cấp Vùng bao gồm thêm 6 nước trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.
- Trung Quốc muốn nắm thế chủ động qua dự án FTAAP bao trùm cả hai sáng kiến Mỹ và ASEAN.
Nguyên tắc chung được mọi người chấp nhận là Diễn Đàn APEC là nơi để xoa dịu bất đồng. Thượng đỉnh này cũng là nơi để lãnh đạo các nước trao đổi song phương trong trường hợp có căng thẳng giữa một số nước thành viên như trường hợp giữa Trung Quốc và Nhật Bàn, hoặc giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân hiện nay. Nguyên tắc là như vặy, tuy nhiên vẫn cần chờ đợi xem thực tế diễn biến ra sao./.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire