caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

jeudi 13 novembre 2014

Thơ Đỗ Bình , Song Như, nhạc Miss Saigon và chút tin tức

Cám ơn anh Đỗ Bình, anh Song Như , chị Miss Saigon đã  gửi những bài thơ, nhạc của quý anh chị.
Caroline Thanh Hương
 
Kính gởi Diễn Đàn mấy vần thơ.
ĐB




YÊU NỮ

Ta viết cho em mấy vần thơ,
Mà tình đã mất tự bao giờSuy tư thoi thóp vờn theo gió
Hình bóng chiều xưa vẫn dật dờ!
Em hiện về đây như ước mơ
Ôi loài yêu nữ của mong chờ.
Sao em im lặng nhìn ta thế?
Chẳng lẽ tìm nhau lại hững hờ!
Hãy lại gần ta trong phút giây,
Cho ta ôm trọn cánh tay này
Khẽ ru ta ngủ lời ân ái,
Kẻo sớm mai về giấc mộng bay!
Em dẫu cùng ta rẽ lối về,
Sao hồn ta vẫn mãi đam mê ?
Cho dòng nhung nhớ thành khô héo
Ðể khối tình vương buổi hẹn thề!



TÌNH MỘNG


Chắc kiếp trước còn nợ nhau chưa trả ?
Em về đâu tình vương giấc xót xa.
Chiều nhạt nắng chiếc lá vàng úa lả
lRơi bên đời làm ngất mộng hồn ta !
 

BÂNG KHUÂNG

Em thoáng mộng hay ngày xanh vương nắng ?
Chiều ngang qua ta bỗng chút hương say !
Con đường cũ quán chờ nhau đã vắng
Tình bay xa, ngàn nỗi nhớ rơi đầy !
 
 
ĐÊM MƠ
 



 
Trăng đêm bàng bạc cõi tình
Vàng không gian mộng, lung linh sóng đời.
Ngoài hiên chiếc lá thầm rơi,
ta mơ tìm lại khoảng trời mong manh.
Về đây vẫn bước độc hành
Màu xưa, kỷ niệm đã xanh kiếp nào?
Hàng bông giấy, dáng xanh xao!
Nhìn quanh rất lạ xiết bao ngậm ngùi!
Người quen dấu mặt sống chui,
Một thời, chẳng lẽ niềm vui bẽ bàng?!
Đàn khuya réo khúc dở dang...
Tình xưa vương vấn mọc hoang bên đường!
Vói trăng tưởng bóng quê hương ,
Ngờ đâu Nước cũng sầu thương mấy bờ!
Tha hương nỗi nhớ thành thơ,
Gởi về phương đó giấc mơ đá vàng!

Đỗ Bình

 

 HAI MÀU HOA PHƯỢNG,

Bên nhà phượng đỏ đầy sân,
Bên đây phượng tím bâng khuâng nhớ về,
Gió đưa cánh phượng đê mê,
Hồn mang nặng mối tình quê dạt dào,
Bay bay chiếc lá nghiêng chao,
Vào trong ký ức ngọt ngào mẹ ru,
Bờ dâu tiếng võng sương mù,
Mắt ai ứa lệ thiên thu nỗi sầu,
Chia tay sóng biếc giang đầu,
Viễn du kiếp sống phai màu thời gian,
Vì đâu muôn lối trái ngang,
U hoài vạn cổ ngỡ ngàng riêng ta,
Càng gần mới biết càng xa,
Tương tư dẫn lối xót xa đưa đường,
Trong lòng ấp ủ yêu thương,
Vì sao nín lặng vấn vương không lời…!

Liverpool.9-11-2014.
Song Như.
 
 
Thu*? hoi xem cac em o My nay biet doc, viet', noi'
tieng Viet co' nhieu khong?
nhat la` o nhung noi ddo^ng nguoi VN ?

Moi click links xem nhieu` canh dep & thuong thuc nhac
My~ thay doi khong khi!!!

​​*  Scenery 27  TEXAS (1) 
​​
​​
​​
​​
​​

​​

​​

​​

​​

​​

​​

​​

​​

​​

​​
 * Scenery 32  - TEXAS (2) 
​​
​​
​​
 
TH

​​
----- Forwarded Message -----
   Subject: [NguoiTyNan] Đại Diện ViDan Foundation trở lại Cambodia
 


 
 
 
Houston, TX – Vào cuối tháng 10/2014, ông Nguyễn Công Bằng đã đại diện Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân (ViDan Foundation) trở lại Cambodia để thăm viếng các chương trình trợ giúp giáo dục do Hiệp Hội hợp tác thực hiện, nhằm giúp cho gần 300 trẻ em nghèo có điều kiện đi học chữ. Tháp tùng chuyến đi lần này có nhà văn Tưởng Năng Tiến, người đã có nhiều sự quan tâm và yểm trợ cho các hoạt động thiện nguyện của Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) trong nhiều năm qua.
Theo lời chia sẻ của ông Nguyễn Công Bằng, hành trình của chuyến đi khởi đầu bằng một kỷ niệm khó quên khi hai người chọn chuyến bay có đoạn quá cảnh ở phi trường Tân Sơn Nhất “để có dịp trực tiếp nhìn lại một khoảng quê hương sau bao nhiêu năm không về lại được quê nhà…”
VDF_DSC01169.png
Ô. Nguyễn Công Bằng và NV Tưởng Năng Tiến ở phi trường TSN.
Trong hơn hai tuần lễ sinh hoạt ở Phnom Penh, Prey Veng và Kampong Chhnang, “phái đoàn” ViDan Foundation đã tiếp xúc và tiến hành các công việc thiện nguyện với một số tổ chức NGOs.
Nơi đến đầu tiên của chuyến công tác này là thăm viếng trường Việt ngữ đang được Hiệp Hội bảo trợ ở khu phà Hố Lương (Neak Loeung, Prey Veng), nơi đang dạy dỗ cho khoảng 150 em học sinh thuộc các gia đình người Việt nghèo khó đang cư ngụ trong vùng.
Từ trái: Thầy, Cô Giáo trường Việt ngữ Neak Loeung và đại diện ViDan Foundation
Từ trái: Thầy, Cô Giáo trường Việt ngữ Neak Loeung và đại diện ViDan Foundation
(Ảnh: VDF)
Sáng lập và điều hành trường này liên tục trong hơn ba mươi năm là thầy giáo Lê Văn Hiển. Dù bản thân bị khuyết tật ở chân song Thầy đã không quản ngại khó khăn, thiếu thốn để dạy chữ Việt cho nhiều ngàn trẻ trong hơn 30 năm qua. Theo lời Thầy, nhiều học sinh hiện nay là con, cháu của những đứa học trò trong giai đoạn đầu tiên.
Một trong các lớp học của trường Việt ngữ ở Neak Loeung
Một trong các lớp học của trường Việt ngữ ở Neak Loeung
(Ảnh: VDF)
Đặc điểm của trường là chỉ có hai lớp mà Thầy gọi là “lớp lớn”“lớp nhỏ”. Lớp lớn là những em đã biết đọc, biết viết và được Thầy dạy tiếp những gì Thầy dạy được; chứ không phân lớp thành lớp hai, ba, bốn… Lớp nhỏ là những em bắt đầu học chữ, kể cả những em chỉ ở độ tuổi mẫu giáo mà gia đình gửi vào để có điều kiện rãnh rỗi mưu sinh độ nhật. Kế đến, rất nhiều em học sinh đi bán hàng rong ở bến phà trước và sau giờ học của mình. Trường dạy sáu ngày mỗi tuần, mỗi ngày 5 giờ đồng hồ vào buổi chiều.
Kể từ khi được Hiệp Hội Vì Dân bảo trợ, gia đình các em không phải đóng “học phí” cho trường nữa, vốn chỉ có 100-200 ria/ngày (tương đương với 3-5 xu/ngày). Hiệp Hội đồng thời giúp các phụ huynh một phần sách vở cho các em học tập, và tổ chức phát quà mỗi khi có lễ lớn của dân tộc, như Trung Thu, Tết Nguyên đán.
Ô. Nguyễn Công Bằng và bà Judith Kunze thăm Trường Việt Ngữ Neak Loeung
Ô. Nguyễn Công Bằng và bà Judith Kunze thăm Trường Việt Ngữ Neak Loeung
(Ảnh: VDF)
Trong chuyến thăm khu Hố Lương lần này, phái đoàn có người đại diện cho hội MIRO và bà Judith Kunze - một người ngoại quốc đang làm việc thiện nguyện ở Cambodia. Nỗ lực không mệt mỏi của bà Judith là giúp cho những người Việt sinh ra trên đất Cambodia được hợp thức hóa tình trạng quốc tịch Cambodia, để thoát khỏi tình trạng mà các NGOs gọi là “stateless”.
Cũng trong chuyến thăm đồng bào ở Neak Loeung, phái đoàn đã có dịp thăm viếng và trợ giúp một ngân khoản nhỏ để mua tập vở cho lớp Việt ngữ của một chùa Phật giáo, và một lớp khác ở khu vực lân cận.
Sau chuyến thăm đồng bào ở tỉnh Prey Veng, phái đoàn đã lên đường về phía Bắc để đến một khu vực có 874 gia đình người Việt sinh sống, phần lớn bằng nghề cá, ở tỉnh Kampong Chhnang, cách Nam Vang khoảng 95km.
Cảnh sinh hoạt của một gia đình “ngư dân” nghèo ở làng Kandal.
Cảnh sinh hoạt của một gia đình “ngư dân” nghèo ở làng Kandal.
(Ảnh: VDF)
Vào tháng 07/2014, hội thiện nguyện MIRO đã xin phép chính quyền tỉnh và các cơ quan giáp dục sở tại để phối hợp với ViDan Foundation tiến hành chương trình dạy học cho 95 trẻ thơ thuộc các gia đình nghèo ở làng Kandal và Chong Koh thuộc huyện Phsar Chhnang.
SAMAKI_School.png
Khác với trường ở Neak Loeung, trường Samaki ở đây dạy lớp 1 và 2 theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục Cambodia vào buổi sáng, và dạy Việt ngữ vào buổi chiều. [xem tin]  Toàn bộ chi phí hoạt động được sự bảo trợ của ViDan Foundation.
Điểm khác biệt đáng khích lệ là nhờ sự vận động pháp lý của hội MIRO, các học sinh của trường đã được chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận (tương đương với giấy khai sinh) để các trẻ thơ này được phép ghi danh học ở trường theo hệ thống công lập -- một sự tiến bộ lớn so với thực tế hiện thời là hầu hết trẻ sinh ra ở Cambodia đều không được công nhận quốc tịch Khmer, hay được cấp giấy khai sinh chính thức
Ảnh kỷ niệm cùng một số học sinh trường Samaki.
Ảnh kỷ niệm cùng một số học sinh trường Samaki.
(Ảnh: VDF)
Cùng ngày với chương trình thăm viếng trường Samaki, phái đoàn đã phát gần 130 phần gạo (mỗi bao 10kg) cho các gia đình nghèo khổ trong khu vực, và hàng trăm bọc kẹo cho các cháu học sinh, trẻ nhỏ. Món quà thiết thực này được sự bảo trợ của Bác sĩ Kenneth Nguyen ở California.
Phát gạo cho người nghèo. Quà của Bác sĩ Kenneth Nguyen.
Phát gạo cho người nghèo. Quà của Bác sĩ Kenneth Nguyen.
Phát gạo cho người nghèo. Quà của Bác sĩ Kenneth Nguyen.
(Ảnh: Quốc Việt)
Những gia đình không đến địa điểm trường Samaki để nhận gạo được thì phái đoàn đã được người đại diện chính quyền Cambodia ở địa phương giúp đưa đến từng bè để giao tận tay.
Theo lời chia sẻ của ông Nguyễn Công Bằng, nhu cầu trợ giúp xã hội và giáo dục cho các trẻ thơ Việt Nam ở Cambodia vô cùng lớn lao và chắc chắn là hoàn toàn nằm ngoài khả năng của Hiệp Hội. Tuy vậy, ông khẳng định rằng việc mở trường dạy các em học chữ là vô cùng cần thiết vì qua nỗ lực này, một số em sẽ may mắn được thoát dốt để có điều kiện tiến thân khá hơn là thế hệ cha mẹ. Ông hy vọng là thời gian tới sẽ có thêm nhiều tổ chức từ thiện đến Cambodia trợ giúp cho các đồng bào đang sống lưu lạc khốn khổ ở xứ này.
Viết theo lời chia sẻ của ông Nguyễn Công Bằng (từ Nam Vang).
Anh Trinh
 
Hiện nay, ông Nguyễn Công Bằng đang đến thành phố Melbourne và Sydney (Úc Châu) để chia sẻ về nỗ lực của Hiệp Hội. Xem nội dung.
Hình ảnh và chi tiết chuyến công tác dài hạn này sẽ được lần lượt phổ biến trên mạng: www.hoamai.us

 
Thư từ liên lạc và chi phiếu ủng hộ cho Hiệp Hội xin gửi đến:
ViDan Foundation Inc.
PO Box 842064, Houston, TX 77284-2064
Đồng bào muốn đóng góp qua hệ thống chuyển ngân PayPal có thể ủng hộ Hội qua địa chỉ email:  paypal@vidan.us
Mọi thắc mắc hay liên lạc xin vui lòng liên lạc cô Anh Trinh ở số điện thoại 713-391-9843 hoặc địa chỉ email: anhtrinh@hoamai.us

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire