Còn ai thích đối thơ đời nay với câu đối của Nguyễn Hữu Chỉnh đã đi vào lịch sử?
Mời quý anh chị đọc lại câu chuyện thơ văn.
Caroline Thanh Hương
Nguyễn Hữu Chỉnh
Nguyễn Hữu Chỉnh người xã Đông Hải, huyện Chân Lộc (nay là huyện Nghi
Lộc, Nghệ An). Trước theo Hoàng Đình Bảo (là cháu Hoàng Ngũ Phúc) đánh
giặc biển có công, đổi bổ sang quản lãnh đội Tuần hải, rồi chuyển bổ
quản lãnh cơ Tiền ninh thuộc trấn Nghệ An. Kế đó, kiêu binh nổi loạn ở
Thăng Long, giết Hoàng Đình Bảo và đang sắp sửa xốc vào Nghệ An thanh
trừng đám tay chân của quận Huy, quận Việp. Cái họa sát thân đã ở trước
mắt, Nguyễn Hữu Chỉnh liền bàn với Trấn thủ Nghệ An là Vũ Tá Dao - em rể
Hoàng Đình Bảo - viết mật thư "xui" hai tướng Hoàng Đình Thể và Khôi
Thọ - vốn là hai thuộc tướng của Hoàng Ngũ Phúc - chiếm lấy Thuận Hóa,
bản thân Vũ Tá Dao cũng chiếm lấy Nghệ An, đem binh lực ở hai đất ấy hợp
lại sẽ thoát khỏi họa hoạn. Vũ Tá Dao không dám theo, Nguyễn Hữu Chỉnh
bèn vượt biển chạy vào Quy Nhơn đầu hàng Nguyễn Nhạc. Về với Tây Sơn,
Nguyễn Hữu Chỉnh tỏ ra năng nổ trong việc giúp sức cho anh em Nguyễn
Nhạc, Nguyễn Huệ bình định Bắc Hà. Ông có công lớn trong việc đập tan cơ
đồ mấy trăm năm của họ Trịnh. Tiếp đến là hàng loạt sự kiện: Nguyễn Huệ
bí mật rút quân về Nam, Nguyễn Hữu Chỉnh xin đi theo, được cho giữ đất
Nghệ An; họ Trịnh khởi binh mưu nối lại ngôi Chúa, vua Lê gọi Nguyễn Hữu
Chỉnh về kinh thành bảo vệ, uy quyền của Nguyễn Hữu Chỉnh từ đấy lên
đến tột đỉnh; Nguyễn Huệ e ngại, sai Vũ Văn Nhậm đánh ra Bắc, Nguyễn Hữu
Chỉnh thua trận, bị bắt, và rồi: "Văn Nhậm kể tội Hữu Chỉnh là kẻ bất
trung, sai xé xác Hữu Chỉnh ở cửa thành để rao cho mọi người biết".
- Tương truyền, năm 10 tuổi Nguyễn Hữu Chỉnh đi học, thầy đồ bảo viết đôi câu đối Tết dán ngoài cổng, Chỉnh viết như sau:
- Mở khép càn khôn có ra tay mới biết
- Ra vào tướng tướng thử liếc coi
- Câu đối dán ở của phủ Đại Hưng:
Cuối năm 1786, khi quân Tây Sơn rút hết về Nam, tình hình Bắc Hà đã
rối ren lại càng thêm rối ren. Bấy giờ, Nguyễn Hữu Chỉnh ở Nghệ An, nhờ
có Hoàng Viết Tuyển và Nguyễn Như Thái giúp sức, thế lực ngày một mạnh.
Chúa Trịnh Bồng liền hạ lệnh cho các tướng đưa quân đi đánh Nguyễn Hửu
Chỉnh nhưng tất cả đều lần lượt bị thất bại. Trong lúc đó, Hoàng Tự Tôn
Lê Duy Kỳ đem quân đến đánh Đinh Tích Nhưỡng ở Hải Dương, chiến trận kéo
dài trong mấy tháng vẫn không phân thắng bại. Thạc Quận Công là Hoàng
Phùng Cơ, thấy chính sự rối bời, cũng kéo quân về Sơn Tây. Trịnh Bồng
sai Bùi Thế Toại đánh nhau với Nguyễn Hữu Chỉnh ở Nho Lâm, Đông Thành,
Nghệ An nhưng Bùi Thế Toại bị đại bại. Sau, Trịnh Bồng lại sai em là Kỳ
Quận Công đem quân đi đánh Nguyễn Hữu Chỉnh lần nữa, nhưng quân của Kỳ
Quận Công chẳng khác gì một lũ ô hợp, đã thế, lương thực không đủ, vũ
khí cũng thiếu thốn, cho nên, không thể đối đầu với lực lượng của Nguyễn
Hữu Chỉnh. Được thể, Nguyễn Hữu Chỉnh bèn ồ ạt cho tiến quân ra. Trịnh
Bồng hoảng sợ chạy trốn khỏi kinh thành Thăng Long. Bấy giờ, nhân thấy
phủ chúa không còn ai, Hoàng Tự Tôn liền bí mật sai người đến đốt hết
mọi dinh thự của nhà chúa. Lúc bấy giờ, các tướng của Nguyễn Hữu Chỉnh
bắt sống được tướng Dương Trọng Tế rồi đem giết, sau đó, bọn họ lại đem
quân đi đánh chúa Trịnh, khiến Trịnh Bồng phải một phen bôn tẩu rất gian
nan. Đến năm 1787, Thạc Quận Công Hoàng Phùng Cơ cũng bị bắt và bị bức
tử. Kể từ đó, uy danh của Nguyễn Hữu Chỉnh nhờ vậy mà nhanh chóng nổi
như cồn. Chỉnh nhân đó làm đôi câu đối mỉa mai Tự Hoàng như sau:
- Thiên hạ thất tự chung, chung thất nhi đỉnh an tại (Thiên hạ mất chuông chùa, chuông mất thì vạc dựa vào đâu)
- Hoàng thượng phần vương phủ, phủ phần tức điện diệc không (Hoàng Đế đốt phủ chúa, phủ cháy hỏi điện còn được chăng)
- Chuông đã mất thì vạc là thứ tượng trưng cho vương quyền cũng
không còn. Vua Lê dựa vào chúa Trịnh và chúa Trịnh cũng dựa vào vua Lê
để cùng tồn tại nhưng nay vua đốt phủ chúa thì cung điện của vua cũng
trơ. Câu đối nhận thức về mối tương quan chính trị đương thời chưa rõ
rệt lắm, nhưng chính nhờ nó mà hành vi của Tự Hoàng khiến cho đời đời
không quên.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire