Vì sao du khách nước ngoài chỉ đến VN một lần?
Hải Ninh, phóng viên RFA
Dự án về nâng cao năng lực du lịch trách nhiệm ở Việt Nam vừa đưa ra một báo cáo, theo đó, nói rằng chỉ 6% du khách nước ngoài quay trở lại Việt Nam lần hai. Cơ quan này đã đính chính thông tin trên tuy nhiên nó vẫn khiến câu chuyện về du lịch Việt Nam trở lại nóng hổi.
Một đi không trở lại
Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có
trách nhiệm với môi trường xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ vừa đưa
ra một báo cáo gây sốc. Theo báo cáo của họ, chỉ 6% du khách nước ngoài
cho biết sẽ quay trở lại Việt Nam lần hai. Dự án này thực hiện trưng cầu
ý kiến của 3.000 du khách nước ngoài ở 5 điểm du lịch chính là Sa Pa,
Hạ Long, Huế, Đà Nẵng và Hội An.
Con số 6% quá thấp này khiến nhiều người Việt Nam và
những người quan tâm tới ngành du lịch phải nóng mặt. Chẳng phải Việt
Nam vẫn được coi là nơi được ban phát danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp hay
sao? Trên mạng xã hội và các blog cũng bàn luận sôi nổi về báo cáo trên.
Nhiều người bắt đầu đổ lỗi cho những thiếu sót vẫn chưa tìm được cách
giải quyết như cơ sở hạ tầng, nạn chặt chém, trộm cướp đến mức công an
một thành phố lớn phải rải truyền đơn cảnh báo, vân vân.
Cũng có người bênh vực giới làm du lịch Việt Nam và
chỉ ra lỗ hổng của cuộc thăm dò trên, rằng nó thực hiện tại 5 điểm du
lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Họ nói rằng tất nhiên khi được hỏi có quay
trở lại những nơi này nữa hay không, họ sẽ nói không vì đã biết rồi. Hơn
nữa, khách phương Tây cũng muốn đi du lịch nhiều nơi khác nhau.
Đối tượng khách châu Á này có nhu cầu về mua sắm, vui chơi giải trí rất cao. Trong khi đó, ở Việt Nam những dịch vụ đó vẫn còn yếu so với Malaysia, Singapore và Thái Lan.
-Chị Phạm Kim
Những người làm du lịch Việt Nam thì khẳng định không
có chuyện đa số khách phương Tây không có thiện cảm với Việt Nam tới mức
một đi không trở lại như vậy. Ông Nguyễn Việt Dũng, giám đốc công ty du
lịch Discovery Indochina, cho hay khách Tây của công ty nếu không quay
lại thì cũng giới thiệu cho người thân, bạn bè về Việt Nam. Nhiều khách
Tây của công ty ông đến Việt Nam là do được giới thiệu truyền miệng như
vậy.
Chị Phạm Kim, hoạt động trong ngành du lịch đến 10 năm
nay, cho biết khách hàng của chị có người quay trở lại đến 4-5 lần, có
người yêu Việt Nam quá còn quay trở lại cả 9-10 lần. Chị nói:
“Số lượng khách quay lại Việt Nam là nhiều chứ không phải ít. Có những khách không quay lại thì họ giới thiệu cho bạn bè họ.”
Thiếu đủ thứ
Theo số liệu của tổng cục du lịch Việt Nam, khách du
lịch nước ngoài đến Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay là gần 6 triệu
lượt. Năm ngoái, con số này là khoảng 7,5 triệu lượt khách. Trong số
khách du lịch này, phần nửa là khách đến từ các nước châu Á như Trung
Quốc, Thái Lan... Những khách này phần lớn là một đi không trở lại.
Chị Phạm Kim cho hay:
“Đối tượng khách châu Á này có nhu cầu về mua sắm,
vui chơi giải trí rất cao. Trong khi đó, ở Việt Nam những dịch vụ đó vẫn
còn yếu so với Malaysia, Singapore và Thái Lan. Vì thế, những du khách
này chỉ đến một lần thôi và không quay trở lại. Họ đến Việt Nam để xem
có những danh lam thắng cảnh. Nếu để đi mua sắm, đi chơi thì họ trở lại
những nước khác.”
Trái lại, khách phương Tây rất yêu thích danh lam thắng cảnh Việt Nam thì gặp khó khăn về đi lại. Chị Kim cho biết:
“Chúng ta không có đường bay thẳng sang Việt Nam.
Thường thì họ sẽ phải quá cảnh qua Bangkok hay Singapore, Hong Kong. Vậy
nên, với họ như vậy là rất không tiện lợi và lại ảnh hưởng tới chi phí
cho chuyến đi đến Việt Nam của họ.”
Trong khi đó, chính phủ Việt Nam không có chính sách
cởi mở cho du khách. Điển hình là việc cấp thị thực du lịch khá rắc rối
và đắt đỏ. Du khách phải trả gần 50 đôla cho một lần vào Việt Nam, cao
hơn rất nhiều lần so với các nước láng giềng như Thái Lan hay Singapore.
Những người này thường chỉ yêu cầu khách nước ngoài trả từ 20-25 đôla
cho một lần vào nước họ. Chị Kim nói:
Các nước như Malaysia, Lào, Thái Lan và Singapore miễn thị thực cho rất nhiều khách của nhiều quốc gia khác nhau nhưng Việt Nam thì rất hạn chế.
-Chị Phạm Kim
“Các nước như Malaysia, Lào, Thái Lan và Singapore
miễn thị thực cho rất nhiều khách của nhiều quốc gia khác nhau nhưng
Việt Nam thì rất hạn chế. Vì thế họ đã không tạo được điều kiện thuận
lợi cho những khách muốn quay lại.”
Ngoài ra, du khách cũng than phiền rằng Việt Nam có nhiều danh thắng mà không biết giữ gìn và khai thác hợp lý. Chị Kim nói:
“Ví dụ như các bãi biển, mình lại cho xây các khu
nghỉ dưỡng, khách sạn một cách ồ ạt, dẫn tới việc các bãi biển không còn
nguyên sơ nữa. Chẳng hạn như bãi biển Múi Né, cách đây hơn chục năm nó
rất đẹp với những hàng dừa xanh trải dài, khách nhìn rất thích. Tuy
nhiên, khi du lịch phát triển thì bãi biển Mũi Né chỉ còn các khu nghỉ
dưỡng và khách sạn mà thôi. Các công trình xây dựng nó cũng làm mất đi
hồ nước tự nhiên ở trên dải đất khô ở Mũi Né.
Các điểm du lịch mới
Chị Phạm Kim cho biết khi trở lại Việt Nam lần hai,
các du khách cũng muốn tới những nơi vẫn còn đậm chất văn hoá như vùng
núi phía bắc thay vì các thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Chị Kim nói:
“Những năm gần đây, Sa Pa bị thương mại hoá nhiều
rồi thì du khách lại có xu hướng tìm về những vùng núi cao ở Đông Bắc,
Tây Bắc như Hà Giang. Bây giờ điểm thu hút khách mới là Hà Giang.”
Loại hình du lịch cộng đồng, hay tên tiếng Anh là
homestay, cũng vì thế cũng phát triển nhanh. Chẳng hạn như ở huyện Nậm
Đằm, Hà Giang, nhiều gia đình người dân tộc Dao mở cửa tư gia của họ để
đón khách tới thăm thú. Những vị khách này được phụ vụ ăn ngủ. Nếu
thích, họ có thể cùng làm việc với gia chủ.
Một người nước ngoài trên mạng Facebook cũng bình luận
rằng chỉ cần ra khỏi các đô thị lớn thôi, họ được tiếp xúc với những
người dân Việt chân chất, tốt bụng. Chị Kim cho biết đây cũng là một
hình thức mới, khiến nhiều du khách thích thú đón nhận.
BỌ LẬP QUÊ CHOA
Du lịch VN: tại sao “một đi không trở lại”?
Tin tức từ quechoa : Du lịch VN: tại sao “một đi không trở lại”? Cùng xem có gì hay nhé.
Gs Nguyễn Văn Tuấn/ FB Nguyễn Tuấn
Khi đọc xong bản tin này (“Chỉ 6% khách quốc tế quay lại
Việt Nam”, 1), phản ứng của tôi là nói thầm: “Đáng đời”. Gieo giống nào
thì gặt quả đó. Dịch vụ nghèo nàn và văn hoá ứng xử tồi tệ, thì dĩ
nhiên khách chỉ đi một lần và không hẹn ngày quay lại là đúng rồi. Thật
ra, con số 6% có lẽ còn cao, chứ trong thực tế có thể thấp hơn nữa. Cần
nói thêm rằng thống kê cho thấy 55% du khách đến Thái Lan là những người
đã từng đi du lịch Thái Lan trước đây. Con số của Thái Lan chắc phải
làm cho nhiều người trong kĩ nghệ du lịch VN xấu hổ.
Tôi là người Việt, cũng thương cái đất nước đó lắm,
mà khi đi du lịch thì cũng “một đi không trở lại”. Người Việt mà còn
thế, thì chuyện người nước ngoài đến VN chỉ để biết 1 lần duy nhất cũng
không phải là điều quá ngạc nhiên. Việt Nam có đủ những yếu tố để xua
đuổi khách du lịch, và để họ có lí do để không quay trở lại.
Có những nơi tôi đi qua và rất muốn quay trở lại, nhưng
có những nơi mình thậm chí nghĩ thà đừng đến đó lần đầu làm gì. Một
trong những nơi tôi lúc nào cũng muốn quay lại là Thái Lan. Số liệu
thống kê nói rằng 55% các du khách đến Thái Lan là những người
“returnees” (tức đã từng ghé thăm Thái Lan trước đây). Còn có nơi tôi
không muốn quay lại là các nơi ngoài Bắc, đặc biệt là Vịnh Hạ Long, và
một số địa điểm trong Nam như Hà Tiên, Vũng Tàu, Mũi Né. Đó là những nơi
nguy hiểm cho du khách, những nơi mà đến đó chỉ chuốc lấy phiền phức và
sự bất tiện.
Tôi tự hỏi yếu tố gì làm cho mình thích quay lại hay
không muốn quay lại. Ngẫm nghĩ một hồi, tôi tự trả lời những yếu tố mang
tính môi trường du lịch như sau: không gian, phẩm chất nước uống và
nước dùng, phẩm chất cảnh quang thiên nhiên, phẩm chất không khí, mức độ
ồn ào, di sản văn hoá, và mức độ thân thiện của người dân địa phương.
Cũng có thể nghĩ đến những yếu tố mang tính kĩ thuật một chút như sự
chuyên nghiệp trong tổ chức tour, quảng bá, và phẩm chất “sản phẩm” du
lịch. Nếu xét qua những yếu tố trên, tôi nghĩ VN đều ở thế thua thiệt,
và Thái Lan ở thế thượng phong.
Không gian Việt Nam không có nhiều hấp dẫn như Thái Lan.
Đến VN, ngay ở các thành phố hay bất cứ khu đô thị nào, là chấp nhận
rủi ro. Rủi ro bị xe đụng, rủi ro bị trộm cướp, rủi ro bị chặt chém
trong các nhà hàng và khu du lịch. Ở nơi nào mà có du khách không dám
băng qua đường vì sợ bị xe cáng chết, và xe thì cũng chẳng buồn tình
nhường cho du khách một bước đi. Đó là nơi mà người ta bận bịu đến nỗi
chẳng quan tâm đến an sinh của du khách, thì đến đó làm gì cho phiền
phức.
Phẩm chất nước, nói thì đơn giản và chuyện nhỏ, nhưng
đối với người nước ngoài thì cả một vấn đề lớn. Chỉ cần dùng nước “bậy
bạ” thì bị “Tào Tháo” đuổi, và thế là cả chuyên đi xem như mất vui. Phải
nói thẳng là phẩm chất nước ở VN kém quá, kém đến nỗi du khách chỉ dùng
nước lọc trong chai. Mà, theo như báo chí phản ảnh, có khi nước lọc
trong chai cũng chưa chắc an toàn, bởi vì có những cơ sở dỏm làm nước
lọc giả hay nhái thương hiệu.
Còn vệ sinh ở VN là một cơn ác mộng. Đi tìm cầu vệ sinh
đã là khó, mà tìm được thì chưa chắc dùng được. Không dùng được vì quá
dơ bẩn. Dơ đến mức độ có người thà chịu đau chứ không dám đi cầu! Ở vài
nơi thì người ta tính tiền, hình như là 2000 đồng một lần đi. Thật hiếm
thấy nơi nào mà du khách đi cầu tiêu tiểu phải trả tiền. Số tiền chẳng
là bao nhiêu, nhưng nó nói lên cái thói thừa cơ hội để chặt chém của kĩ
nghệ du lịch VN và đất nước / con người Việt Nam.
Nước thì kém như thế, còn phẩm chất không khí thì cũng
đáng nói là tệ. Không khí và bầu trời ở VN tuy chưa xám xịt như ở Bắc
Kinh bên Tàu, nhưng ở các thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội thì đó là
một vấn nạn. Ô nhiễm không khí không phải chỉ khói xe, mà còn các hãng
xưởng ngày đêm xả khói thoải mái ngay trong nội thành! Du khách nước
ngoài, chỉ cần đến Sài Gòn, thấy người ta đeo khẩu trang đã ngạc nhiên,
nhưng nhìn thấy xe cộ phun khói mịt mù thì họ hiểu rõ tại sao. Ấn tượng
đầu đã không đẹp!
Mức độ ồn ào là một vấn đề lớn ở VN. Đi đâu, bất cứ nơi
nào, tiếng ồn đều theo đuổi du khách. Người ta đi du lịch là để tìm sự
thoải mái tinh thần và tìm nơi vắng vẻ, yên tĩnh. Nhưng đến VN thì khó
mà có sự yên tĩnh. Ngay cả ở những nơi êm đềm như Hội An mà du khách
cũng không được để yên, bởi vì cứ mỗi sáng, trưa và chiều là bị tra tấn
bởi cái loa phường. Thật hiếm thấy nơi nào trên thế giới mà người ta
“tra tấn” du khách như ở VN.
Phẩm chất cảnh quang thiên nhiên ở VN phải nói là không
cao, nếu không muốn nói là khá tồi tệ. VN chúng ta không có những đền
đài hoành tráng như Kampuchea, không có những cảnh thiên nhiên hùng vĩ
như Nam Dương, không có những cảnh trí mùa thu đẹp như mơ của Hàn Quốc,
không có những bãi biển trong xanh và mê hồn của Thái Lan. Nói chung, VN
không có những cảnh thiên nhiên đẹp như chúng ta tưởng.
Cảnh quang thiên nhiên kém nước khác đã đành, nhưng con
người còn làm cho cảnh quang tồi tệ hơn vì … rác. Nhìn rác rưởi trên
đường phố thì đã thất kinh hồn vía, nhưng khổ nỗi là đi đâu cũng thấy
rác, từ những nơi trong thành phố đến những nơi dành cho du khách đều có
rác. Thật ra, nơi nào có nhiều du khách, nơi đó có rác nhiều hơn! Cả
nước có thể xem như một thùng rác khổng lồ. Rác đang giết các danh lam
thắng cảnh của VN. Có thể nói không ngoa rằng Hà Tiên đã chết, Đồ Sơn đã
chết, Vịnh Hạ Long đang chết, Nha Trang đang chết, Phú Quốc đang sắp
chết vì rác.
Còn nói về di sản văn hoá, thì đó là một câu chuyện
buồn. Một anh bạn tôi nhận xét rằng Việt Nam đã trải qua ba thời kì đập
phá. Thời kì thứ nhất là sau khi mấy ông cách mạng cướp được chính
quyền. Lần thứ hai là Cải cách ruộng đất. Lần thứ ba là miền Nam lãnh
đủ. Thật ra, phải kể đến lần thứ Tư nữa, đó là phong trào nhân danh
“trùng tu” để đập phá đền chùa để xây cái mới. Sau bốn đợt đập phá như
thế thì thử hỏi VN còn gì để gọi là “di sản văn hoá”. Thử đi thăm Hoàng
Thành ở Huế thì biết người ta trùng tu rất quái đản, mới và cũ chẳng ra
thể thống nào cả. Thay vì làm cột bằng gỗ, người ta làm bằng … xi măng
giả gỗ! Tương tự, các đền thờ của danh nhân như Nguyễn Trãi cũng làm như
thế. Do đó, di sản văn hoá của VN cho du khách coi như không có gì đáng
kể hay đáng so sánh với các nước chung quanh.
Du khách đến VN là chấp nhận sự phiền toái. Phiền toái
từ những đội quân bán hàng rong, bán vé số, và những nhóm du côn. Có lần
tôi đi chơi bãi biển Vũng Tàu nhân ngày cuối tuần mà không bao giờ nghĩ
đến ngày ghé đó lần thứ hai. Ở những khu nổi tiếng thì chỉ thấy người
ta ăn nhậu bừa bãi ở ngay bãi biển. Ở nơi xa xa một chút, tưởng rằng sẽ
được yên tĩnh, nhưng đâu ngờ cũng bị các nhóm ngoài Bắc vào chiếm dụng.
Họ rất hung dữ. Đến nỗi có khách đứng dựa một cây để hóng mát mà cũng bị
đuổi vì đó là nơi đã … đăng kí. Còn các nhóm bán cua ghẹ ở biển, toàn
dân nói tiếng Bắc, thì kinh khủng quá. Họ tự họ giết chết Vũng Tàu. Và,
những đồng môn họ cũng đang giết chết Hạ Long bằng những thủ đoạn chặt
chém du khách. Mới năm ngoái , anh bạn tôi tổ chức tiệc cho đoàn do anh
ấy bảo trợ trong một nhà hàng có tiếng ở Vịnh Hạ Long, đến khi nhận cái
bill tính tiền thì mới biết là bị chặt chém. Còn ra đường phố Hạ Long,
dù chỉ uống nước mía hay cà phê, thì chặt chém là bình thường, nhất là
du khách nói giọng miền Nam. Còn ở trong Nam, đến hầu như bãi biển nào
cũng phải thuê dù che! Ngồi chưa yên đã có một đội quân đến chèo kéo mua
hàng. Tuy nhiên, điều an ủi là các đội quân chèo kéo trong Nam có vẻ
không hung dữ như ngoài Bắc. Do đó, có thể nói mức độ thân thiện của
người dân địa phương là rất rất thấp.
Đó là những yếu tố mang tính môi trường bất lợi cho du
lịch VN, nhưng các vấn đề kĩ thuật và tổ chức còn là những yếu tố làm
cho khách “một đi không trở lại”. Sản phẩm du lịch thì nghèo nàn (nhưng
có công ti cố gắng làm mới và cải tiến). Cách tổ chức luộm thuộm. Thậm
chí có công ti còn bán du khách cho các nhóm khác! Đó là chưa nói du
khách còn bị tẩy não, tuyên truyền rất thấp. Đến những địa điểm như viện
bảo tàng, nhà tù nổi tiếng, du khách sẽ được nghe hướng dẫn viên ca
ngợi công đức trời biển của đảng, hành động anh hùng vĩ đại chỉ có dưới
vòm trời Việt, và nghe người ta xuyên tạc chửi bới Mĩ Nguỵ như thế nào.
Thử hỏi nếu bạn là người Mĩ mà nghe nói thế thì bạn có muốn ghé thăm VN
một lần nữa? Thật là ngây thơ để nghĩ [ai cũng thấp như mình] rằng “mấy
thằng Tây nó biết gì đâu”. Nói chung, tính chuyên nghiệp của phần lớn
các công ti du lịch rất thấp.
Với những vấn đề trên, tôi nghĩ chẳng ai ngạc nhiên khi
thấy du khách không có ý định đến Việt Nam lần thứ hai. Họ chỉ đi một
lần cho biết, sau đó thì âm thầm nói lời tạm biệt. Ngoài ra, còn phải
nói thêm về giá cả quá đắt ở VN, làm cho người ta phải so sánh. Đi du
lịch ở Thái Lan, người ta được chào đón một cách thân thiện và chuyên
nghiệp, mà giá cả lại rất phải chăng, vậy thì tại sao phải đi VN để
vướng vào phiền toái mà còn bị nâng giá một cách quá đáng. Đã nghèo,
cảnh quang thì dơ bẩn, dịch vụ thì kém chất lượng mà lại làm chảnh bằng
cách nâng giá! Kĩ nghệ du lịch VN tự làm khó họ. Thật ra, ngay cả người
Việt ở trong nước cũng nói rằng họ đi du lịch ở Thái Lan còn rẻ hơn đi
du lịch ở VN. Còn người Việt ở nước ngoài họ chỉ về thăm bà con thân
nhân rồi mua các tour đi du lịch Thái Lan chứ không dám đi du lịch ở VN.
Nói cách khác, kĩ nghệ du lịch VN đã thua ngay trên sân nhà. Nếu không
có một cuộc làm mới và cải cách thì VN sẽ còn thua nữa.
Theo FB Nguyen Tuan
(1) http://dulich.tuoitre.vn/…/chi-6-khach-quoc-te-…/666247.html
Rất nhiều du khách quốc tế đã xem VN là điểm đến chủ yếu “để cho biết”, nghĩa là tới một lần và không muốn quay trở lại.
Số ngày khách quốc tế lưu lại vịnh Hạ Long rất ngắn - Ảnh: D.Đ.M
Trent, một thầy giáo người Mỹ đang dạy tiếng Anh ở Trung Quốc, thường
dành thời gian để đi du lịch các nước châu Á vào mỗi dịp nghỉ lễ, nghỉ
phép. Hồi đầu năm nay, anh dành một tuần tham quan VN, sau đó qua Thái
Lan. Đây là lần đầu anh đến VN nhưng đã lần thứ hai tới Thái Lan. Dịp
nghỉ tết năm nay, Trent lại có kế hoạch trở lại Thái Lan lần nữa để đi
chơi đảo. Hỏi sao không đến VN, vì còn nhiều điểm đến ven biển đẹp không
thua gì Thái Lan, Trent nói ở Thái Lan anh được đi du lịch một cách
đúng nghĩa. “Thoải mái vui chơi thâu đêm suốt sáng, không lo sợ cướp
giật; dịch vụ tuyệt vời, phong cảnh đẹp và đặc biệt cái gì cũng rẻ”,
Trent trả lời. Ngoài ra, Malaysia cũng là nước ở Đông Nam Á mà anh đã du
lịch hai lần.
Loại hình du lịch phổ biến nhất ở VN hiện nay
vẫn là tham quan, ngắm cảnh... Chẳng có khách nào muốn ngắm một khung
cảnh nhiều lần. Chưa nói, cảnh quan ngày càng mất vẻ hoang sơ và xuống
cấp chứ không phải đẹp hơn
Ông Phạm Văn Du, Giám đốc Công ty du lịch Xuân Nam
Trent là một trong số rất nhiều du khách đến VN một lần sau đó không
muốn quay lại. Mới đây, Chương trình Phát triển du lịch có trách nhiệm
với môi trường và xã hội (Dự án EU) khảo sát trên 3.000 du khách nội địa
và quốc tế ở 5 điểm đến chính của VN, thu hút phần đông du khách là Sa
Pa, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng và Hội An. Kết quả cho thấy khoảng 90% khách
quốc tế lần đầu tiên đến thăm VN; lượng khách quốc tế quay lại các điểm
này rất thấp, chỉ khoảng 6%. Thời gian lưu trú của khách quốc tế cũng
không cao, ở Đà Nẵng và Hội An trung bình 4,5 đêm; còn ở Huế, Sa Pa và
Hạ Long chỉ từ 1,5 đến 2,5 đêm.
Ông Trần Vĩnh Lộc, Giám đốc Công ty du lịch Lạc Hồng Voyages, ví von
một quán cà phê hay một nhà hàng khi mở cửa kinh doanh bao giờ cũng mong
muốn gặp lại những vị khách quen. Vì thế, khách luôn được tiếp đón và
phục vụ tốt nhất có thể để mong họ quay lại lần sau. Tương tự, trong
kinh doanh du lịch, đối với nhiều nước trên thế giới, khách đến lần hai,
lần ba... rất quan trọng và trở thành một trong những tiêu chí để đánh
giá điểm đến đó có hấp dẫn hay không. Mức độ hấp dẫn này bao gồm cả cảnh
quan thiên nhiên, môi trường, dịch vụ, sản phẩm du lịch. Nhưng ở VN,
ngành du lịch quá tập trung thu hút khách mới đến lần đầu mà không quan
tâm đúng tới lượng khách quay trở lại. Do đó, chỉ 6% khách quốc tế quay
trở lại VN là một lời cảnh báo cần thiết. Bởi so với các nước trong khu
vực, tỷ lệ này là rất thấp. Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, khách quốc
tế quay lại nước này lần hai, lần ba... đạt tỷ lệ 13% với thời gian lưu
trú trung bình 10 ngày. Riêng khách VN quay lại Thái Lan hơn 14%, thời
gian lưu trú 7 ngày.
Ám ảnh hàng rong, nghèo nàn sản phẩm
Ông Phan Xuân Anh, giám đốc một doanh nghiệp lữ hành chuyên đón khách
tàu biển quốc tế, cho rằng có quá nhiều nguyên nhân để lý giải vì sao
du khách không muốn quay lại VN. Về an ninh trật tự, hàng rong chèo kéo,
ăn xin và cướp giật là nỗi ám ảnh với du khách. Ở vịnh Hạ Long, suốt
nhiều năm vẫn không giải quyết được nạn hàng rong. Có hôm, khách đang
ngồi trên tàu ngắm cảnh thì thuyền chở người bán hàng rong áp vào rồi
người bán trèo lên tàu để tiếp cận du khách. Thế nhưng, chủ tàu không
dám lên tiếng vì sợ bị trả thù. Người bán hàng rong cứ thế đặt rổ hàng
lên đùi khách đến khi nào chịu mua mới thôi. Ở TP.HCM, tại khu vực trung
tâm không có chỗ cho xe đậu chờ khách sau khi tham quan. Mỗi khi thả
khách xuống, tài xế phải đi thật xa để chờ, còn khách tham quan xong có
khi đợi hàng chục phút dưới nắng, thậm chí dưới mưa, để xe tới đón.
Khách đứng chờ như vậy sẽ lọt vào tầm ngắm của bọn cướp giật, thành mục
tiêu của những người bán hàng rong, đồ lưu niệm...
Vào ban đêm, du khách ở VN thường không có chỗ để đi chơi. Ngay như
TP.HCM, thường khách xem chương trình múa rối nước xong là về khách sạn
ngủ. Du lịch VN không có nhiều sản phẩm, bao năm cũng chỉ với những
“món” đó. Việc quản lý ở các điểm du lịch cũng không tốt, chẳng hạn với
một món hàng nhưng chỉ cách nhau vài bước lại bán giá quá khác nhau. Có
chỗ như vịnh Hạ Long, thuê cùng một loại thuyền ở trong vịnh để đi tham
quan thì giá 20 - 30 USD/người, còn ra ngoài vịnh thuê thì chỉ 6 - 7
USD/người.
“Tất cả những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt đó lại trở nên to tát
vì khách có ấn tượng không tốt về điểm đến. Ngành du lịch VN có chú
trọng đến tiếp thị, quảng bá để thu hút du khách quốc tế, nhưng lại
không có chiến lược để giữ chân khách ở lại lâu hơn và quay lại nhiều
lần hơn”, ông Anh phát biểu. Nhiều chuyên gia về du lịch cũng đồng tình
khi cho rằng, điểm đến VN không thuộc dạng “càng ở lâu càng thấy thú
vị”. Vì thế, phải làm cho điểm đến trở nên hấp dẫn không chỉ ở cảnh quan
mà cả bảo vệ môi trường, đa dạng hóa dịch vụ vui chơi, giải trí; kết
nối hàng không thuận lợi; hạ tầng du lịch trong nước đồng bộ và an ninh
trật tự đảm bảo.
Còn theo ông Phạm Văn Du, Giám đốc Công ty du lịch Xuân Nam, cho đến
nay VN vẫn là điểm đến “đi để cho biết” của du khách quốc tế. “Du lịch
các nước trong khu vực đã thoát ra khỏi tình trạng sơ khai này để trở
thành một điểm đến của khám phá, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hưởng
thụ, chữa bệnh. Như Thái Lan đã phát triển thành một ngành công nghiệp
du lịch. Trong khi điểm đến VN chưa đáp ứng được các điều kiện cần thiết
để hình thành một nền công nghiệp du lịch dù đã gần 30 năm phát triển”,
ông Du nói và phân tích: “Loại hình du lịch phổ biến nhất ở VN hiện nay
vẫn là tham quan, ngắm cảnh. Ở các nước, nếu chỉ phát triển loại hình
du lịch này thì tỷ lệ quay lại của khách rất thấp, bởi chẳng có khách
nào muốn ngắm một khung cảnh nhiều lần. Chưa nói, cảnh quan ngày càng
mất vẻ hoang sơ và xuống cấp chứ không phải đẹp hơn”.
Du lịch Việt Nam: Vì sao du khách “một đi không trở lại”?
Tags: Việt Nam, Hàn Quốc, HDV Việt, Vĩnh Hảo, tổng cục du lịch, công ty du lịch, khách du lịch, không trở lại, các công ty, khách nước ngoài, du khách, lễ hội, chương trình, quốc tế, vì sao, đến
Cảnh chèo kéo làm phiền lòng du khách.
Ngày 11/11 vừa qua, vị
khách quốc tế thứ 3 triệu trong năm 2005 đã đặt chân đến VN. Như vậy,
mục tiêu đón 3,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm nay chắc
chắn đạt và rất có thể vượt (đến 3,5 triệu). Tuy nhiên, có đến 70-80% du
khách quốc tế không quay trở lại VN lần thứ hai. Vì sao?
Tổ chức Tour không trung thực
Nhiều du
khách và ngay cả những hãng lữ hành có tên tuổi đang “kêu trời” về tình
trạng hàng loạt công ty lữ hành không phép, hoạt động chui... đã dẫn đến
chất lượng tour bị giảm sút.
Hiện
nay, trong Luật Du lịch, các quy định xử phạt công ty du lịch về hành
vi kinh doanh lữ hành cắt xén hoặc thay đổi hành trình du lịch, phương
tiện du lịch và các chế độ phục vụ trái với hợp đồng đã ký còn quá nhẹ.
Nhiều công ty thường xuyên dùng chiêu quảng cáo ở khách sạn 3 sao nhưng đưa khách đến 1 sao, 2 sao...
Trong đơn khiếu nại, một người dân ở Q.1 - TPHCM, phản ánh: Gia đình ông
đăng ký đi tour Cà Ná - Vĩnh Hảo - Cù lao Câu thời gian 2 ngày 1 đêm
với công ty Du lịch S.N. Trong “chào tour”, khách được tắm biển Cà Ná,
tham quan Cù lao Câu, tắm bùn khoáng và tham quan suối Vĩnh Hảo... Thế
nhưng hướng dẫn viên đã tự ý thay đổi chương trình tham quan Cù lao Câu
bằng tham quan vịnh Vĩnh Hy, cắt hẳn chương trình tham quan suối Vĩnh
Hảo, không cho tắm bùn khoáng...
Khách thắc
mắc thì hướng dẫn viên trả lời: “Phải rút ngắn chương trình tham quan
để các bác có thời gian đi mua sắm!”. Cả đoàn ai cũng bực mình, cảm giác
như mình bị lừa.
Một số
công ty bán tour 5 ngày 4 đêm nhưng khởi hành vào buổi chiều ngày đầu và
đi về vào sáng sớm của ngày cuối nên thực chất chương trình tham quan
chỉ có 3 ngày... như vậy thực chất là "chặt chém" giá tour.
Một quan
chức Tổng cục Du lịch thừa nhận một hiện tượng khác phổ biến hiện nay đó
là cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp du lịch. Ngoài ra,
cũng liên quan đến các doanh nghiệp đó là dịch vụ kém, ảnh hưởng đến
quyền lợi của khách du lịch.
Nhiều nơi,
do hiện tượng nâng giá, ép khách du lịch đã bị khách du lịch quay lưng.
Đấy là chưa nói đến chuyện các công ty du lịch chưa biết cách bảo vệ
khách trước đội quân đeo bám bán hàng rong lừa đảo.
Lễ nhiều, hội ít
Nhắc đến
Malaysia là người ta nhớ đến lễ hội "Sắc màu Malaysia", Thái Lan là lễ
hội "Tạt nước", Indonesia là những lễ hội dân gian ở đảo Bali xinh
đẹp... Nhắc đến Việt Nam, gần như du khách nước ngoài không ai nhớ được
cụ thể lễ hội đặc sắc nào.
Khoảng 6
năm nay, kể từ khi Tổng cục Du lịch phát động chương trình hành động
quốc gia về du lịch, mỗi năm cả nước diễn ra trên 300 lễ hội lớn nhỏ,
(riêng tháng 2 có đến 120 lễ hội). Thế nhưng ngay cả những lễ hội lớn
như Nha Trang Festival biển, Festival Tây Nguyên, Giỗ tổ Hùng Vương,
Liên hoan văn hóa du lịch Đà Nẵng, Hạ Long, Trái cây Nam Bộ... cũng chưa
gây được ấn tượng đặc sắc. Điều này thể hiện qua doanh thu cũng như
lượng khách nước ngoài đăng ký tour ở các công ty du lịch còn hạn chế.
Lý giải
nguyên nhân, nhiều du khách cho rằng: "Các chương trình lễ hội hiện nay
chưa đúng nghĩa lễ hội thật sự, "lễ" thì nhiều mà "hội" chẳng bao nhiêu
nên chưa cuốn hút được du khách nước ngoài".
Một người
khác thẳng thắn: "Tôi khẳng định chưa có lễ hội nào thật sự mang lại
hiệu quả cho ngành du lịch, nó chỉ mới dừng lại ở tầm phục vụ người dân
địa phương. Lễ hội cứ diễn ra một cách manh mún, hết nơi này làm đến nơi
kia làm, chưa có sự tập trung phối hợp để nâng cao quy mô. Tất cả đều
chưa thể hiện tính chuyên nghiệp...”.
Cách mà
Malaysia, Indonesia, Thái Lan... tổ chức lễ hội rất bài bản, chương
trình được gửi cho tất cả các doanh nghiệp lữ hành các nước từ đầu năm.
Gần đến lễ hội, họ gọi điện thoại đến từng công ty "nhắc nhở" đưa các
chương trình lễ hội vào tour... Những điều này rất đáng để ngành du lịch
nước ta tham khảo.
Hướng dẫn viên “chui”
Ngay sau
khi VN miễn thị thực nhập cảnh, lượng khách du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc đổ vào VN tăng đáng kể. Trong khi đó, số lượng hướng dẫn viên
(HDV) có thẻ hướng dẫn tiếng Hàn, Nhật hay Trung lại vẫn quá hiếm.
Theo Tổng
cục Du lịch, mỗi năm Tổng cục chỉ cấp không quá 30 thẻ cho HDV tiếng
Hàn, trong khi khách Hàn lại chủ yếu dùng bản ngữ. Tương tự, chỉ có 17%
HDV du lịch biết tiếng Trung, trong khi lượng du khách đến từ Trung Quốc
đang chiếm 27% thị phần du lịch.
Thực tế đó
dẫn đến kiểu làm HDV mới gọi là “sitting guide”, được định nghĩa là HDV
người Việt có thẻ hướng dẫn tiếng Anh, được các công ty lữ hành thuê để
đi cùng tour với khách Hàn (hay Nhật, Trung) và HDV của họ.
Nhiệm vụ
của HDV người Việt đơn giản chỉ ngồi một chỗ, không mở miệng, không mua
bán. Đến lúc bị kiểm tra, HDV Việt xuất trình thẻ ra là xong. Trung bình
HDV Việt nhận 250.000 đồng/ngày, còn lại mọi khoản từ thù lao chính đến
phụ phí HDV ngoại làm tất.
Việc bán
danh (cho thuê thẻ) nhằm giúp các công ty lữ hành lách luật (Ví dụ: Phải
có thẻ HDV tiếng Hàn mới được hướng dẫn đoàn khách Hàn Quốc), đang tạo
nên bầu không khí thiếu lành mạnh trong ngành du lịch VN. Điều đáng nói
là lẽ ra HDV Việt đóng vai trò chủ đạo và HDV ngoại chỉ là phiên dịch
thì ở đây HDV nội lại trở thành người đóng thế bất đắc dĩ.
Một quan
chức Tổng cục nói: “Đáng tiếc là chúng ta thực hiện miễn visa cho họ
trong khi lại chưa chuẩn bị thật tốt điều kiện trong nước”. Trong cuộc
làm việc gần đây cùng Tổng cục Du lịch, Sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội đề
nghị cấp giấy phép tạm thời cho HDV Hàn Quốc để họ có thể hoạt động du
lịch tại VN.
Tuy nhiên,
Tổng cục Du lịch VN khẳng định: Chỉ khi nào một doanh nghiệp Hàn Quốc
liên doanh với đơn vị du lịch trong nước thì đội ngũ HDV mới có thể hoạt
động danh chính ngôn thuận. Hiện về nguyên tắc HDV Hàn Quốc chỉ đóng
vai trò phiên dịch giữa HDV VN và du khách mà thôi.
Bên cạnh
vấn đề ngoại ngữ, thì trình độ văn hoá của các HDV du lịch cũng còn yếu.
Hiện nay, các điểm du lịch của VN đều gắn với văn hoá dân tộc. Nhưng
HDV mới chỉ hoàn thành tốt việc chọn điểm du lịch, khách sạn, giới thiệu
món ăn…mà chưa giới thiệu được nét văn hoá độc đáo của các miền. Một
nhân viên Cty XNK Du lịch Hồ Gươm đúc rút: “Các HDV du lịch hiện nay
nhìn chung rất năng động nhưng hạn chế lớn nhất của họ chính là thiếu
kiến thức văn hoá, lịch sử”...
VN được các
chuyên gia du lịch thế giới đánh giá có tiềm năng trở thành điểm đến hấp
dẫn đứng hàng thứ 4 thế giới vào năm 2010. Để đạt được điều này, theo
các chuyên gia du lịch, Tổng cục Du lịch còn phải làm rất nhiều việc,
trong đó riêng với các lễ hội, phải đầu tư trọng tâm nhằm mục tiêu thu
hút du khách nước ngoài chứ không nên dàn trải như hiện nay.
Chương trình lễ
hội trong năm cần được lên kế hoạch và tiến hành quảng bá rộng rãi cho
khách du lịch nước ngoài biết từ đầu năm thông qua website, báo chí...
Du khách nước ngoài rất kỹ tính, họ luôn có kế hoạch trong năm rõ ràng
là đến đâu, làm gì và xem gì.
Nguyễn Hiền
Rất nhiều du khách quốc tế đã xem VN là điểm đến chủ yếu “để cho biết”, nghĩa là tới một lần và không muốn quay trở lại.
Số ngày khách quốc tế lưu lại vịnh Hạ Long rất ngắn - Ảnh: D.Đ.M |
|
Ông Trần Vĩnh Lộc, Giám đốc Công ty du lịch Lạc Hồng Voyages, ví von một quán cà phê hay một nhà hàng khi mở cửa kinh doanh bao giờ cũng mong muốn gặp lại những vị khách quen. Vì thế, khách luôn được tiếp đón và phục vụ tốt nhất có thể để mong họ quay lại lần sau. Tương tự, trong kinh doanh du lịch, đối với nhiều nước trên thế giới, khách đến lần hai, lần ba... rất quan trọng và trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá điểm đến đó có hấp dẫn hay không. Mức độ hấp dẫn này bao gồm cả cảnh quan thiên nhiên, môi trường, dịch vụ, sản phẩm du lịch. Nhưng ở VN, ngành du lịch quá tập trung thu hút khách mới đến lần đầu mà không quan tâm đúng tới lượng khách quay trở lại. Do đó, chỉ 6% khách quốc tế quay trở lại VN là một lời cảnh báo cần thiết. Bởi so với các nước trong khu vực, tỷ lệ này là rất thấp. Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, khách quốc tế quay lại nước này lần hai, lần ba... đạt tỷ lệ 13% với thời gian lưu trú trung bình 10 ngày. Riêng khách VN quay lại Thái Lan hơn 14%, thời gian lưu trú 7 ngày.
Ám ảnh hàng rong, nghèo nàn sản phẩm
Ông Phan Xuân Anh, giám đốc một doanh nghiệp lữ hành chuyên đón khách tàu biển quốc tế, cho rằng có quá nhiều nguyên nhân để lý giải vì sao du khách không muốn quay lại VN. Về an ninh trật tự, hàng rong chèo kéo, ăn xin và cướp giật là nỗi ám ảnh với du khách. Ở vịnh Hạ Long, suốt nhiều năm vẫn không giải quyết được nạn hàng rong. Có hôm, khách đang ngồi trên tàu ngắm cảnh thì thuyền chở người bán hàng rong áp vào rồi người bán trèo lên tàu để tiếp cận du khách. Thế nhưng, chủ tàu không dám lên tiếng vì sợ bị trả thù. Người bán hàng rong cứ thế đặt rổ hàng lên đùi khách đến khi nào chịu mua mới thôi. Ở TP.HCM, tại khu vực trung tâm không có chỗ cho xe đậu chờ khách sau khi tham quan. Mỗi khi thả khách xuống, tài xế phải đi thật xa để chờ, còn khách tham quan xong có khi đợi hàng chục phút dưới nắng, thậm chí dưới mưa, để xe tới đón. Khách đứng chờ như vậy sẽ lọt vào tầm ngắm của bọn cướp giật, thành mục tiêu của những người bán hàng rong, đồ lưu niệm...
Vào ban đêm, du khách ở VN thường không có chỗ để đi chơi. Ngay như TP.HCM, thường khách xem chương trình múa rối nước xong là về khách sạn ngủ. Du lịch VN không có nhiều sản phẩm, bao năm cũng chỉ với những “món” đó. Việc quản lý ở các điểm du lịch cũng không tốt, chẳng hạn với một món hàng nhưng chỉ cách nhau vài bước lại bán giá quá khác nhau. Có chỗ như vịnh Hạ Long, thuê cùng một loại thuyền ở trong vịnh để đi tham quan thì giá 20 - 30 USD/người, còn ra ngoài vịnh thuê thì chỉ 6 - 7 USD/người.
“Tất cả những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt đó lại trở nên to tát vì khách có ấn tượng không tốt về điểm đến. Ngành du lịch VN có chú trọng đến tiếp thị, quảng bá để thu hút du khách quốc tế, nhưng lại không có chiến lược để giữ chân khách ở lại lâu hơn và quay lại nhiều lần hơn”, ông Anh phát biểu. Nhiều chuyên gia về du lịch cũng đồng tình khi cho rằng, điểm đến VN không thuộc dạng “càng ở lâu càng thấy thú vị”. Vì thế, phải làm cho điểm đến trở nên hấp dẫn không chỉ ở cảnh quan mà cả bảo vệ môi trường, đa dạng hóa dịch vụ vui chơi, giải trí; kết nối hàng không thuận lợi; hạ tầng du lịch trong nước đồng bộ và an ninh trật tự đảm bảo.
Còn theo ông Phạm Văn Du, Giám đốc Công ty du lịch Xuân Nam, cho đến nay VN vẫn là điểm đến “đi để cho biết” của du khách quốc tế. “Du lịch các nước trong khu vực đã thoát ra khỏi tình trạng sơ khai này để trở thành một điểm đến của khám phá, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hưởng thụ, chữa bệnh. Như Thái Lan đã phát triển thành một ngành công nghiệp du lịch. Trong khi điểm đến VN chưa đáp ứng được các điều kiện cần thiết để hình thành một nền công nghiệp du lịch dù đã gần 30 năm phát triển”, ông Du nói và phân tích: “Loại hình du lịch phổ biến nhất ở VN hiện nay vẫn là tham quan, ngắm cảnh. Ở các nước, nếu chỉ phát triển loại hình du lịch này thì tỷ lệ quay lại của khách rất thấp, bởi chẳng có khách nào muốn ngắm một khung cảnh nhiều lần. Chưa nói, cảnh quan ngày càng mất vẻ hoang sơ và xuống cấp chứ không phải đẹp hơn”.
Du lịch Việt Nam: Vì sao du khách “một đi không trở lại”?
Tags: Việt Nam, Hàn Quốc, HDV Việt, Vĩnh Hảo, tổng cục du lịch, công ty du lịch, khách du lịch, không trở lại, các công ty, khách nước ngoài, du khách, lễ hội, chương trình, quốc tế, vì sao, đến
Tổ chức Tour không trung thực Nhiều du khách và ngay cả những hãng lữ hành có tên tuổi đang “kêu trời” về tình trạng hàng loạt công ty lữ hành không phép, hoạt động chui... đã dẫn đến chất lượng tour bị giảm sút.
Một số công ty bán tour 5 ngày 4 đêm nhưng khởi hành vào buổi chiều ngày đầu và đi về vào sáng sớm của ngày cuối nên thực chất chương trình tham quan chỉ có 3 ngày... như vậy thực chất là "chặt chém" giá tour. Một quan chức Tổng cục Du lịch thừa nhận một hiện tượng khác phổ biến hiện nay đó là cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp du lịch. Ngoài ra, cũng liên quan đến các doanh nghiệp đó là dịch vụ kém, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách du lịch. Nhiều nơi, do hiện tượng nâng giá, ép khách du lịch đã bị khách du lịch quay lưng. Đấy là chưa nói đến chuyện các công ty du lịch chưa biết cách bảo vệ khách trước đội quân đeo bám bán hàng rong lừa đảo. Lễ nhiều, hội ít Nhắc đến Malaysia là người ta nhớ đến lễ hội "Sắc màu Malaysia", Thái Lan là lễ hội "Tạt nước", Indonesia là những lễ hội dân gian ở đảo Bali xinh đẹp... Nhắc đến Việt Nam, gần như du khách nước ngoài không ai nhớ được cụ thể lễ hội đặc sắc nào. Khoảng 6 năm nay, kể từ khi Tổng cục Du lịch phát động chương trình hành động quốc gia về du lịch, mỗi năm cả nước diễn ra trên 300 lễ hội lớn nhỏ, (riêng tháng 2 có đến 120 lễ hội). Thế nhưng ngay cả những lễ hội lớn như Nha Trang Festival biển, Festival Tây Nguyên, Giỗ tổ Hùng Vương, Liên hoan văn hóa du lịch Đà Nẵng, Hạ Long, Trái cây Nam Bộ... cũng chưa gây được ấn tượng đặc sắc. Điều này thể hiện qua doanh thu cũng như lượng khách nước ngoài đăng ký tour ở các công ty du lịch còn hạn chế. Lý giải nguyên nhân, nhiều du khách cho rằng: "Các chương trình lễ hội hiện nay chưa đúng nghĩa lễ hội thật sự, "lễ" thì nhiều mà "hội" chẳng bao nhiêu nên chưa cuốn hút được du khách nước ngoài". Một người khác thẳng thắn: "Tôi khẳng định chưa có lễ hội nào thật sự mang lại hiệu quả cho ngành du lịch, nó chỉ mới dừng lại ở tầm phục vụ người dân địa phương. Lễ hội cứ diễn ra một cách manh mún, hết nơi này làm đến nơi kia làm, chưa có sự tập trung phối hợp để nâng cao quy mô. Tất cả đều chưa thể hiện tính chuyên nghiệp...”. Cách mà Malaysia, Indonesia, Thái Lan... tổ chức lễ hội rất bài bản, chương trình được gửi cho tất cả các doanh nghiệp lữ hành các nước từ đầu năm. Gần đến lễ hội, họ gọi điện thoại đến từng công ty "nhắc nhở" đưa các chương trình lễ hội vào tour... Những điều này rất đáng để ngành du lịch nước ta tham khảo. Hướng dẫn viên “chui” Ngay sau khi VN miễn thị thực nhập cảnh, lượng khách du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đổ vào VN tăng đáng kể. Trong khi đó, số lượng hướng dẫn viên (HDV) có thẻ hướng dẫn tiếng Hàn, Nhật hay Trung lại vẫn quá hiếm. Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm Tổng cục chỉ cấp không quá 30 thẻ cho HDV tiếng Hàn, trong khi khách Hàn lại chủ yếu dùng bản ngữ. Tương tự, chỉ có 17% HDV du lịch biết tiếng Trung, trong khi lượng du khách đến từ Trung Quốc đang chiếm 27% thị phần du lịch. Thực tế đó dẫn đến kiểu làm HDV mới gọi là “sitting guide”, được định nghĩa là HDV người Việt có thẻ hướng dẫn tiếng Anh, được các công ty lữ hành thuê để đi cùng tour với khách Hàn (hay Nhật, Trung) và HDV của họ. Nhiệm vụ của HDV người Việt đơn giản chỉ ngồi một chỗ, không mở miệng, không mua bán. Đến lúc bị kiểm tra, HDV Việt xuất trình thẻ ra là xong. Trung bình HDV Việt nhận 250.000 đồng/ngày, còn lại mọi khoản từ thù lao chính đến phụ phí HDV ngoại làm tất. Việc bán danh (cho thuê thẻ) nhằm giúp các công ty lữ hành lách luật (Ví dụ: Phải có thẻ HDV tiếng Hàn mới được hướng dẫn đoàn khách Hàn Quốc), đang tạo nên bầu không khí thiếu lành mạnh trong ngành du lịch VN. Điều đáng nói là lẽ ra HDV Việt đóng vai trò chủ đạo và HDV ngoại chỉ là phiên dịch thì ở đây HDV nội lại trở thành người đóng thế bất đắc dĩ. Một quan chức Tổng cục nói: “Đáng tiếc là chúng ta thực hiện miễn visa cho họ trong khi lại chưa chuẩn bị thật tốt điều kiện trong nước”. Trong cuộc làm việc gần đây cùng Tổng cục Du lịch, Sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội đề nghị cấp giấy phép tạm thời cho HDV Hàn Quốc để họ có thể hoạt động du lịch tại VN. Tuy nhiên, Tổng cục Du lịch VN khẳng định: Chỉ khi nào một doanh nghiệp Hàn Quốc liên doanh với đơn vị du lịch trong nước thì đội ngũ HDV mới có thể hoạt động danh chính ngôn thuận. Hiện về nguyên tắc HDV Hàn Quốc chỉ đóng vai trò phiên dịch giữa HDV VN và du khách mà thôi. Bên cạnh vấn đề ngoại ngữ, thì trình độ văn hoá của các HDV du lịch cũng còn yếu. Hiện nay, các điểm du lịch của VN đều gắn với văn hoá dân tộc. Nhưng HDV mới chỉ hoàn thành tốt việc chọn điểm du lịch, khách sạn, giới thiệu món ăn…mà chưa giới thiệu được nét văn hoá độc đáo của các miền. Một nhân viên Cty XNK Du lịch Hồ Gươm đúc rút: “Các HDV du lịch hiện nay nhìn chung rất năng động nhưng hạn chế lớn nhất của họ chính là thiếu kiến thức văn hoá, lịch sử”...
Nguyễn Hiền
|
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire