Caroline Thanh Hương
Ca sĩ Lệ Thanh - một thời rồi rơi vào quên lãng
Vào những thập niên 60 thời còn phòng trà Anh Vũ, Kim Sơn, Hòa Bình ở SG đêm nào cũng có mặt người thư sinh Đỗ Lễ rất yêu tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thanh. Một ca sĩ có bàn tay không mấy đẹp với sắc vóc trung bình nhưng giọng ca nồng nàn với những nốt vuốt độc đáo mà hình như cho tới bây giờ chưa có người thay thế. Có người cho rằng tiếng hát ca sĩ Xuân Thu hơi giông giống Lệ Thanh, nhưng chỉ giống ở phần láy âm. NHạc sĩ Đỗ Lễ đã để lòng mình mở rộng đón tiếng hát Lệ Thanh đi sâu vào cõi thầm kín nhất của tình si.Từ tiếng ca chất chứa nỗi lòng tan tác bởi chia ly của người nữ ca sĩ tài hoa này đã dẫn Đỗ Lễ vào bến si mê. Yêu giọng ca, yêu cả con người. khoảng năm 1963 - 1964 cũng là lúc Lệ Thanh lên xe hoa với một người khác. Trước tin này, Đỗ Lễ thất điên bát đảo trong tâm hồn. Anh thường trực tìm đến men rượu để chia sầu nhạc phẩm "Sang Ngang" ra đời trong trạng thái đó với tấm lòng tan nát, ôm mối tình của hai con đường song song không bao giờ gặp nhau.
Sự
nghiệp ca hát của nàng tuy chỉ vỏn vẹn có khoảng 10 năm kéo dài từ năm 1955 cho
đến khoảng năm 1965, nhưng nàng đã chinh phục được trọn vẹn cảm tình của khán
thính giả đương thời. Nàng và Thanh Thuý là 2 ngôi sao ăn khách nhất của các
phòng trà và đại nhạc hội, có nguy cơ lấn át các bậc đàn chị như Thái Thanh,
Thuý Nga, Ánh Tuyết. Nàng có một chất giọng nghẹt mũi thật đặc biệt, phát ra những
âm thanh tựa như người bị nghẹt mũi mà giọng vẫn vang lộng và chắc nịch mê hoặc
lòng người. Phong cách trình bày bản nhạc của nàng cũng đặc biệt không kém:
nàng không hát liên tục một câu hát mà hay chia câu hát ra làm hai đoạn để ngừng
và láy ở giữa câu rồi mới tiếp tục hát cho đến hết câu. Nàng còn láy qua láy lại tiếng
cuối của câu hát, tạo nên cảm giác mới lạ cho nhạc phẩm được trình bày. Đang
lúc danh vọng lẫy lừng như vậy, nàng bỗng nhiên bỏ nghiệp ca hát và đi lấy chồng,
để lại nhiều nuối tiếc trong lòng khách mộ điệu. Từ khi nàng giã từ sân khấu,
có nhiều ca sĩ đã bắt chước cách hát đặc biệt của nàng để quyến rũ thính giả
như Hà Thanh, Xuân Thu, hoặc Ngọc Lan tại hải ngoại sau này. Ngày 20 tháng 9
năm 1980, nàng có trở lại sân khấu một lần duy nhất trong buổi ra mắt các sáng
tác của nhạc sĩ Vy Hùng tại Montreal. Sau đó, nàng có cho thu âm một nhạc phẩm
của Vy Hùng để làm kỷ niệm và sau đó được phát hành ra băng nhạc...."
Tiếng
Hát Lệ Thanh
Đây là
một giọng hát có âm lượng vang lộng và một âm sắc thật ngọt ngào. Cô được đào tạo
bởi nhạc sĩ Hùng Lân chung một lò với Ngọc Loan và Thu Hà. Cuộc đời đi hát của
cô không xảy ra một điều tiếng điếm nhục nào dù vào những năm từ 1958 cho tới
1963, cô nổi tiếng như cồn. Cuộc đời của một nghệ sĩ nổi tiếng thường thu hút
những cái nhìn xoi bói và những cặp mắt tò mò của những thứ ký giả đói tin, sẵn
sàng khai thác tỳ vết cùng các bí ẩn đời tư của những người được quần chúng ái
mộ, trong số đó có Lệ Thanh. Nhưng các ký giả không thể tìm được ở Lệ Thanh những
gì họ sẵn sàng khai thác và làm rùm beng để khuấy động dư luận quần chúng được.
Bởi cô ngoan hiền quá, luôn tránh né đám đông tối đa, không thích tuyên bố vung
vít trên báo chí.
Trong các nữ nghệ sĩ nổi danh, Lệ Thanh là kẻ độc nhất không thích đăng ảnh trên báo chí. Cô bảo là tại mình không ăn ảnh. Nhưng đó chỉ là một cách nói thôi. Có lần Trung Tâm Điện Ảnh của Bộ Thông Tin có quay một phim tài liệu về sinh hoạt các phòng trà. Lệ Thanh không bằng lòng cái cảnh mà cô hát bài “Tiễn Em” của Phạm Duy trong phòng trà Anh Vũ được đưa lên màn ảnh. Nhưng cô buồn rầu bảo: - Giá họ quay cảnh đó bằng cách chỉ trình bày cái bóng dáng cùng tiếng hát của Lệ Thanh thôi thì hay hơn là cận ảnh khuôn mặt của Lệ Thanh. Tuy không thích đăng ảnh trên báo chí và không thích xuất hiện trên màn ảnh, nhưng Lệ Thanh vẫn xuất hiện trên sân khấu phòng trà hằng đêm và xuất hiện trên sân khấu Đại nhạc hội lai rai. Cô khá sáng trên sân khấu. Dù không đẹp lắm, dù không có nhiều nét hài hòa trên khuôn mặt, nhưng đây là một nhan sắc có thể trưng bày được. Đã vậy cái vẻ thông minh ngoan hiền ở nụ cười thùy mị, ở cái nhìn thẳng thắn, ở cung cách yểu điệu tạo cho cô một vẻ đài trang đặc biệt. Trên sân khấu, Lệ Thanh trang điểm tuy phơn phớt dịu nhẹ mà vẫn không bị ánh đèn lấn át hoặc nuốt chửng. Không khi nào Lệ Thanh mặc áo hoa hòe hoa sói. Thường thì cô mặc một màu thuần nhất, nhưng là màu tái và màu nguội: hường tái, vàng nâu, xanh pha chút xám bạc như lá liễu, lục pha chút nâu bạc như vỏ trái táo... Nếu mặc áo thêu hoặc áo in hoa thì hoa phải nhỏ cỡ như hoa linh lan, hoa ti gôn, hoa hường tiểu muội, nhưng chấm hoa phải rời xa chứ không chen khít vào nhau. Lệ Thanh tuy là ca sĩ, nhưng cô bám chặt vào hình ảnh một cô nữ sinh thơ mộng cho nhân dáng của mình. Giọng ca Lệ Thanh nghẹt mũi. Chính ra ở ngoài đời, giọng nói cô cũng nghẹt mũi như vậy. Có người bảo rằng không phải Lệ Thanh có chứng thịt trong lỗ mũi mà là trong mũi cô có thứ nấm làm cho nước mũi cứ rịn mãi không thôi. Ý là giọng nghẹt mũi như thế mà tiếng cô vẫn sang sảng và chắc nịch. Lệ Thanh không điệu đà õng ẹo ở nhân dáng, nhưng khi hát, giọng cô điệu và ẹo khủng khiếp. Cô không cần lắc lư mình xà uốn khúc trong khi hát, cô chỉ cầm khăn mu-xoa và đứng cứng ngắc như trời trồng trước máy vi âm. Rồi giọng cô cất lên quằn quại như rắn trườn, quấn quít như một chùm lải đũa. Bất cứ lúc nào cô cũng có thể uốn éo lươn lẹo một nốt nhạc. Cô láy từng tiếng hát ở cuối câu hát bất chấp cái nhăn nhó của tác giả bài hát. Đã vậy cô ưa chẻ từng câu hát, chỗ không phải ngừng mà cô ngừng để rồi đấp nhịp qua chỗ khác lung tung. Bởi cô chơi fantasie một cách bừa bãi như thế nên ý nhạc sai lệch hẳn đi. Lệ Thanh có chuỗi ngân cũng rập rờn óng ả. Nhưng cô không ngân liền được mà phải kéo một hơi khá dài để lấy trớn. Dù sao, Lệ Thanh cũng đã làm cho những bản sau đây trở thành nổi tiếng như: “Tiễn Em” của Phạm Duy, “Chiều Mưa Biên Giới” và “Sắc Hoa Màu Nhớ” của Nguyễn Văn Đông, “ Gặp Nhau” và “Tà Áo Cưới” của Hoàng Thi Thơ. Ngoài ra cô hát bài “Tà Áo Xanh” của Đoàn Chuẩn và Từ Linh, bài “Gợi Giấc Mơ Xưa” của Lê Hoàng Long, bài “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” ,“Tà Áo Xanh” đều truyền cảm. Trong khoảng thời gian nổi danh, cũng như Thanh Thúy và Duy Khánh, Lệ Thanh hát vào dĩa nhiều lắm. Đang lúc danh vọng lừng lẫy, Lệ Thanh bỏ đi lấy chồng. Cô chọn hạnh phúc gia đình và thật tâm xa lánh ca trường nhạc giới, không hề nuối tiếc danh vọng phù phiếm. Hồ Trường An (trích Theo Chân Những Tiếng Hát" Tổ Hợp Miền Đông Hoa Kỳ xuất bản 1989)
HÀ THANH, HUẾ ĐẸP VÀ THƠ
Tác giả: NHƯ HẢO
"Chiều
mưa biên giới…anh đi về đâu?" Chữ “biên” chậm lại, và chữ “giới” được
Hà Thanh láy ngọt như mía lùi, thanh thoát trữ tình, hiện cư trú tại miền Đông
Hoa Kỳ, tiếp tục nổi tiếng với các băng Nhạc Thiền, Nhạc Phật giáo. Mấy chục
năm qua và bây giờ vẫn không thay đổi như tiếng cười dòn của Trần Thị Lục Hà,
nơi sân trường Đồng Khánh - Huế năm xưa, đang khởi đầu cho một lần gặp gỡ:
- Nì, lâu quá Hà mới gặp lại Như Hảo.
- Thì sơ sơ năm 1986 trong ngày Đồng Khánh-Quốc Học ở Hoa Thịnh Đốn tui làm MC, o hát “Cô nữ sinh Đồng Khánh” và “Đêm tàn Bến Ngự” nhớ không? - Ý thời gian qua mau, tụi mình đã hai màu tóc. Nhớ ngày nào Hà vô Sài Gòn thâu thanh cho các đĩa hát Sóng Nhạc của ông Nguyễn Tất Oanh, Việt Nam của chị Sáu Liên, Continental của Nguyễn Văn Đông bọn mình hay gọi là cụ Đông và Tân Thanh của ai quên rồi? À mà dạo đó chỉ có đĩa nhựa microsillon là quí rồi hí! - Đó là khoảng năm 1963 phải không Hà? - Ừ đúng rồi. Hà còn nhớ bìa của đĩa hát thường in hình ca sĩ, ở Huế vô, Hà không biết diện chi mà có Như Hảo “làm tốt” dùm, ngó được ghê. Hà nhớ mãi tấm hình bên dàn hoa công chúa, màu tím mơ màng dễ thương ghê hí. - Nì, khoảng năm 1965 là Hà vô Sài Gòn luôn để bắt đầu ca hát rầm rộ trên đài phát thanh, đài truyền hình và sau đó thì băng nhạc, đúng chưa? - Đó thời gian tụi mình gặp nhau thường xuyên hí. - Mình có thắc mắc là lúc đó Hà không hề hát sân khấu hay phòng trà tại răng rứa? - Thứ nhất Hà ít thuộc lời ca, bài nhạc nào cũng biết, cũng hát được, nhưng thấy khó thuộc quá. Vả lại Như Hảo cũng biết Huế mình lúc nớ còn khó, còn chút thành kiến trong nghề ca hát. - Ý Hà nói gia đình lúc đó không cho đi hát trước mặt công chúng phải không? Chỉ cho hát trên đài phát thanh, đĩa hát hay băng nhựa mà thôi. Văn kỳ thanh không được kiến kỳ hình: Thiên hạ nghe giọng hát mà không chộ được người hát bằng xương bằng thịt. - Hoàng Oanh hay Duy Trác lúc đó cũng rứa. - Mình còn nhớ mời anh Duy Trác hát cho chương trình“Đêm Vô Tuyến” mãi mà không được, vì anh không chịu xuất hiện trên truyền hình. - Hà nhớ lúc mới có truyền hình băng tần 9, thì Hà cũng được mời hát, thiệt lúc đó thấy dị ghê, mình không biết trang điểm sợ lên hình xấu, lúc hát thì tay không biết để mô nên rất ngại hát truyền hình. - Nhưng về sau rồi cũng quen, mình thấy Hà hát cho nhiều ban nhạc trên truyền hình đó chớ. - Ui chao! Ban mô cũng có hát hết, mệt hết sức mà cũng vui ghê! - Đó là chuyện lúc Hà vô góp mặt với Sài Gòn, nhưng còn lúc trước thì cơn gió nào thổi Hà tới Đài phát thanh Huế để trở thành ca sĩ Hà Thanh? - À năm Hà học đệ Nhất, Đài phát thanh Huế tổ chức tuyển lựa ca sĩ, Hà phải khai thêm tuổi để đi thi với người lớn. Thi ba lần Hà đều được giải nhất đó. - Nhưng trước khi dự thi hát, Hà có hát ở mô? Văn nghệ gia đình Phật tử hay ở trường? - Không, Hà chưa hát ở mô hết! - Rứa mà dám cả gan khai thêm tuổi đi thi hát với người lớn. - Lúc nớ Hà thường nghe Chương trình Nhi đồng của Đài phát thanh Pháp Á, có Yến Tuyết hát và Hà hát theo, anh của Hà nghe được, anh nói Hà hát hơn mấy cô bé trong ban nớ đó. Rứa là Hà bắt đầu lên tinh thần, hát suốt ngày, có khi chui đầu vô lu nước thử giọng xem mình ngân dài chừng nào… và echo vang ra làm sao.
- Thấy Hà thích hát như rứa, anh Tịnh là người khuyến khích Hà thi hát phải
không?
- Đúng! Không những khuyến khích anh còn nhờ người bạn Trần Đình Thông tập cho Hà hát các bài “Áng mây chiều”, “Đêm tàn Bến Ngự” của Dương Thiệu Tước”, “Dòng Sông Xanh” lời Việt của Phạm Duy, "Nhạc buồn” của Chopin, lời Việt của Anh Ngọc để thi hát. - Mới tập hát Hà đã lựa những những bài khó như vậy mà đều chiếm giải nhất, cũng giỏi chớ hí? - À mà lúc đó đã hát “Đêm tàn Bến Ngự”, kể tới bây giờ đến trình diễn tại Thung Lũng Hoa Vàng kỳ này; “Đêm tàn Bến Ngự” trong giọng hát của Hà là mấy mươi năm? - Suýt soát bốn chục năm! Lúc Hà trúng giải Đài phát thanh Huế là thời Giám đốc Tống Tất Cảnh, tiếp theo là thầy Ngô Ganh, giáo sư nhạc của trường Đồng Khánh đó. Thật ra lúc đó Hà chưa hát cho Đài phát thanh Huế mà chỉ hát cho nhi đồng, học sinh trong Ban“Nắng Mới’. Có các anh chị như Ứng Sơn, Lê Gia Thẩm, Nguyễn Văn, Anh Hòe và chị Nga của Hà nữa. - Khi mô mới thực sự hát cho Đài phát thanh Huế? - Mấy năm sau đó, Hà không còn nhớ rõ nữa. Có lẽ khoảng năm 1957-1958 chi đó… chỉ nhớ có hát với những anh Duy Khánh, Hồng Nhân, Thiện Nhân, chị Thanh Nhạn… Còn Hương Thủy, Hồng Nhạn hát trước Hà. Ban nhạc do anh Văn Giảng phụ trách. Chương trình nhạc thâu live nên có một hôm Hà bị một tai nạn nghề nghiệp. Hà đang hát thấy cái chi đó, tức cười quá, không nhịn được, bèn cười xòa. Không may cậu Cận nghe được chương trình hôm đó! Rứa là bị la một trận tơi bời từ giám đốc đến trưởng ban nhạc, và dĩ nhiên cả thủ phạm này luôn. - Và thủ phạm sợ quá… chạy vô Sài Gòn trốn luôn phải không? - Chưa! Năm 1965 Hà mới dọn vô Sài Gòn… và gặp lại Như Hảo trong Ban “Tiếng Hát Hậu Phương” của anh Phạm Mạnh Cương, Đài Tiếng Nói Quân Đội đó… Còn Ban “Tiếng Hát Đôi Mươi” của Nhật Trường, Ban “Dạ Hưong” của Đổ Thiều, Ban “Đàn Dây” của nhạc sĩ Anh Việt, tới Ban “Tiếng Tơ Đồng” của nhạc sĩ Hoàng Trọng, Ban “Tiếng Nhạc Tâm Tình” của ca sĩ Anh Ngọc. Hà với Mai Hương hầu như suốt ngày trên đài phát thanh, đài truyền hình, trung tâm ban nhạc. Quá sức họat động, đầu tắt mặt tối luôn. Hát đến nỗi khi nghe lại, không biết mình hát bài này lúc nào, ở ban nào? Như Hảo biết đó: Các trưởng ban thường đưa bài mới, đọc qua hát ngay, ra về chẳng còn nhớ nữa. - Rồi Hà hát đầu tắt mặt tối như rứa tới năm 1975. - Mô có! Tới năm 1970-1971 Hà nghỉ hát để lo cho gia đình và bé Kim Huyền. - Tức Hà muốn làm mẹ hiền vợ đảm mà thôi hí. - Bởi rứa Hà không hề nghĩ là trở lại nghiệp cầm ca, vì một thời gian gián đoán khá dài, Hà thấy khó hát lại được như xưa. -Thời gian gián đoán mà Hà nói là từ năm 1970-1971 đến năm nào? - Hà qua Mỹ năm 1984, đến Boston do người em bảo lãnh. Phải sau một năm Hà mới thâu cuốn băng đầu tiên Hà hát lại sau 15 năm ngưng hát. Đó là băng “Những khúc tình ca xứ Huế”. Thiệt tình mà nói, Hà tưởng hư hết giọng, nhưng nhờ bạn bè khắp nơi mời hát quá, nên Hà cố gắng dợt giọng lại và lần xuất hiện đầu tiên trên sân khấu hải ngoại là lần hát cho Chương trình Quốc Học-Đồng Khánh tại Nam Cali… chủ đề “Nhớ Huế”… - Và sau đó, lấy đà Hà hát sân khấu dài dài luôn hí? Nghĩ thật lạ! Những người ngày xưa trốn sân khấu kiểu Hà, qua bên này thì ngược. - Đúng rứa! Lúc còn xuân xanh… gọi là còn tơ thì không dám lên sân khấu, chừ tơ đã vàng vàng rồi lại xuất hiện sân khấu đều đều… rồi cả video nữa chứ! Như Hảo thấy ra răng? - Thiệt tình! Tụi mình bạn với nhau khó nói quá! Nhưng bằng chứng hiển nhiên là trong buổi nhạc thính phòng vừa qua, khán giả vỗ tay quá chừng và yêu cầu Hà hát thêm thì đủ hiểu rồi. Và như rứa thì Hà có dự tính chi trong tương lai về ca hát, chẳng hạn cho thêm băng, CD chi nữa không? - Hà xin cám ơn lòng yêu mến của khán thính giả, đặc biệt là các vị ở Thung Lũng Hoa Vàng này. Hiện Hà đang sưu tầm để thâu đêm một băng nhạc đạo nữa. Cho đạo cho đời. Vì cuốn băng phát hành năm ngoái có tên “Ngát Hương Đàm” được các đạo hữu và Phật tử đón nhận rất nhiệt tình, nên Hà nghĩ có duyên với đạo ca. - Vậy là Hà sắp sửa hát thêm một cuốn đạo ca nữa, còn có đời ca không? - Hà cũng muốn lắm nhưng chỉ thâu lẻ tẻ chung với các ca sĩ khác, như trong băng “Trường Sơn” của Duy Khánh… Còn hát một mình dù sao Hà cũng sẽ thâu một cuốn băng gọi là đời ca để đời cho mấy chục năm ca hát của Hà. À…mà không biết thính giả yêu nhạc có ủng hộ không nhỉ? - Hà cứ cho phát hành là biết liền à. Còn chừ là câu hỏi chót, muốn trả lời hay không tùy ý hí: Về cuộc sống hiện nay của Hà? - Hì hì…bật mí. - Đồng ý. Sẽ có ngày bật mí thiệt đó nghe Hà. Cám ơn và chúc Hà trở về Boston bình an. Mong nhiều lần gặp lại để còn được nghe tiếng hát của Huế đẹp và thơ - Hà Thanh.
Như Hảo
Tổng số có 21
bài
|
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire